Bảng chấm công & bảng lương mẫu

Liên hệ QC
Bảng chia lương và chấm công mẫu

Do dữ liệu liên kết toàn bộ bảng lương và chấm công , nên các sheet tôi đã khóa lại chỉ sửa được những số liệu, các ô , các cột cần sửa theo yêu cầu của từng cá nhân theo đặc thù riêng của đơn vị mình . phần hướng dẫn cũng chỉ được 2 sheet , song các ô để thay đổi dữ liệu đều có ghi chú , các bạn có thể thử theo ý của mình, không sợ hỏng dữ liệu hoặc sai số . Nếu bạn dùng để tham khảo thì dùng bản cũ , nếu bạn phải làm lương và chấm công thì dùng theo bản này ( tất nhiên là nếu bạn thấy có thể sử dụng được ).

xin lỗi mình hết quota nên xóa tập tin .
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thanks các bác về mẫu bảng lương, nhưng cho em hỏi là thay đổi tên công ty ở đâu ạ? em tìm mãi ko thấy
 
Các bác giúp em với!!! Em đã chỉnh sửa lại file cho phù hợp với đặc thù bên em. Mọi thứ đều OK duy chỉ có khi em ấn vào box Print, thấy nó có chạy từng trang 4 người, nhưng không thấy nó in ra cái gì cả. Các bác giúp em xử lý tình huống này với ạ. Em xin chân thành cảm ơn.
 
BẢNG CHẤM CÔNG VÀ BẢNG LƯƠNG MẪU

ÁP DỤNG CHO DN LÀM VIỆC 48 GIỜ 1 TUẦN (6 NGÀY x 8 GIỜ)
Số giờ làm việc quy định cho 1 ngày ghi tại ô G4


Có quá nhiều các thành viên hỏi công thức tính tiền lương, tính toán trong bảng chấm công. Tuy nhiên, đa số người hỏi không thiết lập bảng chấm công theo 1 tiêu chuẩn nào, gây khó khăn cho tính toán, và mỗi người hỏi có 1 bảng chấm công khác nhau như vậy sẽ phải lập công thức riêng cho từng người hỏi.

Mỗi đơn vị đều có cách tính công, tính lương khác nhau, nhưng bảng chấm công có thể quy về 1 tiêu chuẩn để tính.
Vấn đề đặt ra là tạo 1 bảng chấm công và tính lương mẫu với 1 số những quy ước chấm công thế nào, tăng ca thêm gờ, tăng ca chủ nhật, phép, nghỉ bù ... chấm ra sao để có thể tính chính xác.

Sau đây tôi xin đưa ra 1 bảng chấm công mẫu áp dụng được cho đa số DN có tăng ca, số lượng công nhân không nhiều (dưới 200).

1. Một số quy ước chấm công:

X: Công trong giờ ngày thường 8 tiếng, nếu ít hơn 8 giờ, ghi số giờ
P: Phép hưởng lương
L: lễ nghỉ hưởng lương
TC: Tăng ca chủ nhật, nếu tăng ca ít hơn 8 giờ ghi số giờ
TCL: tăng ca lễ, nếu tăng ca ít hơn 8 giờ ghi số giờ
NB: Nghỉ bù hưởng lương
Chủ nhật, lễ, tăng ca nếu nghỉ bù đánh TB (không tính lương, do đó NB tính lương). Số ngày nghỉ bù tương ứng nên có sheet theo dõi riêng.
Số giờ làm việc ghi số.

2. Một số quy ước tính lương từ số ngày công, giờ công (có thể khác nhau tuỳ DN):

Ngày thường: tăng ca sau 5 giờ nhân 1.5, sau 9 giờ nhân 2
Chủ nhật: nhân 1.5, tăng thêm giờ sau 5 giờ nhân 2, sau 9 giờ nhân 3
Lễ: Nhân 3, tăng thêm giờ sau 5 giờ nhân 4.5
Các hệ số nhân này ghi vào dòng 9 tại các cột tương ứng.

3. Quy ước khác: Tuỳ doanh nghiệp

Phụ cấp đi lại cho 1 ngày có đi làm
Phụ cấp tiền ăn trưa
Phụ cấp trách nhiệm
Phụ cấp công trình bằng tỷ lệ % so với lương chính.
Tăng ca trên 3 giờ 1 ngày hưởng thêm phụ cấp tiền ăn tối. số giờ quy định này ghi vào ô K43 bảng chấm công


CÁCH SỬ DỤNG:

1. Bảng chấm công:

- Trong file có sử dụng công thức tính ngày trong tháng, do đó, khi đổi sang tháng mới, chỉ sửa ngày đầu tiên (ngày 1) của tháng đó.
- Tiêu đề Bảng chấm công tháng mấy, Bảng lương tháng mấy cũng là công thức
- Ngày công quy định & ngày lễ nếu có, tính bằng công thức
- Một ngày chấm công 3 cột, nếu DN nào sử dụng 2 cột thì có thể dấu bớt: Cột ký hiệu "C", chấm công giờ hành chánh, cột T5: số giờ tăng ca từ sau 5 giờ chiều đến 9 giờ tối, cột ký hiệu T9: số giờ tăng ca sau 9 giờ
- Nếu trong tháng có ngày lễ, đánh "L" vào dòng 9, 3 cột của ngày đó.
- Trong file có sử dụng conditional formating, tô màu ngày chủ nhật. Nếu DN nghỉ thứ bảy, thì bổ sung.
- Công thức đang tính cho DN áp dụng tuần làm 6 ngày x 8 giờ. Nếu 1 ngày 7 giờ hoặc 6 giờ, ghi vào ô G4.

2. Bảng lương:

- Tên, chức vụ, bộ phận, ... có thể copy từ bảng chấm công sang
- Mức lương chính & trợ cấp trách nhiệm, có thể lookup từ 1 sheet khác.
- Mức tiền phụ cấp xa nhà, phụ cấp đi lại, phụ cấp tiền ăn trưa, gõ vào các ô riêng để có thể sửa chữa, thay đổi sau này.
- Nếu mức lương đóng BHXH khác mức lương chính, chèn thêm 1 cột và sửa công thức.
- Khi chèn dòng, phải đứng tại dòng trên của dòng cộng để chèn, không được đứng ngay dòng cộng.
em muốn nhờ bác làm giúp em cái bảng công lương đơn giản 1 chút-+*/ em hiểu biết ít về exl lắm em làm cho nhà em. em cần đơn giản thôi ai biết chỉ dùm em cũng được.--=0 em làm cho nhà em nên không cần phức tạp lắm
em cần 1 bảng tính công 30 ngày / tháng chấm bằng tay cũng được dạng kiểu X nghỉ thì 0. có làm tăng ca. rồi bảng tính lương nhân hệ số chẳng hạn lương 3 triệu hoặc 2 triệu 500 . vậy là đủ rồi không cần nhiều . nói chung là bảng tính công lương đơn giản . nhà em có 30 thợ. giờ em toan phai tính = tay lắm lúc phiền lắm. có máy tính nhưng lại chưa hiểu biết nhiều.
em cảm ơn
 
Nói về đề tài chấm công và chia lương thì mỗi cơ quan , mối doanh nghiệp đều có đặc thù riêng nên bản lương mỗi nơi một kiểu . Nếu ai đã down bảng lương mẫu của Ngoai Thanh thì phải định dạng lại thời gian sang dạng : dd/mm/yy . Nếu ai cần trao đổi thêm liên hệ : 0915.088.029 hoặc gửi thư theo địa chỉ : Tuanvuxd_tm@yahoo.com.vn ( không biết thông tin này có vi phạm nội quy diễn đàn không )
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bản lương trên diễn đàn có hàng chục bản, bạn down bản lương của ai phải hỏi tên người đó chứ . Nếu không làm sao biết bạn đang dùng bản nào mà trả lời.
 
- Các bạn làm hay quá! Nhưng sau mình down về thì combobox không chạy được mình cũng không biết tại sao nữa.Vì mấy dòng lệnh của các bạn mình không biết gì hết.
- Các bạn cho mình xin một file mẫu hoàn chỉnh được không ạ? nếu được thì rất cảm ơn. Mail của mình là: khanhtrinh99@gamil.com.
- Uk, cho mình hỏi tí là để làm được các combobox cũng như tạo các macro thì cần học bổ trợ thêm môn học nào? ở đâu? để làm được như vậy à? Chỉ giúp mình với nhe! Mình rất thích làm nhưng không biết làm. Xin cảm ơn.
 
Chào các bạn!

Mình rất vui vì hôm nay mình đã tìm được một diễn đàn nơi mà mình có thể học hỏi được rất nhiều thứ, Hiện nay mình có vấn đề này rất oái ăm nhưng lại không biết làm thế nào cả, vì công ty mình không có bộ phận IT, nên không biết phải hỏi ai cả?
Mình có một file excel phía dưới mỗi trang in đều có một lô gô công ty và địa chỉ công ty, nhìn trên file lúc chuẩn bị in thì lô gô và địa chỉ rất ok, thẳng hàng và nhìn thấy rõ, nhưng mà khi mình in ra hoặc chuyển qua dạng pdf thì tự dưng lô gô đó bị nhảy, nó không còn nằm ở vị trí đó mà chạy đi xuống trang khác một phần, và thế là cái lô gô của mình khi in ra thì chỉ nhìn thấy đầu còn đuôi thì biến mất qua một trang khác
huhu, mình không biết phải làm sao để xử lí, nếu cứ như thế này thì tiến độ công việc của mình gặp rắc rối lơn!
Có bạn nào có giải pháp không giúp mình với!
Mình cảm ơn nhiều nhiều lắm đó!
 
bạn hướng dẫn tỉ mỉ hơn xem nào mình ko hiểu lắm,ak mà bạn có video hướng dẫn ko ?
 
Đây là bảng lương mẫu của Xí nghiệp mình. Làm cũng rất hiệu quả. Theo thông tư năm 2006 của bộ tài chính.
 

File đính kèm

  • hung cong di lam1.xls
    54.5 KB · Đọc: 530
Bạn cho mình hỏi bài 21 ở chỗ nào vậy nhỉ?.Mình tìm mãi mà k thấy.
 
Theo mình thấy bảng tính này khá rắc rối. Mình nghĩ nên tính giờ công chuẩn trước, để mỗi tháng phát sinh thì giờ công chuẩn cũng được thay đổi theo tháng đó, sau đó dựa theo thời gian bạn làm việc, rồi nhân lên thì sẽ ra số tiền lương của giờ công chuẩn %#^#$

Vì bên công ty mình hiện đang làm bảng lương như thế. Nhưng thực sự mà nói mình vẫn chưa làm được công thức giờ để ra giờ công chuẩn cố định !$@!!
 
Theo mình thấy bảng tính này khá rắc rối. Mình nghĩ nên tính giờ công chuẩn trước, để mỗi tháng phát sinh thì giờ công chuẩn cũng được thay đổi theo tháng đó, sau đó dựa theo thời gian bạn làm việc, rồi nhân lên thì sẽ ra số tiền lương của giờ công chuẩn %#^#$

Vì bên công ty mình hiện đang làm bảng lương như thế. Nhưng thực sự mà nói mình vẫn chưa làm được công thức giờ để ra giờ công chuẩn cố định !$@!!

Có rất nhiều cách tính lương cho phù hợp với mỗi loại hình công ty mà bạn.

Đối với những công ty thường xuyên thuê lao động thời vụ, lao động không cố định, hay thay đổi, và làm ngắn hạn thì nên trả lương theo giờ công, tính theo giờ công chuẩn.

Đối với các doanh nghiệp với lao động ổn định, làm việc theo hành chính hoặc ca kíp cố định thì có thể trả theo tháng, thì cũng quy từ giờ công ra ấy mà.

Mình thì nghĩ, chẳng có thể có mẫu chung nào về tính lương cho các công ty cả. Tùy từng doanh nghiệp và có cách tính phù hợp, các bảng tính trên đây chúng ta nên tham khảo và tự tổng kết đúc rút ra kinh nghiệm và xây dựng bảng tính cho công ty mình.

Có thể mẫu này phù hợp với công ty này nhưng không phù hợp với công ty kia cũng là lẽ thường.
 
mọi người giúp tôi với tại sao máy tính của tôi cứ download file nén là lại hiện lên màn hình một bảng biểu:
Download /optionsonconpretion
http://WWW đường dẫn file cần tải
Status : connection timed out restarting
File size : (unknown)
..................................
như thế là sao giúp tôi với nha!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
công ty mình mỗi ngày làm thêm 1h hay 3h nhưng không đều thì chấm thế nào ? hic
 
Mình muốn chấm công nửa ngày thì làm thế nào??
 
Mình muốn chấm công nửa ngày thì làm thế nào??

Vậy xin hỏi lại bạn, rằng bạn chấm công cho người đi làm nguyên ngày là như thế nào?

Nếu là 8 thì giờ chấm nữa ngày là 4;
Nếu chấm là X, thể giờ có thể là V hay ^, hoặc Y; Thậm chí / hay \ cũng xong; miễn qui ước này được sếp bạn chấp thuận là mĩ miều
 
Web KT
Back
Top Bottom