Tiền lương trên HĐLĐ với người nước ngoài có được ghi bằng ngoại tệ ? (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Người hỏi yêu cầu không nêu tên:


Công ty chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Giám đốc công ty chúng tôi là người nước ngoài. Theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng lao động thì lương của Giám đốc được trả bằng tiền ngoại tệ USD (Ví dụ: 5.000 USD/tháng).

Vậy xin hỏi, việc ghi thỏa thuận lương của người nước ngoài trên hợp đồng lao động bằng ngoại tệ có hợp pháp không?


Trả lởi của Sở Lao Động - Thương Binh và Xã Hội TP.Hồ Chí Minh qua hệ thống đối thoại doanh nghiệp


Trong thời gian qua, trên địa bàn TP.HCM có nhiều ý kiến khác nhau từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người lao động đối với việc áp dụng tiền lương bằng tiền đồng Việt Nam hay bằng Đô la Mỹ trong giao kết hợp đồng lao động. Để đảm bảo tính thống nhất trong việc thực hiện quy định về tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đã đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn rõ về vấn đề này. Ngày 22/05/2012, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có văn bản số 1603/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn cụ thể như sau: Các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định để xây dựng các mức lương trong thang lương, bảng lương, thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp và trả lương cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động. Căn cứ quy định nêu trên, các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng phải thể hiện bằng tiền đồng Việt Nam, đây là cơ sở để thỏa thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Do đó, trường hợp người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật lao động hiện hành thuộc đối tượng ký kết hợp đồng lao động cũng phải căn cứ mức lương tương ứng với chức danh công việc trong thang lương, bảng lương để thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động. Mức tiền lương này được ghi nhận bằng tiền đồng Việt Nam. |
vbu1mg4j5z85wxf.jpg


Nội dung văn bản số 1603/LĐTBXH-LĐTL - ngày 22/05/2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội như sau


Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh​

Trả lời công văn số 4253/SLĐTBXH-LĐ ngày 10/5/2012 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện giao kết tiền lương trong hợp đồng lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Căn cứ Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/6/1999 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 708/1999/QĐ-BLĐTBXH quy định mức lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng tiền Đồng Việt Nam và tỷ giá chuyển đổi các mức lương ghi trong hợp đồng lao động bằng Đô la Mỹ sang bằng tiền Đồng Việt Nam. Từ đó đến nay, các Nghị định của Chính phủ quy định và điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều được quy định bằng tiền Đồng Việt Nam, nhất là ngày 22/8/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng thống nhất đối với các loại hình doanh nghiệp (không phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định để xây dựng các mức lương trong thang lương, bảng lương, thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp và trả lương cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh được biết và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Hoàng Minh Hào​

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, Vụ LĐTL (2).


Trước đây, Bộ Lao động TBXH có ban hành Quyết định số 708/1999/QĐ-BLĐTBXH quy định về mức lương tối thiểu đối với người làm việc trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đáng lưu ý ở Quyết định này là việc áp dụng tỷ giá 13.910 VND/USD để quy đổi mức lương ghi bằng ngoại tệ trên các Hợp đồng lao động.

Bộ Lao động TBXH cho rằng từ đó (năm 1999) đến nay, mức lương tối thiểu của doanh nghiệp FDI đều được Chính phủ quy định bằng VND. Lần thay đổi mới đây nhất là Nghị định số 70/2011/NĐ-CP. Trong đó, mức lương được quy định bằng VND và áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt vốn trong nước hay vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp sẽ phải căn cứ mức lương này để "thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động".

Như vậy, tiền lương ghi trên Hợp đồng lao động kể từ ngày 1/7/1999 (ngày Quyết định số 708/1999/QĐ-BLĐTBXH có hiệu lực) đến nay không được ghi bằng ngoại tệ để phải áp dụng tỷ giá quy định tại Quyết định 708 này mà quy đổi

Tải văn bản số 1603/LĐTBXH-LĐTL - ngày 22/05/2012 bằng Word và pdf, tại đây
 
HĐLĐ ký với người nước ngoài vẫn không được ghi bằng ngoại tệ

Công văn số 5667/SLĐTBXH-LĐ ngày 12/6/2012 của Sở Lao động TBXH TP. HCM Về việc giao kết tiền lương trong hợp đồng lao động (HĐLĐ)



Kính gửi: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Theo quy định tại Quyết định số 708/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 15/06/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về mức lương tối thiểu và tiền lương của lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kể từ ngày 01/07/1999 mức lương tối thiểu được quy định bằng tiền Đồng Việt Nam; đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi mức lương ghi trong hợp đồng lao động bằng Đô la Mỹ sang mức lương bằng tiền Đồng Việt Nam. Từ thời điểm 01/07/1999 đến nay, các Nghị định, thông tư liên quan đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu, mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều quy định bằng tiền Đồng Việt Nam, đây là cơ sở để tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. Tuy nhiên, thực tế áp dụng vẫn còn những trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận ghi nhận mức tiền lương trong hợp đồng lao động bằng Đô la Mỹ.

Nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc thực hiện quy định về tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn rõ về vấn đề này.

Ngày 22/05/2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có công văn số 1603/LĐTBXH-LĐTL (đính kèm), hướng dẫn cụ thể như sau: “các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định để xây dựng các mức lương trong thang lương, bảng lương, thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp và trả lương cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động”.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu các Nghị định, Thông tư liên quan đến tiền lương và hướng dẫn nêu trên để thực hiện việc thỏa thuận tiền lương, điều chỉnh tiền lương (nếu còn thể hiện bằng Đô la Mỹ) trong hợp đồng lao động cho phù hợp với quy định hiện hành./.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Văn Xê


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bảo hiểm Xã hội Tp. Hồ Chí Minh
- Phòng LĐTBXH quận, huyện
- Lưu VP, Phòng LĐTLTC.




Nhiều người đã viện dẫn quy định tại khoản 10 Điều 29 Nghị định 160/2006/NĐ-CP cho phép "người nước ngoài được nhận lương, thưởng và phụ cấp bằng ngoại tệ" để cho rằng "một khi đã được phép nhận ngoại tệ thì mặc nhiên được ký kết HĐLĐ bằng ngoại tệ". Tuy nhiên cần hiểu rằng "nhận ngoại tệ" là giao dịch 1 chiều, trong khi ký hợp đồng là giao dịch 2 chiều. Căn cứ theo khoản 10 Điều 29 Nghị định 160 nêu trên, doanh nghiệp có thể trả lương cho lao động nước ngoài bằng ngoại tệ nhưng phải trên cơ sở quy đổi tiền lương bằng tiền Việt Nam theo HĐLĐ


Tập tin đính kèm, tải tại đây
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom