Tìm số tự nhiên bé nhất có tổng các chữ số bằng 39

Liên hệ QC
Hàm này của anh @Maika8008 nếu tổng các chữ số bằng 5 đến 9 đang không chính xác.
Nếu tổng dạng x5 đến x9 đang sai.

View attachment 267244
Chắc phải sửa lại thế này:
Rich (BB code):
Function SmallX(Num As Long) As Double
    Dim N1&, N2, i&
    If Num < 0 Then MsgBox "So khong duoc nho hon khong!": Exit Function
    If Num > 135 Then MsgBox "So phai nho hon 136!": Exit Function
    N1 = Int(Num / 9)
    N2 = Num Mod 9
    For i = 1 To N1
        N2 = N2 & 9
    Next
    SmallX = N2
End Function
 
Tôi mới nhớ ra một thuật toán không cần dùng đến chuỗi. Dựa trên nguyên tắc số 9 lặp lại n lần là số 10 luỹ thừa n lần trừ đi 1.
Đương nhiên vì giới hạn của máy tính, thuật toán không dùng chuỗi chỉ áp dụng được cho số dưới 16 ký tự.

Function SoDom(ByVal ts As Long) As Double
SoDom = ((ts Mod 9) + 1)*10^(ts \ 9) - 1
End Function
 
Topic sôi động quá.
Bài toán lớp 4 của anh Cá Ngừ lại thành ra chỗ quy tụ anh tài.
Ngọa hổ tàng long :D
 
Bạn ấy thích long, thôi thì "Quần Long Tụ Hội " vậy
Long Tranh Hổ Đấu. Long Hổ Phong Vân. (Long Đàm Hổ Huyệt thì giống Ngoạ Hổ Tàng Long, không hợp)

Nếu chỉ thích "long" thì có Long Đong.
Hay bạn ấy ngụ ý "... Gái không chồing như phản gỗ long đanh, Phản gỗ long đanh anh còn chữa được..."
(chỉ nên hiểu ý từ "long" thôi, đừng nghĩ đến từ "chữa")
 
Tất cả các công thức đều hay, em cảm ơn tất cả.
Từ các công thức em cũng dậy được cho cháu mẹo để giải bài này.

Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ và an lành !!!
 
Tất cả các công thức đều hay, em cảm ơn tất cả.
Từ các công thức em cũng dậy được cho cháu mẹo để giải bài này.

Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ và an lành !!!
Phải công nhận bi giờ con nít học toán cao quá.
Hồi lớp 4 (thời tôi gọi là lớp Nhì) tôi chỉ mới học xong quy tắc tam xuất, và các bài toán về công thức hình học. Lên lớp Nhất mới rớ đến các bài toán động tử.
Toán số - loại toán học về tính chất của số và chữ số - đến lớp 10 (tôi gọi là Đệ Tam) mới học.
 
Phải công nhận bi giờ con nít học toán cao quá.
Hồi lớp 4 (thời tôi gọi là lớp Nhì) tôi chỉ mới học xong quy tắc tam xuất, và các bài toán về công thức hình học. Lên lớp Nhất mới rớ đến các bài toán động tử.
Toán số - loại toán học về tính chất của số và chữ số - đến lớp 10 (tôi gọi là Đệ Tam) mới học.
Sau 1975, may mắn là có được khoảng 15 năm chưa loạn giáo dục, tụi tôi vẫn còn được học nhẹ nhàng gần như trước. Chương trình học nhẹ nhưng chấm điểm rất mắc. Tôi thuộc loại nhất lớp mà toán có bao giờ điểm trung bình được 9,0 đâu, văn thì cỡ 6.5.

Còn bây chừ cấp 1 tụi nó học gì mà như cấp 2. Cấp 2 thì học như cấp 3, còn cấp 3 học như nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ. Điểm thì chót vót 9.7, 9.9, điểm 10,0 tròn không ít.
 
Phải công nhận bi giờ con nít học toán cao quá.
Hồi lớp 4 (thời tôi gọi là lớp Nhì) tôi chỉ mới học xong quy tắc tam xuất, và các bài toán về công thức hình học. Lên lớp Nhất mới rớ đến các bài toán động tử.
Toán số - loại toán học về tính chất của số và chữ số - đến lớp 10 (tôi gọi là Đệ Tam) mới học.
Vâng anh, lúc đầu em đọc đề bài cũng choáng. Chưa biết phải làm thế nào.
Giờ lớp 3, 4 đã học giải phương trình bậc nhất rồi. Như em trước lớp 7, 8 mới biết phương trình bậc nhất. Đến cấp 3 mới làm phương trình bậc 2.
 
. . . . . . Còn bây chừ cấp 1 tụi nó học gì mà như cấp 2. Cấp 2 thì học như cấp 3, còn cấp 3 học như nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ. Điểm thì chót vót 9.7, 9.9, điểm 10,0 tròn không ít.
Cũng phải thôi, kiến thức nhân loại càng nhiều thì càng phải tiếp thu nhiều;
Nhưng từ khi bỏ khối này khối kia rồi (có khi gọi là ban hay sao ý), thì càng ngày càng phải đưa kiến thức xuống cấp thấp hơn
Theo cái kiểu như không đưa ngang được thì đưa theo chiều dọc í!
Bây chừ 3 hay 4 tuổi đã chơi trò chơi điện tử rồi, vô cấp I là phải học online rồi,. . . .

Chúc các bạn vui khỏe!
 

File đính kèm

  • 10-05.jpg
    10-05.jpg
    65.5 KB · Đọc: 2
Cũng phải thôi, kiến thức nhân loại càng nhiều thì càng phải tiếp thu nhiều;
Nhưng từ khi bỏ khối này khối kia rồi (có khi gọi là ban hay sao ý), thì càng ngày càng phải đưa kiến thức xuống cấp thấp hơn
Theo cái kiểu như không đưa ngang được thì đưa theo chiều dọc í!
Bây chừ 3 hay 4 tuổi đã chơi trò chơi điện tử rồi, vô cấp I là phải học online rồi,. . . .

Chúc các bạn vui khỏe!
Hồi xưa chương trình nhẹ, người ta đã phân ban rồi. Mục đích để phát huy sở trường, tránh việc học nhiều kiến thức thiếu thiết thực đối với cá nhân. Nay cũng phải quay trở lại cách làm như vậy.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình không trong ngành GD, nhưng có thân thiết đến GD & :
Từ bỏ chuyện phân ban theo mình là đi ngược dòng chảy nhân loại (Các bác trong ngành GD cứ mạnh dạn ném đá nha, mình xin!)
Mình ủng hộ phân ban vì có vậy mới dễ thực hiên lời ông bà xưa: "1 nghề cho chín hơn 9 mười nghề."
Mà muốn chuyên sâu thì phải dành thời gian biểu thôi & xóa bỏ cào bằng kiến thức
Thêm nữa từ khi có internet thì chuyện tự học hay tự đi lượm kiến thức nhân loại càng dễ thêm lên.
Về lâu về dài mới có những chuyên 'da' đầu ngành; còn chương trình GD của chúng ta là tạo ra những gà chọi đi thi thố khắp nơi trên thế giới để lấy tiếng, trong khi đó toàng dân chả có miếng nào để hưởng lợi đem đến từ nganh GD;
& nhiều người trong ngành này thuộc diện giáo chức, không tự nuôi bỡi chuyện phục vụ trong ngành nên đẻ ra vô vàng thứ bậy bạ & hậu quả là trường không ra trường, lớp không ra lớp, thây cô không ra thầy cô,. . . . bằng cấp có thể mua thoải mái,. . . .

Chán, không muốn nói nữa!
 
Sau 1975, may mắn là có được khoảng 15 năm chưa loạn giáo dục, tụi tôi vẫn còn được học nhẹ nhàng gần như trước. Chương trình học nhẹ nhưng chấm điểm rất mắc. Tôi thuộc loại nhất lớp mà toán có bao giờ điểm trung bình được 9,0 đâu, văn thì cỡ 6.5.

Còn bây chừ cấp 1 tụi nó học gì mà như cấp 2. Cấp 2 thì học như cấp 3, còn cấp 3 học như nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ. Điểm thì chót vót 9.7, 9.9, điểm 10,0 tròn không ít.
Hồi xưa chấm điểm trên 20. Rất hiếm khi có ai chấm đến điểm này. Trừ phi Thầy/Cô cho làm toán chạy (*1)

(*1) Toán chạy: Thầy/Cô ra bài toán. Học sinh làm thật nhanh. Chỉ 10 bài đầu tiên đọc chấm điểm một bài là 5 điểm. Cuối ngày sẽ tổng 4 điểm lớn nhất. Và cứ thế học sinh đạt đủ 20 thì ngưng, và nhường cho các bạn chạy vòng sau. Các vòng kể từ 5 trở đi chỉ chấm đến 4,5 điểm.

Hồi xưa chương trình nhẹ, người ta đã phân ban rồi. Mục đích để phát huy sở trường, tránh việc học nhiều kiến thức thiếu thiết thực đối với cá nhân. Nay cũng phải quay trở lại cách làm như vậy.
Chương trình học về sau này tuy cố học cao nhưng hình như không rộng đủ. Tôi thấy tuổi trẻ ngày nay thiếu hẳn kiến thức về toán số, và căn bản xác suất thống kê.
 
Hồi xưa chấm điểm trên 20. Rất hiếm khi có ai chấm đến điểm này. Trừ phi Thầy/Cô cho làm toán chạy (*1)

(*1) Toán chạy: Thầy/Cô ra bài toán. Học sinh làm thật nhanh. Chỉ 10 bài đầu tiên đọc chấm điểm một bài là 5 điểm. Cuối ngày sẽ tổng 4 điểm lớn nhất. Và cứ thế học sinh đạt đủ 20 thì ngưng, và nhường cho các bạn chạy vòng sau. Các vòng kể từ 5 trở đi chỉ chấm đến 4,5 điểm.


Chương trình học về sau này tuy cố học cao nhưng hình như không rộng đủ. Tôi thấy tuổi trẻ ngày nay thiếu hẳn kiến thức về toán số, và căn bản xác suất thống kê.
Toán chạy: sau 75 khi tôi học tiểu học vẫn còn, chừ không biết còn không. Thường thì tôi ít lụm được điểm này. Nhanh không phải là sở trường của tôi mà --=0

Chương trình học chừ cố nhồi nhét nên không sâu. Học sinh học nhưng không biết để làm gì với mớ kiến thức hầm bà lằng đó. Ví dụ học 1m nhưng không biết trên thực địa 1m đó nó dài khoảng chừng nào, tương đương với cái gì trong cơ thể mình (sau này lớn lên các em mới biết chứ khi đang học thì mù tịt)
 
Web KT
Back
Top Bottom