Nhật ký ngắn (phần 4) (4 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Hôm nay ngủ sớm ghê! Mới có 1 giờ sáng đã vô mùng
(Già rồi nên phải biết quan tâm đến sức khỏe vậy mà)
 
Hôm nay tổ chức nhậu tại gia;
Lúc đầu Trung tá, cuối ra ma
Chén rượu đầu xuân, nó chả tha
lếc bếch vô mùng chén với chè
 
Sỉn quá muốn thư giãn mà không được.
Cứu tôi với!
 
Câu "Sỉn quá muốn thư giãn mà không được." nó sao sao đó thầy?!
Sỉn có nghĩa đã hay đang nhậu; Mà mục đích nhậu là để thư giãn, hay thầy có mục đích nào khác khi nhậu, như winh lộn với nhau, . . . . & v.v . . . .

Ở AG mà có nồi lẫu cá đồng với bông điên điển với R chối hột R để thư giãn, thì "mệt lếch bánh" luôn!

Chắc hè này thầy có sổ hưu rồi; Đây là 1 thành tựu mà không fải ai ai cũng có được & rất đáng tụ tập nhau để mừng cái tấm bằng ghi chuyện sống thọ của thầy!

Hẹn sớm gặp!
 
Khi lên lớp nhớ chú ý con của "luật sư tập sự".
Nó làm gì cũng đừng phạt nó, "kệ cha" nó!
------------------
Mà hổng phạt nó thì phải "mần sao cho vừa bụng cha" nó?
Híc!
"Sỉn nữa gồi"!
 
Nhân chuyện cô giáo quì trừ nợ đã bắt HS quì mới thấy toàn cảnh đạo đức XH VN thời nay;
Đó là gì?

Thứ nhất: Vô đầu năm học trường nào cũng cố vẻ vời để thu các loại fí
Cấp I là cấp Nhà nước chu cấp toàn bộ cho HS cũng đóng fí
Khi tổ chức thu fí như vậy thì dưới mắt HS & fụ huynh nói riêng & XH nói chung, người thầy, người cô được XH nhìn nữa con mắt là đương nhiên.

Câu "Tiên học lễ, hậu học văn" đã sửa lại là "Tiên đóng fí, trí mới to"

Dù có gọi các chi fí đó là gì, nhiều HS & fụ huynh cũng hiểu đó là chi fí trả cho việc học của mình hay của con em mình.
Nhìn rọng ra, thời buổi kinh tế thị trường (KTTT) thì kiến thức cũng đang & sẽ là hàng hóa. Chuyện này là không tranh cải nha các bạn.
Nhiều những thứ khác cao siêu hơn còn mua bán trao đổi nữa là.
Thời KTTT nên xem & chỉnh lại câu khẩu hiệu nêu trên cho thích hợp đi là vừa; Giữ mãi chuyện không đúng với xu thế XH sẽ bị đào thải, bằng cách này hay cách khác.

Thứ hai: Ngài Hiệu trưởng (HT) & "Tổng" hội fụ huynh sao bỏ đi? Fải chăng không đủ can đảm bảo vệ 1 con người, đúng ra cần đang được bảo vệ trước hành vi xúc fạm nhân cách?
Không biết ngài HT & cha "Tổng" kia có thấy mình thờ ơ với cái ác hay không?

Thứ ba: Cô giáo trước đó cũng sai do bắt các em HS quỳ; Chuyện này cô cũng vi fạm fáp luật hay không?
Vậy mà CĐ ngành Giáo dục đến an ủi động viên nữa chứ.
Về tình cảm thì nên làm, nhưng cần bắt chước Thủ Tướng VVK thăm tù nhân lúc 1 giờ sáng đi; Đằng này lài lu loa trên báo đài; XH nhìn nhận vấn đề sẽ ra sao?

. . . . .
Hết biết!
 
Nhân chuyện cô giáo quì trừ nợ đã bắt HS quì mới thấy toàn cảnh đạo đức XH VN thời nay;
Đó là gì?

Thứ nhất: Vô đầu năm học trường nào cũng cố vẻ vời để thu các loại fí
Cấp I là cấp Nhà nước chu cấp toàn bộ cho HS cũng đóng fí
Khi tổ chức thu fí như vậy thì dưới mắt HS & fụ huynh nói riêng & XH nói chung, người thầy, người cô được XH nhìn nữa con mắt là đương nhiên.

Câu "Tiên học lễ, hậu học văn" đã sửa lại là "Tiên đóng fí, trí mới to"

Dù có gọi các chi fí đó là gì, nhiều HS & fụ huynh cũng hiểu đó là chi fí trả cho việc học của mình hay của con em mình.
Nhìn rọng ra, thời buổi kinh tế thị trường (KTTT) thì kiến thức cũng đang & sẽ là hàng hóa. Chuyện này là không tranh cải nha các bạn.
Nhiều những thứ khác cao siêu hơn còn mua bán trao đổi nữa là.
Thời KTTT nên xem & chỉnh lại câu khẩu hiệu nêu trên cho thích hợp đi là vừa; Giữ mãi chuyện không đúng với xu thế XH sẽ bị đào thải, bằng cách này hay cách khác.

Thứ hai: Ngài Hiệu trưởng (HT) & "Tổng" hội fụ huynh sao bỏ đi? Fải chăng không đủ can đảm bảo vệ 1 con người, đúng ra cần đang được bảo vệ trước hành vi xúc fạm nhân cách?
Không biết ngài HT & cha "Tổng" kia có thấy mình thờ ơ với cái ác hay không?

Thứ ba: Cô giáo trước đó cũng sai do bắt các em HS quỳ; Chuyện này cô cũng vi fạm fáp luật hay không?
Vậy mà CĐ ngành Giáo dục đến an ủi động viên nữa chứ.
Về tình cảm thì nên làm, nhưng cần bắt chước Thủ Tướng VVK thăm tù nhân lúc 1 giờ sáng đi; Đằng này lài lu loa trên báo đài; XH nhìn nhận vấn đề sẽ ra sao?

. . . . .
Hết biết!
Trong các trường đại học thì xưa nay sư phạm có tiếng là điểm chuẩn thấp nhất. Vậy cũng hiểu đầu vào đầu ra nó thế nào rồi sư phụ à!
Nói hoài, chăng đi tới đâu thôi... mặc kệ đi. Nếu có tiền cứ cho con sang nước ngoài học để mai này phục vụ cho bọn tư bản là xong!
 
Trong các trường đại học thì xưa nay sư phạm có tiếng là điểm chuẩn thấp nhất. Vậy cũng hiểu đầu vào đầu ra nó thế nào rồi sư phụ à!
Nói hoài, chăng đi tới đâu thôi... mặc kệ đi. Nếu có tiền cứ cho con sang nước ngoài học để mai này phục vụ cho bọn tư bản là xong!

Lầm rồi bạn vàng ơi. Ngành sư phạm nước ngoài cũng vậy - điểm vào cũng là điểm (gần như) thấp nhất.
Thực ra, học sinh du học nước ngoài của VN được xếp vào loại khá. Những kẻ học bết bát đều là hạng có ở VN cũng chẳng vào ĐH nổi.

Mặt khác, nếu Trung Học ở VN kém thì làm sao ra nước ngoài học Đại Học? và nếu Tiểu Học VN kém thì trẻ có ra nước ngoài cũng không thể nào theo kịp Trung Học.
Như vậy trừ phi bạn có tiền đưa con đi học từ Mẫu Giáo thì mới không mâu thuẫn.
 
Nhóm từ "MKN" lại được nhiều người dùng quá rồi!
Người ta không màng đến cái thiện, cái ác, cái đúng cái sai thì XH này sẽ tiêu thôi, không sớm thì muộn!

Từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài người ta sẵn sàng làm bậy & nói bậy; Vì lẽ đương nhiên biết rằng XH này sẽ bàng quan thôi!
 
Xem bài này:
https://m.baomoi.com/truong-hoc-va-cai-cho/c/25197499.epi
Xong thấy nản quá, khi mà "bọn chúng" nói giáo viên bây giờ trở thành người "đòi nợ thuê"... Đúng là gần chợ xa trường học
Ai đúng ai sai chưa bàn đến nhưng cứ cái đà này thì vài chục năm nữa trường học và chợ thật sự không khác gì
 
Thực trạng xã hội là vậy mà. Chúng ta chẳng làm gì được ngoài việc ngồi nhìn xem nó diễn biến thế nào thôi.
"Gần chợ xa trường học" cũng lai rai xuất hiện trên GPE. Nhớ lại trước đây GPE vui biết bao nhiêu, hoàn toàn không có cái dạng bài viết gần chợ xa trường học. Hồi ấy mỗi ngày mình viết ít nhất phải 10 bài, và học vô số kiến thức của anh em bạn bè trên đây, nhưng kể từ lúc mà trên GPE xuất hiện quá nhiều anh hùng bàn phím thì mình dần dần rời xa GPE vì mình không đủ khả năng để đu đeo theo họ. Cũng đáng buồn nhưng chẳng thể làm gì hơn. Tận đáy lòng mình vô cùng biết ơn GPE đã giúp cho mình có một lượng kiến thức tương đối như hôm nay.
 
Cách nhận học sinh của các trường bên Mỹ hơi rắc rối cho nên tôi không thể đưa ví dụ điển hình - nói về một trường hay một tiểu bang của Mỹ phải tốn một trang giấy giải thích.
Vì vậy tôi tạm đưa một ví dụ điển hình của một trường ở Victoria; một tiểu bang lớn - về dân số và kinh tế - của nước Úc.
http://www.latrobe.edu.au/study/aspire/how-to-apply/minimum-atar-requirements --> Ctrl+F, "Education (Primary)", và "Education (Secondary)"; tức là Sư Phạm Tiểu Học và Trung Học; đọc điểm nhận vào, cột thứ nhất "metro" có nghĩa là học sinh gốc thành phố, cột "country/regional" có nghĩa là học sinh gốc vùng xa. Có một số ngành ưu tiên giảm điểm nhận cho học sinh vùng xa.
Nếu quý vj nào biết về cách tính điểm ATAR của Úc thì sẽ biết, điểm 60 có nghĩa là "viết văn không trọn, làm toán không thông". Một học sinh trung bình của VN sẽ tương đương với khoảng điểm 80-90. Chương trình Toán và Lý Hoá của VN được coi như vào hạng cao cấp của Úc. Những học sinh xuất sắc của VN sang Úc học sẽ sánh ngang với hàng 99.90-99.55 (ATAR được nêu ra theo Percentile Rank, 99.95 là cao nhất, có nghĩa là điểm này nằm trong vòng 0.05% đứng đầu). Nếu những học sinh này có vấp váp thì là do vấn đề ngôn ngữ chứ trình độ học hoàn toàn vượt trội.

Chú: Công tâm mà nói, La Trobe là trường nhỏ của Victoria, nếu xếp hạng thì đứng dưới RMIT (trường này có chi nhánh ở VN). Hình như trường Melbourne (đứng đầu Victoria) không nhận học sinh dưới 78.

(*) Tôi chuyên nghề lấy dữ liệu thống kê để tư vấn. Thỉnh thoảng có người bên ngành giáo dục xin tư vấn tôi về cách giáo dục nước ngoài cho nên tôi cũng có tìm hiểu đôi chút. Riêng trình độ huấn luyện cấp Trung Học thì VN chỉ thua Singapore chứ không hề kém Thái, Mã, Nam Dương,...
 
Tổng thống Mỹ gợi ý vũ trang cho giáo viên để ngăn thảm sát trường học, sau vụ xả súng làm 17 người chết tại một trường trung học.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đã đến lúc trang bị súng ống cho giới giáo viên để họ có thể nhanh chóng vô hiệu hóa những tay súng đột nhập vào trường học.

Bang Florida đã đi đầu trong nỗ lực hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống Donald Trump

Nội dung dự luật còn bao gồm “chương trình người bảo hộ” tự nguyện, được đặt tên theo huấn luyện viên Aaron Feis đã ngã xuống trong lúc cố gắng che đạn cho các sinh viên trong vụ xả súng Parkland. Theo đó, một số nhân viên của trường sẽ được trang bị súng.

(*) & như vậy lượng vũ khí bán ra ở Mĩ sẽ tăng lên, chứ nhỉ?

(*) Chắc nền giáo dục & ngành i nước nhà cũng nên bắt chước, trang bị tầm vong hay dáo mác cho giáo viên & y bác sĩ chăng!
 
Mọi thứ (cái gì) cũng có 2 mặt của nó: vấn đề mặt nào lợi và hợp hơn với XH của nước họ (thậm chí của bang hay của tiểu ban) thì họ bàn họ làm - nên miễn bàn
Còn chúng ta thì sao ... mọi thứ đều khó bàn ở cả phạm vi vĩ mô và vi mô - vừa kịp nêu chưa bàn đã bị xóa bỏ, chặn hoặc khóa lại ... thậm chí còn đe nẹt hoặc giấu (ẩn) đi.
 
Thực trạng xã hội là vậy mà. Chúng ta chẳng làm gì được ngoài việc ngồi nhìn xem nó diễn biến thế nào thôi.
"Gần chợ xa trường học" cũng lai rai xuất hiện trên GPE. Nhớ lại trước đây GPE vui biết bao nhiêu, hoàn toàn không có cái dạng bài viết gần chợ xa trường học. Hồi ấy mỗi ngày mình viết ít nhất phải 10 bài, và học vô số kiến thức của anh em bạn bè trên đây, nhưng kể từ lúc mà trên GPE xuất hiện quá nhiều anh hùng bàn phím thì mình dần dần rời xa GPE vì mình không đủ khả năng để đu đeo theo họ. Cũng đáng buồn nhưng chẳng thể làm gì hơn. Tận đáy lòng mình vô cùng biết ơn GPE đã giúp cho mình có một lượng kiến thức tương đối như hôm nay.
Cái này BQT có "thước" để đo được mà.
Chưa làm được chắc là do đầu năm nên cũng nhiều việc .
 
Cách đây ba bốn chục năm gì đó; Khi fong trào mặc thiếu vải tràn lan. Một số bang đã ban hành luật: Cấm các khu vui chơi gần các trường học dưới 200 thước.

Kết quả là các trường học bị dời đi cũng tương đượng với số các khu câu lạc bộ nhảy nhót quay cuồng fải di dời!
 
nhưng kể từ lúc mà trên GPE xuất hiện quá nhiều anh hùng bàn phím thì mình dần dần rời xa GPE vì mình không đủ khả năng để đu đeo theo họ. Cũng đáng buồn nhưng chẳng thể làm gì hơn. .
Có phải trên GPE bây giờ chỉ toàn có loại bài "Gần chợ xa trường học" đâu. Chúng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Nếu Hải muốn học, muốn giúp thì vẫn còn 90% chỗ để vào cơ mà. Còn không thích thì không vào 10% kia thôi. Có ai bắt Hải tham gia 10% kia đâu mà sợ không đu đeo theo được? Chả có gì phải buồn, Hải ạ.
 
Thực trạng xã hội là vậy mà. Chúng ta chẳng làm gì được ngoài việc ngồi nhìn xem nó diễn biến thế nào thôi.. . . .
Cũng đáng buồn nhưng chẳng thể làm gì hơn.

Đây là mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân cụ thể nào đó với cộng đồng;
Cồng đồng sẽ làm mỗi cá nhân hòa nhập (hay hòa tan gì đó) & mỗi cá nhân dù ít cũng sẽ ghi dấu ấn lên cộng đồng;

Riêng Hải thì cũng đã ghi dấu ấn khá sâu đậm với cộng đồng này rồi.
Việc tiếp tục ghi nữa hay không là toàn quyền cá nhân mà bạn Hải thân mến!

Chúc ngày xuân vui vẻ!
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom