- Tham gia
- 3/7/07
- Bài viết
- 4,946
- Được thích
- 23,208
- Nghề nghiệp
- Dạy đàn piano
Nói đến tết người ta đều nhắc đến lì xì. Nhà nhà mua phong bao, đổi tiền mới. Ngày tết con nít có thêm tí tiền thêm niềm vui tết. Sau này, một thói quen dễ thương của những người trẻ là lì xì cho người già. Mỗi năm tết đến, gia đình, họ hàng quây quần chúc tết nhau, con cháu lì xì bố mẹ, ông bà. Ông bà lì xì lại cho cháu nội cháu ngoại… đúng là rôm rả ngày tết.
Tuy nhiên chuyện lì xì cũng là nỗi “ám ảnh” cho những ai lỡ sinh ra là... giáo viên hay công chức hành chánh với số tiền thưởng tết không đủ kho nồi thịt!
Chị L. ít khi dám đến nhà bạn bè có con nhỏ. Chẳng lẽ nhìn khuôn mặt trẻ thơ với ánh mắt háo hức lại không thể móc cái hầu bao vốn lép xẹp của mình? Vì thế tết chị chọn phương án “nằm nhà” là thượng sách. Lì xì cũng là mối ngại ngần của những người có con nhỏ. Ngày tết muốn có những giờ phút vui vẻ cùng bạn bè sau một năm miệt mài không gặp mặt nhau. Nhưng dẫn con đến nhà bạn lại mang mặc cảm “kiếm tiền lì xì”. Chẳng lẽ đi chơi lại gởi con nhà ông bà nội ngoại? Vì thế với bạn N. và K., ở nhà vợ chồng con cái vui vẻ với nhau cũng là “thượng sách”.
Thói quen lì xì người già cũng là nỗi “cám cảnh” cho những giáo viên công chức muốn đến thăm bạn bè độc thân nhưng lại sống cùng bố mẹ già. Với người già lại không thể lì xì vài ngàn mua kẹo. Thế là ở nhà nằm đọc truyện, nhắn tin chúc nhau cũng “thượng sách” luôn.
Lì xì là niềm vui “trên cả tuyệt vời” với trẻ em có bố mẹ có chức có quyền, túi tiền luôn căng phồng những tờ giấy bạc màu xanh, màu đỏ bốn năm con số không… Lì xì là nỗi buồn của những đứa trẻ con nhà lao động nghèo, với bộ đồ cũ và chiếc túi trống không, thèm thuồng nhìn không khí tết đi qua cửa sổ.
Lì xì cũng là “rào cản” cho mối quan hệ láng giềng. Nhà ông hàng xóm đông con quá, muốn sang thăm cũng ngại hầu bao phải mở. Người hàng xóm đông con muốn mời bạn láng giềng vào nhà uống chút rượu xuân cũng ngại, chẳng lẽ ghi cái bảng con trước cửa “Miễn tiền lì xì cho đám nhóc”?
Lì xì tạo sự thực dụng cho trẻ con. Có những đứa bé chỉ thích bạn của bố mẹ có phong bao lì xì dày. Còn những chú bác, cô dì… với câu nói “lì xì lấy hên”, kèm theo phong bao mỏng dính, chắc chắn năm sau đừng hòng được chúc tết. Chị bạn anh Đ. của tôi một lần ngỡ ngàng muốn khóc khi đến nhà người bạn thời trung học, cậu con trai mở bao lì xì của cô ra kèm theo tiếng “xì “ rõ lớn và một câu buông thõng “…có hai ngàn”. Còn tôi một lần muốn độn thổ khi con bé bốn tuổi của người bạn thân nhứt định không chịu mừng tuổi tôi chỉ với lý do bé vùng vằng ngây thơ: “Cô lì xì ít xịt!”
Vì vậy, ở một “góc khuất” nào đó của ngày xuân, lì xì là một nỗi buồn, là những nụ cười méo xẹo nhưng nếu bỏ tập tục lì xì, bức tranh xuân thiếu đi nét chấm phá cho ngày đầu năm mới…
Nguyễn Ngọc Hà
(Nguồn: Báo Sài gòn Tiếp Thị số 9, ngày 21/1/2009)
Tuy nhiên chuyện lì xì cũng là nỗi “ám ảnh” cho những ai lỡ sinh ra là... giáo viên hay công chức hành chánh với số tiền thưởng tết không đủ kho nồi thịt!
Chị L. ít khi dám đến nhà bạn bè có con nhỏ. Chẳng lẽ nhìn khuôn mặt trẻ thơ với ánh mắt háo hức lại không thể móc cái hầu bao vốn lép xẹp của mình? Vì thế tết chị chọn phương án “nằm nhà” là thượng sách. Lì xì cũng là mối ngại ngần của những người có con nhỏ. Ngày tết muốn có những giờ phút vui vẻ cùng bạn bè sau một năm miệt mài không gặp mặt nhau. Nhưng dẫn con đến nhà bạn lại mang mặc cảm “kiếm tiền lì xì”. Chẳng lẽ đi chơi lại gởi con nhà ông bà nội ngoại? Vì thế với bạn N. và K., ở nhà vợ chồng con cái vui vẻ với nhau cũng là “thượng sách”.
Thói quen lì xì người già cũng là nỗi “cám cảnh” cho những giáo viên công chức muốn đến thăm bạn bè độc thân nhưng lại sống cùng bố mẹ già. Với người già lại không thể lì xì vài ngàn mua kẹo. Thế là ở nhà nằm đọc truyện, nhắn tin chúc nhau cũng “thượng sách” luôn.
Lì xì là niềm vui “trên cả tuyệt vời” với trẻ em có bố mẹ có chức có quyền, túi tiền luôn căng phồng những tờ giấy bạc màu xanh, màu đỏ bốn năm con số không… Lì xì là nỗi buồn của những đứa trẻ con nhà lao động nghèo, với bộ đồ cũ và chiếc túi trống không, thèm thuồng nhìn không khí tết đi qua cửa sổ.
Lì xì cũng là “rào cản” cho mối quan hệ láng giềng. Nhà ông hàng xóm đông con quá, muốn sang thăm cũng ngại hầu bao phải mở. Người hàng xóm đông con muốn mời bạn láng giềng vào nhà uống chút rượu xuân cũng ngại, chẳng lẽ ghi cái bảng con trước cửa “Miễn tiền lì xì cho đám nhóc”?
Lì xì tạo sự thực dụng cho trẻ con. Có những đứa bé chỉ thích bạn của bố mẹ có phong bao lì xì dày. Còn những chú bác, cô dì… với câu nói “lì xì lấy hên”, kèm theo phong bao mỏng dính, chắc chắn năm sau đừng hòng được chúc tết. Chị bạn anh Đ. của tôi một lần ngỡ ngàng muốn khóc khi đến nhà người bạn thời trung học, cậu con trai mở bao lì xì của cô ra kèm theo tiếng “xì “ rõ lớn và một câu buông thõng “…có hai ngàn”. Còn tôi một lần muốn độn thổ khi con bé bốn tuổi của người bạn thân nhứt định không chịu mừng tuổi tôi chỉ với lý do bé vùng vằng ngây thơ: “Cô lì xì ít xịt!”
Vì vậy, ở một “góc khuất” nào đó của ngày xuân, lì xì là một nỗi buồn, là những nụ cười méo xẹo nhưng nếu bỏ tập tục lì xì, bức tranh xuân thiếu đi nét chấm phá cho ngày đầu năm mới…
Nguyễn Ngọc Hà
(Nguồn: Báo Sài gòn Tiếp Thị số 9, ngày 21/1/2009)