Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10.3 âm lịch (2 người xem)

  • Thread starter Thread starter nam2806
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

nam2806

Thành viên hoạt động
Tham gia
4/12/07
Bài viết
187
Được thích
183
Mời mọi người đọc bài thơ về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trong sách giáo khoa tiểu học trước 75:

Tháng ba âm lịch mùng mười
Là ngày Giỗ Tổ, mọi người không quên
Nhớ thời đất nước bình yên
Đáp xe lửa đến Tiên Kiên thì ngừng
Rồi đi quanh núi, ven rừng
Tới làng cổ tích cách chừng không xa
Thì ngôi mộ tổ hiện ra
Hop chung Nam Bac một nhà đồng tâm
Trẻ già, trai gái toàn dân
Càng dâng lễ trước mộ phần Hùng Vương


 
Mình có một ước mơ: Một ngày nào đó, chính phủ sẽ dùng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương làm ngày Quốc Khánh của Việt Nam.
 
Mình đố các bạn (Chính mình cũng không trả lời được):
-Triều đại Hùng Vương trải qua bao nhiêu đời vua?
-Các đời vua Hùng kéo dài từ năm nào đến năm nào?
-Tương đương vào thời kỳ nào của lịch sử Trung Quốc?
-Có khi nào Việt Nam nằm trong nhóm các nước Man Việt không?
-Khi đối chiếu lịch sử Trung Hoa và Việt Nam có quá nhiều điều không phù hợp trong giai đoạn này, vậy sai ở đâu?
-Tuc truyền thời Hùng Vương là thời kỳ oanh liệt của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, vậy các cuộc chiến tranh xâm lược này do quốc gia nào phát động và thời kỳ nào?

Mong các bạn giải đáp giùm, biết mình biết người cũng là điều kiện tiên quyết phải không các bạn?
 
Mình đố các bạn (Chính mình cũng không trả lời được):
-Triều đại Hùng Vương trải qua bao nhiêu đời vua?
-Các đời vua Hùng kéo dài từ năm nào đến năm nào?
-Tương đương vào thời kỳ nào của lịch sử Trung Quốc?
-Có khi nào Việt Nam nằm trong nhóm các nước Man Việt không?
-Khi đối chiếu lịch sử Trung Hoa và Việt Nam có quá nhiều điều không phù hợp trong giai đoạn này, vậy sai ở đâu?
-Tuc truyền thời Hùng Vương là thời kỳ oanh liệt của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, vậy các cuộc chiến tranh xâm lược này do quốc gia nào phát động và thời kỳ nào?

Mong các bạn giải đáp giùm, biết mình biết người cũng là điều kiện tiên quyết phải không các bạn?
Em thì chỉ có 1 thắc mắc nhỏ thôi: VUA HÙNG HỌ GÌ? Họ... Hùng chăng? Hay họ... Lang?
Ẹc... Ẹc...
 
HÙNG có nghĩa là GẤU, LANG có nghĩa là SÓI.
Bậy à nha!
Cái này là thắc mắc thiệt
Nghĩ cũng buồn, Trung Quốc người ta có bề dày lịch sử hơn mình mấy ngàn năm, vậy mà sử sách người ta đàng hoàng, còn mình, tính lui đến thời vua Hùng là.. tịt luôn, chẳng biết tí gì về thời kỳ này (kể cả 10/3 tôi tin cũng chỉ là truyền thuyết, chẳng có cơ sở khoa học nào)
Nói như anh Sealand:
biết mình biết người cũng là điều kiện tiên quyết phải không các bạn?
Vậy TA biết gì về TA nào?
Tự dưng thèm đọc sách sử trước năm 1975 quá, tìm trên mạng cả tuần nay mà không thấy! Hic...
 
Tại sao có 18 vua Hùng mà chỉ có một ngày giỗ Tổ?

vua Hùng hay Hùng vương là từ đã được fiên âm theo Hán Việt, còn từ nguyên của cụm từ này là Pò K(h)un (tiếng Tày Thái cổ) có nghĩa là: người cha già của bản làng.

Giai đoạn các vua Hùng trị vì tồn tại đến khoảng giữa thế kỉ thứ 3 TCN thì chuyển giao hòa bình cho Thục Phán. Đây được xem là thời kì Sơ sử của Lịch sử VIỆT NAM khi đó chữ viết chưa được định hình rõ ràng, mọi tư liệu về thời kì này chủ yếu dưới dạng truyền thuyết.

Cũng vì lẽ đó, người ta chỉ gọi thời kì này là thời kì của các vua Hùng, ko nêu đích danh tên của 1 người cụ thể.

Còn ngày giỗ tổ 10.3 sau này do các bậc trí thức Nho học tự ước đoán và đặt ra,con cháu thời hiện đại cứ thế mà theo nếp cũ tiến hành giỗ tổ.

NGUỒN: http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20090627023720AAqU0R7
 
Em thì chỉ có 1 thắc mắc nhỏ thôi: VUA HÙNG HỌ GÌ? Họ... Hùng chăng? Hay họ... Lang?
Ẹc... Ẹc...
Riêng về vấn đề này thì cũng đôi chỗ đề cập. Thời kỳ này là giao thời 3 thời kỳ:Hái lượm(Mông muội)-Nô lệ-Tiền Phong kiến. Do vậy, không phải truyền ngôi theo dòng họ như thời phong kiến mà truyền cho người Khoẻ-Khôn-Mạnh có khả năng "trấn ngoại, trị nội" trong cộng đồng người. Do vậy, các đời vua Hùng chắc không thể cùng 1 họ được.

Cái này là thắc mắc thiệt
Nghĩ cũng buồn, Trung Quốc người ta có bề dày lịch sử hơn mình mấy ngàn năm, vậy mà sử sách người ta đàng hoàng, còn mình, tính lui đến thời vua Hùng là.. tịt luôn, chẳng biết tí gì về thời kỳ này (kể cả 10/3 tôi tin cũng chỉ là truyền thuyết, chẳng có cơ sở khoa học nào)

Mình không nghĩ người Trung Quốc tiến hóa khác người Việt Nam, mà nó có sự tương đồng rất cao vì cùng khu vưc, giống người, điều kiện tự nhiên. Đôi khi nhiều vấn đề mang tính khoa học về lịch sử lại bị ảnh hưởng nhiều yếu tố khác làm cho nó phản ánh lịch sử không đầy đủ, sai lệch. Mình nhớ rất rõ hồi nhỏ mình đi học, môn lịch sử lúc bấy giờ có nhiều nội dung hiện nay không có. Con cái chúng ta dần cũng không thể biết điều đó, và rồi trong suy nghĩ, làm việc chúng sẽ dễ bị sai lệch.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Có bao nhiêu đời vua Hùng?

Cập nhật lúc :5:33 PM, 20/04/2010

Theo truyền thuyết, vua đầu tiên của Việt Nam là Kinh Dương Vương (Lộc Tục), lên ngôi năm Nhâm Tuất (2879 TCN). Các sử sách đều lấy đây là dấu mốc khởi đầu của triều đại các vua Hùng và tính đến năm Quý Mão (258 TCN) thì kết thúc với 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2.622 năm.

Những nghi vấn, băn khoăn

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ viết: “Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được” (Việt sử tiêu án).
Còn trong cuốn Việt Nam sử lược, nhà sử học Trần Trọng Kim cũng viết: “…Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non 150 năm. Dẫu là người đời thượng cổ nữa thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như vậy”.


vua%20hung.jpg

Các vua Hùng đều thọ hàng trăm tuổi?

Khác với ghi chép của sử sách và truyền thuyết dã sử, các nhà nghiên cứu cho rằng nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300- 400 năm và niên đại kết thúc là khoảng năm 208 TCN chứ không phải là năm 258 TCN.
Cuốn Đại Việt sử lược, bộ sử xưa nhất của nước ta còn giữ được đến nay chép rằng: “Đến đời Trang Vương nhà Chu (696 – 681 TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương”.
Không rõ tác giả Đại Việt sử lược căn cứ vào đâu để viết lên như vậy, nhưng đưa ra thời điểm mà nhà nước Văn Lang hình thành vào khoảng thế kỷ VII TCN, tương ứng với giai đoạn Đông Sơn là phù hợp với những kết quả nghiên cứu hiện nay, và con số 18 vua Hùng cai trị trong khoảng 300 – 400 năm được nhiều người chấp nhận hơn, cho dù không thể khẳng định được rằng nước Văn Lang thực sự có đúng 18 đời vua Hùng.

Có 18 đời vua hay 18 ngành vua?
Về con số 18 đời vua, cũng chính Đại Việt sử lược là tác phẩm đầu tiên đề cập tới và dường như dữ kiện đó được nhiều tác phẩm sử học, khảo cứu sau này ghi chép theo, thậm chí các tác phẩm ở dạng diễn ca cũng viết:
Xưng Hùng Vương, cha truyền con nối,
Mười tám đời một mối xa thư,
Cành vàng lá ngọc sởn sơ,
Nước xưng một hiệu, năm dư hai nghìn.
(Thiên Nam minh giá)
Hoặc như một số câu đối ca ngợi về thời đại Hùng Vương cũng đề cập đến có số 18. Thí dụ:
Thập bát truyền vi quân vi vương, trùng xuất tiên nga duy mạt tạo
Ngũ thập tử quy sơn quy hải, biệt trung thần nữ thiệu anh phong.
Nghĩa là:
Mười tám đời truyền làm quân làm vương, hai vị tiên nga cuối dòng họ
Năm mươi con lên núi, xuống biển, một nàng thần nữ nối ngôi cha.
Hay như câu đối:
Nam thiên thập bát thế xa thư, sơ đầu đệ nhất thánh.
Tây nhạc ức vạn niên hương hỏa, thượng đẳng tối linh thần.
Nghĩa là:
Trời Nam 18 đời truyền kiếp, buổi đầu đệ nhất thánh.
Tây nhạc ức vạn năm hương hỏa, thượng đẳng tối linh thần.
Chỉ có 18 đời vua mà cai trị 2.622 năm đã gây ra không ít hoài nghi, tuy nhiên trong các bản Ngọc phả, thần tích như bản Ngọc phả Hùng Vương được soạn năm Thiên Phúc nguyên niên (980) đời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) nhà Tiền Lê thì không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 nhành/ngành với tổng cộng 180 đời vua:
“Dĩ thượng Hùng đồ thập bát diệp, tỷ phú truyền cơ thái bảo, nhất bách thập bát đại đế vương tốn vị nhất thống sơn hà”
Nghĩa là:
“Mười tám nhành nhà Hùng, ngọc tỷ và ấn tín truyền quyền đại bảo trong khoảng 180 đời nhường ngôi đế vương, một mối non sông xa thư trị nước”.
Nhiều tác phẩm khác như Tân đính Lĩnh Nam chích quái của nhà sử học thời Hậu Lê là Vũ Quỳnh cũng viết là 18 ngành vua Hùng.
Trong Ngọc phả Hùng Vương thì chữ “đời” phải hiểu là chữ “thế” trong Hán tự có nghĩa là không phải một đời người mà là “một dòng gồm nhiều đời”. Hiện ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội, còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa” thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc thế/chi/nhành Hùng Vương thứ 18.


vua%20hung%202.jpg

Lăng vua Hùng.

Xung quanh vấn đề này, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng với người Việt số 9 là con số thiêng nên các bội số của nó như số 18 cũng thiêng tương tự như vậy, do đó con số 18 đời Hùng Vương chỉ là con số biểu trưng, ước lệ mà thôi…
Như vậy con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 ngành, mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một ngành mới đặt vương hiệu mới. Bên cạnh đó thời gian trị vì cũng như tuổi thọ của một vị vua có thể hiểu là tuổi của nhiều đời vua và số năm trị vì của nhiều đời vua thuộc một ngành cộng lại vì thế thời gian trị vì hơn 2.622 năm của các vua Hùng không có gì là hoang đường cả. Vì vậy mới có câu rằng:
Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương,
Nhất thống sơn hà thập bát vương.
Dư bách hệ truyền thiên cổ tại,
Ức niên hương hoả ức niên phương.
Nghĩa là:
Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương
Mười tám ngành vua, mười tám chương.
Bách Việt sơn hà muôn thuở đó,
Đời đời đèn nến nức thơm hương.
Bản Thần tích xã Vi Cương (Phú Thọ) ghi chép khá rõ về các đời vua với những thông tin liên quan, theo đó 18 ngành vua Hùng có tất cả 180 đời vua nối nhau trị vì: “Tính trong 18 chi đời vua Hùng truyền ngôi đại bảo cho 180 đời đế vương, sơn hà quy về một mối, kiến lập được 122 thành điện. Tổng cộng các năm của 18 đời Thánh vương di truyền ngôi cho các triều thánh tử thần tôn là 2.622 năm, thọ 8.678 tuổi, sinh được 986 chi, các hoàng tử công chúa sinh được 14.378 cháu chắt miêu duệ, cai trị khắp đầu non góc biển trong nước, vạn cổ trường tồn, mãi mãi không bao giờ dứt”.

Theo Khoa học & Đời sống
 
Bác Sealand có câu hỏi hay quá đi mất!
Câu hỏi này hỏi các nhà sử học cũng chưa chác đã trả lời được ấy chứ
 
Chuyện 18 đời vua Hùng Vương có thật hay không? Con số 18 có chính xác chỉ 18 đời vua hay không? Hoặc giả được ghi sai chép trật? Từ 80 đời hoặc 180 đời, chép lộn ra thành 18 đời? Hoặc không có gì hết?

Sau đây xin quan sát chuyện 18 đời dưới một góc độ tương đối mới, .... (Đọc và tham khảo tại đường dẫn).

NGUỒN: http://tusach.vietnhim.com/showthread.php?p=3040
 
Tên của 18 vị Vua Hùng

* Hùng Dương (Lộc Tục)
* Hùng Hiền (Lạc Long Quân)
* Hùng Lân (vua)
* Hùng Việp
* Hùng Hy (trước)
* Hùng Huy
* Hùng Chiêu
* Hùng Vỹ
* Hùng Định
* Hùng Hy (sau) (Chữ "Hy" trong Hùng Vương thứ 5 và thứ 10 có ý nghĩa và cách viết khác nhau)
* Hùng Trinh
* Hùng Võ
* Hùng Việt
* Hùng Anh
* Hùng Triều
* Hùng Tạo
* Hùng Nghị
* Hùng Duệ

Ngày nay, qua khảo chứng, các nhà sử học phần đông cho rằng chuyện 18 đời Hùng vương là không có thật. Con số 18 chỉ mang tính tượng trưng.
_________________________

Viết về họ Hồng Bàng, "Việt Nam sử lược" của Trần Trọng Kim có chép: "Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đình hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải. Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai. Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: ''Ta là dòng dõi Long-quân, nhà ngươi dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 ta đem xuống bể Nam Hải.''

Sau đó, vẫn theo sách trên, Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương. Hùng Vương cai trị nước Văn Lang theo lối cha truyền con nối đến 18 đời, thì bị Thục Phán, từ biên cương phía Bắc, đánh bại. Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc. Đó là năm 258 trước Công nguyên (TCN). Theo sách vở cũ, các đời vua Hùng bắt đầu từ năm 2879 và kết thúc vào 258 TCN. Tổng cộng 2622 năm. Nếu chia ra 18 đời thì mỗi một đời vua kéo dài trung bình 146 năm. Một chuyện hết sức hoang đường, nếu nhớ: (i) Các triều đại vua chúa bên Tàu vào thời Xuân Thu Chiến Quốc kéo dài trung bình khoảng 10-20 năm, như Chu Trang Vương (696-682 TCN), 14 năm chẳng hạn; và (ii) Đời sống con người thời đó trung bình chỉ kéo dài khoảng 50 năm. Hơn thời sống trong hang động chừng 20 năm. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, xuất hiện khoảng 1479 dưới đời vua Lê Thánh Tôn, chính là bộ sử đầu tiên đưa truyền thuyết Âu Cơ Lạc Long Quân, rồi Hùng vương vào sử sách nước Việt. Trước thời "Đại Việt sử ký toàn thư", có 2 bộ sử nữa, nhưng hoàn toàn không đề cập đến truyền thuyết Lạc Long Quân. Đó là "Đại Việt sử ký" của Lê Văn Hưu, xuất hiện năm 1272, và "Đại Việt sử lược" với tác giả khuyết danh, ra đời trong khoảng cuối thế kỷ 14 dưới đời nhà Trần. Bộ sách của Lê Văn Hưu, tuy thất truyền từ lâu nhưng phần lớn được Ngô Sĩ Liên xử dụng khi soạn "Đại Việt sử ký toàn thư". "Đại Việt sử lược" thất lạc nhiều năm, nhưng về sau được một vị quan nhà Thanh tìm được ở một thư khố bên Tàu. Chuyện tích vua Hùng với 18 đời, cùng những truyền tích khác như "Phù Đổng thiên vương", "Sơn Tinh Thủy Tinh",..., thật ra được Ngô Sĩ Liên nhập vào bộ "Đại Việt sử ký toàn thư", từ những sách thuật chuyện u linh hoang đường như 'Việt điện u linh tập', và 'Lĩnh Nam chích quái', xuất hiện trong khoảng thế kỷ 14. Đặc biệt 'Lĩnh Nam Chích Quái', do tiến sĩ Vũ Quỳnh hiệu đính, thuật lại những chuyện thần thoại ở khu vực phía Nam rặng núi Ngũ Lĩnh (Lĩnh Nam), tức phía Nam của nước Sở ở vào thời Xuân Thu Chiến Quốc xa xưa (722-221 TCN). Trở lại với năm đầu và năm cuối của thời Hồng Bàng. Trần Trọng Kim dùng thẳng tài liệu của "Đại Việt sử ký toàn thư" (2879-258 TCN) - nhưng đặt thêm một dấu hỏi (?) sau năm khởi đầu: 2879 TCN. Bởi thật ra, chính Ngô Sĩ Liên cũng chỉ đề cập đến 18 đời ở bên ngoài phần 'Ngoại kỷ' (từ thời Hồng Bàng đến Ngô sứ quân). Đặc biệt Ngô Sĩ Liên có chép lời bàn ở cuối chương về thời Hồng Bàng, bày tỏ mối ngờ vực về truyền thuyết Âu Cơ:

"Cái thuyết nói 50 con theo mẹ về núi, biết đâu không phải là thế". Còn Sơn Tinh Thủy Tinh thì ông cho: "rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi". Ngô Sĩ Liên đã đoán rất đúng: Khi nhét các truyền tích vào cổ sử, ông đã tiếp tục gieo nghi ngờ và thắc mắc với mọi người Việt từ lúc đó cho mãi đến ngày nay. Mặc dù đã căn dặn kỹ: 'tin sách chẳng bằng không có sách' (tận tín thư bất như vô thư). Mãi cho đến cuối thế kỷ 20, nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã đưa đến một số điều chỉnh về năm tháng. Trong đó niên đại kết thúc đời Hồng Bàng (và bắt đầu thời Thục Phán) được dời về năm 208 TCN. Đặc biệt, gần đây, họ phối hợp những luận cứ dựa trên các khám phá khảo cổ học về thời đại văn minh Đông Sơn với một đoạn ngắn của quyển "Đại Việt sử lược", thất truyền lâu năm nhưng về sau tìm lại được ở thời Mãn Thanh (bên Tàu):"'Đền đời Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng vương, đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời, đều xưng là Hùng vương". Xin chú ý đến một vài điểm: (i) "Đại Việt sử lược" vẫn cho thời đại Hùng vương kéo dài 18 đời. (ii) Không có ghi chi tiết cha mẹ của Hùng Vương. Tức "giấy khai sinh" của Hùng vương không có tên Lạc Long Quân và Âu Cơ. (iii) Vua Hùng thứ nhất khởi đầu 'sự nghiệp' vào khoảng năm 688 TCN, và kết thúc vào năm 208 TCN. Bình quân 26 năm cho mỗi một đời vua. (iv) Chính sự dùng dây kết nút để.. truyền thông với nhau. Tức không có chữ viết. Không có sử sách gì hết. Tức không giống như văn minh Hoa Hạ ở khu vực bình nguyên sông Hoàng Hà. Tóm tắt: - Theo "Đại ViếtSử ký toàn thư", 18 đời vua Hùng: 2879-258 TCN - Theo nhiều tài liệu sử hiện nay, dựa trên tài liệu khai quật và "Đại Việt sử lược", 18 đời Hùng vương: khoảng 688-208 TCN.

Nguồn: http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20100407032107AAv2BWA
 
Tự dưng thèm đọc sách sử trước năm 1975 quá, tìm trên mạng cả tuần nay mà không thấy! Hic...

Gởi tặng ndu và mọi người 2 bộ sử:


1. Đại Việt Sử ký toàn thư:


Tựa sách: | Đại Việt Sử Ký Toàn Thư | Năm |
Soạn giả: | Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên|
1.697​
|
Dịch giả: | Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam | 1985-1992 |
Nhà xuất bản: | Khoa Học Xã Hội - Hà Nội |
1.993​
|
Chuyển sang ấn bản điện tử bởi: | Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Hồng Ty, Nguyễn Quang Trung |
2.001​
|
Điều hợp: | Lê Bắc - |
2.001​
|
2. Việt Nam Sử Lược: In bởi Trung tâm học liệu, Bộ Giáo dục, chính quyền Saigon trước 1975.

Bản pdf không rõ ai làm, xin cáo lỗi.



Link download:
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư

Việt Nam Sử Lược
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bạn PTM có cuốn "Việt ngữ tân thư" trước 75 không?
 
Không có Việt ngữ Tân thư, bạn đọc tạm Cổ học tinh hoa vậy nhé!

Trích tạm 1 vài bài (www.thuvien-ebook.com) trong số 243 bài (tôi xem tất cả đều là bài học):

119. MẤT CUNG

Vua Cung Vương nước Sở đi săn, giữa đường đánh mất cung. Các quan theo hầu cố xin tìm cho được. Vua Cung Vương nói: Thôi tìm làm gì nữa! Người nước Sở đánh mất cung, lại người nước Sở bắt được cung, đi đâu mà thiệt.
Đức Khổng Tử nghe thấy chuyện bảo: Đáng tiếc cho cái chí vua nước Sở không làm to hơn được nữa! Hà tất phải nói : “ Người nước Sở? ” Giá nói: “ người đánh mất cung, lại người nhặt được cung thì chẳng hơn ư?”

Thuyết Uyển

LỜI BÀN: Vua đánh mất cung, không nghe lời các quan bắt tìm cung, thế là có lòng thương dân, không muốn làm phiền đến dân. Vua lại nói một người nước Sở mất cung chịu thiệt, thì có một người nước Sở được cung có lợi, thế là đã có lòng muốn lợi cho dân cả một nước. Tuy vậy, Đức Khổng Tử chê là hẹp, là vì vua Sở chỉ biết có người nước Sở lấy bờ cõi nước Sở mà làm giới hạn cho cái lòng nhân ái của mình. Cứ như ngài nói, mời thực rõ cái nghĩa bác ái, tức là cái lòng rộng yêu hết cả nhân loại, không phân di chủng hay ngoại tộc gì nữa. Cùng một ý với câu thầy Hạ Tử nhắc lời ngài mà đáp Tư Mã Ngưu là không có anh em rằng: “Người bốn bể đều là anh em cả”. Nói rộng ra: chỉ có lý vô phân biệt, trí vô phân biệt, vật ngã nhất thể thì mới hết sạch chướng ngại mà hoan hỉ vô cùng!


64. THẾ NÀO LÀ TRUNG THẦN

Vua Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử: “Có kẻ nói với ta rằng: Trung thần là người bắt cúi thì cúi, ,bắt ngửng thì ngửng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có cho là trung thần được không?”

Mặc Tử nói: “Bắt cúi thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, như thế khác nào cái bóng? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác nào tiếng vang? Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang, thì còn được ích gì? Cứ như tôi đây mà gọi là trung thần, thì khi vua có lầm lỗi, phải liệu cách can ngăn mà đưa vào điều thiện; khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ, mà không lộ ra ngoài; trên thì thành thực một lòng, một dạ với vua; dưới thì không a dua vào bè kết đảng với ai; những sự tốt lành yên vui thì để phần vua hưởng, những điều oán thù lo lắng thì mình hứng đựng. Có được như thế, thì tôi mới cho là trung thần.”


Mặc Tử

107. MONG LÀM ĐIỀU PHẢI

Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng giềng có người đàn bà góa cũng một mình một nhà.
Một đêm, mưa to, gió lớn, nhà người đàn bà đổ, người đàn bà sang xin ngủ nhờ nhà người láng giềng. Người láng giềng đóng cửa không cho vào. Người đàn bà đứng trước cửa sổ nói rằng:
Ngươi sao bất nhân thế! Không cho ta vào ư?

Người láng giềng đáp:
Ta nghe đàn ông, đàn bà sáu mươi tuổi trở lên, mới ở chung được, nay người còn trẻ mà ta cũng còn trẻ cho nên ta không cho người vào ngủ nhờ được.

Người đàn bà nói:
Ngươi sao không làm như ông Liễu Hạ Huệ ủ người con gái ngồi vào lòng mà không tai tiếng gì?

Người láng giềng đáp:
Ông Liễu Hạ Huệ thì thế được, ta đây thật chưa thể được. Ví ta cho ngươi vào mà không được như ông Liễu Hạ Huệ, thì thà rằng, ta không cho ngươi vào mà ta cũng giữ không tai tiếng gì được như ông Liễu Hạ Huệ. Thế chẳng là ta không làm theo như Liễu Hạ Huệ mà cũng được như Liễu Hạ Huệ ư?

Đức Khổng Tử nghe chuyện nói:
Phải lắm! Kẻ muốn học ông Liễu Hạ Huệ, chưa ai giống được như người nước Lỗ này, mong làm điều rất phải, không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật khôn.


Lã Thị Xuân Thu
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Gởi tặng ndu và mọi người 2 bộ sử:
Ai chà... Thật vô cùng quý báu!
Nhưng... em hỏi lại cho chắc: Có phải là sử được viết trước 1975 hay không?
Nói thật, sử được viết bởi các "đại gia" hiện nay em chẳng mấy tin
(sử viết sự kiện trong vòng 50 trờ lại đây còn chưa chắc là thật nữa là...)
 
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: viết 1697, nguyên bản chữ Hán, dịch 1985 - 1992, xuất bản 1993 bởi Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà nội. Bản này trước 1975 trong này có dịch và in nhưng tôi chưa được đọc, không biết có khác biệt không.
Việt Nam Sử Lược: viết bởi Trần Trọng Kim (1882 - 1953) (dĩ nhiên là chữ quốc ngữ), in bởi chính quyền Saigon trước 1975, đánh máy lại: không rõ. Tuy nhiên bản gốc tôi đã đọc rồi bây giờ đọc lại chưa phát hiện chỗ nào khác biệt.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom