Dạ, thưa hay OK?

Liên hệ QC
Người viết bài kia sai khi nói là "hiểu lầm là lối nói xấc xược". Thử nói 'OK' với tổng giám đốc xem.
OK là một từ không hẳn là nhã nhặn.
Đôi khi, trong cách dùng và trong giọng nói, nó chấp nhận được. Nhưng không phải luôn luôn.

Và ở cuối bài thì người viết bài kia không trung thực khi nhắc tiếng "đàng Trong" mà cố tình quên rằng đàng Ngoài có từ "vâng".

Bảo vâng gọi dạ con ơi.
 
Và ở cuối bài thì người viết bài kia không trung thực khi nhắc tiếng "đàng Trong" mà cố tình quên rằng đàng Ngoài có từ "vâng".

Bảo vâng gọi dạ con ơi.

"Gọi dạ bảo vâng" chứ anh.

Em thấy (và ngay cả em) dùng từ "dạ vâng" cũng linh động hơn rồi. Tức là, không nhất thiết phải "bảo vâng" mà có thể dùng cả "dạ".

Em ở ngoài Bắc, việc dùng từ dạ ở đầu câu từ hồi nhỏ em đi học đã có rồi.

(Tác giả bài viết chắc chưa, hoặc ít tìm hiểu văn hóa đàng Ngoài).
 
"Gọi dạ bảo vâng" chứ anh.
...
Cái câu tôi nói là câu ca dao lục bát.

...
(Tác giả bài viết chắc chưa, hoặc ít tìm hiểu văn hóa đàng Ngoài).

Tác giả là người Đàng Ngoài, vào Đàng Trong đã lâu.
.
Bởi vậy, ở bài #2 tôi nói rõ 2 điều:
1. không trung thực
2. cố tình quên

Mẹ tôi vào Nam từ hồi nhỏ xíu (bà vào học tiểu học ở Mỹ tho). Bà nói tiếng Nam nhưng đâu có quên cái gì bà Ngoại tôi dạy đâu. Chẳng những vậy còn dạy cho chúng tôi nhiều điều ở quê bà.
Nhiều người vẫn bảo bố mẹ tôi mất gốc (Bắc) vì nói giọng Nam nhưng tôi nghĩ mấy người ấy chưa biết "mất gốc" có nghĩa là gì.
 
Người viết bài kia sai khi nói là "hiểu lầm là lối nói xấc xược". Thử nói 'OK' với tổng giám đốc xem.
Và ở cuối bài thì người viết bài kia không trung thực khi nhắc tiếng "đàng Trong" mà cố tình quên rằng đàng Ngoài có từ "vâng".
Tôi thấy bài viết này hay hay và phù hợp với cách tôi dạy con và hiện tại là dạy cháu ngoại, dù rằng có để ý vụ "hiểu lầm là xấc xược". Theo tôi người nhỏ OK với người lớn hơn là xấc xược thật, chứ chẳng hiểu lầm gì cả. Cụ thể là tôi đã sửa cháu ngoại (4 tuổi) do nó xem hoạt hình cả tiếng Anh và tiếng Việt trên Youtube và bị nhiễm 1 chút.
Đồng thời bài viết làm tôi nhớ đến 1 thành viên trên GPE là Steven Võ (Sau đó đổi thành Bảy Dzõ). Bạn này dù chat trên Y!M với tôi hay nói chuyện trực tiếp ngoài đời tất cả các câu đều có "Dạ thưa thầy". Tôi nhấn mạnh là tất cả các câu, dù là hỏi hay trả lời, dù là tâm sự hay nghe tôi tâm sự. Cách nói của bạn còn hay ho ở chỗ có khi "Dạ thưa thầy" ở đầu câu, có khi ở cuối câu. Tới giờ thì mất liên lạc bạn ấy nhưng tôi vẫn nhớ mãi. Và tôi khâm phục cách giáo dục của gia đình bạn ấy. Đọc bài viết trên thấy rõ rằng những bậc cha mẹ ông bà phải nhắc nhở từ khi con cháu mình tập nói, theo dõi chúng khi chúng nói chuyện với người khác để chỉnh sửa kịp thời.

Còn vụ Đàng trong, đàng Ngoài thì thật tình không để ý đến. Dù sao thì tác giả cũng có chút tấm lòng tiếc nhớ cái lễ phép thuở trước.
Bài đã được tự động gộp:

"Gọi dạ bảo vâng" chứ anh.
"Gọi dạ bảo vâng" là bài hát chim vành khuyên nhỏ :p
 
...
Dù sao thì tác giả cũng có chút tấm lòng tiếc nhớ cái lễ phép thuở trước.
Tôi thì tin rằng tác giả thuộc phong trào "bài Bắc". Cứ thỉnh thoảng họ viết bài nói về đạo đức, về tính tốt nào đó, và khéo léo quy tụ cái "tính tốt" ấy vào người Nam, người miền Tây,...
Nhiều người ngây thơ đọc sẽ bị nhồi sọ rằng người nơi khác không có các "tính tốt" ấy.

May cho tôi là tôi sinh ra ở miền Tây và lớn lên ở SG. Nói giọng SG chính tông. Vậy mà lúc lói chuyện, nhiều người đã từng mắng tôi "cuốn gói về Bắc đi".

Tôi cũng tin rằng người biết "nhớ cái lễ phép thuở trước" thì cũng biết nhớ cái thuở của đắc-co (d'accord). Chắc chắn là không chấp nhận Ok.
 
dạ em thấy chữ dạ ở đầu câu thể hiện sự tôn trọng, và đó cũng là phép lịch sự đối với người lớn hoặc người xa lạ mới vừa gặp, nó thể hiện sự thân thiện trong giao tiếp chứ không phải hèn mọn. Em vẫn dạy con em là luôn luôn bắt đầu từ dạ đầu câu chuyện. Thông thường nói chuyện với người lớn là phải bắt dầu bằng chữ dạ hoặc khi lắng nghe góp ý khi trả lời mình cũng phải bắt đầu bằng chữ dạ. Thường người lớn góp ý với mình thì đa phần họ đúng, nên mình phải dạ nghe và học hỏi để tránh các trường hợp lỗi về sau. Nên chữ dạ bắt đầu câu chuyện không đơn thuần là một phép lịch sự mà còn là thể hiện sự tôn trọng nữa
 
Mình xin tham gia chỗ này chút xíu: OK
Theo mình căn nguyên là ngôn ngữa âu mỹ quá ít đại từ nhân xưng (hơn ngôn ngữ của ta)
Từ đó sinh ra cái kiểu xưng hô mà người á đông cho là xưng hô có cái gì đó như là 'loạn luân'
Có khi từ 'loạn luân' này còn nặng hơn xấc xược
. . . .
 
... Nên chữ dạ bắt đầu câu chuyện không đơn thuần là một phép lịch sự mà còn là thể hiện sự tôn trọng nữa
Cách dùng xưa thì từ dạ còn dùng để bậc nhỏ hỏi lại bậc lớn khi nghe chưa rõ.
Bạn gặp một người Bắc cổ bảo bạn cái gì đó. Nếu bạn trả lời "dạ" thì người ấy sẽ nhắc lại câu chỉ bảo kia. Muốn cho người ấy biết là bạn đã hiểu thì phải trả lời "vâng ạ".

Trong tình huống này, cách dùng chữ 'dạ" gần giống như người Anh dùng "I'm sorry?", "I beg your pardon?" - nói tắt là "sorry?" hay "pardon me?". (*1)

(*1) mẹo nhỏ cho người mới học tiếng Anh: khi nói chuyện với Mẽo, tôi hay dùng "beg pardon?", "beg yours?". Trịnh trọng hơn một chút thì "beg your pardon?". Cụm từ này dễ phát âm và lên xuống giọng hơn cụm từ "... sorry?"

(*2) cẩn thận: cụm từ "I'm sorry" hoặc "I beg your pardon" nếu nói rõ chầm chậm từng từ thì bên kia có thể sẽ hiểu là lời thách thức - tương đương với "xin lỗi à!".
 
cái gì đó như là 'loạn luân'
Anh dùng từ sai bét. Khi chỉ dùng 1 đại danh từ nhân xưng cho tất cả mọi người sẽ bị coi là "hỗn" (nếu nói với người trên). Loạn luân là từ chỉ việc xì trum với người trong nhà, trong họ hàng.
Trong tình huống này, cách dùng chữ 'dạ" gần giống như người Anh dùng "I'm sorry?", "I beg your pardon?" - nói tắt là "sorry?" hay "pardon me?". (*1)

(*1) mẹo nhỏ cho người mới học tiếng Anh: khi nói chuyện với Mẽo, tôi hay dùng "beg pardon?", "beg yours?". Trịnh trọng hơn một chút thì "beg your pardon?". Cụm từ này dễ phát âm và lên xuống giọng hơn cụm từ "... sorry?"

(*2) cẩn thận: cụm từ "I'm sorry" hoặc "I beg your pardon" nếu nói rõ chầm chậm từng từ thì bên kia có thể sẽ hiểu là lời thách thức - tương đương với "xin lỗi à!".

Tôi bổ sung: Vì "I'm sorry?", "I beg your pardon?" là dạng câu hỏi ( có question mark) nên cần lên giọng cuối câu, cụ thể là sò rí thay vì so rì
 
...
Tôi bổ sung: Vì "I'm sorry?", "I beg your pardon?" là dạng câu hỏi ( có question mark) nên cần lên giọng cuối câu, cụ thể là sò rí thay vì so rì
Giữa "sorry" (expressing remorse) và "sorry" (asking 'say again') chúng thường có ngữ cảnh khá dễ phân biệt. Vì vậy, ở bài #10 tôi không nói đến cái này.

Giữa "I am sorry" (asking 'say again') và "I am sorry" (challenging the statement) có nhiều lúc cùng ngữ cảnh. Và lúc challenge người ta cũng hay lên giọng cuối câu.
 
Chồng: Còn tiền không đưa anh ít đi nhậu?

Vợ: Dạ thưa anh, nhà làm gì còn đồng nào!

Thích "OK" hay là "Dạ thưa"?
 
Chồng: Còn tiền không đưa anh ít đi nhậu?

Vợ: Dạ thưa anh, nhà làm gì còn đồng nào!

Thích "OK" hay là "Dạ thưa"?
Sống thế kỷ 21 mà đầu óc thế kỷ 20. Chồng chúa vợ tôi.

Vợ nói vầy mới đúng thế kỷ 21:
- Mới 3 giờ, đã trả bài được đâu mà đòi nhậu. Chờ đến 2 giờ rồi hẵn tính.
 
Sống thế kỷ 21 mà đầu óc thế kỷ 20. Chồng chúa vợ tôi.

Vợ nói vầy mới đúng thế kỷ 21:
- Mới 3 giờ, đã trả bài được đâu mà đòi nhậu. Chờ đến 2 giờ rồi hẵn tính.
Cứ quan tâm tới vợ, tới cảm xúc của vợ thì nhiều khi chả cần hỏi vợ cũng tự để vào ví chút tiền để chồng còn giao tiếp với bạn bè.
 
Cứ quan tâm tới vợ, tới cảm xúc của vợ thì nhiều khi chả cần hỏi vợ cũng tự để vào ví chút tiền để chồng còn giao tiếp với bạn bè.
Cô ấy lúc rày rất dễ dãi với tôi. Cô đặt một chiếc hộp bánh bích quy nơi tủ sách của tôi, và bỏ tiền vào đó. Đi ra ngoài, tôi chỉ việc lấy tiền bổ sung vào ví mình. Cần đi chợ cũng lấy từ đó ra. Rất thoải mái :p

Nhưng tiền trong tài khoản là chuyện khác. Chuyển khoản hay rút ATM mà không có hoá đơn/biên lai kiểm chứng khoản tiêu pha thì chết với cô ấy.

Chú: nói "thoải mái" cho sang cả chứ nhiều lúc ăn nhậu trả tiền lớn, cứ nhớ tới bàn tay chai sạn của cô ấy lúc đếm tiền bỏ vào hộp mà se lòng.
 
Tôi tưởng anh không nhậu, nhất là nhậu lớn?
Tôi không uống rượu bia. Nhưng bạn tôi thì uống. "Lớn" ở đây là tiệc kéo dài, ăn uống ra món rõ rệt, nhưng không hẳn là rầm rộ. Cốt yếu là phân biệt với "thường" ăn đĩa cơm tấm, uống ly cà phê đá; "nhỏ" là khúc bánh mì, cái bánh bao.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cô ấy lúc rày rất dễ dãi với tôi. Cô đặt một chiếc hộp bánh bích quy nơi tủ sách của tôi, và bỏ tiền vào đó. Đi ra ngoài, tôi chỉ việc lấy tiền bổ sung vào ví mình. Cần đi chợ cũng lấy từ đó ra. Rất thoải mái :p
Nhưng tiền trong tài khoản là chuyện khác. Chuyển khoản hay rút ATM mà không có hoá đơn/biên lai kiểm chứng khoản tiêu pha thì chết với cô ấy.
Chú: nói "thoải mái" cho sang cả chứ nhiều lúc ăn nhậu trả tiền lớn, cứ nhớ tới bàn tay chai sạn của cô ấy lúc đếm tiền bỏ vào hộp mà se lòng.
Tôi rất ủng hộ cô ấy. Không phải cô nào cũng tự bỏ vào hộp, nhưng kiểm soát ATM không chỉ đơn giản là giữ an toàn tài chính. Đó còn là giữ bình an cho gia đình. Đàn ông nhiều khi hay thương cảm những cô gái trẻ, chưa làm ra tiền nhưng con gái thì phải làm đẹp, túi nọ hàng kia thời trang ... Người đàn bà thông minh dẹp ngay từ đầu cái chuyện thương người ấy.

Tôi tưởng anh không nhậu, nhất là nhậu lớn?
Êêê, cái tuổi nói trước quên sau ...

Tôi không uống rượu bia. Nhưng bạn tôi thì uống. "Lớn" ở đây là tiệc kéo dài, ăn uống ra món rõ rệt, nhưng không hẳn là rầm rộ. Cốt yếu là phân biệt với "thường" ăn đĩa cơm tấm, uống ly cà phê đá; "nhỏ" là khúc bánh mì, cái bánh bao.
Bác nói không rượu bia, thế bác làm gì ở những cuộc nhậu đó? Vừa nhâm nhi cốc nước lọc vừa hồi tưởng lại những lúc bàn tay chai sạn của cô ấy đếm tiền bỏ vào hộp, và tự thương cảm mình? Thế thì sao lại có "trả tiền lớn" được. Người ta trả tiền lớn chứ bác làm gì có trả tiền lớn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom