Chuyện rất ngắn

Liên hệ QC
Hai bàn tay, hai chức năng chủ yếu khác nhau

Một só dân tộc trên thế giới, người dân có thông lệ dùng cánh tay fải để đón nhận những điều tốt đẹp, sạch sẽ & cao sang, như đón thực fẩm, thức ăn mà họ cho là đức chúa trời của họ ban tặng, bắt tay bạn bè hay các đấn bề trên. . .
(òn tay còn lại thì làm những việc ngược lại, như dọn quét rác, vệ sinh cá nhân, . . . .

Thật khổ cho những kẻ thuận tay trái ở trong cộng đồng như vậy; Thương thay. . . . @!## @!## @!##
 
Người thuận tay trái cũng có một số khả năng đặt biệt hơn người thuận tay phải. và đặt biệt họ cũng là con người đáng được tôn trọng như nhau trong cộng đồng. Xin cảm ơn bạn Chanh Trung Quốc đã sót thương những KẺ như vậy.
 
Leonardo Da Vinci thuận tay trái, thậm chí viết chữ từ phải sang trái.
Einstein cũng tay trái
Newton cũng tay trái
Lão chếttiệt cũng tay trái (hihi)
 
/(hông biết Ông Bin La Đen có thuận tay trái không nữa;

Hãy giúp tôi sưu tra dùm, kể các các Lãnh tụ thuộc các nước Hồi giáo nữa.. . .

& rất cảm ơn đã đọc tin này! Khà, khà,. . . .--=0 --=0 --=0
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hèn gì, "bi" giờ mình mới hiểu tại sao có những người ..cầm ly bia bằng tay trái

tay trái cầm ly, thì tay phải rảnh, có thể gắp mồi chứ?
Còn nếu cần phải cắt cục mồi quá bự, thì tay phải cầm đũa gắp, tay trái cầm dao, kéo để cắt, quá tốt luôn!
 
Dì Ghẻ

Chị lấy chồng. Chưa kịp có con thì chồng mất. Ba năm sau chị đi bước nữa. Người chồng mới goá vợ, có hai con nhỏ. Yêu chồng, yêu luôn cả con chồng. Chị quyết định không sinh con để lo cho gia đình. Lớn lên, người con trai có vợ. Sau tuần trăng mật anh ta về nhà. Chị vui mừng ra đón. Chưa đến phòng khách, chị nghe tiếng cô con gái:
Còn xấp vải hoa?
Cho mẹ.
Hoài của! Em lấy nốt, nào phải mẹ mình.
Chị càng buốt tim hơn khi người con trai im lặng.

=========================

Cô tôi muộn chồng vì quá dữ tánh, ruột thịt cũng chẳng ai muốn gần, đành lấy dượng, đã goá vợ.
Sáu tuổi, Lộc về với Mẹ ghẻ, làm đủ việc mà lằn roi mới vẫn chồng lên dấu đòn cũ...
Lộc 15 tuổi, dượng chết. Đinh ninh Lộc bỏ đi nên ngày mở cửa mả, cô đuổi khéo:
Có muốn về với bà ngoại mày không?
Lộc cúi đầu, nói trong nước mắt:
Con đi rồi.... Mẹ ở với ai?
Sau câu đó, dường như bà Mẹ ghẻ ở lại với nấm mồ, cô tôi về, đi chùa, ăn chay. Lộc trở thành cậu ấm – rồi trở thành thạc sĩ, Mẹ con thân thương như một phép màu...

========================
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em yêu của anh!
Anh cũng không mong chuyện tình chúng ta lại có một kết cục buồn đến thế. Nhưng hẳn có một người nào đó nói: "Tình yêu đẹp là tình yêu vượt qua nhiều gian lao trắc trở. Và anh mong rằng chính tình yêu anh dành cho em sẽ giúp anh vượt qua tất cả để mãi chờ đợi và yêu em."
 
Con Nuôi

Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói:
- Mình biết tất cả về con nuôi đấy.
Một học sinh khác hỏi:- Thế con nuôi là gì?
Cô bé trả lời:- Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng.

----------------
Sưu tầm
 
Thần Dược

Mẹ bệnh. Mọi người trong nhà cũng thay đổi. Con lớn tự giác thay mẹ đi chợ búa, cơm nước. Con nhỏ tự giác phục vụ mình. Ba tự giác giặt giũ, lau dọn nhà cửa. Mẹ như em bé được cả nhà chăm sóc, chiều chuộng. Ba bàn tay khác nhau: một to bè, thô ráp; một thon nhỏ, mịn màng và một bé xíu, mũm mĩm thay nhau đặt trên trán mẹ, vuốt ve khuôn mặt mẹ. Mẹ thấy khoẻ rất nhanh, như được dùng thần dược
 
Hôm nay lang thang trên mạng tôi đã học hỏi được nhiều thứ quá! Giá mà ngày nào cũng vậy thì tôi sẽ nhanh trưởng thành.-\\/.
 
Thời gian

Hai đứa chung phòng trọ.
Năm nhất, mấy đêm liền, nhớ nhà, cứ nằm ôm nhau khóc rưng rức. Mấy lần nhỏ bạn đòi về:
- Không học cao cũng chẳng sao. Sống ở đây thấy người ta đối đãi với mình quá lạnh lùng. Không ai quan tâm đến ai, tao không chịu nổi.
Nó an ủi. Nhỏ bạn vẫn khóc.
Năm cuối.
Nhỏ bạn bảo:
- Ráng tranh thủ kiếm việc làm để lúc ra trường được ở lại thành phố. Bị đẩy về quê là chết!
Nó nghe miếng cơm trong miệng lạt hẳn.

---------------------------
 
Những chiếc bao lì xì

Ba mẹ làm lớn, tết đến tôi được nhận nhiều bao lì xì đỏ thật đẹp với lời chúc cháu học thật giỏi và chóng lớn.
Những bao lì xì xé ra tôi mua nhiều đồ chơi đắt tiền và bỏ đầy một con heo đất. Chiều.
Thấy thằng con nhà dì Ba nhôm nhựa cầm thật nhiều bao lì xì màu đỏ xếp phẳng phiu trên tay, tôi liền hỏi "mày được bao nhiêu".
Nó đáp "em nhặt ở sọt rác nhà anh được năm mươi cái".


-----------------
 
Hai tháng nó bận thi cử nên không về quê được vì vậy hôm nay bố phải ra HN tiếp tế cho nó
Bố trở một bao gạo và một đống thức ăn sẵn mẹ đã chuẩn bị rồi bố bỏ một tập tiền toàn tiền lẻ đưa cho nó
Bố bảo " Tiền mẹ gửi cho con" Nhìn sấp tiền nó biết là tiền chợ hôm nay mẹ vừa nhặt nhạnh để mang lên cho nó
Chợt nó nhận thấy, tóc bố đã bạc nhiều đôi bàn tay đã nứt nẻ và chai sại
Cổ họng nó nghẹn lại

Đã 8 năm rồi, mà sao hình ảnh đó vẫn như ngày hôm qua
==================
đoc bài này mà tôi nước mắt rưng rưng
hình bóng người cha cứ ẩn hiện trong tôi
tôi cảm thấy thật hối tiếc .hối tiếc vì tôi sẽ không có cơ hội báo hiếu cho cah tôi nữa .
người đã xa chúng tôi rồi.
( lần sau mà sweet_girl viết những chuyện mà cảm động như thế này là tôi nói lão chết tiệt xóa ngay đấy . làm tôi ........)
 
/-(ồi chưa giải fóng, ở với mấy cha dùng ngôn ngữ giun dế. . .

Lúc nào bọn hắn đi vệ sinh, đều hứng theo 1 chai nước. . .

Giờ thì có vòi ruột gà rồi. Văn minh cũng chia đều cho mọi dân tộc, nhễ!
 
Lòng tin
Xe ngừng…
- Mận ngọt đây!…
- Bao nhiêu tiền bịch mận đó?
- Dạ 2000.
- Hổng có tiền lẻ!
- Để con đổi cho!
Cái bóng nhỏ lao đi. Năm phút, mười phút…
- Trời! đồ ranh! Nó cầm 5000 của tui đi luôn rồi!
- Ai mà tin cái lũ đó chứ!
- Bà tin người quá!…
Xe sắp lăn bánh… Cái bóng nhỏ hớt hải:
- Dì ơi! Con gửi ba ngàn. Đợi hoài người ta mới đổi cho
 
Ước mơ
Chị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:
- Nếu cô trúng số con chịu cô mua cho con cái gì?
Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền, không bị trễ học nữa.
Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón…
 
Nhà không có tivi, nên chị em nó lúc nào cũng phải sang nhà hàng xóm xem nhờ.
Trưa hôm nay hàng xóm họ đóng cửa xem tivi, em nó cứ đứng ở ngoài khe cửa cố ghé vào xem.
Mẹ đi tìm, trông thấy vậy lòng lặng đi, nước mắt lăn dài.

-----------------
 
Nhà nó vỡ nợ,lâm vào cảnh khó khăn, bữa ăn lúc nào cũng một bát canh rau và đậu, không đậu thì lạc cứ thế thay nhau. Thỉnh thoảng mỗi tháng mẹ cải thiện cho một bữa thịt. Những lúc đó chị em nó ăn sao mà thấy ngon thế.
Chúng nó bảo: mẹ ơi, giá như bữa nào cũng được ăn thịt mẹ nhỉ? bao giờ đến ngày đó hả mẹ.
Mẹ nhìn chúng thở dài.
............
Khi cuộc sống ổn định, chị em nó đi học hết, mỗi lần về quê, nó bảo mẹ " mẹ ơi, hôm nay mua nhiều rau vào nhé, ăn thịt nhiều ngấy quá"
......
--------------------
 
Web KT
Back
Top Bottom