Tiếng Việt

Liên hệ QC

cantl

!!! Giải thoát !!!
Tham gia
6/8/08
Bài viết
1,812
Được thích
1,156
Giới tính
Nam
Các bác ạ,
Theo các bác thì "uy tín" và "lòng tin" là 2 từ khác nghĩa hay thế nào ạ?

Em đang ôn lại tiếng Việt.
 
Uy tín dựa trên thành tích và/hoặc địa vị.

Lòng tin dựa trên... lòng tin. Một phần do uy tín một phần do tình cảm.

Vì bại đang ôn tiếng Việt cho nên tôi thêm cái này:
Từ và/hoặc là tôi bắt chước tiếng Tây and/or. Chứ tiếng Việt truyền thống không có từ này.
Tôi khong thích Tây bồi nhưng cúng không bảo thủ. Cái gì của Tây nó hay thì mình cũng nên theo.
Tây bồi có nghĩa là cái gì thấy Tây nó hay dùng thì bắt chước theo, không cần biết là thực sự nó có những điểm xấu gì, và không cần biết là ở bối cảnh đó tiếng Việt có cách diễn tả hay hơn.
 
Uy tín là của chủ thể, lòng tin là của khách thể.
Anh A có thành tích, có quá trình cư xử phải đạo, hứa là làm, mượn là trả, ... thì anh A có uy tín.
Anh B thấy anh A như vậy nên anh rất tin tưởng anh A. Anh A đã tạo cho anh B 1 lòng tin.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cảm ơn 2 bác, 2 từ này em đọc thì không thấy liên quan lắm, nhưng ngồi nghĩ một lúc thì lại có cảm giác nó là một, nhưng một lúc sau lại có cảm giác gì đó nó không phải là một.

Liệu có phải uy tín có thì sẽ có lòng tin và không có chiều ngược lại.
Vậy nếu đặt lòng tin trước thì đó sẽ là 1 sự đánh cược với bản thân. Em đang suy nghĩ hơi chủ quan như thế.
 
Một người có mượn có trả nhiều lần những khoản tiền nhỏ để mua bán nhỏ lẻ thì coi như có uy tín, nhưng nếu đùng 1 phát mượn 100 triệu, 1 tỷ nói để làm ăn lớn thì phải coi lại. Nếu sau khi coi lại thấy dự án khó, vượt quá trình độ người này thì lòng tin lúc đó bị suy giảm.
Bán hàng đa cấp tạo ra uy tín ban đầu để chiếm lòng tin, lấy của người sau trả cho người trước, sau đó là chiếm đoạt bằng cách biến mất
Do đó, có lòng tin nhưng phải sáng suốt.
 
Uy tín dựa trên thành tích và/hoặc địa vị.

Lòng tin dựa trên... lòng tin. Một phần do uy tín một phần do tình cảm.

Vì bại đang ôn tiếng Việt cho nên tôi thêm cái này:
Từ và/hoặc là tôi bắt chước tiếng Tây and/or. Chứ tiếng Việt truyền thống không có từ này.
Tôi khong thích Tây bồi nhưng cúng không bảo thủ. Cái gì của Tây nó hay thì mình cũng nên theo.
Tây bồi có nghĩa là cái gì thấy Tây nó hay dùng thì bắt chước theo, không cần biết là thực sự nó có những điểm xấu gì, và không cần biết là ở bối cảnh đó tiếng Việt có cách diễn tả hay hơn.
Em thắc mắc cái từ và/hoặc này.
Nếu đúng ra thì dùng hoặc là đủ rồi. Vì hoặc có thể là chỉ có 1, hoặc là chỉ có 2, hoặc là có cả 2.
 
Thông thạo tiếng Anh và/ hoặc tiếng Pháp sẽ được tuyển.
Nghĩa là chỉ cần thông thạo 1 trong 2 thứ tiếng là được, (hoặc), mà cả 2 thì càng tốt (và)
 
...
Vậy nếu đặt lòng tin trước thì đó sẽ là 1 sự đánh cược với bản thân. Em đang suy nghĩ hơi chủ quan như thế.
Không hẳn vậy. Nó tùy theo môi trường và bối cảnh.
Điển hình: Nếu bạn không đặt lòng tin trước thì đọc các sách vở kinh Chúa, hay Phật đều vô nghĩa. Nhiều chỗ bạn còn thấy họ vô lý, chủ quan và tự mâu thuẫn. Lòng tin giúp cho bạn đặt câu hỏi đúng chỗ, và sẽ nhiều cơ hội hiểu sách hơn.

Em thắc mắc cái từ và/hoặc này.
Nếu đúng ra thì dùng hoặc là đủ rồi. Vì hoặc có thể là chỉ có 1, hoặc là chỉ có 2, hoặc là có cả 2.
Bởi vậy cho nên tiếng Việt không có từ tương đương. Tôi có nói trước là nhập mà.

Từ and/or không hẳn là không có chỗ đứng. Nhưng nó rõ hơn với văn hóa Anh Mẽo.
I want my cơm tấm with bì and chả: cả hai
I want my cơm tấm with bì or chả: một trong hai (*1)
I want my cơm tấm with bì and/or chả: cả hai, hay một trong hai đều được. (*2)

(*1) chú ý: lô gic theo toán thì không có giới hạn này, bởi vậy mới nói là văn hóa.

(*2) tương đương với: I want my cơm tấm with bì or chả or bì and chả.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bác admin nay đổi phong cách, dùng ví dụ thẳng vào vấn đề.
Thực ra ví dụ và hình ảnh vẫn dễ tiếp thu hơn là con chữ.
:D :D :D

Em thấy cách dùng hoặc/và nó 3 phải quá. Nó không chính kiến, kiểu thế nào cũng được.
- tôi muốn ăn cơm tấm với bì chả, tùy.
- tôi muốn ăn cơm tấm với bì chả, gì cũng được.
- tôi muốn ăn cơm tấm, miễn là có thức ăn.
--=0 --=0 --=0
 
Thưa các bác,
Vậy với "liêm, sỉ", 2 từ này có được xem là từ gần nghĩa hay không?
Cảm giác của em thì 2 từ này nghĩa nó gần nhau quá.

Người ta thường chửi nhau là vô liêm sỉ, vậy nếu như nói một người có liêm sỉ thì người ta sẽ nói như thế nào?

Và nếu đúng là sỉ diện hay sĩ diện?

Về mặt ví dụ:
- Ông này là một vị quan thanh liêm. Ông nọ là một người liêm chính.
- Hai vợ chồng nhà kia chuyên bán sỉ. (Em chưa tìm được câu nào ví dụ cho từ này). :wallbash: :wallbash: :wallbash:
 
Liêm 廉, là một phần của lương bổng quan hồi xưa, dùng để khuyến khích chống hối lộ, tham nhũng dân. Có thể coi như "phụ cấp liêm chính". Vì vậy, người ta dùng từ này để chỉ sự trong sạch.
Sỉ 耻, là sự hổ thẹn, nhục nhã. Vô sỉ là không biết hổ thẹn. Tri sỉ là biết. Ngày xưa người ta dùng "vô sỉ" là đúng từ hơn, "vô liêm sỉ" là cách dùng thêm thắt vào lúc chửi nhau,
Quốc thù tẩy tận thiên niên sỉ (Đề kiếm - Nguễn Trãi) Thù nước đã rửa sạch cái nhục nghìn năm.
Nếu là động từ thì có nghĩa là "làm nhục" (sỉ vả)

廉恥 Liêm sỉ: ngay thẳng, trong sạch, và biết phân biệt điều đáng hổ thẹn.

- Hai vợ chồng nhà kia chuyên bán sỉ. (Em chưa tìm được câu nào ví dụ cho từ này).
Từ sỉ trong đây khác hoàn toàn. Hồi xưa nó có nghĩa là gấp nhiều lần, về sau này dùng chủ yếu trong thương mại, hình như tiếng Việt khong có từ nào khác, tiếng Anh là "Bulk"
Câu ví dụ là buôn sỉ bán lẻ (vừa rõ nghĩa cho từ sỉ luôn)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chào các bác,
Hôm nay lại có từ mới các bác ạ.
Có ý kiến như thế này về người phụ nữ:
- Người sâu sắc thì sẽ sắc sảo.
Nhưng
- Người sắc sảo chưa chắc đã sâu sắc.

Theo em thì đã dùng từ sắc sảo thì nó phải bao hàm luôn cả sâu sắc bên trong, và người sắc sảo thì sẽ suy nghĩ sâu sắc, và ngược lại.

Nhờ các bác phân tích rõ hơn để em hiểu từ đúng nghĩa ạ!
 
Để khách quan, tác giả bài đăng nên hỏi trước ChartGPT 4; Sau khi hắn trả lời thì những théc méc xuất hiện tiếp sau nên hỏi trong mục 'Thư giản'
 
Để khách quan, tác giả bài đăng nên hỏi trước ChartGPT 4; Sau khi hắn trả lời thì những théc méc xuất hiện tiếp sau nên hỏi trong mục 'Thư giản'
Em đã thử như ý bác, nhưng nó trả lời bám rất sát với đề bài, không trả lời sâu sắc.

Kiểu như chắc chắn nó sẽ phải trả lời, vì nó được tạo ra như thế.
Mà cái em cần là 2 tính chất đó là riêng hay chung cơ?

Mã:
Câu này có thể được hiểu như sau:

Ý kiến đầu tiên đề cập đến sự liên quan giữa sự thông minh và tri thức của một người phụ nữ. "Sắc sảo" có nghĩa là thông minh, tài giỏi, sắc bén trong suy nghĩ và hành động. Nhưng để trở thành một người sắc sảo, người phụ nữ cần có sự sâu sắc trong tư duy và kiến thức.

Ý kiến thứ hai phản ánh việc một người phụ nữ có thể có khả năng sắc sảo mà không hề có sự sâu sắc. Điều đó có thể ám chỉ đến việc người này chỉ biết cách xử lý các vấn đề một cách cơ bản, không có sự hiểu biết sâu rộng hay khả năng phân tích sâu sắc.

Vì vậy, sự kết hợp giữa sắc sảo và sâu sắc là điều quan trọng để đánh giá một người phụ nữ.
 
Mượn mục này để "đấu lý" với bác @VetMini tiếp để tránh loãng bài người đăng.
Vetmini: Mới 10 năm đã quên toán là cách học dối trá.
1. Bác hỏi
Vetmini: Hồi học môn toán và lý. Chắc bạn không có học cách tính tăng/giảm luỹ tiến - tỷ lệ tăbg/giảm kép
Người ta trả lời:
Dạ ra trường cũng 10 mấy năm rồi nên cũng không nhớ. Chỉ nhớ ngày xưa lúc đại học thì có học tính future value dạng lãi đơn/kép.
Mười mấy năm là một con số có thể hiểu từ >=11 và < 20. Vậy nếu 19 năm thì bác nói gì?

2. Bác viết một cách khẳng định câu đó (giả định mười mấy năm bác vẫn cho là học dối trá) thì cũng được, vì sao phải xiên xỏ?
Vetmini: Mới 10 năm đã quên bài thì bạn thuộc dạng học toán cố ý để lấy bằng tốt nghiệp.

3. Bác có chắc thời đi học của bác với thời đi học của người này là cùng giáo trình không để "ỷ giỏi mà chảnh"?

4. Mình công nhận bác ở vế bác trọng, nhưng mình giới hạn chữ "chảnh" ở nghĩa tích cực. Bác khó tính nên trách móc rồi chỉ dạy thì bình thường, ai đó không chấp nhận (ví dụ do tư tưởng thế hệ) thì đứng ngoài cuộc. Nhưng vấn đề mình thấy là bác hay chỉ trích người khác, và mình muốn góp ý. Đương nhiên cái tôi của mỗi người sẽ quyết định họ có muốn lắng nghe hay không, nhưng mình vẫn thích lên tiếng. Vì
a/ Mình tôn trọng trình độ của bác beyond cả excel.
b/ Mình đã từng được bác trả lời bài
c/ Mình muốn giải thích cho bác hiểu vì sao bác nên lắng nghe và hãy suy nghĩ ở hướng tích cực
d/ Vì sự phát triển và trường tồn của GPE cho thế hệ mai sau

Vetmini:
Sự kênh kiệu, khó chịu giúp tôi cố gắng chịu khó gìn giữ và phát triển những gì mình đã học.
Tôi chỉ khinh "dốt mà bày đặt tự ái" thôi chứ "ỷ giỏi rồi chảnh" thì tôi trọng.

Mình khinh "dốt mà chối" và trọng "giỏi thì tự cao tự đại".
Ai cũng có tự ái theo cách nhìn nhận cá nhân, ở 1 sân chơi ảo và đa thế hệ, tôn trọng người khác, chấp nhận conflict thế hệ để mình cũng được tôn trọng là điều nên làm, dốt mà bị người khác xối xả vào mặt thì cũng chẳng ai thích, huống hồ phân tích tình huống chưa biết người kia có chuẩn chưa.

Bác khó tính, đó là tính cách cá nhân, đó là self-signature, nên người khác giao tiếp với bác thì cũng nên tôn trọng và giảm bớt cái tôi của mình nếu muốn qua lại. Vậy bác có làm điều đó ở chiều ngược lại không?
Bác kênh kiệu, là tính cách cá nhân, vậy bác có từng nghĩ khi mình là 1 phần của cộng đồng GPE, khi bác khăng khăng, thái độ đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến cộng đồng? Lượt bài viết cao nhất đề tên bác, bác không muốn thì cũng đã tự tạo sóng ảnh hưởng đến cộng đồng. Một sân chơi mà không giữ được sự tiếp nối nó nguy hiểm hơn bị mài mòn sự kế thừa. Bác là sự kế thừa, vì bác truyền kiến thức đến người khác và cũng nhận kiến thức từ người khác (có thể là bị động nhận) và với mình, bác góp phần giảm sự tiếp nối và duy trì thông qua cá tính aggressive một cách negative vì bác chọn cách nghĩ tiêu cực để trịch thượng với người khác.

Đây là nơi bác và mọi thành viên bình đẳng vì bác không phải chủ nhà. Bác online thường và đóng góp nhiều cho diễn đàn là điều rất trân trọng, nhưng không nên vì bác trọng tuổi hoặc vì bác là nhà giáo dục (ví dụ vậy) mà bác hạ đẳng người khác. Bác yêu cầu người khác chấp nhận cá nhân hóa của bác thì bác cũng nên trước là thông cảm người khác, sau là gia giảm self-logic của mình để hòa nhập cộng đồng.

Đồng ý xã hội giờ đang bị bào mòn nhanh về lối sống và nhận thức, nhưng cũng không thể vì bác gặp nhiều đối tượng đó mà bác bó cả thế giới vào cùng mối. Chốt lại, mình thực tâm mong bác bao dung hơn với giới trẻ, để xứng tầm của sự ngưỡng mộ.
 
Đã từng vào hội phiếm thơ
Đây nương gió ngắn, kia cay đắng lòng
Bàn đào thuở ấy râm ran
Kiệt nhân kiệt xuất, ai bàn cũng vui
Giờ thì né tới né lui
Kho tàng kiến thức, thoái trào đấy thôi
Mình thì mình hổng thấy vui
Khua con xoáy đục, nức lòng bá nhân?
Một mình chấp hết si nhân
Thuần ngôn mượn cớ, phũ phàng tiếng danh
Đầu đàn cá sấu nước trong
Gieo ngôn nhục chí, một lần rồi ra
Góp dòng bão xoáy tan gia
Bạch nhân, hắc điếm, bao gồm cả tôi
Lời này thẳng thắn nói ra
Chủ gia tự luận, có mình trỏng không
Vòng vèo giải pháp excel
Tấm thịnh tình cũ, ngó không cũng tuỳ
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chủ gia tự luận, có mình trỏng không
Í, thấy nhột nhột. --=0 --=0 --=0

Hình như là ran nè.
tiếng danh
Đầu đàn cá sấu nước trong
Gieo ngôn nhục chí, một lần rồi ra
Đoạn này hổng thấy vần nối đuôi nhau.

Ý từ này là tiếng danh hay tiếng Anh nhỉ?
::?>>::?>>::?>>
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom