Dạ, thưa hay OK?

Liên hệ QC
Tôi không uống rượu bia. Nhưng bạn tôi thì uống. "Lớn" ở đây là tiệc kéo dài, ăn uống ra món rõ rệt, nhưng không hẳn là rầm rộ. Cốt yếu là phân biệt với "thường" ăn đĩa cơm tấm, uống ly cà phê đá; "nhỏ" là khúc bánh mì, cái bánh bao.
Tôi ít khi đi uống rượu bia, nhưng nếu đi uống cũng phải ăn ra món rõ rệt, còn lớn hay nhỏ gì cũng đều chia ra, ai lại để cho 1 lão già không uống gì phải trả "lớn"
 
...
Bác nói không rượu bia, thế bác làm gì ở những cuộc nhậu đó? Vừa nhâm nhi cốc nước lọc vừa hồi tưởng lại những lúc bàn tay chai sạn của cô ấy đếm tiền bỏ vào hộp, và tự thương cảm mình? Thế thì sao lại có "trả tiền lớn" được. Người ta trả tiền lớn chứ bác làm gì có trả tiền lớn.
Hồi xưa thì có uống rượu. Nhưng tôi không thuộc loại ham uống. Hồi đó bạn bè vẫn ngạo là đồ "rúc nách vợ" nhưng tôi chả buồn cãi.

Kể từ lúc mang bệnh thì cữ chất cồn. Mỗi lần chất cồn vào người thì nó đau. Mình không sợ đau nhưng thấy vợ con lo lắng không nhẫn tâm. Có một lần lên cơn đau xanh mặt té xỉu, cô ấy phải gọi em tôi (bác sĩ) đến xem. Không ai nói một lời nhưng mình tự biết lỗi làm mọi người lo lắng.

Cô ấy sợ tôi buồn nên vẫn khuyến khích thỉnh thoảng đi chơi vui với anh em. Tôi quen miệng gọi những lần đi ấy là "nhậu nhẹt". Vậy thôi.

Quen ở nhà với vợ con rồi thì cứ phải trả tiền cao hơn bữa đi chợ là tôi coi như "tốn kém". Và cỡ gấp vài lần bữa chợ thì tôi gọi là "bữa lớn".
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đọc xong bài nầy của chú ptm0412 khiến tôi bỗng nhiên phải thêm từ "dạ" vô mấy cái tin nhắn với khách hàng trên facebook. Tuy nhiên tôi lại bỗng nhiên suy nghĩ nhỡ vị khách hàng mà tội "dạ" ấy ít tuổi hơn tôi thì sao? Chẳng nhẽ mỗi lần mở đầu một cuộc trao đổi lại phải đi hỏi tuổi tác người đối thoại như nhân vật "từ bác chuyển thành chú" trong câu chuyện được trích lại kia? Cái chuyện đột nhiên hỏi tuổi một người xa lạ nhiều khi là "zô ziên", có khi làm cho người ta khó hiểu và khó chịu. Chú ptm0412 đăng bài nầy liệu có giải pháp nào để thỏa đãng cho cả hai bên không nhỉ?
 
Đọc xong bài nầy của chú ptm0412 khiến tôi bỗng nhiên phải thêm từ "dạ" vô mấy cái tin nhắn với khách hàng trên facebook. Tuy nhiên tôi lại bỗng nhiên suy nghĩ nhỡ vị khách hàng mà tội "dạ" ấy ít tuổi hơn tôi thì sao? Chẳng nhẽ mỗi lần mở đầu một cuộc trao đổi lại phải đi hỏi tuổi tác người đối thoại như nhân vật "từ bác chuyển thành chú" trong câu chuyện được trích lại kia? Cái chuyện đột nhiên hỏi tuổi một người xa lạ nhiều khi là "zô ziên", có khi làm cho người ta khó hiểu và khó chịu. Chú ptm0412 đăng bài nầy liệu có giải pháp nào để thỏa đãng cho cả hai bên không nhỉ?
Sao phải hỏi tuổi? Hơn kém vài tuổi thì đã sao. Chả ai trách cứ bạn khi bạn "dạ" với người ít tuổi hơn. Vả lại tôi nghĩ ta dùng "dạ" khi nói chuyện thôi. Trong thư hay tin nhắn thì cũng tùy mức thân mật. Nếu trang trọng thì cũng chả cần "dạ" mà cứ vd. "Thưa Ông/Bà" là được. Đâu cứ phải là "dạ" đâu.
 
mỗi lần mở đầu một cuộc trao đổi lại phải đi hỏi tuổi tác người đối thoại.... Chú ptm0412 đăng bài nầy liệu có giải pháp nào để thỏa đãng cho cả hai bên không nhỉ?
Nếu đọc kỹ sẽ thấy từ bác chuyển sang chú là chuyển cách tự xưng cho lễ độ hơn, do biết tuổi ba của cô giáo chứ không phải chuyển từ cách nói có dạ thành không dạ hay ngược lại.
nhỡ vị khách hàng mà tôi "dạ" ấy ít tuổi hơn tôi thì sao? ...
Ngoài ra nếu đọc kỹ cũng thấy dù tự xưng bác hay chú nhưng ông ấy vẫn dạ đối với cô giáo của cháu nội, cô giáo ấy bằng tuổi con mình.
 
Lúc thời gọi dạ, lúc thưa vâng.
Cần phải tốn sức, phân vân làm gì?
Quan trọng là giữ tôn ti,
Không thì lớn tướng không bì trẻ con.
 
Nếu đọc kỹ sẽ thấy từ bác chuyển sang chú là chuyển cách tự xưng cho lễ độ hơn, do biết tuổi ba của cô giáo chứ không phải chuyển từ cách nói có dạ thành không dạ hay ngược lại.

Ngoài ra nếu đọc kỹ cũng thấy dù tự xưng bác hay chú nhưng ông ấy vẫn dạ đối với cô giáo của cháu nội, cô giáo ấy bằng tuổi con mình.
Trong Nho giáo (made in China) thì nhà giáo, cha mẹ, quan lại, vua chúa được đề cao nên tôi không ngạc nhiên gì chuyện một vị phụ huynh thấm nhuần lễ giáo (Nho giáo) "dạ thưa" với cô giáo. Tôi tự hỏi nếu cô gái trẻ đó không phải là cô giáo mà chỉ là một người bình thường thì liệu có được cái đặc ân "dạ thưa" từ vị phụ huynh đó không?
Sao phải hỏi tuổi? Hơn kém vài tuổi thì đã sao. Chả ai trách cứ bạn khi bạn "dạ" với người ít tuổi hơn. Vả lại tôi nghĩ ta dùng "dạ" khi nói chuyện thôi. Trong thư hay tin nhắn thì cũng tùy mức thân mật. Nếu trang trọng thì cũng chả cần "dạ" mà cứ vd. "Thưa Ông/Bà" là được. Đâu cứ phải là "dạ" đâu.
Hơn kém vài tuổi thì đã sao? Thưa batman1, trong cái văn hóa truyền thống của Việt Nam, chỉ chênh một tuổi là thay đổi vị thế giữa 2 con người rồi ạ. Lúc tôi rời quê lên thành phố học, tiếp xúc với nhiều sinh viên tỉnh lẻ với cái năm sinh mà theo họ là không ăn khớp với giấy tờ. Lý do chủ yếu mà họ lý giải là do cha mẹ sợ phạt nên lấy năm sinh theo năm làm khai sinh dù họ đã sinh trước đó một vài năm. Thế là nghiễm nhiên những sinh viên nầy làm "anh chị" của những đứa sinh viên cùng khóa. Tuy nhiên về sau tôi mới phát hiện ra rằng không ít những sinh viên "khai sinh muộn" nầy nói LÁO. Mà đã là "tuổi đàn anh" thì bỗng nhiên họ có ưu thế hơn, được kính nể hơn dù rằng hiểu biết, ứng xử của họ thậm chí thua kém đám "đàn em".

Hiện tôi cũng làm việc với một cặp vợ chồng mà anh chồng thì bằng tuổi tôi, còn cô vơ thì nhỏ hơn tôi một tuổi theo giấy tờ. Tuy nhiên họ lại nói rằng hơn tuổi tôi, và nếu theo lời họ thì cô vợ ít nhất hơn hẳn 2 tuổi nếu so với năm khai sinh (?) Trong một lần làm hợp đồng, anh chồng nói với tôi một câu triết lý "Em phải biết tại sao người phân ra là Anh, là Em" hàm ý là tôi ở đang ở phần thấp hơn nên phải nhường. Và nực cười nhất là có lần phát sinh tình huống hai vợ chồng ấy dùng cái vị thế "Anh Chị" để nạt nộ,nhằm ép tôi phải thực hiện một điều vô lý trái với hợp đồng. Họ thậm chị còn có quyền xưng "mày tao" trong khi tôi chỉ có quyền xưng tôi và gọi họ là "ông bà". Chỉ chênh nhau một tuổi (chả biết là thật hay không) mà thế đấy.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hơn kém vài tuổi thì đã sao? Thưa batman1, trong cái văn hóa truyền thống của Việt Nam, chỉ chênh một tuổi là thay đổi vị thế giữa 2 con người rồi ạ. Lúc tôi rời quê lên thành phố học, tiếp xúc với nhiều sinh viên tỉnh lẻ với cái năm sinh mà theo họ là không ăn khớp với giấy tờ. Lý do chủ yếu mà họ lý giải là do cha mẹ sợ phạt nên lấy năm sinh theo năm làm khai sinh dù họ đã sinh trước đó một vài năm. Thế là nghiễm nhiên những sinh viên nầy làm "anh chị" của những đứa sinh viên cùng khóa.
Bạn ạ, tôi trả lời bạn trong một vấn đề cụ thể mà bạn lấy ví dụ chẳng ăn nhập gì. Cứ cho là bọn kia bằng tuổi hoặc kém tuổi đi. Chúng không đánh bạn vì bạn gọi chúng là "anh" và "dạ" với chúng. Chúng chỉ đánh khi bạn gọi chúng là "em" là "cháu" thôi. Vì thế tôi mới viết là không quan trọng hơn kém vài tuổi, không ai đánh bạn, không ai trách bạn là không được giáo dục, khi bạn "dạ" với họ.
 
Trong Nho giáo (made in China) thì nhà giáo, cha mẹ, quan lại, vua chúa được đề cao nên tôi không ngạc nhiên gì chuyện một vị phụ huynh thấm nhuần lễ giáo (Nho giáo) "dạ thưa" với cô giáo. Tôi tự hỏi nếu cô gái trẻ đó không phải là cô giáo mà chỉ là một người bình thường thì liệu có được cái đặc ân "dạ thưa" từ vị phụ huynh đó không?
Tôi không định tranh luận, tôi ghi rằng tôi đọc kỹ và thấy rằng như vậy, còn bạn có đọc kỹ hay không thì tôi không bàn. Có điều bạn hỏi trực tiếp tôi 2 việc:
- Bạn hỏi có nên hỏi tuổi không: Tôi đọc lại thì thấy hỏi tuổi để lễ phép hơn, chứ không phải hỏi tuổi để đang có dạ thành không dạ
- Bạn hỏi nhỡ người mà bạn đang dạ nhỏ tuổi hơn thì sao: Tôi đọc lại thì ông ấy vẫn dạ.

Mối quan hệ có thể khác (do cô giáo là nhà giáo), nhưng tôi cứ học theo (học theo giáo dục thời của tôi chứ không phải học theo ông trong truyện trên): dạ với đối tác, dạ với anh bảo vệ, dạ với cô tiếp tân, dạ với chị tạp vụ, mặc dù tôi đến làm việc với toàn trưởng phòng và giám đốc/ tổng giám đốc. Không ai bảo tôi hèn cả. Mà có bảo tôi hèn tôi cũng chịu. Tôi bảo nhân viên tôi khi đi làm việc ở công ty bạn: Nếu không lịch sự với bảo vệ thì tự dắt xe, sắp xếp xe, nếu không lịch sự với chị tạp vụ thì lần sau không có nước uống. Bảo vậy cho hiểu nhanh thôi chứ nguyên lý sâu xa thì tôi không có quyền dạy họ.
 
- Bạn hỏi có nên hỏi tuổi không: Tôi đọc lại thì thấy hỏi tuổi để lễ phép hơn, chứ không phải hỏi tuổi để đang có dạ thành không dạ
- Bạn hỏi nhỡ người mà bạn đang dạ nhỏ tuổi hơn thì sao: Tôi đọc lại thì ông ấy vẫn dạ.
Mối quan hệ có thể khác (do cô giáo là nhà giáo), nhưng tôi cứ học theo (học theo giáo dục thời của tôi chứ không phải học theo ông trong truyện trên): dạ với đối tác, dạ với anh bảo vệ, dạ với cô tiếp tân, dạ với chị tạp vụ, mặc dù tôi đến làm việc với toàn trưởng phòng và giám đốc/ tổng giám đốc. Không ai bảo tôi hèn cả. Mà có bảo tôi hèn tôi cũng chịu. Tôi bảo nhân viên tôi khi đi làm việc ở công ty bạn: Nếu không lịch sự với bảo vệ thì tự dắt xe, sắp xếp xe, nếu không lịch sự với chị tạp vụ thì lần sau không có nước uống. Bảo vậy cho hiểu nhanh thôi chứ nguyên lý sâu xa thì tôi không có quyền dạy họ.
Hình như ptm0412 đẩy xa quá đà vấn đề khi bồi thêm ý "Mà có bảo tôi hèn tôi cũng chịu", tôi chả nói ai "dạ thưa" là hèn cả.
Bạn đầu tôi chỉ thắc mắc "có cần hỏi tuổi" để "dạ thưa" đúng đối tượng hay không? Với tôi "dạ thưa" là mình dành cho người có vị thế trên, với người xa lạ thì xác định vị thế bằng tuổi. Chẳng nhẽ với một đứa trẻ choai choai không vai vế họ hàng, ptm0412 cũng "dạ thưa" được? "Dạ thưa" không đúng người có khi thành ngô nghê chứ không còn là lịch sự. Còn chuyện lịch sự thì không bắt buộc phải có "dạ thưa" vì còn có những cách diễn đạt khác cũng lịch sự không kém.
 
Tôi dùng chữ "hèn" vì đó là từ tệ nhất mà tôi có thể nhận từ người khác (nói chung, không ám chỉ ai). Từ tệ nhất mà tôi chịu được thì "ngô nghê" chả là cái gì.
(Tôi đã, và đang chỉ nói đến "dạ", không nói đến "dạ thưa")
 
Hình như ptm0412 đẩy xa quá đà vấn đề khi bồi thêm ý "Mà có bảo tôi hèn tôi cũng chịu", tôi chả nói ai "dạ thưa" là hèn cả.
Bạn đầu tôi chỉ thắc mắc "có cần hỏi tuổi" để "dạ thưa" đúng đối tượng hay không? Với tôi "dạ thưa" là mình dành cho người có vị thế trên, với người xa lạ thì xác định vị thế bằng tuổi. Chẳng nhẽ với một đứa trẻ choai choai không vai vế họ hàng, ptm0412 cũng "dạ thưa" được? "Dạ thưa" không đúng người có khi thành ngô nghê chứ không còn là lịch sự. Còn chuyện lịch sự thì không bắt buộc phải có "dạ thưa" vì còn có những cách diễn đạt khác cũng lịch sự không kém.
Hình như bạn chưa đọc bài #1 và hiểu cái ý tứ trong đó ?
Với ý đó trong bài thì bất kể tuổi, còn chuyện áp dụng thế nào thì là quyền mình mà, trong này có ai bảo ra đường gặp ai cũng chào cũng dạ như "chim vành khuyên" đâu :).
Những chuyện thế này hiểu qua cái ý cái tứ, cái diễn đạt của topic là oki. Đẩy đi xa nó lạc mất cái ý tốt ban đầu, đưa mọi chuyện vào ngõ hẹp và giết chết nó.
 
Tôi dùng chữ "hèn" vì đó là từ tệ nhất mà tôi có thể nhận từ người khác (nói chung, không ám chỉ ai). Từ tệ nhất mà tôi chịu được thì "ngô nghê" chả là cái gì.
(Tôi đã, và đang chỉ nói đến "dạ", không nói đến "dạ thưa")
Hèn là do tự ptm0412 suy luận ra chứ từ đầu đến cuối tôi không hề đả động tới, tôi chỉ đề cập chuyện"dạ thưa" có phải lúc nào cũng đúng đội tượng hay không. Còn tiêu chí lịch sự bằng "dạ thưa" liệu lúc nào cũng đúng hay không? Tôi xin đưa ra một đoạn hội thoại thế này:

Cháu: Ông ơi! Mẹ kêu cháu mang cơm cho ông.
Ông nội: Dạ! Cháu mang vào đây cho ông.
Cháu: Ông muốn dặn mẹ cháu điều gì không ông?
Ông: Thưa cháu! Ông không có gì dặn mẹ cháu cả.
Những ai ở đây có thấy cách dùng "dạ thưa" của ông nội có "bình thường" lắm không và cách nói chuyện của cháu không "dạ thưa" thì có mất lịch sự không?
 
Tôi nghĩ tôi viết tiếng Việt, giải thích tiếng Việt bằng tiếng Việt như vậy là quá đủ, xin đừng ai gọi tên tôi để nói về ý kiến riêng của mình, nếu có ý kiến riêng xin tự do phát biểu nhưng đừng gọi tên tôi. Hết!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hèn là do tự ptm0412 suy luận ra chứ từ đầu đến cuối tôi không hề đả động tới, tôi chỉ đề cập chuyện"dạ thưa" có phải lúc nào cũng đúng đội tượng hay không. Còn tiêu chí lịch sự bằng "dạ thưa" liệu lúc nào cũng đúng hay không? Tôi xin đưa ra một đoạn hội thoại thế này:

Cháu: Ông ơi! Mẹ kêu cháu mang cơm cho ông.
Ông nội: Dạ! Cháu mang vào đây cho ông.
Cháu: Ông muốn dặn mẹ cháu điều gì không ông?
Ông: Thưa cháu! Ông không có gì dặn mẹ cháu cả.
Những ai ở đây có thấy cách dùng "dạ thưa" của ông nội có "bình thường" lắm không và cách nói chuyện của cháu không "dạ thưa" thì có mất lịch sự không?
Nói ra vậy là khẳng định bạn thực sự không hiểu vấn đề và cái ý tứ trong bài #1
1642819283776.png
--------------------
Xưa các cụ (cả đàng trong lẫn ngoài đi ^^) chả : "thưa ông giáo, thưa thầy ..." bất kể tuổi sao :D
họ trọng cái tình, vì cái nết, cái chữ mà tôn trọng, chứ không vì cái tuổi á bạn :)
 
Xưa các cụ (cả đàng trong lẫn ngoài đi ^^) chả : "thưa ông giáo, thưa thầy ..." bất kể tuổi sao :D
họ trọng cái tình, vì cái nết, cái chữ mà tôn trọng, chứ không vì cái tuổi á bạn :)
Tôi mời bạn xem lại cái minh họa của tôi:
Cháu: Ông ơi! Mẹ kêu cháu mang cơm cho ông.
Ông nội: Dạ! Cháu mang vào đây cho ông.
Cháu: Ông muốn dặn mẹ cháu điều gì không ông?
Ông: Thưa cháu! Ông không có gì dặn mẹ cháu cả.
Bạn có dám khẳng định là về già, bạn sẽ "dạ thưa" với đám tuổi cháu con như thế không?

Tôi sinh trưởng trong Nam nhưng cả đời chả bao giờ thấy kiểu ăn nói cầu kỳ như thế trong những gia đình người Nam gốc. Còn với miền Bắc quê tôi, cứ cho là do nông thôn nên tôi cũng chả thấy cái kiểu cách "da thưa" nầy. Ở miền Trung, tôi có bà con vốn là cán bộ văn hóa, gia đình họ được coi là hình mẫu nhưng cũng chả thấy cái kiểu "dạ thưa" trong sinh hoạt gia đình họ. Dù không thường xuyên dùng từ "dạ thưa" nhưng tôi thấy nhiều người vẫn thể hiện sự lễ phép lịch sự bằng những từ ngữ khác chẳng hạn "vâng", "con nghe"....

Tôi nhớ là mấy bộ phim về các gia đình tiểu tư sản thời Pháp có sự pha trộn văn hóa Tầu-Tây thì mới hay có kiểu cách ăn nói như thế giữa đầy tớ-chủ, con-cha mẹ, học sinh-giáo viên... đi với đó là kiểu xưng hô cũng vô cùng lạ lẫm chẳng hạn cậu mợ - cha mẹ (???), moa toa - tao mày. Thế thì đây là dạng "văn hóa cục bộ" xuất hiện trong một nhóm người có tiếp xúc với văn hóa "Tân thời" hay nó là "văn hóa truyền thống" phổ biến trong đời sống người Việt xưa nay?
 
Bạn ạ, tôi trả lời bạn trong một vấn đề cụ thể mà bạn lấy ví dụ chẳng ăn nhập gì. Cứ cho là bọn kia bằng tuổi hoặc kém tuổi đi. Chúng không đánh bạn vì bạn gọi chúng là "anh" và "dạ" với chúng. Chúng chỉ đánh khi bạn gọi chúng là "em" là "cháu" thôi. Vì thế tôi mới viết là không quan trọng hơn kém vài tuổi, không ai đánh bạn, không ai trách bạn là không được giáo dục, khi bạn "dạ" với họ.
Người Nam hơi khác người Bắc bác ạ.
Tôi nói chuyện với bác, theo cách Bắc thì cách một vài tuổi vẫn có thể gọi bác xưng tôi hay em dễ dàng.
Nhưng nếu tôi nói chuyện với một người khác, theo cách Nam thì tuy tôi có thể vẫn gọi bác hay anh, nhưng rất cẩn thận trước khi xưng "em".

Năm 25 tuổi, tôi gặp lại người bạn học cũ lớn hơn tôi 1 tuổi. Y bảo con gọi tôi bằng "chú". Nếu gọi theo đúng thì phải là "bác". Nhưng người Nam họ chấp nhận gọi "chú" như vậy.

Ngày xưa, tôi có bà hàng xóm người Bắc. Bà này biết Mẹ tôi cũng gốc Bắc nên lúc nói chuyện với Mẹ tôi gọi bác xưng em, dạ vâng đủ thứ. Ngược lại, Mẹ tôi nói với bà ta theo kiểu Nam, tôi chị, lúc ờ lúc dạ đủ hết.
 
Nếu gặp một người mà mình đã biết họ bằng tuổi mình nhưng họ lại chủ động xưng anh/chị và gọi mình bằng em thì mọi người ứng xử thế nào?
 
Nếu gặp một người mà mình đã biết họ bằng tuổi mình nhưng họ lại chủ động xưng anh/chị và gọi mình bằng em thì mọi người ứng xử thế nào?
Thì cứ nhận em, dạ thưa đàng hoàng. Sau quen biết rồi thì mày tao.

Nhưng đấy là thân, thường không thân thì cứ tôi ông. Còn hội chị em thì chịu, chả biết họ hô thế nào. --=0 --=0 --=0
Bài đã được tự động gộp:

Chủ đề lịch sự mà tranh luận gê thật.
Em xem sơ và thế lày:
- ok bác, ok anh cũng được nhưng phải xếp vào loại thân, chứ ai cũng ok thì hỏng bét.
- từ hèn thì có 2 nghĩa hèn kém và hèn hạ. 2 từ: 1 nặng tựa Thái Sơn, 1 nhẹ như lông hồng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
dạ thưa bẩm là tàn dư của chế độ phong kiến á !
trên phim lúc nào con ở cũng dạ thưa với bọn địa chủ !
 
Web KT
Back
Top Bottom