Thử viết truyện ngắn & cực ngắn (1 người xem)

  • Thread starter Thread starter ptm0412
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

ptm0412

Bad Excel Member
Thành viên BQT
Administrator
Tham gia
4/11/07
Bài viết
14,676
Được thích
37,384
Donate (Momo)
Donate
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
Consultant
Đôi khi buồn buồn, đôi khi có tâm trạng, đôi khi căng thẳng, ... thử giải khuây bằng cách viết lung tung ...

Truyện tình anh và em

Một lần Anh nói:
Lần đầu tiên kiếm được tiền, anh sẽ gởi hết cho em.
Em bảo:
Sau đó mỗi ngày em sẽ gởi lại cho anh tiền lẻ, chứng tỏ rằng em ngày nào cũng nhớ anh, và nhắc anh nhớ em luôn thể

Iu em lắm, tình iu xa!

Rồi ngày ấy đến. Anh gởi em tiền nhuận bút bài thơ đầu tay 20đ. Em vội vã đi đổi ra tiền xu. Nhưng không được toàn xu, nhỏ nhất là 2 xu, lại có cả tiền hào. Em đếm được 307 tờ, chép miệng: Thôi cũng được gần 1 năm.
Thế rồi mỗi ngày em lại tốn vài xu tiền tem gởi ngược vào cho anh 1 tờ, kèm theo mỗi 1 câu: "Em nhớ anh" ghi ngay vào mặt trong phong bì.

Anh vẫn làm thơ, nhưng không gởi đăng bao nhiêu, cũng chẳng được nhuận bút nữa. Nhưng mổi ngày anh lại ra ngóng ông đưa thư.

Nhận được thư, anh lấy tờ tiền lẻ ra hít hà, rồi cất vào hộp. Bao thư anh cũng cất vào ngăn riêng.

Anh vẫn làm thơ, nhưng báo không đăng nữa. Em bảo: Thơ anh hay thế mà ... Thôi anh cứ gởi cho em đọc.
Thế là anh làm thơ chỉ cho mình em đọc, mà quên cả ngày tháng. Chỉ biết mỗi ngày trông nhận được thư rồi cắm cúi làm thơ. Xong bài nào, lại nắn nót viết lại, gởi cho em.

Em mỗi ngày lại lấy những bài thơ của anh ra đếm, còn anh thì thỉnh thoảng mới llấy phong bì có dòng chữ "Nhớ anh" ra đếm. Bỗng anh giật mình: Hơn 4 trăm bao, hơn 4 trăm lần em nói nhớ anh bằng cách đó, mà anh chỉ gởi em được mỗi một lần nhuận bút. Lại còn tiền tem ... anh thấy mình vừa vô tâm, vừa bất tài. Anh tức tốc bỏ mọi chuyện đáp chuyến tàu đầu tiên ra với em.

(Chưa có đoạn kết)
 
Tiếp theo:

Anh nhét vội vài bộ quần áo, nhét luôn cái hộp đựng hơn 400 phong bì kỷ niệm nháo nhào chạy ra ga. Vơ vét hết túi trong túi ngoài, vẫn không đủ tiền mua vé. Anh đứng thẫn thờ rồi sực nhớ cái hộp. Anh mở ra, thế là cô bán vé được dịp đếm xu và hào.

Xuống ga, anh tất tả vừa chạy vừa hỏi thăm đường đến địa chỉ ghi trên phong bì.

Cửa đóng. Anh lại đứng thẫn thờ. Nhác thấy một bà cụ vừa trong nhà kế bên bước ra, anh hỏi thăm có phải nhà Em và có biết Em đi đâu. Bà cụ bảo: Đúng nhà cô ấy, nhưng cô ấy bệnh gì không rõ, cách đây 2 tuần phải nhờ bạn đưa đi viện.

Cụ nói thêm: Ngày nào cô ấy cũng đi gởi thư, nhưng cả tuần mới thấy nhận lại một. Tội nghiệp con bé, vừa hiền vừa ngoan. Đây tôi đang giữ 1 lá thư gần 5 ngày nay do bưu tá gởi.

Anh hỏi thăm bệnh viện nào, thì bà cụ không biết.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tiếp theo:

Anh lại thẫn thờ. Cầm cái phong bì ghi địa chỉ ngồi phịch xuống đất, mắt nhìn chăm chăm vào 3 chữ "Em nhớ anh". Gấp lại, xoay ngang rồi xoay dọc, chợt anh để ý ngày đóng dấu trên phong bì do bưu cục đóng: Ngày tới là hôm kia, anh nhận trước khi đi, ngày gởi là trước đó 1 ngày. Bà cụ thì nói em nhập viện đã 2 tuần, vậy trong hơn 10 ngày, ai gởi mà mỗi ngày anh mỗi nhận?

Anh hỏi đường rồi chạy ra bưu điện gần nhất, những mong thấy được người gửi thư hôm nay. Biết ai mặt mũi ra sao đâu mà tìm, anh đành đứng canh ngay kế bên thùng thư, ai bỏ thư vào thùng anh cũng liếc nhìn cái phong bì. Anh ở lì đó cả ngày mãi đến khi bưu điện đóng cửa. Hôm sau anh lại đến, lại đứng cạnh thùng thư, lại liếc phong bì.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tiếp theo:

Anh lại thẫn thờ. Cầm cái phong bì ghi địa chỉ ngồi phịch xuống đất, mắt nhìn chăm chăm vào 3 chữ "Em nhớ anh". Gấp lại, xoay ngang rồi xoay dọc, bỗng anh để ý ngày đóng dấu trên phong bì do bưu cục đóng: Ngày tới là hôm kia, anh nhận trước khi đi, ngày gởi là trước đó 1 ngày. Bà cụ thì nói em nhập viện đã 2 tuần, vậy trong hơn 10 ngày, ai gởi mà mỗi ngày anh mỗi nhận?

Anh hỏi đường rồi chạy ra bưu điện gần nhất, những mong thấy được người gửi thư hôm nay. Biết ai mặt mũi ra sao đâu mà tìm, anh đành đứng canh ngay kế bên thùng thư, ai bỏ thư vào thùng anh cũng liếc nhìn cái phong bì. Anh ở lì đó cả ngày mãi đến khi bưu điện đóng cửa. Hôm sau anh lại đến, lại đứng cạnh thùng thư, lại liếc phong bì.
[h=2]Thử viết truyện ngắn & cực ngắn, ngắn nên sư phụ mỗi đoạn viết có vài câu "đúng là ngắn thiệt" :=\+ vậy chắc bài này ngắn nên tầm 365 đoạn thôi !$@!![/h]
 
Tại không phải dân giỏi văn, nên mỗi ngày chỉ cố viết được 1 ít.

Tội nghiệp anh chàng, người gửi thư không biết là ai, không biết ở đâu, mà lại canh chừng cái bưu điện, biết đến chừng nào. Mai chắc cho anh chàng chạy mươi mười lăm cái bệnh viện để tìm. Khà khà.
 
Tại không phải dân giỏi văn, nên mỗi ngày chỉ cố viết được 1 ít.

Tội nghiệp anh chàng, người gửi thư không biết là ai, không biết ở đâu, mà lại canh chừng cái bưu điện, biết đến chừng nào. Mai chắc cho anh chàng chạy mươi mười lăm cái bệnh viện để tìm. Khà khà.
ôi sư phụ này đúng là là ác thiệt , đúng như chữ ký Cheettit Old Man
 
Được tin ba bệnh, hắn liền bắt xe đi liền; Quê hắn xa cỡ Sài gòn - Đà lạt, nhưng giờ cũng được nâng cấp là thành fố!
Bác tài hỏi hắn xuống đâu; hắn không do dự: "Bệnh viện"
Các bạn đừng tưởng bác tài hay; vì mang tiếng là thành fố nhưng chỉ mỗi 1 bệnh viện thôi.
Qua 3 đêm trực bên ông già gần 100 tuổi, hắn cũng mệt, mắt thâm quầng.
Được cái là sự cố gắng của hắn & thằng em rồi cũng được trời thương tình bù đấp; Sức khỏe ba hắn dần hồi fục, từ truyền đạm chuyển sang cháo loãng, giờ có thể vài miếng cơm; Hắn mừng lắm!
Nghe chỉ đạo từ xa, hắn tìm đến quán bò kho nổi tiếng thành fố mua ít đem về & cất lời dỗ:
"Ba ngồi dậy làm mấy miếng cho nóng, ba!"
Tự dưng hắn buộc miệng "Chị ba con bảo thế!" (Chẳng là chị hắn bác sỹ mà!)
Ông già đùng đùng tức giận & định đưa tay tát hắn!
"Tao không ăn gì hết! Mầy,. . . mầy . . . !"
Vừa bước vô fòng chứng kiến cảnh đó, thằng em nói:
"Rồi, rồi,. . . Giận cá chém thớt đó mà!"

Mình lại nghĩ: "Thằng này quả nhiều kinh nghiệm!"
 
Tại không phải dân giỏi văn, nên mỗi ngày chỉ cố viết được 1 ít.

Tội nghiệp anh chàng, người gửi thư không biết là ai, không biết ở đâu, mà lại canh chừng cái bưu điện, biết đến chừng nào. Mai chắc cho anh chàng chạy mươi mười lăm cái bệnh viện để tìm. Khà khà.

Em viết tiếp câu chuyện còn dở dang này nhen ^^
...

Đã ngót nghét 3 ngày tôi túc trực mà đúng hơn là rình mò ở cái bưu điện mà tôi nghĩ là Em hoặc người-mà-em-nhờ sẽ đến để gởi những lá thư cho tôi, thế nhưng, mọi chờ đợi của tôi là vô ích. Vẫn không có ai khả nghi ra vào bưu điện. Ngọn lửa hy vọng trong tôi bắt đầu yếu dần. Và, tôi quyết định đến quầy hướng dẫn để hỏi....
 
Truyện ngắn sẽ có hậu nha thầy Mỹ, chị Xuân và HYen17 }}}}}
 
Em viết tiếp câu chuyện còn dở dang này nhen ^^
...

Đã ngót nghét 3 ngày tôi túc trực mà đúng hơn là rình mò ở cái bưu điện mà tôi nghĩ là Em hoặc người-mà-em-nhờ sẽ đến để gởi những lá thư cho tôi, thế nhưng, mọi chờ đợi của tôi là vô ích. Vẫn không có ai khả nghi ra vào bưu điện. Ngọn lửa hy vọng trong tôi bắt đầu yếu dần. Và, tôi quyết định đến quầy hướng dẫn để hỏi....

Trời trời, mình đứng liếc bao thư người ta, người ngoài sẽ chỉ thấy là liếc tay người khác, mình mới là người bị coi là khả nghi, chưa hết ngày thứ 2 có khi đã bị bảo vệ tóm rồi ấy.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hihi, câu chuyện mình viết 1 mạch chẳng chỉnh sửa gì nên chắc là đôi chỗ sẽ "kỳ kỳ"....

Chắc là nội dung, cốt truyện, cách hành văn, chi tiết truyện, nhân vật, cảm xúc....còn phải chỉnh sửa lại....
 
Tiếp theo:

Ngày thứ nhì anh đứng canh thùng thư đến trưa một cách vô vọng. Rồi anh nghĩ: Hay là mình đứng nhầm bưu điện? Dù vậy anh cũng cố đứng đấy đến hết ngày. Anh lê bước về nhà của em, may ra có tin tức gì.
Anh lại tìm bà cụ hàng xóm để hỏi thăm. Bà cụ bảo: Cậu thử đi hỏi thăm các bệnh viện chứ biết bưu điện nào mà đứng canh? À, tôi thấy cậu cầm cái phong bì, vậy cậu đưa tôi xem.

Anh đưa phong bì cho bà cụ mà chứa chan hy vọng. Quả vậy, bà xem rồi bảo: Cậu phải hỏi tìm đúng cái bưu điện có số bưu cục này này, chứ không phải cái bưu điện nào gần nhất đâu.

Anh mừng quá trông cho trời sáng. Hôm sau anh tìm hỏi đúng bưu điện rồi, lại tiếp tục đứng canh chừng cái thùng thư. Canh vài tiếng đồng hồ cũng không thấy. Gặp lúc vắng người bỏ thư, anh quay sang hỏi thăm một cô ngồi quầy. Cô ấy tỏ vẻ thông cảm và kể: Hơn 2 tuần nay, có 1 cô y tá cứ ra mua 1 cái tem, duy nhất 1 cái tem để phải thối tiền lẻ lại. Rồi cô ấy lấy 1 tờ tiền, bỏ vào 1 phong bì có sẵn trong tay, dán tem, gởi. Tầm khoảng 10 giờ, vội đến rồi vội đi, chắc gần nên thấy đi bộ.
 
Tiếp theo:

Ngày thứ nhì anh đứng canh thùng thư đến trưa một cách vô vọng. Rồi anh nghĩ: Hay là mình đứng nhầm bưu điện? Dù vậy anh cũng cố đứng đấy đến hết ngày. Anh lê bước về nhà của em, may ra có tin tức gì.
Anh lại tìm bà cụ hàng xóm để hỏi thăm. Bà cụ bảo: Cậu thử đi hỏi thăm các bệnh viện chứ biết bưu điện nào mà đứng canh? À, tôi thấy cậu cầm cái phong bì, vậy cậu đưa tôi xem.

Anh đưa phong bì cho bà cụ mà chứa chan hy vọng. Quả vậy, bà xem rồi bảo: Cậu phải hỏi tìm đúng cái bưu điện có số bưu cục này này, chứ không phải cái bưu điện nào gần nhất đâu.

Anh mừng quá trông cho trời sáng. Hôm sau anh tìm hỏi đúng bưu điện rồi, lại tiếp tục đứng canh chừng cái thùng thư. Canh vài tiếng đồng hồ cũng không thấy. Gặp lúc vắng người bỏ thư, anh quay sang hỏi thăm một cô ngồi quầy. Cô ấy tỏ vẻ thông cảm và kể: Hơn 2 tuần nay, có 1 cô y tá cứ ra mua 1 cái tem, duy nhất 1 cái tem để phải thối tiền lẻ lại. Rồi cô ấy lấy 1 tờ tiền, bỏ vào 1 phong bì có sẵn trong tay, dán tem, gởi. Tầm khoảng 10 giờ, vội đến rồi vội đi, chắc gần nên thấy đi bộ.
lại hết 1 tập, 24h nghi đúng 10 dòng, kiêu này thì các Thanh viên phải theo dõi hết năm, híc
 
Truyện tình anh và em (Tiếp theo)

Anh nhìn đồng hồ, mới chín rưỡi. Anh không canh chừng thùng thư nữa mà đứng dựa quầy canh chừng một cô y tá nào đó mua tem hoặc bỏ thư. Lúc nãy đừng chờ vô vọng thì đã thấy thời gian trôi chậm, bây giờ chờ với 1 chút hy vọng thì lại càng thấy lâu: Nửa tiếng dài như nửa năm!

Kìa kìa, có 2 cô mặc áo blouse y tá chứ không phải một! Hai cô vừa đi vào vừa nói chuyện vui vẻ, đến thẳng thùng thư móc ra mỗi người 1 phong thư chứ không phải chỉ 1, chọc ghẹo nhau gì đó rồi mới bỏ vào thùng. Anh vội vã chạy lại cũng chỉ kịp nhìn thấy kẻ trước người sau 2 cái phong bì, không kịp nhìn địa chỉ.

Anh đánh bạo làm quen để hỏi chuyện, té ra cả hai cô đều gởi thư cho người yêu ngoài biên giới, chẳng phải gởi giùm ai, mà cũng chẳng phải tên anh và thành phố của anh ở.

Anh lại quay về quầy bán tem chờ tiếp. Thêm chừng mươi phút thì lại thấy một cô y tá có vẻ vội vã tất bật hơn, lại quầy tem hỏi mua 1 con tem đường dài, đưa tiền chẵn chờ thối lại. Anh liếc tay cô ấy, thì thấy cầm sẵn 1 phong bì. Anh run hẳn lên, lại thấy cô ấy lấy 1 tờ tiền xu bỏ vào phong bì, dán tem, rồi dán phong bì. Cô bán tem cười: Đúng cô này rồi đấy.

Lại càng run hơn, anh tiến đến gần để hỏi.
 
Kỹ niệm khó quên.

Thế là 12 ngày nghỉ hè tại Cờ rưm sắp qua, nhưng hắn chưa từ bỏ ước nguyện;
Số là ngày đầu tiên đặt chưn lên xứ sở nắng chói chan nhứt của nước Nga Xô Viết hắn đã fát hiện ra con chim gõ kiến; Ngày nào cũng vậy, nó bình thảng mổ vô cây cột điện cũ ngoài hiên để tìm thức ăn cho chính mình. . . .
Đến ngày thứ ba thì hắn đã tự tạo được dàn thun & sáng nào sau khi tắm biển xong, hắn fục kích dưới cột đèn.
Sáng cuối cùng hôm ấy, viên sỏi bắn ra từ dàn thun của hắn trúng đích.
Tiếng bịch khi con chim rớt xuống đã làm 1 số người đi đưỡng chững lại

  • Ác quá; Tội nghiệp quá.. . .
  • Fút trước nó vừa được sống đây mà!
  • . . . . .
Hắn ù tai . . .
nhưng cũng kịp nghe loáng thoáng ai đó: “Các bạn thông cảm, đất nước nó đang có chiến tranh mà!”
 
Tình cũ

Hắn tươi tỉnh, mạnh bạo bước tới cửa đón khách chuyến bay 345 từ ĐN; Tay để sau lưng với ba cành hồng.
Hành khách lần lượt thoát qua cửa với nhiều trạng thái khác nhau;
Một fụ nữ trạc tuổi hắn ngập ngừng bước tới:

  • M. đó hả, khác quá!
Sao không khác được, đã 37 năm còn gì! Hắn trịnh trọng đưa nàng những cành hồng, xách vali & hướng dẫn người đẹp ra taxi.
Bác tài hỏi: “Đi đâu hai bạn?”. Hắn ngập ngừng;
Nàng ta đỡ lời 432 NTL bác à!
Nhà của con nàng chỉ cỡ 22 m vuông thêm cái gác.
Nguyên hôm đó, chiếc cầu thang chứng kiến cuộc gặp giữa hai bạn học cũ cùng lớp, có cùng ngày sinh. Trong câu chuyện có nói tới người thứ ba đã khuất!
 
Có 1 nhóc nói: Thầy viết tiếp kết cục đi, con thích kết cục có hậu và lãng mạn ạ

Có hậu thì khó lãng mạn lắm nhóc ạ. Kết cục kiểu bi kịch mới dễ viết lãng mạn. Tất nhiên là không cho nhân vật "em" bị ung thư kiểu mấy ku Korea, cũng không bị chết hay hấp hối như mấy ẻm Hongkong, hay chấn thương sọ não nhờ người viết thư như phim Pháp (phim gì quên tên rồi). Cũng không thể làm phim kinh dị "ma viết thư", hỏng có hậu.

Tạm thời chưa thể lãng mạn được!

Truyện tình anh và em (Tiếp theo)

Anh hỏi ngay vào việc: Trước tiên có phải cô y tá gởi thư cho anh không, có phải gởi hộ cho một người không. Sau khi cô y tá xác nhận, anh như sống lại, bao nhiêu mệt nhọc tan biến đi đâu hết.

Cũng không định tỏ ra bất lịch sự nhưng anh tiếp tục hỏi, các câu hỏi cứ tuôn trào theo cảm xúc khiến cô y tá không kịp trả lời tiếng nào: Cô ấy bệnh gì, nằm bệnh viện nào, khỏe chưa, chừng nào có thể ra viện, có gầy không, có tỉnh táo không, có ăn uống gì được không, ... và cuối cùng là có thể thăm cô ấy được không.

Trong khi đó, cô y tá luống cuống hết cả lên, tai thì cố gắng nghe cho đủ, mắt thì nhìn anh chăm chú, chân tay thì lóng ngóng vì quá tập trung cả 2 việc nghe và ngắm. Dường như cô y tá đang đo lường mức độ thành thật của anh, hoặc đang đong tình cảm của anh xem được mấy đấu.

Mãi sau anh mới giật mình vì mải hỏi liên tục không để người ta trả lời, anh vội xin lỗi. Cô y tá lúc bấy giờ mới định thần lại, nhưng vẫn không thể trả lời câu hỏi nào của anh (hỏi nhiều quá), chỉ vội nắm tay lôi anh đi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bực bội nhất là cảm giác phải chờ đợi...tập phim kế tiếp vào tối thứ 5 và chuyện của thầy ptm mỗi sáng +-+-+-+
 
Nên trồng cà chua hay dưa chuột

Thấy vườn cà chua ông hàng xóm trồng ngày càng tươi tốt, trái ửng mọng so với vườn nhà mình, cô gái sang hỏi thăm kinh nghiệm;
Ông ta khẻ khàng nói:
Có gì đâu cô ơi; Tinh mơ nào tôi củng ra giữa vườn & đái đó mà!
Bẵng đi thời gian, cô ghé thăm để cảm ơn ông hàng xóm tốt bụng.

  • Cô cảm ơn tôi về bài học gì?
  • Cháu học bác & chiều nào cũng tắm ở giữa vườn, nên vườn dưa chuột của cháu to & rất dài bác ạ!
 
Nó vội lau giọt nước mắt lăn trên má. Nó không bao giờ nghĩ rằng một ngày lại nghe tin dữ đến thế. Xuất huyết não ư? Không thể nào, em còn trẻ vậy kia mà

Nó vội vàng đến bệnh viện. Em nằm đấy không hay biết gì.

Người nhà em ai cũng lo âu cho số phận của em.

Cố lên em nhé, hãy quay về cuộc sống này nghe em.
 
Người già vậy đó

Trưa nay sau 3 tiếng đồng hồ cầm vợt chạy cùng sân với bạn bè về, vợ hắn nhờ giúp bưng cơm lên cho bà già trên lầu;
Đến nơi hắn lên tiếng: “Cơm đây má nha, má dùng bữa cho đúng giờ!”
• Thế vợ mày nói nấu cháo cơ mà?
Hắn chưng hửng: “Vợ con bảo bưng cơm cho má mà”
• Nó nấu cơm chứ không nấu cháo à?
• Để con hỏi lại!

Hồi sáng em nói “Nấu cháo má ăn nghen?”; Má hỏi lại: “Sao không nấu cơm?”
Em tưởng má ưng cơm nên chuyển sang nấu cơm!

Nhưng cả 2 vợ chồng hắn đâu biết rằng, sau câu hỏi “Sao không . . .?” đó, bà má muốn nghe câu hỏi triều mến từ con rằng:
“Má thích ăn gì trưa nay để con nấu!”
Chứ chuyện ăn cháo hay cơm chỉ là chuyện fụ mà thôi!
 
Sống quá lâu!

(Chuyện không có bản quyền)
Hai cha xỉn dìu nhau về nhà;


  • Ủa đến gần nhà mày chưa? Mà tao nhớ đâu có bãi tha ma & lân tinh bay đầy thế kia?
  • Nói cà rỡn không hà; Gần nhà tau rồi, nhưng làm chi có bãi quĩ đó chứ?
  • Mầy không tin ư; À mà ông này trường thọ à nha, đến 101 tuổi lựng!
  • Ổng tên gì, mầy?
  • Ổng tên là "Phan Rang" mày à, nhủ danh nữa, "Km" à nha!
 
Truyện dài là tiểu thuyết mấy trăm trang, còn truyện ngắn chỉ 2 chục trang trở lên trở xuống. "Truyện tình anh và em" mới hơn 10 trang 1 chút.

Truyện tình anh và em (Tiếp theo)

Vừa lôi anh đi, cô vừa kể. Ôi chao, cô túm được anh rồi, cô đong được tình cảm của anh đến bao nhiêu là đấu, cô đọc được trong mắt anh vô vàn sự lo lắng chân thành trong lúc anh hỏi. Bây giờ cô mừng quá, mừng cho bạn mình còn hơn mừng cho chính bản thân, đến lượt cô nói. Tay cô níu anh lôi đi, chân thoăn thoắt bước, và miệng thì kể

Thôi chêt, đau bụng, uống nước nhiều quá,
Lát viết tiếp
 
Truyện tình anh và em (Tiếp theo)
Cô kể rằng em chẳng có bệnh gì nghiêm trọng, chỉ có 1 là suy nhược cơ thể do ăn uống kém, cơ thể lại khó hấp thu, đường huyết kém. Đã vậy lo nghĩ quái gì không biết, tinh thần xuống cấp ngày càng trầm trọng, nhất là khoảng 3 tháng gần đây. Thế là té lăn đùng ra như bị đột quỵ tim. May là có bạn (tức là cô y tá ấy) đang ngồi chơi cùng, đang vặn hỏi xem có những chuyện gì mà phải lo nghĩ đến thế.

Chở đi cấp cứu, bác sĩ cho truyền nước biển kèm bao nhiêu là thuốc trợ sức. Được non nửa chai, lại bị sốc phản vệ, tưởng đi luôn! Cứu tỉnh lại thì bác sĩ không cho truyền nữa, bắt phải ăn uống. Khốn nỗi người vật vờ như con ma, ăn gì cho lại sức ngay được. Thế là nằm 4 ngày, bác sĩ cho về bảo người nhà chăm sóc. Thế là cô y tá rước về nhà mình, ngày 3 bữa đút cháo.
Cô còn kể những gì gì nhiều lắm, anh không dám ngắt lời, mà cũng không hiểu hết những từ chuyên môn, chỉ cuống quíu chân mà sải theo cô y tá.

Cuối cùng cô y tá kết luận: Cái con bé này bướng lắm, hỏi có chuyện lo nghĩ gì thì nhất định không nói. Bây giờ sợ chết nên phải chịu ăn nhiều rồi. Cái chuyện nhờ gửi tiền và thư hàng ngày, cô nhận lời chứ cũng chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì.

Nói đến đây, cô đứng phắt lại, giật anh 1 phát suýt té, túm 2 vai anh, quay mặt anh vào mặt mình rồi hỏi: Thế anh là gì của bạn ấy, chuyện gởi thư và tiền hàng ngày là ý gì, tại sao anh biết bạn ốm mà vượt cả ngàn cây số ra đây, có biết nỗi lo của bạn ấy là gì không, ...

Lần này đổi vai, cô y tá hỏi dồn dập anh hàng chục câu hỏi liền, cứ mỗi câu là giật hai vai anh 1 cái. Anh thật chẳng còn chen vào được nữa.
 
Cuộc đua của những cặp đôi hoàn hảo

Ba nước Đông dương tổ chức cuộc đua cho những cặp đôi hoàn hảo;
Thể lệ cuộc thi như sau:

Mỗi nước đưa ra đội hình gồm 1 con thỏ & 1 con rùa để cùng vượt qua chặng đường cỡ 250 m; Nhưng có 1 con rạch khoảng hơn chục thước gì đó trên đường đua!
Đội nào thua cuộc sẽ bị bỏ vô nồi.

Cuối cùng kết quả đội VIE bét với 59 fút 28 gy
Đội CPC nhì với 35 fút 00
Đội LAOS nhứt do biết sử dụng đúng năng lực của từng thành viên trong đội khi đua trên đường đất & khi ở mương nước!
Thời gian chỉ mất 9 fút 99 mà thôi!
 
Truyện tình anh và em (Tiếp theo)

Lần này đến lượt anh. Anh nghe, mở to mắt, há hốc mồm vì kinh ngạc.

Và lại đến lượt anh, anh đong tình cảm bạn bè của cô y tá. Tình bạn chân thành ấy, bất cứ ai cũng phải ao ước. Có mấy ai có người bạn lo lắng cho mình đến thế, quan tâm chăm sóc cho mình được như cô y tá ấy và em?

Rồi, đến lượt anh, anh giằng vai ra, nắm lấy tay cô y tá lôi đi. Anh đã thấy từ xa cái bệnh viện mà anh độ chừng cô y tá đang làm việc. Và lần này, là anh túm được cô, người bạn chân thành của em, người mang tin tức của em, người đã thay anh chăm sóc cho em, và sẽ dắt anh đi tìm em. Trước tiên, anh nghĩ, phải để cô bạn quý hóa đó về nơi làm việc để tiếp tục làm, hoặc may ra, cô ấy xin nghỉ được để dắt anh đi.

Dọc đường, anh vừa lôi cô ấy vừa kể cái sự tích tiền chẵn và tiền lẻ, cái việc anh đếm được hơn 400 phong thư, vượt quá cái số tiền chẵn kia.

Anh kể xong, cả hai cùng im lặng. Cô im lặng vì cô đã thấm câu chuyện, và cô suy nghĩ về cái câu chuyện tưởng như hoang đường ấy. Còn anh, anh im lặng vì anh thấy xấu hổ. Thế là để phá vỡ sự im lặng, anh thú nhận luôn cả cái tội vô tâm và cái tội bất tài của anh.

Rồi cũng đến nơi, cô dặn anh đứng chờ để cô vào xin phép về sớm đưa anh đi. Một lát, cô dắt cái xe đạp ra, bảo anh đi một mình về trước, cô còn phải trực. Dặn anh đường đi xong, cô còn dặn anh nấu cháo cho bạn mình. Lại còn dặn không nên làm em xúc động quá.

Anh rối rít vâng lời, rồi vội nhảy tót lên xe phóng về với em.
 
Truyện tình anh và em (Tiếp theo và hết)

Thế là cuối cùng anh đã tìm gặp được em, sau bao nhiêu xa cách, sau bao nhiêu nhớ nhung, sau bao nhiêu là hối hận. Anh mừng lắm, em cũng mừng và có lẽ còn mừng hơn anh.

Sau một hồi kể lể hàn huyên, anh hỏi: Nghe bạn em nói em có gì lo lắng trong lòng đến nỗi suy nhược đến thế?

Em thật thà bảo: Em lo cho anh, làm thơ thì hay thật đấy, nhưng chỉ lo làm thơ rồi gởi cho em, thì thu nhập ở đâu, sống thế nào, ăn uống làm sao, đủ thứ lo. Nghĩ vậy, phải dằn lòng nén nỗi mong ước được đọc thơ anh, nhưng 2 nỗi ước muốn đó trái nghịch nhau, khó quá. Cuối cùng em quyết định phải viết thư bảo anh hãy lo sự nghiệp trước, làm thơ ít thôi.

Anh cũng nói thật: Anh biết rồi, anh sẽ đi làm tử tế, không romantic quá nữa. Lãng mạn thế thì chẳng có tương lai.

Em chận lại: Em vẫn thích anh làm thơ cho một mình em, hãy cứ lãng mạn như thơ, nhưng chỉ là phụ thôi. Việc chính là tương lai của cả hai chúng ta.

Thế rồi anh viết thư bảo người quen đang ở cùng gởi cho anh các loại bằng cấp ra, bắt đầu tìm việc và đi làm. Anh và em bắt đầu hạnh phúc bên nhau, thực hiện đúng những gì cùng nhau dự tính.

Hai mươi lăm năm sau

Ngày sinh nhật thứ 23 của cô con gái, như thường lệ, anh và em ngồi chờ con đi làm về để cùng nhau ăn bữa cơm chúc mừng sinh nhật Có cả cô bạn y tá năm xưa, cô và chồng cô đã trở thành người nhà thân thiết của cả anh và em.

Con về, chào hỏi mọi người rồi móc trong cặp ra 1 cuốn sách khoe: Cuốn sách đầu tay của anh bạn tặng mừng sinh nhật. Nó còn lật ra khoe cả chữ ký tặng bên trong.

Tiệc xong, đốt nến, ước, thổi nến, cắt bánh, ... như mọi lần. Xong xuôi nó khều chú (chồng cô bạn y tá) ra hỏi: Chú có đổi được cho cháu chưa.

Chú ấy gật đầu rồi móc ra đưa cho nó 1 cọc tiền lẻ bảo: Không có toàn tiền 1 ngàn, có cả 2 ngàn. Nó đếm, rồi nói một mình: Được 354 tờ, thêm 11 tờ là đủ 1 năm.

Em nhìn anh, anh nhìn em, mỉm cười. Cô bạn cũng quay lại, nháy mắt.

Hết
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Viết thêm: Hỏng phải sách Pivot Table
 
Trò theo dõi từ đầu đến cuối, chờ cái kết thầy viết, may quá cuối cùng cái kết cũng có hậu, hỏng giống với mấy bộ phim Hàn Quốc mà trò đã xem, toàn chết chóc với nước mắt thôi, hix...cảm ơn thầy!!!!
 
[thongbao]
Ý tứ

Nhà chỉ có 3 chị em gái; bà cả lấy chồng xa; hai chị em út cùng chăm lo cho bà mẹ nay đã gần 90; Tuần nào cô út qua tắm táp hay lau người cho mẹ hai lần khi cô chị đang đi làm thêm.

Đang là tháng nóng nhứt trong năm, một hôm bà già buộc miệng nói với cô chị: “Sao không có mưa, nóng gì nóng quá!”
Cô này diễn dịch theo í của mình & gọi cô út sang tắm cho bà thêm lần thứ 3 trong tuần.
Bữa cô út sang, bà già hỏi: “Sao tắm gì nhiều thế; Mày có nói chuyện này với anh mày chưa?”

[/thongbao]
 

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom