Scenarios là gì vậy?

Liên hệ QC

hoatt

Thành viên mới
Tham gia
12/11/07
Bài viết
7
Được thích
4
Kính chào các cao thủ!
Trước hết rất cảm ơn các cao thủ!
Sau một thời gian dán mắt vào máy tính với việc cứ bật nên là GE và Excel, từ chỗ chỉ biết được hàm Sum trong Excel, nay em đã biết được hầu hết các hàm thông dụng. Làm được rất nhiều việc hữu ích bằng Excel.
Tuy nhiên, hiện nay em đang vướng mấy chức năng như Scenarios, Consolidate.
Em xin lập mỗi chức năng này 1 chủ đề và xin các cao thủ chỉ dạy.
Trân trọng cảm ơn!
 
Scenarios: không thể dịch chính xác được, chỉ có thể hiểu như là một kịch bản, một kế hoạch (làm kinh tế)...

Bạn đọc bài này nhé, có thể bạn sẽ hiểu:
Giả sử bạn dành dụm được 100 triệu đồng và đang nghĩ cách sao cho tiền sinh sôi. Nếu gửi tiền tiết kiệm toàn bộ thì chắc ăn, nhưng vốn liếng của ta tăng chậm, có thể không đủ cho nhu cầu trong tương lai. Nếu dốc vốn để hùn hạp làm ăn hoặc đầu tư cổ phiếu, lợi nhuận hứa hẹn cao hơn nhưng rủi ro cũng không phải là ít. Để "ăn được, ngủ được", có lẽ ta nên "công thủ toàn diện", gửi một phần vào ngân hàng, phần còn lại đầu tư. Nhưng "một phần" là bao nhiêu nhỉ?

Khi phải cân nhắc với những con số, bạn đừng giữ chúng trong đầu mà hãy "trút" vào bảng tính. Tại ô nào đó, D3 chẳng hạn, bạn ghi ra số vốn của mình. Tại ô D4, bạn ghi ra số tiền cần "bốc ra" để chi dùng sau một năm. Số tiền dự trù đó có thể mỗi năm mỗi tăng do lạm phát. Bạn ghi tỉ lệ lạm phát vào ô D5, khoảng 2%. Nếu muốn "liệu cơm gắp mắm", tính tiền rút ra trên vốn hiện có, 10% chẳng hạn, bạn ghi số ấy vào ô D6.

Tại ô D7 bạn ghi rõ lãi suất tiết kiệm, tròm trèm 7%. Ô D8 dành cho lãi suất đầu tư trung bình theo mong muốn của bạn, 15% không phải là chuyện lạ. Bạn đưa vào ô D9 sự trăn trở của mình, tỉ lệ tự đầu tư trên vốn của mình, thử "bình tĩnh" 50% xem sao (50% kia gửi tiết kiệm). Cuối cùng ta cần thể hiện ở ô D10 một thực tế phải chấp nhận: độ thăng giáng của lãi suất đầu tư, có thể là 20% (nếu bạn mua nhiều loại cổ phiếu, lãi suất đầu tư sẽ ít "cà giựt" hơn).

Với đề bài như vậy, bảng tính có thể giúp bạn nhìn phóng qua nhiều năm sau (20 năm nữa chẳng hạn): vốn của ta khi ấy ra sao, tổng số tiền đã rút ra để chi dùng là bao nhiêu, lãi suất trung bình (tính gộp cả tiết kiệm lẫn đầu tư) vào cỡ nào. Để "làm bài", ta xuống vùng ô bên dưới tính chi li với năm 2007. Các năm sau để bảng tính tự lo.

Trước hết, ta dùng cột đầu để ghi năm. Bạn gõ 2005 tại ô A15, gõ A15+1 tại ô A16 rồi kéo công thức đó lướt xuống đến ô A34, ứng với năm 2024. Ta sẽ dùng cột D để thể hiện số vốn còn qua mỗi năm. Bạn ghi lại vốn ban đầu ở ô D14 bằng cách gõ =$D$3. Tại ô E14, bạn gõ =$D$4, ghi lại số tiền định rút sau một năm.

Ta dùng cột B để thể hiện lãi suất đầu tư. Bạn hãy chấp nhận công thức như sau ở ô B15:

=$D$8+(RAND()-RAND()+RAND()-RAND())*$D$10*1.8

Công thức này mô phỏng lãi suất ngẫu nhiên với trị trung bình và độ thăng giáng đã cho (trong ô D8 và D10). Mỗi lần bạn gõ phím F9, hàm RAND() lại cho giá trị ngẫu nhiên mới giữa 0 và 1. Kéo công thức ở ô B15 xuống dưới dọc theo cột B, ta hình dung được lãi suất đầu tư có thể "phập phù" ra sao qua các năm.

Với lãi suất đầu tư và lãi suất tiết kiệm đã biết, ta tính được vốn tăng giảm thế nào ở ô C15 bằng công thức:

=D14+D14*$D$9*B15+D14*(1-$D$9)*$D$7

Tại ô E15, bạn tính tiền cần rút ra với mức lạm phát đã cho: =E14+E14*$D$5. Ô F15 dành cho khoản tiền rút tính trên vốn: rút như vậy, ta tính ở ô D15 xem vốn còn bao nhiêu:=C15-G15.

Cuối cùng, ở ô H15, ta tính gộp lãi suất đầu tư và lãi suất tiết kiệm dựa vào tỉ lệ vốn đầu tư:

=$D$9*B15+(1-$D$9)*$D$7

Áp dụng công thức của năm 2007 cho các năm sau, bạn có được "tầm nhìn 20 năm" hoàn chỉnh. Để dễ xem kết quả, ta ghi lại ở ô I3 số vốn còn sau 20 năm: =D34. Tại ô I4, bạn ghi tổng số tiền đã rút: =SUM(G15:G34). Dùng hàm AVERAGE tại ô I5: =AVERAGE(H15:H34), bạn thấy ngay lãi suất trung bình hàng năm.

Bạn đã tạo ra bảng tính nhằm xem xét cách dùng số vốn 100 triệu trong vòng 20 năm. Để tiện theo dõi, ta nên lập biểu đồ. Bạn dùng chuột quét trên vùng ô G15:G34 để chọn, rồi bấm vào Chart Wizard. Ở phần Chart Type trên hộp thoại Chart Wizard, bạn nên chon loại biểu đồ đoạn thẳng. Bấm vào nút Finish, bạn có ngay biểu đồ thể hiện số tiền rút qua từng năm. Để có biểu đồ thể hiện sự tăng giảm vốn trong 20 năm, bạn chọn vùng ô D15:D34 và cũng dùng Chart Wizard theo cách như vừa làm.

Trước hết, ta thử xét trường hợp gửi hết tiền vào ngân hàng. Bạn bấm vào ô D9, gõ 0 và gõ Enter (tỉ lệ đầu tư 0%). Dự định hàng năm rút 10 triệu (chưa tính lạm phát), để chi dùng, bạn gõ 10000000 ở ô D4 và gõ 0 ở ô D6. Biểu đồ cho thấy ngay vốn liếng sẽ... cạn quẹt sau 14 năm! Nếu muốn vốn giảm chậm hơn, 20 năm sau mới hết ta buộc phải giảm số tiền ở ô D4. Bao nhiêu cho vừa nhỉ? Bạn thử 8 triệu xem sao.



"Kịch bản" như vậy không có gì hấp dẫn nhưng rất cần thiết nếu bạn chưa biết đầu tư vào đâu. Để ghi nhớ phương án "tàm tạm" ấy, bạn hãy chọn Tools>Scenarios. Trên hộp thoại Scenarios Manager, bạn bấm nút Add. Hộp thoại Add Scenarios vừa hiện ra bạn đặt tên cho kịch bản trong ô Scenarios name bằng cách gõ tên: Không đầu tư, rút.... vô tư. Tại ô Changing Cells, bạn gõ D4, D6, D9 nhằm nói rằng kịch bản đang xét quy định bởi bộ ba trị số trong các ô D4, D6, D9. Bấm OK, bạn lại thấy hộp thoại khác, Scenarios Values, trình bày nội dung hiện hành của các ô D4, D6, D9. Nếu không cần chỉnh sửa gì nữa, bạn bấm OK luôn. Trở lại với hộp thoại Scenarios Manager, bạn bấm close.

Cứ thế mỗi khi có những trị số đáng lưu ý, bạn có thể ghi lại thành một kịch bản. Sau này, muốn nhìn lại kịch bản nào bạn mở hộp thoại Scenarios Manager, chọn tên kịch bản rồi bấm show.
(nguồn: http://www.saga.vn/Publics/PrintView.aspx?id=1229)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Anh BNTT phân tích hay quá, em đang ao ước có một file mình họa (công thủ-Toàn diện) thì hay biết mấy!
Chà chà!!
 
Theo mình thì có thể hiểu nôm na về Scenarios : Scenarios công cụ của Excel dùng để phân tích các tình huống có thể xảy ra (mình thường hay gọi tắt là phân tích tình huống).giống như hộp đen đã được xác định trước ( cách thực hiện phụ thuộc vào ý đồ của người sử dụng : BNTT phân tích, so sánh việc sinh lãi khi gởi tiết kiệm và đầu tư vào việc khác của 100 triệu, để chọn ra một giải pháp tốt nhất). Dữ đầu vào không biết trước ( nhưng có thể cho trước để phân tích: Bao nhiêu cho vừa nhỉ? Bạn thử 8 triệu xem sao_lấy từ BNTT), trong khi lại muốn biết trước kết quả ( đại khái giống như phân tích What ... if? vậy đó). Chẳng hạn nếu như trong năm 2008 GDP của TPHCM tăng 12.6% (hoặc là nhỏ hơn, lớn hơn 12.6%) thì lương của mình là bao nhiêu ?
 
Scenarios: không thể dịch chính xác được, chỉ có thể hiểu như là một kịch bản, một kế hoạch (làm kinh tế)...

Bạn đọc bài này nhé, có thể bạn sẽ hiểu:

(nguồn: http://www.saga.vn/Publics/PrintView.aspx?id=1229)http://www.saga.vn/Publics/PrintView.aspx?id=1229)http://www.saga.vn/Publics/PrintView.aspx?id=1229)

Rất cám ơn thông tin của Bạn. Nhưng nếu bảng cung cấp cho diễn đàn mổt bảng tình Êxcl cụ thể thì rất hay. Vì mình đã đọc bài của bạn và đã thực hành trên êxcl nhưng không thành. Chắc do mình chưa hiểu rõ lắm về thủ thuật này.

Rất mong bạn sớm cung cấp cho diễn đàn bảng tính đó nha.
 
Rất cám ơn thông tin của Bạn. Nhưng nếu bảng cung cấp cho diễn đàn mổt bảng tình Êxcl cụ thể thì rất hay. Vì mình đã đọc bài của bạn và đã thực hành trên êxcl nhưng không thành. Chắc do mình chưa hiểu rõ lắm về thủ thuật này.

Rất mong bạn sớm cung cấp cho diễn đàn bảng tính đó nha.

Bạn đọc chuỗi bài này thử xem:
http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?t=2331

Scenario ở bài số #4

Thanh Phong
 
Web KT
Back
Top Bottom