Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ sún

Liên hệ QC

xuongrongdat

Có bao giờ bạn tự hỏi "Tôi là ai?"
Tham gia
30/6/08
Bài viết
1,704
Được thích
1,574
Donate (Momo)
Donate
Nghề nghiệp
Vô tư cùng bạn bè đi khắp nơi.
Trước tiên, tôi xin lỗi khi không phải nếu vô tình đụng chạm ai (hay người thân của ai) trong GPE nhà mình. Thực sự tôi không biết chắc là mình có hiểu đúng ý tứ của ông bà ta khi nói câu này không. Nhưng dễ thấy dễ hiểu nhất cái nghĩa đen là đang nói đến những người có dị tướng. Còn nghĩa bóng tôi không dám lạm bàn.

Tôi có xem tranh luận ở 1 Chủ đề khác trong diễn đàn mình, có đề cập đến các yếu tố "dân gian", "truyền miệng", rồi lại "thống kê", "nói có sách", "có cơ sở", "kết luận". Tự nhiên tôi nghĩ ngay đến cái câu như Tiêu đề, cũng không hiểu tại sao tôi nghĩ đến câu đó, chắc do ít nhiều nó có liên đới.
Tôi thắc mắc ngày xưa ông bà mình "thống kê" bằng cách nào, khảo sát qua mấy chục ngàn người, hay thời gian qua mấy đời, bao nhiêu sự việc, bao nhiêu kết quả,... rồi cuối cùng mới rút ra được kết luận kèm "bảng xếp hạng" đanh thép như vậy luôn. Hồi nhỏ tới giờ mỗi lần tôi nghe câu này là tôi mắc cười hà, mà tại nó mắc cười thiệt.

Có ai thắc mắc như tôi tại sao ông bà ta lại đề cập đến 4 dị tướng này không, sao không phải là 1, 2 hay 5, 6...? Có ai thắc mắc tại sao ông bà ta lại xếp hạng như vậy không, sao không là Nhất sún, nhì lùn, tam hô, tứ lé nhỉ? Phải chăng ông bà ta đã làm được 1 bài toán thống kê hoành tráng?

Chỉ là thư giãn thôi, mọi người vui lòng bỏ qua nếu cảm thấy phiền trách. :)

nguon-11.jpg
 
Mình nhặt được trên mạng:

Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội lại cho rằng, thành ngữ “nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ” muốn nói: Những người dị tướng thì thường có tài lạ. Đừng coi thường họ. Lé, lùn, hô, rỗ là những hình dáng không đẹp, thường bị mọi người chê bai, kỳ thị. Tuy nhiên, để tồn tại, họ vẫn có những năng lực tự thân đáng quý, đáng ghi nhận, nhiều khi rất thành đạt thậm chí đạt nên kỳ tích. Đây là kinh nghiệm thực tế như vậy. Thành ngữ này không xuất phát từ điển tích gì. Nó là tổng kết kinh nghiệm về
sự bất tương hợp thường thấy giữa hình thức và nội dung, giữa vẻ ngoài và phẩm chất.

Một số ý kiến của các nhà văn hóa khác cho rằng: Thành ngữ “nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ” chủ yếu nói về những người có tài, tuy nhiên, cũng có trường hợp gian ngoa độc ác dám dùng mưu chước hại người khác để bước lên đài danh vọng. Để phân biệt những người như vậy, dân gian dạy nhau cách nhìn vào tướng diện, đó là"nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ".

Như vậy, không thể dựa vào quan điểm của dân gian mà đánh giá người khác bởi vẻ bề ngoài, không thể "trông mặt mà bắt hình dong" được. Khi nhận xét về một người cần có cái nhìn khách quan, dựa vào nhân tướng học được khoa học chứng minh rõ ràng. Đánh giá người khác cần phải cẩn trọng, tránh những hiểu nhầm không đáng có.
 

File đính kèm

  • 1110.jpg
    1110.jpg
    67.1 KB · Đọc: 5
"Lé" xếp hàng đầu, vì ông bà mình xưa đề cao việc thi cử đỗ đạt làm ông Nghè ông Cử lên hàng đầu.
Ngày xưa đi học, thằng bạn ngồi bên, học thì lười, nhưng thi lúc nào cũng điểm cao, cuối năm lúc nào cũng học sinh giỏi. Thì ra nó bị lé.
 
thành ngữ “nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ”
Em chỉ biết "tứ sún", không hề biết trên đời này có "tứ rỗ".
Rỗ là di chứng của bệnh đậu mùa, không phải bẩm sinh, không phải "dị tướng". Sún dù không phải bẩm sinh nhưng là do răng mọc không nổi. :p :p :p
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em chỉ biết "tứ sún", không hề biết trên đời này có "tứ rỗ".
1./ Câu này các tỉnh phía bắc đã & đang dùng;
Mình cho là vầy, Thời xa xưa con người bé nhỏ trước thiên nhiên & dịch bệnh; Cho nên nhiều lúc coi mặt rỗ hoa là do trời định, chứ không phải con vi trùng hay siêu vi gì khác bé tí xíu gây ra; Họ cho là phải thần tiên hay ma quỹ huyền bì lắm mới làm cho người nào đó rổ hoa hay méo miệng, á khẩu, .v.v. . . . . tạo ra như thế; & cũng có câu gần gần đâu đó là: Có bệnh vái tứ phương; Họ vái những nhân vật cao siêu nào đó, chứ nào thấy con xíu xiu đó tai ác thế nào đâu!

2./ Ca dao, tục ngữ cũng phát triển & cập nhật tùy theo từng địa phương nữa
Còn muốn thấy câu mình xài có hay không thì chịu khó lên mạng; Bài trên là trích từ mạng đó & cũng tương đối chính thống nghe!
 
Còn muốn thấy câu mình xài có hay không thì chịu khó lên mạng; Bài trên là trích từ mạng đó & cũng tương đối chính thống nghe!
Chính thống chưa hẳn là đúng, chuyên gia chưa hẳn là biết, nhà nghiên cứu không hẳn là đã nghiên cứu chuyên sâu, nhất là "trên mạng". Wiki có những bài khoa học về cây cối mà còn bị sửa gỗ mỡ biến thành gỗ xà cừ kia.

Bịnh đậu mùa có từ lâu rồi, trong làng trong xóm, trong gia đình, họ hàng thời xưa, thế nào chẳng có người đang trơn nhẵn bịnh xong bị rỗ? (Nguyên văn anh viết là "Những người dị tướng" là không phải rồi, dị tướng là bẩm sinh.

Cứ xem ca sĩ, hoa hậu, người mẫu, nhà báo, ... được xem là chuyên gia bóng đá để bình luận sau trận đấu trên đài là biết.
 
Mình nhặt được trên mạng:

Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội lại cho rằng, thành ngữ “nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ” muốn nói: Những người dị tướng thì thường có tài lạ. Đừng coi thường họ. Lé, lùn, hô, rỗ là những hình dáng không đẹp, thường bị mọi người chê bai, kỳ thị. Tuy nhiên, để tồn tại, họ vẫn có những năng lực tự thân đáng quý, đáng ghi nhận, nhiều khi rất thành đạt thậm chí đạt nên kỳ tích. Đây là kinh nghiệm thực tế như vậy. Thành ngữ này không xuất phát từ điển tích gì. Nó là tổng kết kinh nghiệm về
sự bất tương hợp thường thấy giữa hình thức và nội dung, giữa vẻ ngoài và phẩm chất.

Một số ý kiến của các nhà văn hóa khác cho rằng: Thành ngữ “nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ” chủ yếu nói về những người có tài, tuy nhiên, cũng có trường hợp gian ngoa độc ác dám dùng mưu chước hại người khác để bước lên đài danh vọng. Để phân biệt những người như vậy, dân gian dạy nhau cách nhìn vào tướng diện, đó là"nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ".

Như vậy, không thể dựa vào quan điểm của dân gian mà đánh giá người khác bởi vẻ bề ngoài, không thể "trông mặt mà bắt hình dong" được. Khi nhận xét về một người cần có cái nhìn khách quan, dựa vào nhân tướng học được khoa học chứng minh rõ ràng. Đánh giá người khác cần phải cẩn trọng, tránh những hiểu nhầm không đáng có.
Có khả năng ngài nghiên cứu Văn hóa Dân gian bị rổ :)
 
Tướng mặt rỗ là vùng da mặt có nhiều sẹo rỗ (sẹo lõm) là di chứng của các tổn thương nghiêm trọng trên da, xuất hiện do các yếu tố: mụn trứng cá, bệnh thủy đậu, dị ứng mỹ phẩm, tai nạn,… Tại vị trí vết thương, các tế bào sợi của da bị đứt gãy hoặc thoái hóa, làm cấu trúc da thay đổi. Những mô đứt gãy và thoái hóa không được phục hồi hoặc thay thế, dẫn đến vùng da tại vết thương hình thành vết lõm như chúng ta thấy được gọi là sẹo rỗ.

Trong nhân tướng học, mặt rỗ là một nét tướng mang lại nhiều ý nghĩa không mấy tốt đẹp. Chính vì vậy, xem tướng đàn ông mặt rỗ sẽ giúp bạn khám phá nhiều đặc điểm về cuộc sống, tính cách của khổ chủ. Từ đó, có những quyết định lựa chọn đối tác, kết bạn giao lưu và quan trọng hơn hết là tìm kiếm được người bạn . . . hợp duyên số.

Nguyên tắc nhân tướng học, trước tiên là quan sát một cách tổng quát, để có ý niệm sơ khởi về sự cân xứng chung về hình thể, rồi sau đó mới đi sâu vào chi tiết của từng nét, từng khúc nhỏ hơn. Dân ta phân loại 4 loại người sau đây: “nhất lé, nhì lùn, tam hô, tữ rỗ”. Những người lé mắt, thấp quá, hô răng và nhất là rỗ mặt đều thuộc loại xấu tướng. Nếu không xấu về cuộc đời thì ít nhất cũng xấu về phương diện thẩm mỹ.

Tóc ngắn thì tóc lại dài
Ba tuồng mặt rỗ đá mài không trơn
 
Web KT
Back
Top Bottom