Dạ, thưa hay OK?

Liên hệ QC
dạ thưa bẩm là tàn dư của chế độ phong kiến á !
trên phim lúc nào con ở cũng dạ thưa với bọn địa chủ !
Sai. Cứ lấy phim làm chuẩn cho mọi thứ trên đời, làm chuẩn cho mọi giá trị văn hóa xã hội. Sao không lấy chương trình táo quân của TV đi? Cái chương trình năm ngoái được lên báo rần rần đó.
 

Từ Dạ, Vâng trong ngoài gì cũng dùng cả. Người Bắc hay dùng từ Vâng hơn. Người Nam ít dùng từ Vâng. Vâng có nghĩa phục tùng hơn Dạ. Ta hay nói Vâng lời chứ không nói là Dạ lời :). Cần phân biệt việc dùng hai từ này như là từ đệm trong văn nói, với việc dùng như là từ "chính thức". Kiểu như nói chuyện mình cứ "Dạ, dạ, dạ....." đôi khi chỉ là tỏ ra mình lắng nghe, chứ chưa hẳn là đồng ý hoặc phục tùng. Cũng là cách nói sao cho khéo. Với sếp thì thay vì mình dùng OK cộc lốc thì mình nói "OK anh" cũng lễ phép mà thân mật.
 
Thì cứ nhận em, dạ thưa đàng hoàng. Sau quen biết rồi thì mày tao.

Nhưng đấy là thân, thường không thân thì cứ tôi ông. Còn hội chị em thì chịu, chả biết họ hô thế nào. --=0 --=0 --=0
Đó là đàn ông con trai với nhau.

Có nhiều trường hợp nữ chủ động xưng chị với nam dù họ biết cả 2 bằng tuổi.
Bài đã được tự động gộp:
 
Thế thì là cố tình, vậy thì:
1 là nhắc khéo, lày lày tớ với ấy là bằng tuổi ấy nhé. Mà ấy phải nhớ: hơn lăm ba tuổi vẫn là phận em ấy ấy.
2 là chấp nhận, và tự nhủ trong đầu, hehe, trẻ không muốn mà muốn làm bà già à. Lày thì bà trị, bà trụy, bà chụy.

Mà cái lick của ấy có vẻ giống nữ thế nhỉ? Vậy nghĩa là ấy đang muốn làm chị đại à?
Thôi chịu khó làm em, làm mình, làm tớ đi cho trẻ mà. --=0 --=0 --=0

Với lại nữ mà xưng chị thường sẽ có xu hướng làm chủ, chủ động, họ rất mạnh mẽ. Nếu mình không áp đảo được họ thì tốt nhất là chiều họ, dĩ hòa vi quý, tránh voi chẳng mất đồng nào. :cool: :cool: :cool:
 
...
Em xem sơ và thế lày:
- ok bác, ok anh cũng được nhưng phải xếp vào loại thân, chứ ai cũng ok thì hỏng bét.
- từ hèn thì có 2 nghĩa hèn kém và hèn hạ. 2 từ: 1 nặng tựa Thái Sơn, 1 nhẹ như lông hồng.
ok bác/anh là hạng Tây bồi. Tụi Tây thực sự có bao giờ nói ok you hôn? (sau ok kiểu đó, bao giờ cũng có một dấu phẩy - giống như Tây bồi dùng sorry you vậy, chính thức giữa hai từ cũng phải có dấu phẩy)
Người Tầu xưa đôi khi tự hạ mình, dùng từ "hạ nhân", có khi "tiện nhân" tức là "kẻ hèn".
Tuy nhiên muốn biết họ thực gọi nhau ra sao thì đọc Liêu Trau Chí Dị (phiên bản sau này của Đài loan). Chớ đừng tin chuyện/phim chưởng, bọn này chỉ là thiểu số.
Người Việt xưa, nếu bạn chịu khó hỏi người lớn tuổi và đọc sách tiểu thuyết 1930~1065 sẽ thấy cách xưng hô của họ. Người Bắc dạo ấy vẫn có thói khiêm nhường, nói chuyện tự xưng mình là "nhà cháu" hay "chúng tôi". Ký giả Huyền Vũ (nổi tiếng nghề thuyết minh các trận đá banh ngày xưa) trên phổng vấn đã xưng mình "chúng tôi". Nhiều người xem đoạn clip cũ này vẫn lây làm thắc mắc hỏi tôi. Tôi khuyên bạn ấy đọc tiểu thuyết Khái Hưng sẽ biết rõ.

Nếu gặp một người mà mình đã biết họ bằng tuổi mình nhưng họ lại chủ động xưng anh/chị và gọi mình bằng em thì mọi người ứng xử thế nào?
Nếu bạn trẻ tuổi thì không biết.
Nhưng nếu cớ lớn tuổi thì nghe người ta gọi mình là "em" thì càng khoái. Chứng tỏ mình bề ngoài trông trẻ hơn họ.
 
ok bác/anh là hạng Tây bồi
Tây gì cũng được luôn bác. Đôi khi cái hay của Tây là ngắn gọn. Thay vì "vâng thưa anh em đã hiểu và làm ngay đây" thì "OK anh" ngắn gọn lẹ.

Tất nhiên phải thân mới thế. Như em vẫn xưng hô hàng ngày tùy theo cấp độ lạnh nhạt sẽ có: vâng anh, ok anh ạ, ok. Tùy đối phương muốn gió chiều nào thì em cho chiều ấy. Thích thì chiều, like is afternoon.
 
Tây gì cũng được luôn bác. Đôi khi cái hay của Tây là ngắn gọn. Thay vì "vâng thưa anh em đã hiểu và làm ngay đây" thì "OK anh" ngắn gọn lẹ.
...
À thì ra các bạn cố tình dùng Tây bồi để che cái tật lười nói chuyện lịch sự.
Đối với tôi câu "OK anh" có nghĩa là "Được rồi". Chứ có thấy chỗ nào nó bao hàm "em đã hiểu..." đâu?
Bây giờ thì tôi biết bạn có tính cẩu thả và cố tình ngụy biện.
 
À thì ra các bạn cố tình dùng Tây bồi để che cái tật lười nói chuyện lịch sự.
Đối với tôi câu "OK anh" có nghĩa là "Được rồi". Chứ có thấy chỗ nào nó bao hàm "em đã hiểu..." đâu?
Bây giờ thì tôi biết bạn có tính cẩu thả và cố tình ngụy biện.
Bác trích dẫn thì ít ra phải thêm đoạn "thân mới thế". Chứ em trên này chưa từng OK với những bác mà em đoán là lớn tuổi. Có chăng thì cũng OK với các bạn đoán là ngang tuổi, mà nếu họ không đồng ý thì em cũng đổi ngay.

Bác thật là khó chiều (difficult afternoon). Tây chế. --=0 --=0 --=0
 
Bác trích dẫn thì ít ra phải thêm đoạn "thân mới thế". Chứ em trên này chưa từng OK với những bác mà em đoán là lớn tuổi. Có chăng thì cũng OK với các bạn đoán là ngang tuổi, mà nếu họ không đồng ý thì em cũng đổi ngay.
Tôi nhìn nhận chỗ này.

Bác thật là khó chiều (difficult afternoon). Tây chế. --=0 --=0 --=0
Tôi không thuộc hạng "gió chiều nào theo chiều nấy". Chuyện "khó chiều" đối với người khác là bị phê phán nhưng đối với tôi là niềm hãnh diện, không bị dòng đời lôi cuốn.
(tôi đoán bạn muốn chơi chữ chìu/chiều, nếu thật chơi chữ thì dịch "khó" là "poor" mới xong)
 
Web KT
Back
Top Bottom