Sổ sách kế toán như thế này, có bị thuế phạt không ? (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

hailua123456

Thành viên mới
Tham gia
6/11/10
Bài viết
1
Được thích
0
Cty A nơi mình đang công tác, mình được biết là thành lập khoảng tháng 7 năm 2005, cty nơi mình công tác kinh doanh về tin học
Mình cũng từng xem sơ bộ sổ sách kế toán thì thấy là sổ sách không được hợp lý
a) Những món hàng có VAT từ lúc cty mới mở đến giờ , cho đến nay vẫn còn mặc dù hàng thực ko có
b) Số lượng hàng hóa có VAT đang có rất nhiều nhưng thực sự đã bị đem đi khấu hao thuế hàng tháng để giảm chi phí đóng thuế, giờ thành ra nếu trường hợp xuất hóa đơn giờ là phải chịu thuế VAT , ví dụ Ổ cứng ví tính giá 2.000.000 nhập vào đã có VAT, thì cuối tháng chị kế toán lấy 200K tiền VAT 10 % đó đi khấu hao thuế, giờ nếu bán hoặc xuất ổ cứng đó mà có VAT với giá 2.010.000 hoặc hơn thì bên cty A sẽ phải chịu VAT số còn lại.
c) Chưa quyết toán thuế
d) 01 Kế toán làm việc bên thuế & báo cáo thuế theo tháng , quý, 01 kế toán chỉ xuất hóa đơn đỏ & tổng hợp hóa đơn đầu vào đầu ra của tháng đó.

Vậy cho mình xin được hỏi
1) Trường hợp sổ sách như thế thì lỡ nếu bên thuế buồn buồn ghé thăm, thì có việc gì lớn lao ko ? Người ký giấy tờ hóa đơn thuế có bị liên đới gì không ?
2) Trường hợp phạt vi phạm , thì tối thiểu bao nhiêu tiền & tối đa bao nhiêu tiền
3) Người ký giấy tờ hóa đơn VAT có bị phạt tù gì ko ? & Kế toán lập phiếu có bị phạt tù gì ko ?
4) Có cách nào hay để giải quyết vấn đề này không ?

Chân thành cám ơn anh chị gpe đã đọc & góp ý, cũng như giải đáp câu hỏi của em

Chúc anh chị gpe sức khỏe, may mắn & hạnh phúc
 
Nghiêm trọng!!!

Mình thấy tình tình này rất nghiêm trọng, bạn phải sử lý ngay. Không phải Thuế buồn buồn mà Thuế ngủ gật!!! 7Tháng chỉ có Doanh số mua vào mà không có bán ra mà không hỏi thăm mới lạ, trong khi có báo cáo thuế hàng tháng vẫn có.
Mình sơ sơ 1 số lỗi mà cơ quan thuế có thể gán cho các bạn:

-Cố tình chậm trễ hoặc không xuất Hóa đơn bán ra để chiếm dụng hay trốn thuế với Nhà nước.
-Vi phạm nghiêm trọng Luật kế toán, cố tình làm sai hoặc thiết lập chứng từ Kế toán. Sổ sách báo cáo Kế toán không phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nếu là chỉ đạo của ông chủ thì kế toán phải có ý kiến, bảo lưu ý kiến hay báo cáo.
-Bán hàng không xuất hóa đơn.
........
Không sớm sử lý thì việc lâm quan sự và bế môn Công ty là khó tránh khỏi
 
Cty A nơi mình đang công tác, mình được biết là thành lập khoảng tháng 7 năm 2005, cty nơi mình công tác kinh doanh về tin học
Mình cũng từng xem sơ bộ sổ sách kế toán thì thấy là sổ sách không được hợp lý
a) Những món hàng có VAT từ lúc cty mới mở đến giờ , cho đến nay vẫn còn mặc dù hàng thực ko có
b) Số lượng hàng hóa có VAT đang có rất nhiều nhưng thực sự đã bị đem đi khấu hao thuế hàng tháng để giảm chi phí đóng thuế, giờ thành ra nếu trường hợp xuất hóa đơn giờ là phải chịu thuế VAT , ví dụ Ổ cứng ví tính giá 2.000.000 nhập vào đã có VAT, thì cuối tháng chị kế toán lấy 200K tiền VAT 10 % đó đi khấu hao thuế, giờ nếu bán hoặc xuất ổ cứng đó mà có VAT với giá 2.010.000 hoặc hơn thì bên cty A sẽ phải chịu VAT số còn lại.
c) Chưa quyết toán thuế
d) 01 Kế toán làm việc bên thuế & báo cáo thuế theo tháng , quý, 01 kế toán chỉ xuất hóa đơn đỏ & tổng hợp hóa đơn đầu vào đầu ra của tháng đó.

Vậy cho mình xin được hỏi
1) Trường hợp sổ sách như thế thì lỡ nếu bên thuế buồn buồn ghé thăm, thì có việc gì lớn lao ko ? Người ký giấy tờ hóa đơn thuế có bị liên đới gì không ?
2) Trường hợp phạt vi phạm , thì tối thiểu bao nhiêu tiền & tối đa bao nhiêu tiền
3) Người ký giấy tờ hóa đơn VAT có bị phạt tù gì ko ? & Kế toán lập phiếu có bị phạt tù gì ko ?
4) Có cách nào hay để giải quyết vấn đề này không ?

Chân thành cám ơn anh chị gpe đã đọc & góp ý, cũng như giải đáp câu hỏi của em

Chúc anh chị gpe sức khỏe, may mắn & hạnh phúc

Tất cả các câu hỏi của bạn đều rất rộng. Khó mà trả lời ngắn gọn được. Bạn phải xem các luật sau:
- Luật kế toán
- Luật quản lý thuế
- Luật hình sự

1) Trường hợp sổ sách như thế thì lỡ nếu bên thuế buồn buồn ghé thăm, thì có việc gì lớn lao ko ?

Sau 3 năm hoạt động thì cơ quan thuế sẽ thanh tra quyết toán thuế DN (Tuỳ thuộc vào lịch kiểm tra của cơ quan thuế)

2) Trường hợp phạt vi phạm , thì tối thiểu bao nhiêu tiền & tối đa bao nhiêu tiền
Tôi gửi kèm ND Số: 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007
Mục 2
XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ
ĐỐI VỚI NGƯỜI NỘP THUẾ
Điều 7. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 10 đến 20 ngày.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày trở lên.
Điều 8. Xử phạt đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế
Hành vi khai không đúng, không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 31 của Luật Quản lý thuế (trừ trường hợp người nộp thuế được khai bổ sung theo quy định) bị phát hiện sau thời hạn quy định nộp hồ sơ khai thuế:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 150.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên hoá đơn, hợp đồng kinh tế và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế.
4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp đồng thời có nhiều hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 9. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 05 đến 10 ngày.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 đến 20 ngày.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 đến 30 ngày.
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 đến 40 ngày.
5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 đến 90 ngày.
6. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 của Luật Quản lý thuế.
7. Không áp dụng các mức xử phạt quy định tại Điều này đối với trường hợp được gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
Điều 10. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế
Hành vi vi phạm chế độ cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc trường hợp khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế thì tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm mà bị xử phạt như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến đăng ký thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên;
c) Cung cấp sai lệch về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế quá thời hạn theo yêu cầu của cơ quan thuế.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế trong thời hạn kê khai thuế; số hiệu tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
b) Không cung cấp đầy đủ, đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải đăng ký theo chế độ quy định, bị phát hiện nhưng không làm giảm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
c) Cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan thuế yêu cầu.
3) Người ký giấy tờ hóa đơn VAT có bị phạt tù gì ko ? & Kế toán lập phiếu có bị phạt tù gì ko ?
Luật hình Sự Số 15/1999/QH10
Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009

CHƯƠNG XVI
CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
Điều 161. Tội trốn thuế
1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.
Điều 164a. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
đ) Thu lợi bất chính lớn;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 164b. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


4) Có cách nào hay để giải quyết vấn đề này không ?

Tự giác điều chỉnh sổ sách và áp dụng mức phạt phù hợp. Tự kê khai bổ sung thuế để nộp bao gồm cả nộp thiếu + phạt nộp chậm. (khi kê khai bổ sung sẽ có hướng dẫn ở phần mềm HTKK tỷ lệ phạt x số ngày)
Chú ý: Việc đơn vị tự phát hiện sai và tự điều chỉnh, khác với việc khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện sai bạn nhé. (Đọc luật quản lý thuế đính kèm)
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom