Tính nhập xuất tồn cho hàng nhập nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

hoc_va_hoi

Thành viên chính thức
Tham gia
22/6/11
Bài viết
52
Được thích
12
Chào cả nhà.

Mình có 1 file theo dõi NTX hàng nhập nguyên phụ liệu để sản xuất và xuất đi thành phẩm, mình đang làm rất thủ công và nếu không cẩn thận sẽ bị tồn sai.

Hàng của mình là nhập các loại nguyên phụ liệu là các loại hạt nhựa, quai dép để sản xuất thành phẩm đế giày bằng nhựa, đế giầy, dép xỏ ngón và W là size tương ứng.

Vấn đề của mình bây giờ là:

- Nguyên phụ liệu nhập và xuất là thành phẩm. Quy trình này diễn ra nhiều lần trong tháng.
- Sản xuất ra thành phẩm thì có tỉ lệ hao hụt và định mức hao hụt tương ứng với thành phẩm tương đương.
- Dựa vào tồn đầu, lượng nhập nguyên phụ liệu phát sinh, lượng thành phẩm xuất đi để tính lượng tồn nguyên phụ liệu còn lại.

Hiện tại file theo dõi nhập xuất tồn của tôi đang rất thủ công, nhờ cả nhà góp ý và chỉnh sửa file giúp tôi để có thể theo dõi NXT một cách hiệu quả và khoa học nhất, tránh nhầm lẫn và thiếu.

Cảm ơn nhiều.
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Đã xem file của bạn; Nhưng thực sự mình chưa biết bắt đầu từ đâu;
Thôi thì có 1 vài gợi í thế này, chúng ta cùng thảo luận:

(1) Tên trang tính không nên dùng tiếng Việt có đấu, mà nên là 'DMuc', '0610E', '0710E',. . . (E chỉ năm 2014)

(2) Cả 3 trang tính về định mức nên gộp chung làm 1;
Bố trí bắt đầu trên các dòng 1, 21 & 41

(3) Nên tách trang hàng nhập riêng; Mà hình như bạn chỉ có ít nhà cung cấp thì fải?
Bảng dữ liệu này chỉ nên là
PHP:
STT| Ngày| Mã| Tên NL| DVT|Số lượng|Mã KHg| Ghi chú

(4) Trang tính lưu dữ liệu xuất:
PHP:
STT| Ngày|Mã hàng| Số lượng| Tiêu hao| Ghi chú

Số tồn kho sẽ được tính theo sản lượng & tiêu hao thực tế của từng các mã hàng trong ngày

Mong í kiến từ bạn.
 
Cảm ơn bạn nhiều.

(1) Mình nghĩ theo bạn cũng khá OK, tránh lỗi k mong muốn.
(2) Vì những loại sản phẩm này tính định mức và tỷ lệ hao hụt khác nhau nên mình đã để ra nhiều sheet, bản thân mình thấy cũng khá rối khi nhìn vào nó. Ý kiến của bạn cũng hay, cho hết vào 1 sheet, dễ quản lý
(3)(4) Vì mặt hàng của mình mới đi vào sản xuất nên tạm thời nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất mới chỉ có vài ba loại vậy thôi.
Việc bố trí lại sheet tính bạn có thể minh họa giúp mình, mình làm thủ công nên dãi ra nhìn kinh quá.
(5) Mình nghĩ nên bố trí như cách bạn gợi ý và mình sẽ để như sau
- DINH MUC: tại sheet này thể hiện các định mức và tỷ lệ hao hụt cho các sản phẩm thành phẩm
- CAP NHAT: sheet này cập nhật các phát sinh như nhập xuất
- TONG HOP NXT: sheet này thống kê tổng thể toàn bộ và theo dõi Nhập Xuất Tồn tại đây
Tổng thể file của mình đang dần được hình thành.
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Bạn tham khảo cách mình dự định & gợi í cho bạn

Mong rằng chúng ta cùng bạn sẽ thảo luận tiếp . . . .

,,,,,,, ,,,,,,, ,,,,,,,
 

File đính kèm

  • BachDuong_.jpg
    BachDuong_.jpg
    35.4 KB · Đọc: 643
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin góp ý với bạn vài nội dung sau:
- Bạn nên kết cấu file theo chiều dọc cho dễ theo dõi. Chứ làm kiểu ngang như vậy rất khó nhìn, mà lại dễ nhầm
- Mã sản phẩm bạn đặt ở các sheet khác nhau, nhưng tên mã (là size) lại giống nhau, dễ bị trùng lặp khi dùng hàm để tính. Do đó bạn nên đặt lại mã sản phẩm để tránh bị trùng lặp.
- Quy trình của kho sản xuất khá phức tạp, có thể hiểu tóm tắt như sau:
+ Nhập kho Nguyên phụ liệu (viết tắt NPL)
+ Xuất kho Nguyên phụ liệu để sản xuất
- Số NPL đã xuất = Số thành phẩm x Định mức + Số hao hụt thực tế = Số NPL tiêu hao + Số hao hụt thực tế
Trong đó: Số hao hụt thực tế = Số NPL tồn đầu kỳ + số NPL nhập trong kỳ - Số NPL tiêu hao - Số hao hụt ước tính tối đa - Số NPL tồn thực tế kiểm kê (Nếu số dương thì SX dùng quá định mức, nếu số âm thì dùng chưa đến định mức)
=> do đó cần căn cứ số NPL tồn kho thực tế khi kiểm kê để điều chỉnh tăng / giảm NPL khi tính theo lý thuyết.
+ Nhập kho thành phẩm (với điều kiện không có sản phẩm dở dang. Nếu có sp dở dang lại cần tính xem trong sp dở dang có bao nhiêu lượng NPL. Có 1 vài quy ước, như căn cứ tỷ lệ hoàn thành sp tương đương là bao nhiêu % để quy ngược lại NPL)
+ Xuất kho thành phẩm đem bán.

Do quy trình trên khá phức tạp, nên bạn hãy tách ra từng phần để tính thì mới không nhầm lẫn. Điều quan trọng của kho sản xuất chính là khâu điều chỉnh để số lý thuyết = số thực tế (Điều chỉnh chênh lệch - do định mức và tỷ lệ hao hụt chỉ là ước tính; nên có sự sai lệch giữa lý thuyết và thực tế. Nếu không điều chỉnh thì sai số ngày càng lớn)

Trong file của bạn mình chưa thấy đề cập đến nội dung này.

1 vài góp ý giúp bạn có phương hướng xây dựng file.

Thân!
 
Mình cũng đồng í là mã SF cần làm lại & theo mình thì chúng có độ dài là như nhau; Việc này sẽ thuận tiện nhiều trong khi lọc từng mã SF đề tính tiêu hao (hay là tính tồn) nguyên vật liệu.
(Nói rõ hơn là:
Nếu đã có mã W5 thì ta không nên có mã W5.5 hay W5A,. . . )
 
Xin góp ý với bạn vài nội dung sau:
- Bạn nên kết cấu file theo chiều dọc cho dễ theo dõi. Chứ làm kiểu ngang như vậy rất khó nhìn, mà lại dễ nhầm
- Mã sản phẩm bạn đặt ở các sheet khác nhau, nhưng tên mã (là size) lại giống nhau, dễ bị trùng lặp khi dùng hàm để tính. Do đó bạn nên đặt lại mã sản phẩm để tránh bị trùng lặp.
- Quy trình của kho sản xuất khá phức tạp, có thể hiểu tóm tắt như sau:
Nhập kho Nguyên phụ liệu (viết tắt NPL)
Xuất kho Nguyên phụ liệu để sản xuất
- Số NPL đã xuất = Số thành phẩm x Định mức Số hao hụt thực tế = Số NPL tiêu hao Số hao hụt thực tế
Trong đó: Số hao hụt thực tế = Số NPL tồn đầu kỳ số NPL nhập trong kỳ - Số NPL tiêu hao - Số hao hụt ước tính tối đa - Số NPL tồn thực tế kiểm kê (Nếu số dương thì SX dùng quá định mức, nếu số âm thì dùng chưa đến định mức)
=
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vì sản phẩm của mình là dép nên sản phẩm sản xuất ra tương ứng với nhiều size nên mới có nhiều kích thước khác nhau ví dụ như W5 hay W5.5,...
(2) Mã sản phẩm này nhà máy họ đã đăng ký với hải quan rồi nên không đổi được.
(1) - Mình là người khai hải quan nên mình quan tâm đến lượng sổ sách nhiều hơn, lượng tồn thực tế dưới nhà máy họ sẽ căn cứ theo lượng sổ sách để cân đối.
- Nhiều khi tính sổ sách bị nhầm lẫn nên bị âm NPL.

(1) Vậy ta tiếp tục tiến vô bước tiếp theo của bạn là gì?
Tình tồn kho nguyên vật liệu!
Vậy lâu nay bạn tính thế nào? Tình theo ngày, tuần hay theo định kì/bất kì

Để làm việc này, bạn có fải nhập số liệu tiêu hao thực tế chứ; Chứ theo mình hiểu, định mức loạn xị ngậu kia chỉ để thưởng fạt hay wính vô lương SF của công nhân viên thôi.

Muốn tính lương NVL tồn kho bạn cần có lượng tiêu hao thực tế. vậy bạn nhập tiêu hao TT này vô đâu?
(Chắc là vô trang 'Xuat' hay bảng (Table) 'Xuat')

Còn vấn đề (2) có thể sau này hãy bàn; Nhưng chuyện mã này cần khoa học & không fụ thuộc vô mã mà CQ bạn đã đăng kí gì sất!
Mã đăng kí vẫn song hành nếu người ta không cho fép đổi, nhưng xài mã khoa học hơn sẽ tránh sai lầm ngớ ngẫn trong tính toán, lọc dữ liệu v.v . . . sau này cho bạn mà thôi.

Vài điều trao đổi cùng bạn & rất muốn cùng bạn đi đến cuối của công cuộc xây dựng 1 CSDL hoàn chỉnh này.
Thân ái!
 
Cảm ơn bạn duongmanhquan đã góp ý, mình cũng xin trả lời những ý kiến của bạn để bạn góp ý thêm nha.
- Đồng ý với bạn kết cấu theo chiều ngang nhìn rất tức mắt.
- Mình đã dồn định mức của 3 sản phẩm lại làm 1 sheet DINH MUC
Vì sản phẩm của mình là dép nên sản phẩm sản xuất ra tương ứng với nhiều size nên mới có nhiều kích thước khác nhau ví dụ như W5 hay W5.5,...
Mã sản phẩm này nhà máy họ đã đăng ký với hải quan rồi nên không đổi được.
- Mình là người khai hải quan nên mình quan tâm đến lượng sổ sách nhiều hơn, lượng tồn thực tế dưới nhà máy họ sẽ căn cứ theo lượng sổ sách để cân đối.
- Nhiều khi tính sổ sách bị nhầm lẫn nên bị âm NPL.

Bạn có thể cho mình địa chỉ email của bạn được không? Mình muốn trao đổi kỹ hơn qua email cho tiện
Thanks
 
[thongbao]- Hàng tồn kho mình tính như sau: trước khi xuất 1 lô hàng, phải trừ tồn trước để đảm bảo lượng tồn đủ để xuất, tức là không cần định kỳ mà chỉ cần có lô hàng xuất là phải tính tồn để khi xuất đi lượng không bị âm.[/thongbao]

Hàng tồn kho thì không khó; Nó bằng hàng mua về + tồn trước & trừ đi lượng đã xuất.
(Nhưng mình chưa rõ rằng lượng xuất này cho đối tượng nào sau đây:
+ Xuất cho fân xưỡng SX (chuyện dễ hiểu)
+ Xuất bán (Sẽ rối chổ này)

- Khi nhập số liệu phải tính cả tiêu hao theo như định mức tham chiếu sang từ sheet DINH MUC.
ĐỊnh mức đặt ra ban đầu tại sheet DINHMUC là do đặc thù của sản phẩm dép(tạm thời 3 sản phẩm) và mỗi sản phẩm có size khác nhau có định mức tiêu hao NPL khác nhau (ví dụ để làm ra 1 cái đế giày A, size W5A cần phải có 0,0664 kg hạt nhựa HN01, hao hụt trong quá trình sản xuất là 4,41%).
- Bây giờ mình muốn một sheet nhập liệu, tức là có phát sinh nào nhập vào sheet đó & 1 sheet Tổng hợp NXT dùng để tổng hợp từng loại sản phẩm, size theo NPL. Cuối cùng sau khi đã xuất sản phẩm thì NPL sau phát sinh là bao nhiêu.

Chúng ta cần fân tích hiểu rõ vấn đề nhập liệu của bạn

(*) Nhập hàng mua về thì rõ như đã nói bên trên rồi

(*) Các fân xưỡng tạo SF xong có nhập lại cho bạn hay không?

Nếu nhập lại thì bạn fải nhập những số liệu này hay không:

+ Thành fẩm (hiễn nhiên rồi!)
+ Lượng tiêu hao nguyên vật liệu thực tế; Đây là vấn đề quan trọng (theo mình suy nghĩ; Chưa rõ mô tả công việc nơi CQ bạn sẽ NTN? Xin cho biết chi tiết về điều này)
Mình cho rằng, khi FX nhận nguyên vật liệu từ bạn để gia công SF cho lần kế tiếp, thì bạn trừ bớt số còn tồn ở FX chứ nhỉ?

Nói chung là cần biết đường đi, nước bước của chu trình từ nguyên fụ liệu thành SF của CQ bạn.

Bạn không fiền chứ?
 
Mình cho rằng, khi FX nhận nguyên vật liệu từ bạn để gia công SF cho lần kế tiếp, thì bạn trừ bớt số còn tồn ở FX chứ nhỉ?

Nói chung là cần biết đường đi, nước bước của chu trình từ nguyên fụ liệu thành SF của CQ bạn.

Bạn không fiền chứ?

Mình trình bày sơ qua quy trình cho bạn xem để có tổng thể nhá

Cty chuyên SX các mặt hàng sản xuất xuất khẩu từ nhựa, ví dụ: đế giày bằng nhựa, dép xỏ ngón bằng nhựa, …. Nhiều loại khác nữa nhưng hiện tại mới có 2 sản phẩm đó

Cty NK các nguyên liệu sau làm NL để sản xuất ra 2 sp trên: hạt nhựa (để làm đế giày), hạt nhựa quai dép (để làm dép xỏ ngón).

Trong quá trình SX, dựa vào định mức cho thấy 1 đế giày cần bao nhiêu hạt nhựa, hao hụt bao nhiêu trong quá trình SX.
Đế giày cty sản xuất có 12 cỡ (thể hiện trong bảng định mức), mỗi cỡ có định mức riêng tiêu hao nguyên liệu riêng)
Sau khi làm xong đế giày (gồm các cỡ theo đơn đặt hàng), cty sẽ xuất sản phẩm đi bán, số lượng đế giày xuất đi bao nhiêu tương ứng với việc xuất lượng hạt nhựa để SX ra đế giày bấy nhiêu

Mục đích của bảng NXT này không phải để theo dõi lượng NXT dưới phân xưởng.

Quy trình: nhập hạt nhưạ --
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bạn kiểm xem thử số lượng các loại nguyên liệu sử dụng làm các mặt hàng đúng chưa

Mình làm hàm mảng tự tạo đó nha.
 

File đính kèm

  • bach duong.jpg
    bach duong.jpg
    54.1 KB · Đọc: 244
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Mình làm hàm mảng tự tạo đó nha.
- Cách của bạn rất hay nhưng mình muốn AF, AG, AH, AI kéo dài công thức ra để nhập liệu cho các lần sau thì làm như thế nào vậy bạn.
- Sau khi nhập liệu xong, bên sheet theo dõi TONG HOP NXT mọi dữ liệu sẽ tự động nhảy và hệ thống hoá, vụ này mình không biết làm -0-/.
- Và thêm một yêu cầu nữa nếu có thể đó là thêm sheet CHI TIET giống như đọc thẻ kho của từng loại NPL, từng loại sản phẩm mà ở đó chỉ cần thay mã NPL hay sản phẩm đã được quy định từ sheet DINH MUC là mình có thể xem được toàn bộ thông tin của chi tiết mã đó.

Cảm ơn bạn rất nhiều, file đang dần hoàn thiện.;;;;;;;;;;;
 
Lần chỉnh sửa cuối:
- Cách của bạn rất hay nhưng mình muốn AF, AG, AH, AI kéo dài công thức ra để nhập liệu cho các lần sau thì làm như thế nào vậy bạn.
Thì bạn dùng chuột quét chọn cả 4 ô đang chứa hàm mảng đó (từ trái qua fải), sau đó để trỏ chuột vô góc fải dưới của ô fải nhất trong dòng để con trỏ biến thành chữ thập mảnh thì bạn miết & kéo xuống dưới đến ô nào mà bạn muốn.

Một cách khác: Chọn 4 ô của các cột này trong cùng dòng & bấm chuột vô thanh công thức & nhập cú fáp hàm mảng & kết thúc bằng tổ hợp fím của hàm mảng.
Hàm màng cần được cung cấp 3 tham biến như bạn thấy đó.

- Sau khi nhập liệu xong, bên sheet theo dõi TONG HOP NXT mọi dữ liệu sẽ tự động nhảy và hệ thống hoá, vụ này mình không biết làm
Chuyện tổng hợp này sẽ tạo ra bảng số liệu thống kê; Vậy bạn hãy fát thảo form báo cáo này đi; Chúng ta sẽ hoàn thiện.

Còn chuyện này để sau đí:
[thongbao]
- Và thêm một yêu cầu nữa nếu có thể đó là thêm sheet CHI TIET giống như đọc thẻ kho của từng loại NPL, từng loại sản phẩm mà ở đó chỉ cần thay mã NPL hay sản phẩm đã được quy định từ sheet DINH MUC là mình có thể xem được toàn bộ thông tin của chi tiết mã đó.
[/thongbao]
 
Thì bạn dùng chuột quét chọn cả 4 ô đang chứa hàm mảng đó (từ trái qua fải), sau đó để trỏ chuột vô góc fải dưới của ô fải nhất trong dòng để con trỏ biến thành chữ thập mảnh thì bạn miết
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Trong khi chờ đợi, mình đã kịp làm cai 'Thẻ kho'

Bạn xem, có gì fản ảnh nha!

Còn Form tổng hợp của bạn là quá dễ rồi, hãy đợi đấy!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bạn xem, có gì fản ảnh nha!

Còn Form tổng hợp của bạn là quá dễ rồi, hãy đợi đấy!
File gần hoàn thiện rồi bạn ơi, bạn làm cái thẻ kho thật tuyệt, vui quá. Đợi sheet Tổng hợp NXT của bạn nữa là hoàn hảo.@$@!^%
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vậy là bạn đã thấy thiết trí & vận hành 1 CSDL là như thế nào rồi đấy!

[thongbao]. . .cái thẻ kho thật tuyệt, vui quá. Đợi sheet Tổng hợp NXT của bạn nữa là hoàn hảo.@$@!^% [/thongbao]

Xong cơ bản thôi (& xem theo file); Fát sinh những vấn đề sau:

(1) Hiện tại bạn nhập liệu trực tiếp lên trang CSDL; Chuyện này là nguy hiểm tiềm ẩn, dễ hư hao CSDL của bạn; Ta có thể làm trang trính để nhập liệu. An toàn & hiệu quả hơn.

(2) Hiện tại 4 cột từ [A]...[AI] của trang 'NX' đang được hàm người dùng nhập 1 cách mà mình gọi là 'gián tiếp'
Chuyện này chỉ làm tốt cho không nhiều những records (như nhập dữ liệu xuất chỉ trong 1 tháng chẳng hạn); Nếu dữ liệu ta cần nhập liên tục trong 1 năm ta fải tính cách khác để cải thiện tốc độ vận hành của trang tính này;
Lúc đó cần là 1 macro sự kiện; Khi đó sau khi bạn nhập cột 'SoLuong', macro sẽ tính luôn 4 hay 3 số liệu nguyên fụ liệu tương ứng với mã hàng đó & ghi ngay ra co bạn 4 (hay 3) số liệu này. Chuyện này trong tầm tay chúng ta.

(3) Cần có 1 trang tính để nhập số liệu đơn hàng mới; thì macro sẽ tính cho bạn lượng tồn kho tại thời điểm có đáp ứng đơn hàng đó không? Thiếu dư thứ gì trong các mặt hàng nguyên fụ liệu.
Hiện giờ bạn căn cứ vô thẻ kho cũng xong; Nhưng không tiện bằng.

(4) Còn 1 điều nữa, nhưng chưa . . . . .

Chúc cuối tuần vui vẻ! --=-- --=----=--
 

File đính kèm

(1) Có cách nào bảo vệ CSDL được an toàn không bạn? Bạn có thể cho mình gợi ý được không.
(2) Mình làm file này để theo dõi cho cả quy trình và macro, VBA cho excel thì mình mù tịt luôn, như bạn đề cập nếu khối lượng phát sinh NX mà nhiều thì sẽ ảnh tưởng tốc độ tính của file, nan giải nhỉ.
(3) Mình cũng đang nghĩ đến vấn đề này, tức là sản phẩm của mình sẽ không đơn thuần chỉ có lèo tèo như vầy, trong quá trình sẽ có nhập thêm NPL mới để phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm cũ hoặc mới.
Nếu đơn giản chỉ là cập nhật tiếp vào DMUC thì có được không hay là phải có cách nhập liệu mới?
(4) Điều gì làm bạn băn khoăn vậy?
(5) Mình chưa hiểu lắm bạn show (như hình) là ntn, mình chưa hiểu lắm
http://i1279.photobucket.com/albums/y531/anhplus8/khoang_zps6030a992.png

Cuối tuần nhiều niềm vui nha bạn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom