Quản lý Tiệm điện thoại di động (3 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

hoanganhthaity

Thành viên mới
Tham gia
12/6/08
Bài viết
1
Được thích
1
Chào mọi người!
Mình muốn thực hiện một chương trình quản lý cho tiệm điện thoại di động về việc
- Quản lý bán hàng.
- Quản lý nhật ký bảo trì máy cho khách hàng.
- Quản lý chấm công cho nhân viên.
nhưng chưa có định hướng tốt trong việc xây dựng CSDL?
Xin hỏi các bác nên xây dựng như thế nào cho tốt?
Thanhs!
 
quản lý về tiệm điện thoại di động

Chào mọi người!
Mình muốn thực hiện một chương trình quản lý cho tiệm điện thoại di động về việc
- Quản lý bán hàng.
- Quản lý nhật ký bảo trì máy cho khách hàng.
- Quản lý chấm công cho nhân viên.
nhưng chưa có định hướng tốt trong việc xây dựng CSDL?
Xin hỏi các bác nên xây dựng như thế nào cho tốt?
Thanhs!


công ty mình cũng kinh doanh về lĩnh vực sửa chữa bảo trì điện thoại và không có chương trình quản lý nào cả. Để quản lý được, mình đã tự tạo 1 sổ nhật ký bảo trì máy cho khách hàng bằng excel thôi. bạn có thể tham khảo và điều chỉnh file đính kèm theo nhu cầu của bạn. mình cũng gởi kèm mẫu bảng chấm công cho bạn tham khảo, còn không đúng ý bạn thì bạn có thể tham khảo thêm trên GPE có nói nhiều về lĩnh vực chấm công này.
Chào bạn
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình sẽ giải thích kỹ bài toán này:

Đây là 1 bài toán kinh doanh mặt hàng được quản lý tới cá thể hàng hóa (Serial control). Cụ thể đối với mặt hàng điện thoại thì đó là số EMEI.

Cụ thể là:
- Ví dụ: Khi bạn tạo 1 phiếu nhập hàng, nhập 1000 điện thoại Nokia N71 (ItemCode là "N001" chẳng hạn)

Bạn nhập dòng chi tiết của chứng từ như sau:

Mã hàng, SL, Đơn giá, ....
N0001 1000 8,000,000

Khi bạn nhập số lượng 1000, lập tức hệ thống sẽ đưa ra 1 bảng để bạn gõ chi tiết số Serial của từng cá thể hàng hóa (cụ thể ở đây là 1000 số emei của điện thoại Nokia N71). Thông thường, nếu Số Serial là có tính tuần tự (Sequent) thì hệ thống cho phép nhập chỉ số đầu, chỉ số cuối là lập tức chương trình sẽ fill hộ mình 1000 số Serial theo thứ tự.

Như vậy, trong kho (trên phiếu phải chỉ ra là nhập vào kho nào nhé) sẽ có 1000 mặt hàng N0001 mới được nhập, và đó là 1000 số cá thể hàng hóa theo như đã nhập từ phiếu nhập.

Khi xuất hàng, KH có thể lựa chọn hàng hóa N0001 đó từ 1000 cá thể hàng hóa (định danh bởi 1000 số EMEI). Và khi KH quyết định lựa chọn, 1 (hoặc 1 vài) cá thể hàng hóa được xuất ra theo lựa chọn của KH. Khi đó, số lượng tồn kho thì giảm đi (Tồn kho đầu kỳ + 1000 - SL xuất). Tuy nhiên ở đây, trong kho ta phải quản lý cả sự tồn tại của cá thể hàng hóa chứ ko chỉ về số lượng (tức là sự tồn tại của các số EMEI đó nữa).

Việc quản lý tới Serial nhằm một mục tiêu rất quan trọng. Đó là việc KH đem hàng tới bảo hành.

Như ta đã biết, cái điện thoại Nokia N71 đó KH có thể mua ở bất cứ chỗ nào chứ ko phải do ta bán. Vậy, khi khách hàng đem hàng hóa tới bảo hành, ta lập tức có thể tra lại hệ thống theo số EMEI và từ đó biết được hàng hóa đó đó có phải là do ta bán ra hay ko, bán ra cho ai, bán ra ngày nào, ai bán cho KH,....

Việc quản lý tới cá thể hàng hóa tuy đơn giản nhưng ko phải ai cũng làm được (hiện nay trên thị trường ko có nhiều phần mềm đáp ứng được việc này, nếu có thì có cho lấy lệ mà thôi) vì lý do liên quan tới tốc độ. Như ví dụ ở trên, bạn thấy khi nhập 1 mặt hàng với số lượng 1000 thì lập tức nó sẽ sinh ra 1000 records để quản lý tới cá thể hàng hóa (cùng với các thuộc tính khác của cá thể hàng hóa như màu sắc, kích thước, trọng lượng,...). Khi xuất hàng thì ko chỉ xuất mặt hàng Nokia N71 mà phải chỉ rõ đó là cá thể hàng nào (EMEI nào). Việc nhập số EMEI là rất hay bị nhầm, vì thế cũng cần có code để check xem số EMEI đó có valid hay ko. Điều đó cũng ko phải ai cũng biết làm.

Khi bạn lựa chọn 1 nhà cung cấp phần mềm nào, bạn phải quan sát sự hiểu biết tận gốc về bài toán đó. Tôi đã từng xem rất nhiều phần mềm và nhận ra không phải ai cũng hiểu về bản chất của bài toán đâu. Vì thế, hãy cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp.

Hiện nay, theo tôi được biết thì Cty Máy tính Trần Anh cũng quản lý hàng hóa tới cá thể từng serial của từng thiết bị trong máy tính bán ra và chính sách bảo hành sản phẩm của họ khá phức tạp. Hiện họ đang sử dụng sản phẩm VIP Pro của Viami. Hiện nay, dữ liệu của Trần Anh cứ tăng đều 1Gb/tháng (như vậy là đủ để các bạn biết dữ liệu được quản lý theo Serial nó lớn tới mức độ nào)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
có ai đã làm được chưa vậy ?

mình hiện giờ là quản lý của một cửa hàng dtdd, hàng ngày nhận rất nhiều hàng bảo hành. mình muốn in cho khách hàng một biên nhận và quản lý quá trình nhận và trả cho khách hàng trên máy tinh. có ai giúp mình được không ?
 
Nếu cửa hàng nhỏ thì quản lý = excel cũng được bác nhỉ!!

Mình sẽ giải thích kỹ bài toán này:

Đây là 1 bài toán kinh doanh mặt hàng được quản lý tới cá thể hàng hóa (Serial control). Cụ thể đối với mặt hàng điện thoại thì đó là số EMEI.

Cụ thể là:
- Ví dụ: Khi bạn tạo 1 phiếu nhập hàng, nhập 1000 điện thoại Nokia N71 (ItemCode là "N001" chẳng hạn)

Bạn nhập dòng chi tiết của chứng từ như sau:

Mã hàng, SL, Đơn giá, ....
N0001 1000 8,000,000

Khi bạn nhập số lượng 1000, lập tức hệ thống sẽ đưa ra 1 bảng để bạn gõ chi tiết số Serial của từng cá thể hàng hóa (cụ thể ở đây là 1000 số emei của điện thoại Nokia N71). Thông thường, nếu Số Serial là có tính tuần tự (Sequent) thì hệ thống cho phép nhập chỉ số đầu, chỉ số cuối là lập tức chương trình sẽ fill hộ mình 1000 số Serial theo thứ tự.

Như vậy, trong kho (trên phiếu phải chỉ ra là nhập vào kho nào nhé) sẽ có 1000 mặt hàng N0001 mới được nhập, và đó là 1000 số cá thể hàng hóa theo như đã nhập từ phiếu nhập.

Khi xuất hàng, KH có thể lựa chọn hàng hóa N0001 đó từ 1000 cá thể hàng hóa (định danh bởi 1000 số EMEI). Và khi KH quyết định lựa chọn, 1 (hoặc 1 vài) cá thể hàng hóa được xuất ra theo lựa chọn của KH. Khi đó, số lượng tồn kho thì giảm đi (Tồn kho đầu kỳ + 1000 - SL xuất). Tuy nhiên ở đây, trong kho ta phải quản lý cả sự tồn tại của cá thể hàng hóa chứ ko chỉ về số lượng (tức là sự tồn tại của các số EMEI đó nữa).

Việc quản lý tới Serial nhằm một mục tiêu rất quan trọng. Đó là việc KH đem hàng tới bảo hành.

Như ta đã biết, cái điện thoại Nokia N71 đó KH có thể mua ở bất cứ chỗ nào chứ ko phải do ta bán. Vậy, khi khách hàng đem hàng hóa tới bảo hành, ta lập tức có thể tra lại hệ thống theo số EMEI và từ đó biết được hàng hóa đó đó có phải là do ta bán ra hay ko, bán ra cho ai, bán ra ngày nào, ai bán cho KH,....

Việc quản lý tới cá thể hàng hóa tuy đơn giản nhưng ko phải ai cũng làm được (hiện nay trên thị trường ko có nhiều phần mềm đáp ứng được việc này, nếu có thì có cho lấy lệ mà thôi) vì lý do liên quan tới tốc độ. Như ví dụ ở trên, bạn thấy khi nhập 1 mặt hàng với số lượng 1000 thì lập tức nó sẽ sinh ra 1000 records để quản lý tới cá thể hàng hóa (cùng với các thuộc tính khác của cá thể hàng hóa như màu sắc, kích thước, trọng lượng,...). Khi xuất hàng thì ko chỉ xuất mặt hàng Nokia N71 mà phải chỉ rõ đó là cá thể hàng nào (EMEI nào). Việc nhập số EMEI là rất hay bị nhầm, vì thế cũng cần có code để check xem số EMEI đó có valid hay ko. Điều đó cũng ko phải ai cũng biết làm.

Khi bạn lựa chọn 1 nhà cung cấp phần mềm nào, bạn phải quan sát sự hiểu biết tận gốc về bài toán đó. Tôi đã từng xem rất nhiều phần mềm và nhận ra không phải ai cũng hiểu về bản chất của bài toán đâu. Vì thế, hãy cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp.

Hiện nay, theo tôi được biết thì Cty Máy tính Trần Anh cũng quản lý hàng hóa tới cá thể từng serial của từng thiết bị trong máy tính bán ra và chính sách bảo hành sản phẩm của họ khá phức tạp. Hiện họ đang sử dụng sản phẩm VIP Pro của Viami. Hiện nay, dữ liệu của Trần Anh cứ tăng đều 1Gb/tháng (như vậy là đủ để các bạn biết dữ liệu được quản lý theo Serial nó lớn tới mức độ nào)
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom