Thi ân bất cầu báo (Nút thank đâu rồi) (4 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Trên cõi đời này, có nhiều người làm ơn cho người khác. Người làm ơn quên ngay chuyện đã làm, còn người nhận được ơn đó thì sao?
Nhiều người vào hỏi, xin trợ giúp xong lẳng lặng ngoảnh mặt ra đi không để lại 1 lời cám ơn. Chính người trợ giúp đó đã tận tâm tận lực ngồi viết bài trả lời và cũng không rõ là mình đã hướng dẫn đúng hay sai, đúng yêu cầu của người hỏi hay không. Thậm chí copy bài chuyển đến diễn đàn khác mà cũng quên trích dẫn nguồn gốc - ấy mới là điều đáng nói – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – uống nước nhớ nguồn. Những điều như thế đôi khi chúng ta quên hẳn.


Và hôm nay, tình cờ đọc được bài này. Xin gởi lên đây để cùng suy gẫm

BIẾT ƠN

Kẻ muốn được ơn thì quá nhiều, kẻ biết ơn thì quá ít. Đếm người biết ơn dễ hơn người vô ơn, vì số này quá lớn. Có những con cháu vô ơn, có những học trò vô ơn, có đủ thứ người vô ơn.

Làm ơn có thể không đòi trả nghĩa . Nhưng đã chịu ơn là phải biết ơn .

Cho đi có thể không mong nhận lại. Nhưng đã nhận là có bổn phận phải trả đáp. Trả đáp trong biết ơn không có nghĩa một sự bồi hoàn đổi chác, nhưng là một sự tỏ bày điều mình nhận biết về giá trị vật chất và tình thân của ơn nhận được.

Thí dụ: Có người cho tôi một chiếc áo ấm. Chiếc áo giá 10.000 đồng. Mười ngàn là giá trị vật chất của tặng vật. Nhưng không phải chỉ thế.

Chiếc áo đó biểu hiện một tình thương, và mang ý nghĩa của một sự cho đi phần nào chính mình người tặng, nên tặng vật đã trở thành một giá trị tinh thần.

Chiếc áo đó, người tặng đã có thể cho người khác, nhưng họ đã tặng tôi, như một sự lựa chọn tự do trong trăm ngàn. Sự lựa chọn đó lại là một giá trị thiêng liêng cao quý khác đắp thêm vào hai giá trị có sẵn.

Nhận thức ba giá trị đó, để rồi mình liên hệ với người làm ơn. Liên hệ đó sinh ra bổn phận nơi người chịu ơn. Bổn phận nơi người chịu ơn lại sinh ra quyền lợi nơi người làm ơn. Kẻ chịu ơn có bổn phận phải biết ơn. Người làm ơn có quyền được biết ơn.

Bổn phận biết ơn phải tương xứng với các giá trị của ơn nhận được. Nếu chẳng thực hiện được tương xứng, thì ít ra cũng có một mức tối thiểu nào. Hoặc một lời cảm ơn, hoặc một cử chỉ chứng tỏ mình hiểu biết.

Làm thế không phải vì người làm ơn cần, nhưng vì chính người chịu ơn cần. Cần biết ơn để mình xứng đáng là người hơn, để mình xứng đáng phận nào với ơn nhận được, để mình xứng đáng có thể được lãnh nhận thêm.

Nếu tôi tưởng mình không chịu ơn ai, thì tôi đã lầm lớn. Vì đời tôi nằm trong những liên đới chập chùng. Tôi chẳng cho đi được bao nhiêu nhưng đã nhận được quá nhiều. Thử một ngày ngưng nhận được những ơn đó, tôi sẽ lập tức trở thành bơ vơ, nghèo nàn khốn đốn.

Nếu tôi tưởng tôi không mắc nợ ai, thì tôi lầm lớn. Con người tôi, từ vật chất đến tinh thần, đã, đang, và sẽ được xây dựng bằng biết bao công ơn của người khác. Suốt dọc đời, tôi đều ghi dấu của biết bao nhiêu bóng người đã ghé lại.

Nếu tôi tưởng tôi đã trả ơn đối với mọi người làm ơn cho tôi, thì tôi lầm lớn. Tiền bạc, đồ vật có thể trả, nhưng ân nghĩa và tình thương làm sao trả đúng được. Những mô hôi nước mắt và những tận tâm của bao người đã làm cho đời tôi đẹp là những gì thiêng liêng cao quý. Chưa chắc tôi đã hiểu rõ được giá trị của những ơn đó, chứ đừng nói gì đến việc trả đền cho đúng .

Đề nghị ghi rõ "Nguồn Giải Pháp Excel" khi phát hành lại thông tin từ trang web này.
 
Mahatma Gandhi, người đề xướng chủ trương tranh đấu bất bạo động, đến Phi Châu. Ông vào dùng bữa trong một quán ăn bình dân. Sau khi dùng bữa, ông trả tiền và nói với người giúp bàn: "Xin cám ơn vì sự tử tế của anh". Người giúp bàn trả lời: "Thưa ngài, tôi sẽ không bao giờ quên ngài. Từ 25 năm phục vụ ở đây, tôi chưa bao giờ nghe được một tiếng cám ơn".

"Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Một tiếng cám ơn, một lời chào hỏi, nếu được thực thi với tất cả chân tình là một biểu lộ của một lòng tin sâu sắc. Nói một tiếng cám ơn, biểu lộ một cử chỉ thân thiện với người khác là muốn nói lên rằng tình liên đới giữa con người là một điều thiết yếu và ta cần có người chung quanh để sống với. Nói một tiếng cám ơn với người nào đó là khẳng định giá trị và nhân phẩm của người đó. Nhưng ở đời, có ai mà không cho ta một món quà hay không dạy ta bất cứ bài học nào đó.

http://www.btinternet.com/~kimnam/tuduc/loinoi.htm

Xin cám ơn tất cả Qúy Thầy cô, anh chị đã tận tâm trợ giúp, dìu dắt Thùy An thời gian qua.

Học trò dễ thương, dễ mến, dễ dạy và chậm tiêu Excel nhất của diễn đàn.
 
Mong KTgiagan tích cực tham gia để trang web ngày càng phát triển.

Chú này khá về KT mà cũng rất am tường về "Nhân Tâm". Tôi đã xem một bộ phim của Liên Xô, hình như là phim "Quy luật của muôn đời" thì phải. Nội dung phim là: Tôi giúp anh, anh giúp người khác, người khác giúp người khác nữa... và đó là xã hội con người.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Không biết tôi viết lên đây có bị cho là phản cảm không,

Nhớ lại trong phim Thần Điêu Đại Hiệp, con của Hoàng Dung & Quách Tỉnh là Quách Tương (có phim/ truyện gọi là Quách Tường), nhất định không chịu nhận sự truyền dạy võ học thâm sâu của Kim Luân Pháp Vương. Ý tôi muốn nói rằng sự truyền dạy đó là là cái ơn đúng không, nhưng người ta không cần cái ơn này, nhưng nếu không truyền dạy thì võ học của ông ta bị mai một, không có hậu thế, vậy nên được dạy là không phải ban ơn mà là thụ ơn!

Quay lại, thấy Sư phụ PTM, Thầy NDU, Bác Sa_DQ, các Anh Sealand, Concogia, v.v... những "cao tăng đắc đạo" của diễn đàn mình mà vào ghé thăm diễn đàn, không thấy bài hỏi nào hay, hoặc chẳng có bài hỏi nào, sẽ thấy chán ngán vô cùng! Vì thế, khi thấy được bài hỏi hay, có ý nghĩa về học tập, là các Thầy cứ miệt mài nào cà phê, nào thuốc lá, nào là thời gian... để nghiên cứu, nghiền ngẫm, quyết giải ra cho bằng được!

Như vậy, đôi khi ngẫm lại, phải CÁM ƠN người đã đặt ra câu hỏi!
 
Như vậy, đôi khi ngẫm lại, phải CÁM ƠN người đã đặt ra câu hỏi!
Đồng ý!
Nhưng mà...
- Phải hỏi sao cho hay (để người ta hứng thú giúp mình)
- Phải hỏi sao cho rõ ràng (để người ta còn hiểu mình muốn gì)
Đừng có thứ gì cũng hỏi (hóa ra mình chẳng làm gì), cũng đừng có hỏi mà chẳng ai hiểu được mình hỏi cái gì (tức bỏ.. xừ)
Thế nhé!
Ẹc... Ẹc...
+-+-+-++-+-+-++-+-+-+ Đập đầu 3 cái chào xuân
 
Phần trình bày dưới đây của qua có thể đi lạc đề với topic này chút

1.- Phân tích thêm: Thầy/cô, chú thím, cậu mợ dì dượng, anh chị, ai cũng muốn có câu trả lời đầy đủ, dễ hiểu xúc tích nhất. Có lúc đòi phải có mì ăn liền nữa cơ.

2.- Có khi lại phản tác dụng của phần phân tích trên.

Nói riêng ở lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế. Họ cho rằng, qua luôn cứng ngắt: Đầu đội chính sách, vai mang chứng từ. Lúc nào cũng hướng dẫn phải tuân thủ theo Luật kế toán, Luật thuế thì còn mần ăn cái gì nữa (hướng dẫn nhát gừng). Cái cần của người làm kế toán cho DN cần phải biết vận dụng lách luật theo nhu cầu của chủ DN. Họ chỉ mong có được những chiêu pháp tinh hoa để ứng xử tình huống chứ không cần trích dẫn đoạn nào trong các văn bản pháp luật hướng dẫn.

3.- Bác KTGG quá thận trọng, chán bác quá

3.1.- Thử hỏi bác, liệu Bộ Tài Chính, TCT khi ban hành văn bản hướng dẫn thì có làm đúng những cái gì của mình ban hành chưa? Chúng tôi, chưa vinh dự để xem qua báo cáo tài chính của các cơ quan này.

3.2.- Liệu Cty Kiểm toán nhà nước, kiểm tra số liệu báo cáo tài chính của các cơ quan trên có "nương tay" không? Và ai sẽ kiểm tra lại số liệu của Kiểm Toán Nhà nước đây!!!

4.- Cuối cùng: Mục đích chia sẻ, trả lời bài là gì?

Qua hoặc các Thầy/cô, chú thím, cậu mợ dì dượng, anh chị ở đây trả lời chỉ mang mục đích:

4.1- Hình thức trả lời cho các bạn vướng mắc là 1 hình thức ôn lại kiến thức.

4.2- Bổ sung kiến thức thêm sau khi nhận được các tham luận, phản biện của thành viên.

4.3.- Cùng là 1 cách trả lời với gương mặt tiêu biểu của người mẫu.
Ai cũng rõ, khi người mẫu trình làng, gương mặt nghiêm trang, hếch hếch cái mặt với bộ dáng ẻo lã lướt trên sàn diễn
Có câu bài viết không? Thưa cũng có, đôi lúc nhiều thành viên, cán bộ các cơ quan hữu trách trả lời chung chung không tận tụy, tận lực với công việc

Phần 4.3 này, qua muốn phản ánh trực tiếp đến với cơ quan hữu trách ban ngành. Ai cũng rõ, hiện chủ trương Nhà nước đã đi đến 1 cửa, người cần trợ giúp thì phải lấy số thứ tự (mục đích là trật tự, công bằng), sau khi có số thứ tự thì vào trình bày thì được CB bảo về xem Luật/Nghị định/Thông tư,... gì đó làm đi. Cũng là 1 cách trả lời cho dân, nên xem vấn đề của dân trước khi hướng dẫn theo VBPL, hoặc vấn đề này phải đi đến ô cửa n nào đó để xử lý tiếp. Sao phải hành như vậy, cán cân luật pháp trong tay, cán bô đã am hiểu, thông tường; sao không hướng dẫn tại chỗ để khỏi mất thời gian của nhau. (Việc này xảy ra tại cơ quan Chi Cục Thuế Quận 5, mới đây)

Nói về việc lấy số thứ tự (mục đích là trật tự, công bằng): Có những "nơi làm ăn nên ra", cái số này cũng tự động ưu tiên cho 1 số đối tượng đi ngõ sau. (Việc này xảy ra tại đơn vị cấp giấy thông hành). Cùng vào với mình 1 lúc nhưng cái số thứ tự "ưu tiên, ưu ái" đó nhảy vọt xa tít mình.

Còn trả lời bài cho thành viên với nhau có câu bài không? Thưa cũng có, đó là những cách câu bài, dẫn link đến 1 diễn đàn khác để mua tư liệu, tham gia các lớp, quảng cáo diễn đàn của mình. Tại sao phải làm như thế.

Đôi lời cuối năm. Nhân đây, xin gởi đến các Thầy/cô, chú thím, cậu mợ dì dượng, anh chị đôi lời tại đây
 
Đồng ý!
Nhưng mà...
- Phải hỏi sao cho hay (để người ta hứng thú giúp mình)
- Phải hỏi sao cho rõ ràng (để người ta còn hiểu mình muốn gì)
Đừng có thứ gì cũng hỏi (hóa ra mình chẳng làm gì), cũng đừng có hỏi mà chẳng ai hiểu được mình hỏi cái gì (tức bỏ.. xừ)
Thế nhé!
Ẹc... Ẹc...
+-+-+-++-+-+-++-+-+-+ Đập đầu 3 cái chào xuân

Đúng đúng đúng!
Hỏi cỡ Thu Nghi, vừa hỏi vừa đố, trả lời xong vừa tiếp thu vừa tiến bộ, thì dù bận mấy cũng muốn làm để trả lời và để tự luyện tay nghề.
Vả lại cách ThuNghi hỏi cũng rất rõ ràng: 1 sheet là dữ liệu gốc, 1 sheet là kết quả mong muốn, lại còn diễn giải cách đã làm và cách muốn làm nhưng chưa được.

Chứ hỏi kiểu như ndu nói, "tức bỏ xừ" chứ chả thấy có thể cám ơn được chỗ nào. Trừ khi hỏi xong "xin được nghe mắng", thì mình được mắng, mình sẽ khoái, mình sẽ cám ơn.

Ai nói tui chết tiệt thì tui chịu.
 
Cũng có 1 cách hỏi, tạm gọi là dẫn dắt người giải:
- Đầu tiên vấn đề hỏi rất đơn giản (cấp độ 10
- Sau khi nhận được trả lời, hỏi tiếp, mở rộng ra (cấp độ 2)
- Hỏi tiếp cấp độ 3
....
- Cuối cùng mới là toàn bộ bài toán.
Trả lời những bài này nhiều khi cũng mệt mỏi. Hỏi 1 lần luôn cho nhanh, xử cái rụp!!!
 
Mấy ngày qua (trước 01 ngày) 16/01/2012, cứ ra vô cổng thông tin của Tổng Cục Thuế bám theo Thông báo về việc nâng cấp các ứng dụng Hỗ trợ khai thuế. Đêm qua, khi thấy thông tin hót, tranh thủ post bài này lên, thấy mọi người vào đọc. Sau đó, lẳng lặng ngoảnh mặt ra đi (Toàn là bậc Thầy của mình mới chết). Buồn thật. (Công sức đâu để ngồi viết bài, load về vồi up lên, lo ngại anh em không tải được. Mà thiệt, chị thutt réo gọi sao không load về được)

Sáng nay, đi Củ Chi và Thủ Đức lo cúng kiếng mồ mã ông bà xong về lúc(13h45) thì đọc thấy đôi dòng này cũng an ủi cho tuổi xế chiều.

Riết rồi cái nhiệt huyết cũng không còn nữa. Thật đáng buồn và thương cho cái thân xế chiều này.
 
đồng ý với tất cả những góp ý, ai cũng có cái hay của mình. Xong, theo tôi diễn đàn nên tạo ra một sân chơi chia ra nhiều "đẳng cấp" khác nhau, phân loại theo từng học viên yếu kém trung bình giỏi xuất sắc. như võ thuật cũng chia ra nhiều đai xanh trắng đỏ vàng.. gì đó. Nếu một người nào đó quá chuyên nghiệp với excel mà hỏi những câu ngớ ngẩn thì cũng cần phải phê bình, nhưng có những cô chú mới chập chững vào nghề thì không tránh khỏi những câu hỏi "vu vơ" gây "tức bỏ xừ". (chính bản thân tôi cũng vấp phải điều này).
"Cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Học thức ở mỗi người cũng vậy"
 
đồng ý với tất cả những góp ý, ai cũng có cái hay của mình. Xong, theo tôi diễn đàn nên tạo ra một sân chơi chia ra nhiều "đẳng cấp" khác nhau, phân loại theo từng học viên yếu kém trung bình giỏi xuất sắc. như võ thuật cũng chia ra nhiều đai xanh trắng đỏ vàng.. gì đó. Nếu một người nào đó quá chuyên nghiệp với excel mà hỏi những câu ngớ ngẩn thì cũng cần phải phê bình, nhưng có những cô chú mới chập chững vào nghề thì không tránh khỏi những câu hỏi "vu vơ" gây "tức bỏ xừ". (chính bản thân tôi cũng vấp phải điều này).
"Cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Học thức ở mỗi người cũng vậy"

Tôi nghĩ ở diễn đàn GPE, không bao giờ có sự phân chia đẳng cấp như ý kiến của bạn. Chúng ta đến đây từ rất nhiều miền tổ quốc, vùng sâu, xa, vùng thành phố...kiến thức mỗi người 1 khác, thành viên mới chưa biết về cách sử dụng diễn đàn thì hỏi, thì tìm hiểu. Thành viên cũ giúp đỡ thành viên mới, cớ chi phải "phân biệt"? Nếu thành viên cũ gạo cội chuyên nghiệp với Excel mà lỡ có đưa ra câu hỏi mà theo bạn là "ngớ ngẩn" thì cũng là chuyện bình thường.
Con người cũng chẳng phải thánh thần tiên phật gì nên đôi lúc cũng có sự nhầm lẫn...cũng chẳng ai nắm tay cả ngày đến tối. Không phải ai cũng "biết tuốt" mọi vấn đề.
GPE có sự gắn kết là như vậy, mọi người bình đẳng, thân thiện, hòa đồng...Mỗi chúng ta cũng góp phần cho GPE phát triển bằng cách xây dựng theo chiều hướng tíchcực. Một bàn tay chẳng bao giờ vỗ thành tiếng mà cần nhiều bàn tay...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom