manhtung88
Thành viên mới

- Tham gia
- 25/12/07
- Bài viết
- 1
- Được thích
- 0
Bài này không phải dạng khó khăn gì. Cứ tìm bài viết "Tính số ngày CN giữa 2 thời điểm" rồi ráp vào bài của bạn là xong! Chẳng hạn:
Mình “bí” ở câu 3, các bạn hướng dẫn mình cách giải câu 3 nghen, nếu có hỏi ngu thì xin đừng ném đá. Cám ơn trước
Chân thành cám ơn sự hồi âm của các bạn.
Chúc các bạn 1 tuần mới vui vẻ
=INT((M5-L5-MOD(M5-1,7)+7)/7)
=O5*(N5+INT((M5-L5-MOD(M5-1,7)+7)/7))
1. Để giúp bạn hiểu rõ công thức "dày công suy nghĩ" của thầy @ndu96081631 gửi tặng anh em GPE ở trên, tôi có tự mình làm bảng giải thích cho chính mình, nay chia sẻ lại cho bạn tham khảo. Vì bởi chủ đích là 'tôi' giải thích cho 'tôi' (để tôi hiểu và nhớChào các bạn,
Mình có thắc mắc sau xin giúp đỡ dùm.
Xin xem file đính kèm
View attachment 186598
- Câu 1 – N5=M5-L5
- Câu 2 – Vlookup
- Câu 3 – bình thường thì dễ, chỉ là phép nhân thông thường thôi nhưng khó ở chỗ là nếu trong khoảng thời gian thuê xe có ngày Chủ Nhật thì tiền thuê xe tăng gấp đôi (đúng là cơ hội!!!), nên mình nghĩ ngợi mãi không ra công thức
. Không lẽ phải làm thủ công từng ngày sao ta??? Chẳng hạn thuê từ ngày 10/1/2007 → 27/1/2007 có 2 ngày CN là 14/1/2007 & 21/1/2007, 2 ngày đó tiền thuê *2*Vlookup → công thức gì để tính vậy??? không phải Workday.intl() chứ, nghĩ ngợi mãi mà vẫn không liên tưởng được hàm này liên quan đến câu 3
???
- Câu 4 – Sum thông thường
- Câu 5 – Sumif
Mình “bí” ở câu 3, các bạn hướng dẫn mình cách giải câu 3 nghen, nếu có hỏi ngu thì xin đừng ném đá. Cám ơn trước
Chân thành cám ơn sự hồi âm của các bạn.
Chúc các bạn 1 tuần mới vui vẻ
Dạ em chào thầy ndu96081631,Bài này không phải dạng khó khăn gì. Cứ tìm bài viết "Tính số ngày CN giữa 2 thời điểm" rồi ráp vào bài của bạn là xong! Chẳng hạn:
là số ngày CN giữa 2 thời điểm L5 và M5Mã:=INT((M5-L5-MOD(M5-1,7)+7)/7)
suy ra thành tiền là:
--------------------------Mã:=O5*(N5+INT((M5-L5-MOD(M5-1,7)+7)/7))
Vấn đề là mình thắc mắc 1 điểm quan trọng: Nếu thuê rồi trả trong ngày thì tính là... 0 ngày hả bạn? Tức khỏi trả tiền?
Giả sử người ta có 1 xâu chuỗi hạt mà trong chuỗi, cứ 6 hạt màu trắng liền nhau thì người ta xen vào 1 hạt màu đỏDạ em chào thầy ndu96081631,
Hôm nay được đích thân thầy chỉ dẫn thì thiệt là vinh hạnh cho em quá ạ
Trước tiên em xin trả lời câu hỏi của thầy là số ngày thuê = Ngày trả - Ngày thuê + 1
Dạ em tìm được bài viết "Tính số ngày CN giữa 2 thời điểm" rồi ạ. Sau khi đọc & ngẫm nghĩ một thời gian, em vẫn còn 1 số thắc mắc, nếu thầy cảm thấy không phiền lòng & không mất thời gian thì xin thầy làm ơn giải thích dùm em, em “lúa” quá thầy ạ. Em chân thành cảm ơn thầy![]()
Dạ, em chào thầy ndu96081631,Bài toán tương tự vậy cho việc tính số ngày CN
Thì bạn cứ tưởng tượng hạt màu đỏ là ngày CN, còn các hạt màu trắng là những ngày khác trong tuần là được rồiDạ, em chào thầy ndu96081631,
Dạ, chuyện xâu chuỗi thầy giải thích thì em hiểu ạ nhưng em vẫn không thể liên tưởng được chuyện xâu chuỗi đến việc tính tổng số ngày CN ạ.![]()
Thì bạn cứ tưởng tượng hạt màu đỏ là ngày CN, còn các hạt màu trắng là những ngày khác trong tuần là được rồi
Việc nó chỉ tính cho ngày CN thôi là do thằng WEEKDAY(....) hoặc MOD quyết định. Ví dụ:
Dạ, em chào thầy ndu96081631,
Dạ, em cũng có nghĩ như thầy nói ấy chứ, đó không phải là việc em băn khoăn ạ. Chuyện em thắc mắc mãi vẫn gở chưa ra là sao công thức đó chỉ dành cho tính tổng số ngày CN thôi??? Chẳng hạn em có thể tưởng tượng hạt màu đỏ là các ngày khác ví dụ như thứ 2/thứ 3… & hạt màu trắng là những ngày còn lại trong tuần (bao gồm CN) thì sao công thức đó không thể dùng để tính tổng cho các ngày khác trong tuần mà chỉ dành riêng để tính tổng số ngày CN thôi. Đây mới chính là điều làm em cứ mãi băn khoăn, ngu quá phải không thầy.
Dạ, em chúc thầy cuối tuần vui vẻ.
Em chào thầy ạ.
Tính số ngày thứ hai: =INT((B1-A1-WEEKDAY(B1,2)+8)/7)
Tính số ngày thứ ba: =INT((B1-A1-WEEKDAY(B1-1,2)+8)/7)
Tính số ngày thứ tư: =INT((B1-A1-WEEKDAY(B1-2,2)+8)/7)
Tính số ngày thứ năm: =INT((B1-A1-WEEKDAY(B1-3,2)+8)/7)
Tính số ngày thứ sáu: =INT((B1-A1-WEEKDAY(B1-4,2)+8)/7)
Tính số ngày thứ bảy: =INT((B1-A1-WEEKDAY(B1-5,2)+8)/7)
Tính số ngày chủ nhật: =INT((B1-A1-WEEKDAY(B1-6,2)+8)/7)
Tính số ngày chủ nhật: =INT((B1-A1-MOD(B1-1,7)+7)/7)
Tính số ngày thứ hai: =INT((B1-A1-MOD(B1-2,7)+7)/7)
Tính số ngày thứ ba: =INT((B1-A1-MOD(B1-3,7)+7)/7)
Tính số ngày thứ tư: =INT((B1-A1-MOD(B1-4,7)+7)/7)
Tính số ngày thứ năm: =INT((B1-A1-MOD(B1-5,7)+7)/7)
Tính số ngày thứ sáu: =INT((B1-A1-MOD(B1-6,7)+7)/7)
Tính số ngày thứ bảy: =INT((B1-A1-MOD(B1-7,7)+7)/7)
Việc nó chỉ tính cho ngày CN thôi là do thằng WEEKDAY(....) hoặc MOD quyết định.
Bạn cũng thấy con số gia giảm bên trong WEEKDAY hoặc MOD sẽ quyết định việc ta muốn tính toán ngày gì. Cũng tương tự việc đếm hạt: Muốn tính số hạt loại nào thì bạn cứ coi hạt đó là màu đỏ
Định một số tuần hoàn chuẩn là: 1,2,3,4,5,6,7. Cho 1 đoạn số có 11 chữ số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 yêu cầu tìm đoạn số từ 4 đến 11 nếu quy chiếu đổi ra số tuần hoàn chuẩn, thì có bao nhiêu số 6?
Dạ, em chào thầy ndu96081631,
Dạ, em cũng hiểu là do Weekday() hay là Mod() quyết định việc tính tổng của ngày nào. Em đã từng so sánh tổng của các ngày với nhau & chỉ thấy khác ở Weekday() hay Mod() mà thôi. Do đó, em chỉ là thắc mắc tại sao nếu ∑ ngày CN thì WEEKDAY(B1-6,2) hay MOD(B1-1,7)
hay ∑ ngày thứ 2 =… WEEKDAY(B1,2)…=… MOD(B1-2,7)…
Lấy CN làm ví dụ, tại sao lại là B1-6??? Tại sao lại là B1-1???
Chào bạn Phan Thế Hiệp,Định một số tuần hoàn chuẩn là: 1,2,3,4,5,6,7. Cho 1 đoạn số có 11 chữ số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 yêu cầu tìm đoạn số từ 4 đến 11 nếu quy chiếu đổi ra số tuần hoàn chuẩn, thì có bao nhiêu số 6?
- Ta làm như sau; lấy 11-6+1=6, tương đượng lấy bút màu xóa 5 số đầu: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 tổng cộng có 6 số (từ 6-11) .
- Nếu quy chiếu theo số tuần hoàn 7 số, ta có đoạn 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 sẽ đổi thành 1,2,3,4,5,6,7,1,2,3,4.
- Sau khi trừ 6 cộng 1 như trên, cùng đổi hệ quy chiếu, sẽ thấy là: 1,2,3,4,5,6,7,1,2,3,4; Thấy rằng đã có 6 ngày, nhưng chưa đủ 1 chu kỳ nên phải cộng thêm 1 hay lấy 7-6=1, dụng ý đưa ngày cuối 11 vào trong chu kỳ: với 6 là mốc đầu và 5 là mốc cuối. Vì là chu kỳ, nên khi tính thuận: từ mốc đầu đến mốc cuối, hay tính nghịch từ mốc cuối lên mốc đầu trong 1 khoảng thời gian nhất định là như nhau, như có 24 ngày, tính thuận là: 7+7+7+3; hay tính nghịch là: 3+7+7+7 thì kết quả vẫn như nhau, cho nên mục đích dùng hàm =7-((MOD("ngày cuối" - "thứ của số tuần hoàn", 7) + 1) chính là việc tìm mốc cuối của chu kỳ Thứ 6, tức tìm Thứ 5, để khi cộng thêm ngày bắt đầu xét (số 4) đã ngầm tính trọn 1 chu kỳ chuẩn, như trên ta có =INT({4,5,6,7,1,2,3,4,5}/7)=INT(9/7)= 1 số 6 (có 1 ngày Thứ 6 trong khoảng ngày 4 đến ngày 11).
- Nhờ số tuần hoàn chuẩn: 1,2,3,4,5,6.7 tương đương CN,T2,T3,T4,T5,T6,T7 nên khi trừ cho số biểu thị tuần hoàn đó rồi cộng 1, cũng tương đương rằng lấy Thứ đó làm mốc đầu cho Chu kỳ.
Xem thêm trong file.
1. Để giúp bạn hiểu rõ công thức "dày công suy nghĩ" của thầy @ndu96081631 gửi tặng anh em GPE ở trên, tôi có tự mình làm bảng giải thích cho chính mình, nay chia sẻ lại cho bạn tham khảo. Vì bởi chủ đích là 'tôi' giải thích cho 'tôi' (để tôi hiểu và nhớ) nên lần này bạn đọc phải thiệt kỹ và nghiệm từng công thức trong file thì mới mong hiểu tôi 'nói cái gì'! Vì công thức trên rất hay, rút tỉa từ nhận xét quy luật của 1 chu kỳ thời gian, rất hữu ích, nên rất đáng 'bỏ sức' nghiên cứu cho kiến thức.
2. Nói thêm, bài này có thể giải bằng hàm NETWORKDAYS.INTL('Ngày đầu', 'Ngày cuối', 'Dãy số chọn phù hợp với yêu cầu đề bài').
=(N5+NETWORKDAYS.INTL('Đầu', 'Cuối', ".........."))*O5
Từ lời thú nhận của bạn ở bài trên, tôi nhận xét: Bạn đã biết rõ về hàm, nhưng chỉ biết 1, chứ chưa biết 10. Cố gắng tập tự mình suy nghĩ để làm sao áp dụng được các hàm đã học (biết 1) vào các trường hợp khác, lúc đó, mới thiên biến vạn hóa được (biết 10).
Kinh dịch có nói "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".
Xem file đính kèm.
Chào bạn Phan Thế Hiệp,
Cám ơn bạn, cám ơn thầy ndu96081631.
Sau khi đọc bài viết của bạn & nghiên cứu file của thầy ndu96081631 thì mình nghĩ là mình đã hiểu tại sao ∑ ngày CN= … MOD(B1-1,7) rồi. Cám ơn bạn & thầy ndu96081631 nhiều lắm. Thầy ndu96081631 đúng là superman (siêu nhân), cách vậy mà thầy cũng nghĩ ra được nữa, đúng là… trên cả tuyệt vời! Ngẫm nghĩ mãi mà cũng không giải thích được sao thầy ndu96081631 có thể nghĩ ra được cách giải thích tài tình đến vậy, đúng là superman có cách riêng của superman.
![]()
Bạn có file giải thích Weekday(…,2) tương tự vậy không? Nếu có cho mình xin. Mình cũng đang tự mày mò làm file Weekday(…,2) giống cách thầy ndu96081631 làm file Mod(…,7) nhưng vẫn thấy sai sai sao sao ấy. Mình “chuối” quá!![]()
Hiểu thì hiểu rồi đó, nhưng không biết những trường hợp tương tự mình có áp dụng được không nữa, thiệt chán ghê!![]()
Mình chúc bạn 1 tuần mới tràn đầy năng lượng & niềm vui.
Chào bạn Phan Thế Hiệp,Xem file đính kèm.
Xem lại file đính kèmChào bạn Phan Thế Hiệp,
Rất cám ơn file của bạn nhiều lắm lắm.
Sau khi đọc file xong, mình thấy là hình như cách giải thích của Weekday(…,2) lẫn lộn với cách giải thích của Mod() hay sao ấy. Vẫn chưa hiểu cho lắm tại sao ∑ ngày thứ sáu = WEEKDAY(B1-4,2)…
Bạn có thể làm ơn xem lại file dùm mình được không, Sheet Int(Weekday) ấy. Sao cách giải thích với công thức chả ăn nhập gì với nhau hết vậy? Rốt cuộc vẫn còn… lơ tơ mơ.
Chân thành cảm ơn bạn trước.
Chúc bạn 1 ngày mới vui vẻ.