Tết này lại nghĩ đến tết sau, hổ hổ, thẹn thẹn...

Liên hệ QC

lethanhnhan

Thành viên chính thức
Tham gia
27/5/07
Bài viết
76
Được thích
249
Tết lại đến, ngồi ngẫm nghĩ. Một năm qua tiền dành dụm không được là bao. Muốn về nhà thì nghĩ tốn tiền. Thôi quyết định ở lại, gởi tiền về cho nhà vậy.

Tôi ngồi tính tính toán toán. Một tháng được
1,500,000 đồng (ở Bình Dương). Vâng, dĩ nhiên là cao hơn mức quy định của nhà nước đối với công nhân làm trong doanh nghiệp nước ngoài.
Hàng ngày tôi ăn cơm một bữa trong công ty, còn hai bữa ăn ở bên ngoài. Bình quân từ 12,000 - 15,000 đồng một bữa. Vậy một tháng (giả sử 30 ngày) tôi phải mất tiền ăn là: 30 ngày x 15,000 x 2 bữa/ngày = 900,000 đồng (A)
Rồi tiền phòng, bây giờ một phòng ở khoảng 2 người có giá khoảng 550,000 đến 600,000 đồng. Cộng với tiền điện nước hàng tháng, tôi phải chi ra khoảng 350,000 đồng (B).
Chuyện cà phê, lâu lâu cũng bấm bụng mà uống. Rồi các tiền tiêu vặt, đôi khi ăn thêm mì gói,...Vậy là đi đứt tiền một tháng lương.

Thư tôi định gởi má tôi, mà tôi không dám gởi:

Má cứ gọi điện lên nhắc nhở con phải ăn uống dè chừng, mà má ơi, má có biết con có dè chừng thì một tháng chắc con để dành được vài trăm. Nếu tính một năm chắc được dăm ba triệu. Con không muốn nói cho má nghe, sợ má buồn, rồi má bắt con đi về quê lấy vợ. Má thì tuổi đã già, tiền một năm con gởi về cho má, chắc không đủ cho má uống thuốc đâu. Hôm trước con có nghe anh nói là má lại thêm bệnh tiểu đường. Vậy là hàng tháng con không dám uống cà phê nữa. Muốn thêm được đồng nào hay đồng đó. Vừa rồi, công ty con cũng có thưởng được một tháng lương, cộng với tiền con dành dụm để gởi về cho má, chắc chỉ đủ cho má trả nợ hôm rồi má vào bệnh viện vì bệnh tim. Nhiều người cứ nói, cái khó bó cái khôn. Phải kiếm thêm việc mà làm. Con cũng đã thử, nhưng má ơi, con cũng đã ráng mà không được. Chắc con phải cố gắng tìm chổ nào lương cao hơn tí má ơi.


Con lại nhớ, má nói làm trai thì phải cố gắng xây dựng gia đình, rồi có con có cái. Sao con thấy cái cảnh này, con không còn dám nữa má ơi. Con cũng thấy bao nhiêu anh chị em, họ cũng bỏ xứ ra đi, mà đến nay họ cũng không dám ngó đến mảnh đất nữa. Vậy làm sao mà chăm lo cho con cái đây nếu con lập gia đình. Con không phải thằng làm biếng đâu má. Nhưng thôi con chỉ viết vậy thôi. Con cũng không dám gởi lá thư này cho má đâu. Con chỉ muốn nói ra không biết có ai hiểu cho đời công nhân của chúng con bây giờ không. Con đọc báo cũng nói nhiều đến đời sống công nhân vào dịp tết. Nhưng xem ra nói chỉ để mà nói, còn việc mình thì mình phải cố gắng thôi má ơi.

Con nhớ lại câu chuyện Ông Bụt mà má thường kể cho con nghe lúc còn nhỏ, sao con cảm thấy hạnh phúc ghê. Ngay bây giờ đây con mong muốn có một Ông Bụt giúp chúng con - những người công nhân - để con khỏi phải hổ thẹn mỗi khi tết đến.
Con đã nghĩ rồi, năm sau con xin qua chổ khác, nghe nói lương được khoảng 2,500,000 đồng lận. Như vậy năm sau con sẽ gởi về cho má chục triệu. Mà sao con lo quá má ơi, má cứ bệnh hoài, con không biết lúc con gởi về cho má số tiền đó, thì con có còn gặp má không nữa. Thôi con sẽ không viết nữa đâu... càng viết con càng đau lòng lắm má ơi. Mong sao trời đất, Ông Bụt phù hộ cho con mạnh khỏe để con có thể kiếm tiền giúp má con. Mong sao Ông Trời, giúp má con khỏi bệnh. Như vậy là con cảm thấy hạnh phúc lắm rồi.

Thằng con trai của má,


LTN.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thực tình nhiều lúc tôi thấy đúng là xã hội người ăn không hết người mần không ra. Đọc báo thấy có người ăn sáng tô phở 700 ngàn và cả gia đình ăn bữa sáng hết chục triệu đúng là không biết họ ăn rồi thành tiên thành phật hết hay sao ấy, trong khi những người khác lại không có cái ăn chứ chưa nói ăn ngon.
 
Đọc bài này nhiều lúc tôi thấy đúng là quá sót xa cho nghịch cảnh. Có lẽ giải pháp excel chúng ta qua năm mới nên làm gì có ích hơn
http://dantri.com.vn/c25/s25-454194/hoc-sinh-mien-nui-run-ray-ngoi-hoc.htm
Quảng Trị:
Học sinh miền núi run rẩy ngồi học
(Dân trí) - Rùng mình run rẩy mỗi khi gió rét tạt qua, những khuôn mặt đanh lại, bàn tay tím tái vì rét….đó là những hình ảnh của các em học sinh miền núi thuộc huyện Đakrông (Quảng Trị) khi đến trường trong những ngày rét này.
>> Học sinh vùng biên giới đến trường ngày giá rét
Dù vậy, các em vẫn chăm chú vào những lời giảng của thầy cô giáo để góp nhặt những con chữ cho mình.

Tại điểm lẻ của Trường tiểu học xã Tà Long ở bản Ly Tôn, trường chỉ có hai phòng học với mấy bộ bàn ghế khập khiễng. Trời vùng núi rét như cắt, cũng bởi vậy mà khác với những ngày thường, hôm nay các em đều ngồi nép mình vào chiếc bàn, hai cánh tay co ro trước ngực cũng tím tái vì lạnh, nhưng mắt vẫn hướng lên tấm bảng với những con số. Chỉ chưa đến một nửa trong số các em có áo ấm. Số còn lại chỉ mặc độc một chiếc áo mỏng manh. Thi thoảng một em được gọi đứng dậy đọc bài là hai hàm răng như bập vào nhau. Trả bài xong là ngay lập tức các em nhanh chóng ngồi co ro lại sát mép bàn cho đỡ gió.


Học sinh lớp 1, điểm lẻ Trường tiểu học Tà Long (Đakrông, Quảng Trị) đang giờ học. Tuy rét buốt, nhưng rất nhiều em chỉ mặc một chiếc áo mỏng manh.


Em Hồ Văn Hải, học sinh lớp 1, Trường tiểu học Tà Long ôm chặt 2 tay trước ngực để tránh rét sau buổi tan học. Em Hải là người hiếm hoi có áo ấm trong lớp này.
Cô Lê Thúy Kiều, giáo viên nhà trường, tâm sự: “Nhìn các em mong manh đến lớp giữa trời lạnh cũng thương. Nhưng không biết làm gì hơn…”. Còn thầy Nguyễn Quang Vinh, hiệu phó nhà trường, cho biết từ đầu mùa rét, nhà trường cũng đã phát động giáo viên trong trường về địa phương quyên góp áo ấm cũ cho các em. Trường cũng gửi thư đến các trường khác ở miền xuôi xin hỗ trợ áo ấm cũ. Nhưng nhiều em vẫn chưa có áo ấm để mặc.


Em Hồ Văn Túc, ngồi nghe cô giáo giảng bài trong tư thế co ro vì rét.
Tại Trường tiểu học A Vao (xã A Vao, huyện Đakrông), tình cảnh còn đáng thương hơn. Đây là điểm trường xa nhất của huyện miền núi này, nằm giáp biên giới Lào. Thấy chúng tôi, thầy Nguyễn Thanh Bình, hiệu phó nhà trường buồn rười rượi: “Tội lắm chú à. Mấy ngày nay đến lớp mà các em chỉ biết ngồi co ro lên ghế. Thầy cô thấy thương quá nên cũng đành để vậy. Mình mặc mấy lớp áo mà còn thấy rét huống hồ các em chỉ mặc một chiếc áo mỏng”.


Những đôi tay tím tái vì lạnh.
Giờ ra chơi, một điều làm chúng tôi ngỡ ngàng là rất nhiều em học sinh trong trang phục mỏng manh chạy ngay ra hố cát (dùng để học thể dục), rồi thì nhau cầ gậy… xới cát. Thầy Bình giải thích: “Ngồi một chỗ lạnh quá nên các em mới “làm nóng” người bằng cách ấy đó…”.


Các em học sinh Trường tiểu học A Vao xới cát trong giờ ra chơi cho đỡ lạnh.
Đi qua các trường khác thuộc vùng miền núi biên giới này như A Ngo, A Bung, Ba Nang…, những hình ảnh tương tự cứ đập vào mắt khiến chúng tôi không khỏi xót lòng. Câu nhắn gửi như năn nỉ của thầy Bình khi chúng tôi về xuôi cứ ám ảnh mãi: “Về xuôi nếu biết ở đâu có áo ấm cũ thì nhắn giùm chúng tôi với nhé. Chúng tôi sẽ về tận nơi mang lên cho các em. Mùa rét còn dài lắm. Đêm qua ti vi mới báo có đợt rét tăng cường nữa…”.

Quốc Nam
 
Một câu chuyện rất xúc động, đầy ý nghĩa!
 

Con lại nhớ, má nói làm trai thì phải cố gắng xây dựng gia đình, rồi có con có cái. Sao con thấy cái cảnh này, con không còn dám nữa má ơi. Con cũng thấy bao nhiêu anh chị em, họ cũng bỏ xứ ra đi, mà đến nay họ cũng không dám ngó đến mảnh đất nữa. Vậy làm sao mà chăm lo cho con cái đây nếu con lập gia đình.

LTN.

Cái đoạn này sao mà bác giống em quá vậy.hu hu
 
Anh hãy cố gắng vững tin lên, em và mọi người trong GPE luôn ũng hộ anh, ũng hộ những người có tấm lòng và có ý chí vươn lên, em cũng khó như anh và mọi người nhưng không dám nói vì nghĩ cái khó của mình nghĩ đi tính lại cũng còn may mắn hơn các anh chị khác, Hãy tin và làm việc hết mình anh nhé, năm mới tết đến chúc anh cùng gia đình GPE 1 năm dồi dào sức khoẻ và sang năm làm việc thật tích cực để có đủ tiền thực hiện ước mơ của đời mình,
Hồ Hoài Phương,
Thân chúc
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom