Tạo mẫu đánh số báo danh để phát cho giám thị??? (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

nmhungcncm

Thành viên hoạt động
Tham gia
20/10/06
Bài viết
182
Được thích
80
Xin các bạn thiết lập hộ các công thức ở Sheet IN SBD, tôi làm mò và thấy công thức rối rắm và nhiều quá! Làm sao cho công thức nó gọn lại.??
Yêu cầu: Khi coppi các mẫu 1,2,3..ở sheet Nguon vào A5:D15 của Sheet Nguon thì sơ đồ số báo danh ở Sheet IN SBD nó thay đổi theo đúng mẫu như ta đã dán vào A5:D15 của Sheet Nguon.
 

File đính kèm

Xin các bạn thiết lập hộ các công thức ở Sheet IN SBD, tôi làm mò và thấy công thức rối rắm và nhiều quá! Làm sao cho công thức nó gọn lại.??
Yêu cầu: Khi coppi các mẫu 1,2,3..ở sheet Nguon vào A5:D15 của Sheet Nguon thì sơ đồ số báo danh ở Sheet IN SBD nó thay đổi theo đúng mẫu như ta đã dán vào A5:D15 của Sheet Nguon.
Có phải ý của Thầy là có 12 phương an bố trí phòng thi sẽ bố trí cho 768 thí sinh thi ở 32 phòng. Thầy làm vậy cũng OK rồi, quan trọng là mình hiểu và tin chắc đúng. Còn Thầy muốn làm kiểu khác thi tôi làm cho.
 
Chao TN!
Số phòng thi, sô thí sinh, phương án bố trí phòng thi chỉ là tưởng tượng thế thôi!.
Thực ra để như vậy cũng dùng được nhưng tôi thấy thế này:
1. Ở Sheet IN TKB có quá nhiều công thức, mỗi ô một công thức khác nhau-> thấy sợ quá! Có cách nào đơn giản hơn không?
2. Ở phòng thi số 5: số báo danh 1 số em chỉ có 2 chữ số (nó không giống với các phòng khác) -> không hay.
3. Tình huống ở đây giả sử có 24 thí sinh /phòng thi. Nếu phòng thi có 25, 26.. thí sinh thì bó tay! -> vậy có cách nào xử lí để mình tùy biến số thí sinh hay không? để nếu mẫu là bao nhiêu thí sinh thì bên Sheet IN SBD nó thể hiện đúng theo mẫu hay không?
Mẫu trên là ý tưởng để chuẩn bị cho tuyển sinh sắp tới, số phương án đánh số báo danh, số thí sinh có thể nhiều hơn để phục vụ cho kiểm tra 1 tiết của các khối lớp!
Rất mong được TN và các bạn tư vấn!
 
Quan trọng nhất là số TS/ phòng thi là bao nhiêu, và phương án xếp thế nào. Nếu chưa có thì cũng khó xếp. Tùy theo phòng thi mà có số TS/ phòng. Vậy Thầy thống nhất số TS/phòng. Nếu không thì sợ cũng khó. Tạm thời làm gia công. Còn làm gọn ct theo phương án trên thì cũng không khó lắm.
Còn dùng hàm text(sobd,"000") sẽ cho ta số BD là 001, 111 ...
Tôi chưa hiểu lắm chữ "TS" có cần thiết phải thay đổi không.
Chẳng lẽ hôm nay số BD là TS002, ngày mai lại là CM002. Cái này nếu cố định thì dùng format, custom "TS"000
Ví dụ: ta format như thế, tại A5 ta chỉ cần nhập 1 nó sẽ hiển thị là TS001
Trước mắt làm gọn lại, Thầy chỉ cần nhập mẫu số và số phòng lẻ vào là có thể in 1 lần 2 phòng thi. Có thể gọn hơn nữa nhưng tạm thời vậy đã.
 

File đính kèm

...Quan trọng nhất là số TS/ phòng thi là bao nhiêu, và phương án xếp thế nào. Nếu chưa có thì cũng khó xếp. Tùy theo phòng thi mà có số TS/ phòng. Vậy Thầy thống nhất số TS/phòng...
Phương án trên dùng cho 1 lần cụ thể, ý tôi muốn là có cách nào để mình tùy biến theo tình hình cụ thể cho các lần thi khác nhau thôi!. Nếu khó thì chấp nhận phương án đã nêu lúc đầu vây: 32 phòng, mỗi phòng 24 thí sinh.
... Tôi chưa hiểu lắm chữ "TS" có cần thiết phải thay đổi không.
Chẳng lẽ hôm nay số BD là TS002, ngày mai lại là CM002....
Chữ TS là qui ước cho mỗi kì thi khác nhau: ở đây tôi đang tuyển sinh nên tôi lấy chữ cái đầu là "TS". Lần khác tôi tổ chức cho khối 12 kiểm tra chung chẳng hạn thì nó lại là "K12" ...

Ừ bạn làm thấy gọn rôi đấy, nhưng nên 4 phòng để tận dụng hết tờ A4
....

TN ơi Bạn có nhầm không vậy? sao SBD nó không đủ? Phòng 3 đến số BD 48 là hết! Đúng ra phải là 72 chứ!
Bạn kiểm tra lại dùm bản tôi sửa từ bản gốc của bạn! Nhưng nói trước là tôi không hiểu về công thức của bạn nhé!
 

File đính kèm

Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
TN ơi Bạn có nhầm không vậy? sao SBD nó không đủ? Phòng 3 đến số BD 48 là hết! Đúng ra phải là 72 chứ!
Bạn kiểm tra lại dùm bản tôi sửa từ bản gốc của bạn! Nhưng nói trước là tôi không hiểu về công thức của bạn nhé!
Thầy xem lại, tôi thấy có sai gì đâu, phòng 3 là từ 049 - 072 mà.
Tôi làm lại phần Thầy phải copy thì tôi dùng chọn mẫu PA, dùng offset để chọn theo mẫu PA.
Ví dụ: Offset(A1,1,1) ie lấy từ A1 xuống dưới 1 dòng và qua phải 1 dòng. Lúc đó là B2. Tương tự mauso=offset(mau,irow,icol) là lấy mau sổ theo mẫu xuống Irow dòng và qua phải iCol dòng.
 

File đính kèm

Thắc mắc của người ngoại đạo

Nếu năm đó có 757 thí sinh thi & mỗi phòng tối đa bố trí 25 em. Vậy chúng ta cần 31 phòng thi.
Vậy chúng phải bố trí
1*/ 18 phòng 24 em & số còn lại có đủ 25 em/phòng
2*/ 30 phòng đủ 25 em & phòng cuối chỉ 7 em(?!)
:-=
 
Nếu năm đó có 757 thí sinh thi & mỗi phòng tối đa bố trí 25 em. Vậy chúng ta cần 31 phòng thi.
Vậy chúng phải bố trí
1*/ 18 phòng 24 em & số còn lại có đủ 25 em/phòng
2*/ 30 phòng đủ 25 em & phòng cuối chỉ 7 em(?!)
:-=
Đang chờ câu trả lời của bạn đó!!!
 
Nhờ TN giải thích công thức!

Bạn TN ơi, Bạn giảng giải các name và công thức của bạn trong File đánh số báo danh giúp được không? ý của tôi là nếu hiểu theo tiếng Việt thì có nghĩa là gì ấy mà!!

Các Name:
=CHOOSE(MOD('IN SBD'!$V$4,3)+1,10,0,5)
=INT(('IN SBD'!$V$4-1)/3)*8
=OFFSET(Mau,iRow,iCol)
Công thức ở Sheet IN SBD
=$V$3&TEXT(INDEX(MauSo,$U10,B$1)+($H$4-1)*24,"000")
Cảm ơn bạn!
 
Các Name:
=CHOOSE(MOD('IN SBD'!$V$4,3)+1,10,0,5)
=INT(('IN SBD'!$V$4-1)/3)*8
=OFFSET(Mau,iRow,iCol)
Công thức ở Sheet IN SBD
=$V$3&TEXT(INDEX(MauSo,$U10,B$1)+($H$4-1)*24,"000")
Cảm ơn bạn!

1/ iCol: MOD('IN SBD'!$V$4,3)+1 ie trả về số 1, 2, 3 khi thay đổi V4
2/ iRow: CHOOSE(MOD('IN SBD'!$V$4,3)+1,10,0,5) ie chọn 1 or 2 or 3 trong 10,0,5
3/ INT(('IN SBD'!$V$4-1)/3)*8 ie nếu lấy 8 or 8*2 or 8*3... khi thay đổi V4
4/ Mauso=OFFSET(Mau,iRow,iCol) gán địa chỉ mauso theo Mau khi thay đổi V4 (ie thay đổi iRow, iCol)
5/ INDEX(MauSo,$U10,B$1) ie lấy trong MauSo lấy dòng U10, cột B1 là số (Xi)
6/ INDEX(MauSo,$U10,B$1)+($H$4-1)*24 ie Lấy Xi + (số phòng -1) *24 tạo số báo danh mỗi phòng tăng 24 (Yi)
7/ Text(Yi,"000") định dạng theo kiểu 001, 002, 0xx...
 
Quản lý hội đồng thi mình cũng làm 1 cái nhưng chỉ biết góp nhặt của người khác không hà nên không dám đưa lên, hic hic.

Đây là 1 file Phân công giám thị, đánh số báo danh,... của thầy Hà Quốc Văn (haquocvan99@Gmail.com) mình thấy hay hay mà hay nhất là tác giả cho dùng free, hihi
Các bạn tham khảo !

TDN
 

File đính kèm

Quản lý hội đồng thi mình cũng làm 1 cái nhưng chỉ biết góp nhặt của người khác không hà nên không dám đưa lên, hic hic.

Đây là 1 file Phân công giám thị, đánh số báo danh,... của thầy Hà Quốc Văn (haquocvan99@Gmail.com) mình thấy hay hay mà hay nhất là tác giả cho dùng free, hihi
Các bạn tham khảo !

TDN
File của Thày Hùng CM hình như cũng triển khai từ Thầy Văn, và ứng dụng cho trường của Thầy. Thay vì số BD mẫu thì Thầy Hùng vận dụng thêm nhiều cách bố trí phòng mẫu và khi chỉ chọn mẫu nào thì toàn bộ các phòng sẽ theo vậy và +24, vì Thầy mới làm cho phòng 2 dãy và 24 TS.
Theo mình Thầy Hùng làm như vậy là phù hợp với bối cảnh và quan trọng là Thầy hiểu và vận dụng.
 
"File của Thày Hùng CM hình như cũng triển khai từ Thầy Văn, và ứng dụng cho trường của Thầy. Thay vì số BD mẫu thì Thầy Hùng vận dụng thêm nhiều cách bố trí phòng mẫu và khi chỉ chọn mẫu nào thì toàn bộ các phòng sẽ theo vậy và +24, vì Thầy mới làm cho phòng 2 dãy và 24 TS.
Theo mình Thầy Hùng làm như vậy là phù hợp với bối cảnh và quan trọng là Thầy hiểu và vận dụng."
Có thể ý tưởng giống nhau, hoặc do t/c công việc giống nhau nên sản phẩm nó thế TN ạ!
Mình chưa thấy File của Thầy Văn, Các công thức mà mình làm như thế là nhờ mình học tại diễn đàn này đấy! Người mà mình học được nhiều nhất chính là TN đấy! 2 năm rồi nhưng có lẽ vì tuỏi tác nên chậm hiểu lắm! Cái công thức bạn giải thích ở trên đến thế mình vẫn không hiểu!
GPEX tổ chức sinh nhật, mình muốn "cưa sừng làm nghé" một chuyến nhưng đường xá xa xôi, nghỉ hè vẫn không hết công việc! Chúc TN và các bạn vui vẻ! Tôi vào nhiều diễn đàn nhưng chưa thấy ở đâu nhiệt tình như các bạn! Tôi rất cảm động về sự nhiệt tình của các bạn!
 
Bác nào có khiếu mô phạm giúp tôi giải thích với. Bác BNTT, PTM ơi! giúp hộ!
Thầy cùng tuổi với tôi đó, mà tôi chỉ là "Đứa bé" so với các đại thụ thôi. Nên bố trí lên SG 1 chuyến, Thầy Phạm Duy Long cũng lên đó.
 
Các Name:
=CHOOSE(MOD('IN SBD'!$V$4,3)+1,10,0,5)
=INT(('IN SBD'!$V$4-1)/3)*8
=OFFSET(Mau,iRow,iCol)
Công thức ở Sheet IN SBD
=$V$3&TEXT(INDEX(MauSo,$U10,B$1)+($H$4-1)*12,"000")
Cảm ơn bạn!
Từ file đính kèm Danh so BD-TN.xls của ThuNghi
boyxin giải thích thắc mắc của bạn nmhungcncm thế này
(còn chỗ nào chưa rõ thì các bác bổ sung thêm nhé)​

Trước hết cần thống nhất vấn đề: 'IN SBD'!$V$4 là ô V4 của sheet IN SBD,
  • trong địa chỉ của ô có $ <-> địa chỉ tuyệt đối (khi kéo fill thì địa chỉ này không bị thay đổi),
  • khi không có khóa $ thì (khi kéo fill địa chỉ này sẽ bị thay đổi theo), nên được gọi là địa chỉ tương đối)
  1. iCol =CHOOSE(MOD('IN SBD'!$V$4,3)+1,10,0,5)
    1. Trước hết nói về MOD('IN SBD'!$V$4,3) là hàm lấy số dư của phếp chia: (Lấy giá trị trong ô $V$4 của sheet 'IN SBD' đem chia cho 3) => số dư là 0, 1, 2. Vậy khi cộng thêm 1 thì tâ được các số 1, 2, 3
    2. Hàm CHOOSE (index_num,value1, [value2], ...)
      khi index_num = 1 thì hàm CHOOSE trả về giá trị là value1, tương tự
      khi index_num = 2 thì hàm CHOOSE trả về giá trị là value2, ...
    3. Vậy trường hợp này: khi giá trị trong ô $V$4 của sheet 'IN SBD' thay đổi thì CHOOSE(MOD('IN SBD'!$V$4,3)+1,10,0,5) chỉ có 3 giá trị là 10, 0, 5
    4. Xem thêm về hàm CHOOSE, MOD tại đây
  2. iRow =INT(('IN SBD'!$V$4-1)/3)*8
    1. Hàm INT(number) là hàm lấy phần nguyên của 1 số xem thêm hàm INT tại đây
    2. Vậy INT(('IN SBD'!$V$4-1)/3)*8 cho kết quả là: lấy giá trị của ô $V$4 ở sheet 'IN SBD' đem trừ ssi 1 rồi chia cho 3, lấy phần nguyên của kết quả đem nhân với 8
  3. Mauso =OFFSET(Mau,iRow,iCol)
    1. Cấu trúc lệnh của hàm OFFSET, bạn xem thêm OFFSET tại đây
    2. Mau, ỉRow, iCol là các name
      Mau =Nguon!$A$5:$D$10 Vùng $A$5:$D$10 ở sheet Nguon
      ỉRow =CHOOSE(MOD('IN SBD'!$V$4,3)+1,10,0,5) (đã giải thích ở trên)
      iCol =INT(('IN SBD'!$V$4-1)/3)*8 (đã giải thích ở trên)
    3. Câu lện này xác định vùng Mauso lấy vùng Mau làm mốc, dịch đi iRow dòng và dịch đi iCol cột (iRow>0 => dịch xuống iRow dòng, iRow<0 => dịch lên giá trịc tuyệt đối của iRow dòng. Tương tự với iCol>0 => sang phải, iCol<0 sang trái)
  4. Công thức ở Sheet IN SBD: B10 =$V$3&TEXT(INDEX(MauSo,$U10,B$1)+($H$4-1)*12,"000")
    1. INDEX(MauSo,$U10,B$1) dò tìm lấy giá trị trong vùng Mauso có vị trí dòng = $U10, cột = B$1 (ta được 1 con số - số 23)
    2. INDEX(MauSo,$U10,B$1)+($H$4-1)*12 = 23 + (4-1)*12= 23 + 36 = 59
    3. TEXT(INDEX(MauSo,$U10,B$1)+($H$4-1)*24,"000")= TEXT(59,"000") định dạng số 59 thành dạng text gồm 3 ký tự, số 59 có 2 chữ số < 3 chữ số nên thêm chữ số 0 vào đầu để được dạng gồm 3 ký tự (059 dạng text)
    4. $V$3 = TS vậy $V$3&TEXT(INDEX(MauSo,$U10,B$1)+($H$4-1)*24,"000") là ghép thêm TS vào trước text 059 ta được TS059
    5. Xem thêm về INDEX, TEXT tại đây
------------------------------------------------
T/B: Phần xem chi tiết về các hàm mà boyxin giới thiệu là của bác BNTT viết rất chi tiết cụ thể
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bác nào có khiếu mô phạm giúp tôi giải thích với. Bác BNTT, PTM ơi! giúp hộ!
Thầy cùng tuổi với tôi đó, mà tôi chỉ là "Đứa bé" so với các đại thụ thôi. Nên bố trí lên SG 1 chuyến, Thầy Phạm Duy Long cũng lên đó.
Ngày 08/7 này tôi bắt đầu phải học 1 tháng liên tục rồi TN ạ!:.,
 
Nếu năm đó có 757 thí sinh thi & mỗi phòng tối đa bố trí 25 em. Vậy chúng ta cần 31 phòng thi.
Vậy chúng phải bố trí
1*/ 18 phòng 24 em & số còn lại có đủ 25 em/phòng
2*/ 30 phòng đủ 25 em & phòng cuối chỉ 7 em(?!)
:-=


Do em vẫn còn chưa hiểu lắm về cách bố trí phòng thi như thế nào, vì vậy khó có thể giúp đỡ được.

Tuy nhiên vì dùng nhiều công thức thế này, SA tiên sinh nên ra tay làm 1 UDF với khả năng tùy biến cao để có thể áp dụng tốt trong các TH tổng quát!!
Khi đó chỉ cần 1 hàm duy nhất là OK!

Còn việc bố trí dữ liệu thì em cứ thấy làm sao ấy!!
Tại sao không có 1 Sheet dữ liệu theo đúng quy chuẩn ??? Còn cái mẫu 1, mẫu 2, mẫu 3 là như thế nào nhỉ ???

Cách đánh số theo quy luật nào nhỉ ???

Thân!
 
Do em vẫn còn chưa hiểu lắm về cách bố trí phòng thi như thế nào, vì vậy khó có thể giúp đỡ được.
- Bố trí phòng thi là tùy vào có sở vật chất của từng trường bạn ạ! nó phụ thuộc vào loại bàn học sinh: có nơi thì bàn 1 chỗ ngồi, nơi bàn 2 chỗ ngồi, nơi bàn 3 chỗ ngồi có nơi bàn dài 4 chỗ ngồi. ....tuy nhiên theo chuẩn chung thì mỗi phòng thi có 24 thí sinh: 4 x 6 bạn ạ!
- còn ở nội dung của những bài viết đầu là mình muốn sử dụng cái này cho việc tổ chức kiểm tra chung đề của từng khối trong trường (số lượng học sinh có thể trên 40hs /phòng)- số lượng hs đông nhưng đề trắc nghiệm có nhiều đề nên không sợ hs nhìn nhau!
......
Còn việc bố trí dữ liệu thì em cứ thấy làm sao ấy!!
-
mình không hiểu bạn thắc mắc chỗ nào!
Còn cái mẫu 1, mẫu 2, mẫu 3 là như thế nào nhỉ ???

Mẫu 1,2,3...là các mẫu để mình chọn đánh số báo danh, mẫu nào mình thấy phù hợp (hay thích) thì chọn bằng cách sang Sheet IN SBD chọn mẫu số đó ở ô V4
Cách đánh số theo quy luật nào nhỉ ???
Đánh số báo danh là tùy biến: nếu mình in cụ thể từng số báo danh cho tất cả các phòng thi thì mình đánh sao cũng được, miễn là không trùng!
Còn nếu không in được thì người lãnh đạo HĐ coi thi chọn phương án đánh làm sao cho dễ để giám thị họ không bị nhầm lẫn khi lên phòng thi và tránh trường hợp thí sinh luôn ngồi nhiều lần cố định tại 1 chỗ hoặc luôn ngồi vào chỗ "bất lợi" -> dễ bị sức ép tâm lí-> ảnh hưởng đến làm bài...
Ví dụ: Đánh theo thứ tự, hoặc theo chẵn lẻ, theo đường chéo của phòng học, theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang lớp học..
 
Do em vẫn còn chưa hiểu lắm về cách bố trí phòng thi như thế nào, vì vậy khó có thể giúp đỡ được.
- Bố trí phòng thi là tùy vào có sở vật chất của từng trường bạn ạ! nó phụ thuộc vào loại bàn học sinh: có nơi thì bàn 1 chỗ ngồi, nơi bàn 2 chỗ ngồi, nơi bàn 3 chỗ ngồi có nơi bàn dài 4 chỗ ngồi. ....tuy nhiên theo chuẩn chung thì mỗi phòng thi có 24 thí sinh: 4 x 6 bạn ạ!
- còn ở nội dung của những bài viết đầu là mình muốn sử dụng cái này cho việc tổ chức kiểm tra chung đề của từng khối trong trường (số lượng học sinh có thể trên 40hs /phòng)- số lượng hs đông nhưng đề trắc nghiệm có nhiều đề nên không sợ hs nhìn nhau!
......
Còn việc bố trí dữ liệu thì em cứ thấy làm sao ấy!!
-
mình không hiểu bạn thắc mắc chỗ nào!
Còn cái mẫu 1, mẫu 2, mẫu 3 là như thế nào nhỉ ???

Mẫu 1,2,3...là các mẫu để mình chọn đánh số báo danh, mẫu nào mình thấy phù hợp (hay thích) thì chọn bằng cách sang Sheet IN SBD chọn mẫu số đó ở ô V4
Cách đánh số theo quy luật nào nhỉ ???
Đánh số báo danh là tùy biến: nếu mình in cụ thể từng số báo danh cho tất cả các phòng thi thì mình đánh sao cũng được, miễn là không trùng!
Còn nếu không in được thì người lãnh đạo HĐ coi thi chọn phương án đánh làm sao cho dễ để giám thị họ không bị nhầm lẫn khi lên phòng thi và tránh trường hợp thí sinh luôn ngồi nhiều lần cố định tại 1 chỗ hoặc luôn ngồi vào chỗ "bất lợi" -> dễ bị sức ép tâm lí-> ảnh hưởng đến làm bài...
Ví dụ: Đánh theo thứ tự, hoặc theo chẵn lẻ, theo đường chéo của phòng học, theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang lớp học..

SA tiên sinh sẽ làm giúp bác cái này băng VBA!

Việc 1 phòng có (tối đa) bao nhiêu người thì OK rồi!!
Cái này sẽ là 1 tham số của UDF

Về việc bố trí dữ liệu :
VD : Các SBD là liên tục

Ta sẽ có 1 Sheet DATA, có các cột :
  • Kỳ thi : Thể hiện tên kỳ thi
  • Môn thi : Thể hiện môn thi của kỳ thi đó
  • SoPhongThi : Số phòng được sử dụng
  • Số hàng ghế /1 phòng
  • Số ghế /1 hàng
  • SBD cuối cùng : Thể hiện tổng số thí sinh thí sinh thi môn thi đó của kỳ thi đó
  • SoThiSinh/Phong: Thể hiện số thí sinh tối đa/ Phòng
  • Cách sắp xếp : Thể hiện quy luật sắp xếp thứ bao nhiêu ??
Đây là điều cần thiết của việc bố trí dữ liệu.

Bây giờ ta sẽ đánh số thứ tự của phòng thi, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Hết phòng thi này sẽ đánh đến phòng thi khác

Ta không cần đề ra các mẫu, chỉ cần chỉ ra quy luật của việc sắp xếp thí sinh (đây là 1 tham số, giải sử có 20 cách sắp xếp thì sẽ có 20 quy luật này, và tham số này sẽ ứng với quy luật đó). Và chấp nhận cả việc lấy số ngẫu nhiên.

Như vậy UDF này sẽ dựa vào số thứ tự của vị trí (tọa độ) tại phòng đó để thể hiện số SBD là bao nhiêu ??

VD :

SBD(ViTri,SoPhongThi,SoHang,SoCot,TongThiSinh,SoThiSinhPhong,QuyLuat)
  • ViTri : Để biết tọa độ của chỗ ngồi, phòng số mấy
  • SoPhongThi : Số lượng phòng thi
  • SoHang : Số hàng ghế
  • SoCot : Số ghế/1hàng
  • SoThiSinh: Tổng số thí sinh tham dự
  • SoThiSinhPhong : Số thí sinh tối đa /phòng
  • Quy luật : Quy luật thứ bao nhiêu : Các quy luật này ta sẽ lập sẵn kịch bản cho nó, phải chú nào thì cứ vậy mà chạy thôi.
Còn nếu như có mẫu sẵn thì chỉ cần 1 Sub là xong.


Thân!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom