Xin trợ giúp đánh mã phách phục vụ chấm thi

Liên hệ QC

chibi

Thành viên tích cực
Thành viên danh dự
Tham gia
10/1/07
Bài viết
1,120
Được thích
622
Chào các anh, chị trên diễn đàn.
Có yêu cầu cần trợ giúp về phát sinh phách khi tổ chức thi, cụ thể trong file đính kèm.
Mong mọi người giúp đỡ, xin cảm ơn.
 

File đính kèm

  • Exam.zip
    20.9 KB · Đọc: 228
@Bác Chi Bi
“Túi bài được đánh số từ 1 đến hết số túi bài”
- Theo tôi: Nên chọn đánh số ngẫu nhiên (có 3 chữ số- nếu có trên 100 túi, có 2 chữ số nếu có dưới 100 túi) hoặc bằng chữ kiểu như AAB;AAC;AAD..ABA; ABB....và gọi là “Mã túi”.
“Mỗi túi bài có số bài bằng số bài bình quân mỗi túi, túi bài cuối cùng có số bài còn lại”
- Cái này bác tự làm khó mình không, làm khó cho người viết công thức không, bởi vì số lượng thí sinh của mỗi túi đôi khi nó không bằng nhau. Trường hợp số bài của từng túi không bằng nhau, không lẽ phải "xé" bài của 1 phòng thuộc HĐ thi nào đó bỏ vào cho đủ? Thực ra khi dồn túi (Trong mỗi túi bài gồm bài của 3 phòng thuộc 3 trường khác nhau) dù số bài của các túi không bằng nhau thì cũng khó mà xác định được túi A này chứa bài thi của phòng nào, hội đồng nào rồi!
“Mã phách gồm 2 phần: Chữ cái đầu và số thứ tự”
- Sao bác không chọn: Mã phách gồm 2 phần: XXX.YY với XXX là mã túi YY là số thứ tự?
- Số thứ tự được đánh từ 1 đến 99 (thực ra là 72 vì mỗi phòng thi thường chỉ 24 học sinh). Số thứ tự có được là kết quả của 3 phòng ghép lại trong từng túi thi nói trên.
@Với các chuyên gia:
Có lẽ Bác Chi Bi phải tổ chức đánh phách cho Hội đồng chấm thi nào đó, ngày 05/6 này là bắt đầu rồi, mong các Bác giúp đỡ.
 
Rất cảm ơn bạn đã quan tâm.
Xin được trao đổi thêm ngoài phần chuyên môn Excel một chút
- Mỗi túi có số bài bằng nhau (Chỉ có túi cuối có thể khác): Người ta chia thành số túi là bội của số giám thị, điều này đảm bảo sự công bằng trong các giám thị, mỗi giám thị chấm số bài tương đương nhau.
- Mỗi túi gồm bài của 3 phòng thuộc 3 trường: Để đảm bảo mỗi giám khảo chấm bài của ít nhất 6 trường (chấm 2 lượt).
Vấn đề quan trọng là "xé" được bài ở các phòng vất về các túi, sau đó việc đánh mã túi hay số túi, mã phách thế nào thì đơn giản.
 
@BacCHiBi: Theo em nghĩ cái cụm từ "công bằng" này là do mình lý luận thế thôi, chứ thực tế nó khác mà Bác, bàn tay có ngón dài, ngón ngắn: không lẽ người chấm nhanh ngồi chờ người chấm chậm, theo tôi biết có tỉnh họ tính công theo bài đó bác ạ, chấm nhanh hưởng nhiều, chấm chậm hưởng ít.

@BacChi: ý tưởng của Bác chỉ thực hiện được khi số phòng của các HĐ tương đương nhau, tình huống số phòng chênh lệch nhau nhiều thì tôi nghĩ việc ghép này sẽ khó khăn. Không khéo ghép tới ghép lui rồi cuối cùng chỉ còn bài của 2 HĐ thi thôi.
Tôi nghĩ có lẽ làm theo yêu cầu của Bác là rất khó khăn cho các"chuyên gia" nên yêu cầu đã hơn 24h rồi mà không có ai giúp cả--Một điều hy hữu ở trên diễn đàn này!
Nên chăng, bác hãy đơn giản bớt các yêu cầu để bác khỏi phải tự làm khổ mình, và yêu cầu sớm được thực hiện hơn.
 
Rất cảm ơn bạn đã quan tâm.
...
- Mỗi túi gồm bài của 3 phòng thuộc 3 trường: Để đảm bảo mỗi giám khảo chấm bài của ít nhất 6 trường (chấm 2 lượt).
Vấn đề quan trọng là "xé" được bài ở các phòng vất về các túi, sau đó việc đánh mã túi hay số túi, mã phách thế nào thì đơn giản.
Số bài của 3 phòng thuộc 3 trường trong cùng 1 túi có cần phải tương đương nhau không thầy?
----
Mỗi giám khảo chấm ít nhất 6 trường là bắt buộc? Mỗi túi có nhiều hơn 3 trường có được không?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin lỗi, nội dung trao đổi của tôi ngoài Excel, nhưng nếu có thống nhất mục tiêu thì khi đó mới dùng excel giải quyết được, mong các mod và admin đừng xóa bài này.
@Bác ChiBi: Tôi đề xuất thế này xem có tiện không?
1) Đánh mã hội đồng thi: 2 chữ số ngẫu nhiên (chả mấy tỉnh có trên 100 hội đồng thi) -> tạm qui ước là XX
2) Đánh mã phòng thi (tạm gọi là đánh mã túi thi) cho từng hội đồng thi: 2 chữ số ngẫu nhiên (tôi nghĩ có lẽ toàn quốc không có hội đồng thi nào có trên 100 phòng thi) -> tạm qui ước là YY
3) Đánh số thứ tự trong từng túi thi: có 2 chữ số từ 01 đến 24 tạm qui ước là ZZ
4) Như vậy mã phách bài thi của từng học sinh sẽ là XX.YY.ZZ
 Thuận lợi hơn cho các “chuyên gia” thiết kế.
 Thuận lợi cho việc hồi phách, nhập điểm
 Thuận lợi cho việc ghi điểm vào phiếu chấm.
+ Phương án này cũng không thỏa mãn được yêu cầu số bài của các túi là bằng nhau, không thỏa mãn phương án mỗi túi thi có 3 phòng thi thuộc 3 hội đồng thi khác nhau.
+ Việc cố tình để cho giám khảo nào cũng phải chấm được tối thiểu 1 phòng của 1 hội đồng thi là việc trong tầm tay của phó chủ tịch chấm, tổ trưởng chấm. Tôi còn chứng kiến: để cho khách quan, có đơn vị người ta còn cho giám khảo bốc thăm ngẫu nhiên túi chấm nữa cơ.
+ Tôi cứ băn khoăn mãi khi thực tế thấy rằng chấm thi thì nhanh nhưng việc đối chất để thống nhất điểm giữa 2 giám khảo thì cực kỳ lâu. Như vậy nếu ghép 3 phòng lại 1 túi chấm thì thời gian đối chất và thống nhất điểm sẽ là bao lâu, liệu có người thứ 3 chờ cặp đối chất kia làm xong để mình tiếp tục đối chất với 1 trong 2 người của cặp chấm kia không?
 
@nmhungcncm:
Theo tôi thì chúng ta phải ưu tiên số 1 cho công tác dồn túi và đánh phách chứ ưu tiên cho "chuyên gia" thiết kế lập trình thì không ổn. Bởi nếu đã thống nhất được yêu cầu rõ ràng thì chuyên gia sẽ có giải pháp xử lý ngay thôi! (như thầy Ndu chẳng hạn :)); còn công tác dồn túi và đánh phách là làm thủ công hoàn toàn mà quan trọng nhất là lúc ráp phách nữa. Cốt lõi là đảm bảo tính khách quan (số phách là ngẫu nhiên) và tính logic (để dễ cho công tác dồn túi, đánh phách và ráp phách). Như ta biết thì 2 cái tính này nó mâu thuẫn với nhau nên thầy ChiBi đau đầu là phải. Thông thường tôi thấy người ta có 3 cách dồn túi từ dễ đến khó (gần giống khi chơi bài 52 lá)
1. Kinh bài: cách này dễ nhất: xếp tất cả bài thi theo thứ tự số báo danh rồi ngắt ra làm 2 một cách ngẫu nhiên, chồng xấp dưới lên trên rồi cứ tuần tự từ trên xuống, đếm bài cho vào từng túi (ví dụ 53 bài như yêu cầu của thầy Chibi) được đánh số sẵn. Sau đó cứ theo thứ tự túi mà đánh phách theo qui luật đã thống nhất.
2. Xào bài: hơi khó hơn 1 chút: cũng xếp theo thứ tự SBD, sau đó chia ngẫu nhiên ra 3 phần rồi xếp chúng lại thành 1 xấp theo qui luật: phần giữa chồng lên phần đầu và phần cuối chồng lên trên cùng thành 1 xấp. Sau đó cho vào từng túi và đánh phách giống kiểu 1.
3. Chẻ bài: rất khó: chia ngẫu nhiên ra nhiều phần và xếp "chéo" lại thành 1 xấp một cách ngẫu nhiên. Sau đó làm như 2 cách trên.
Ở đây yêu cầu của thầy ChiBi là kiểu 3 nên rất khó. Phải thống nhất trước một số yêu cầu mới được!
 
@Bac Logica
- Mình đóng vai người làm phách, Bác sẽ thấy nó vô cùng phức tạp, hiện nay bài tự luận(thi TNTHPT) của tỉnh A đem cho tỉnh B chấm rồi, tiêu cực là hãn hữu. Vậy người dồn túi bài thi, đánh phách cũng như người chấm lo là: chấm đúng, khách quan. Đừng để mất bài, thất lạc bài thi là vô cùng quan trọng, thứ nữa là thuận lợi cho việc lên điểm, ráp phách lên điểm kiểm tra xác xuất 20% tổng số bài chấm, hồi lại phòng thi theo hội đồng (chuẩn bị cho phúc khảo bài thi). Bác thử tưởng tượng xem có khoảng trên dưới 10000 bài thi/môn (các tỉnh có qui mô trung bình) mà mình xáo trộn quá nhiều bài thi khi đánh mã túi và mã phách bài thi thì thử hỏi là có phải mình tự làm khổ mình không
 
@Bac Logica
- Mình đóng vai người làm phách, Bác sẽ thấy nó vô cùng phức tạp,

Dùng cách mã hóa bảo toàn đi , đúng là làm phách bằng tay khổ, giờ ng ta dùng mã vạch dán sẽ tốc độ nhanh lên nhiều, và điểm chấm theo tô đen số điểm
ô
 
Web KT
Back
Top Bottom