Người Việt, tiếng Việt, chữ Việt

Liên hệ QC

Ba Tê

Cạo Rồi Khỏi Gội
Tham gia
5/5/09
Bài viết
12,125
Được thích
17,580
Giới tính
Nam
Chẳng hiểu sao, người Việt với tiếng Việt và chữ Việt, viết chưa chuẩn mà lại "pha" tiếng "gì gì" sao thấy "khó chịu"
Ví dụ, viết "zum", "ah", "ko", "thanh bạn". "Hi các bạn", "zúp em được k",...
Chữ Việt thì "Sữa chửa" (sửa chữa), "chia sẽ" (chia sẻ), theo tôi "nghỉ" (nghĩ), "sáng lạng" (xán lạn).. chẳng lẽ lâu quá quên chính tả tiếng Việt.
Mời các bạn bổ sung thêm nhiều từ mà các bạn đã đọc được trên GPE này, có thể giúp cho các thành viên khác nhìn lại chính tả tiếng Việt mình.
Xin bổ sung là không nói đến các từ địa phương, ví dụ "chừ, ni, răng, rứa, cá gô cá dô, đi dìa...."
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tư tưởng của em thì nó không gò bó lắm về câu chữ, ví dụ với bạn bè viết "không" là "ko" hoặc thậm chí "k" cũng có, miễn sao hiểu. đơn giản vì gõ ngắn hơn :D
Đó là vấn đề với anh em chơi với nhau, còn nếu là giao tiếp, ứng xử thì tất nhiên cần phải chú ý đến ngôn ngữ, lời nói, câu văn.
Còn việc sai lỗi chính tả thì nhiều khi người viết không cố ý, chẳng hạn như "sáng lạng" - "xán lạn" rất nhiều người sai (kể cả thầy cô)
 
Cách đây tầm 14 năm, Viettel ra gọi cước CIAO thu hút người thường nhắn tin và lướt net. Cánh sinh viên thời ấy có người xôn xao "Ciao nghe cứ như tên Tàu". Sau nào tôi mới phát hiện ra là "Ciao" phát âm trong tiếng Ý là "Chào" và ngạc nhiên hơn là nó đồng nghĩa với từ "chào" trong tiếng Việt. (Anh nào cứ thích gân cổ bảo không có dấu sao mà ghi được thanh thì xin mời vô đây bấm cái nút loa để nghe người Ý dùng chữ latin thuần mà phát âm có dấu thanh nhé). Hồi bé, khi coi mấy bộ phim thuộc các các nước Latin Châu Âu, tôi cũng từng ngờ ngợ khi thấy các nhân vật khi bắt gặp người quen thường kêu "chao", "chào" gì đấy mà chả hiểu rõ nghĩa là gì.

Điều đặc biệt là "ciao" trong tiếng Ý là thán từ (từ biểu cảm), nghĩa là nó là tiếng biểu cảm thân thiện tương tự như "ôi, a,..." trong tiếng Việt nhưng hài hước là ông bà chúng ta không đẻ ra "Xin ôi", "Xin a" mà chỉ có "Xin chào". Phải nó là các cụ nhà ta ngày xưa cũng đã sính ngoại từ ngữ rồi chứ chả riêng gì thế hệ bây giờ. Tôi thử coi tiếng "chào" này xuất hiện trong tiếng Việt từ khi nào bắt đầu với cuốn "Thượng kinh ký sư" viết năm 1783 có ghi lại khá nhiều lời ăn tiếng nói, giao tiếp thường ngày thì chả thấy "chào" đâu cả. Trong các tác phẩm văn học viết về đời sống trước 1945, trong giao tiếp của các bác nông dân cũng chả có thấy "chào". Hình như từ "chào" chỉ dùng trong đời sống những người thành thị tiếp nhận văn hóa Tây phương chứ văn hóa truyền thống chả có từ nào "chào" cả. Thế mà chỉ sau 30-40 năm đây thôi, tiếng "chào" đã trở thành chuẩn mực trong giao tiếp của người Việt ta --=0 .

Tôi tủm tỉm cười nghĩ đến cái viễn cách 30-40 năm nữa, có khi nào chúng ta lại Việt hóa "hi" thành "xin hai..." tương tự như "ciao" thành "xin chào..." không nhỉ?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bản thân tôi thấy lời chào tiếng Việt rất phong phú. Rất nhiều người phương Tây chỉ có 2 kiểu chào thể hiện qua cách xưng hô. Vd. hoặc kiểu "tôi chào ngài" hoặc "tôi chào bạn". Nghĩa là nếu không dùng cách xưng hô "ngài, ông" thì câu chào như nhau khi chào em nhỏ tuổi hơn, anh lớn tuổi hơn, chú nhiều tuổi hơn. Trong khi đó do dùng các đại từ nhân xưng rất đa dạng trong tiếng Việt và một vài từ nữa, mà câu chào của người Việt đa dạng, tỏ rõ thái độ, tình cảm. Vd. thêm "ạ" là câu chào đã khác.

Mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau. Đừng bao giờ cho văn hóa phương Tây, vd. Ý, Pháp mặc định là phải ưu việt hơn. Đừng ngồi ở Việt Nam rồi nghĩ cái gì của phương Tây cũng tốt. Đơn giản là văn hóa của ta nó khác, lời chào cũng khác. Có ở đâu rõ ràng câu hỏi mà lại chính là câu chào: Cụ đang làm gì đấy ạ?

Thậm chí người "kia" không trả lời "câu hỏi" mà chào lại: Ừ, hôm nay cháu đi làm sớm thế?

Người Việt chào nhau như thế. Chào mà như hỏi, hỏi nhưng thực ra là chào.

Hoặc lời chào lúc ra về: Bác nghỉ cháu về ạ.

Ngoài kiểu chào trực tiếp như "Cháu chào bác ạ" thì kiểu chào gián tiếp như trên là sự phong phú, sự đa dạng, là nét đặc trưng của văn hóa của người Việt. Đừng cầm đèn đi tìm trong quá khứ từ "CHÀO". Văn hóa Việt khác, tổ tiên ta có cách chào hỏi nhau khi giao tiếp.

- chào bằng hỏi: Dạo này bác vẫn khoẻ chứ ạ?
- chào bằng lời mời: Mời bác vào chơi!
- chào bằng lời nhận xét, lời khen: Hôm nay nhìn chị đẹp ghê.

Thay cho ngồi và ngưỡng mộ văn hóa phương Tây thì người Việt hãy tìm hiểu và trân trọng văn hóa của dân tộc mình. Có thể khi xưa người Việt ít dùng từ "CHÀO" nhưng không phải vì người Việt không có văn hóa chào. Có lắm chứ. Và câu chào của người Việt rất phong phú.
 
Tôi thường viết đúng chính tả, rất ít khi sai. nguyên nhân là do 1 là hồi tiểu học thầy cô giáo dạy rất kỹ, 2 là đọc sách. Lúc đó tôi đọc sách giáo khoa của các lớp lớn hơn (của anh chị mình), đọc các bài đọc thêm, đọc truyện, tạp chí, ... Đọc riết rồi từng chữ nó in vào trong óc nên khi viết ít có sai. Có 1 vài chữ sau này tôi thấy có vẻ sai cũng là do đã đọc trong sách như "thí dụ" và "ví dụ", "dấu giếm" và "giấu giếm".
Nói thêm, thời đó tôi học chính tả không bao giờ có cái gọi là quy luật sắc huyền đi với hỏi ngã thế nào, sờ nào đi với sờ nào, âm "ang" có g hay không g, ... gì đó như bây giờ, vì bản chất là không có quy luật tuyệt đối. Các ngài tiến sĩ soạn giáo khoa bây giờ nặn ra quy luật xong luôn luôn kèm theo ngoại lệ bắt học thuộc (!)
Trẻ hơn (30 - 40) thì có cha mẹ kềm cặp và ít biết đến teen tiếc, nét niếc nên vẫn còn đúng, dưới 30 bây giờ thì sai nhiều do ít đọc sách, đọc trên mạng thì toàn là thứ biến hình dị dạng. Mà xin lỗi chứ đọc sách và cả đọc tự điển sau này vẫn còn sai kia! Khi anh đọc chỗ nào cũng thấy bánh chưng, trầm trọng, trầm trồ, ... thì không thể (dù là tưởng tượng) viết thành bánh trưng, chầm chọng, chầm chồ được.
Nói thêm 2:
Cũng cùng lứa tuổi với tôi hoặc lớn hơn (trong diễn đàn này cũng có nhé) vẫn cứ sai. Tôi nghĩ nguyên nhân do: thầy cô tiểu học dạy không kỹ, hoặc ít đọc sách, hoặc đọc sách không chọn lọc, và cái sai cũng bị in vào óc giống như cái đúng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bản thân tôi thấy sai chính tả chỉ là vô ý (vì người ta không biết như vậy là sai), chỉ cần góp ý để họ biết sai mà sửa thôi. Các trường hợp chêm, lai, biến tấu tiếng Việt mới thực sự gây khó chịu.
Gần đây rất nhiều người viết, nói "như nào", "như này" thay vì "như thế nào", "như thế này" (kể cả người nổi tiếng). Thậm chí còn có bài hát có tựa "Em như nào cũng được". Không hiểu sao tôi rất dị ứng với cách nói tắt này, không biết mọi người thấy thế nào.
 
Tiếng Việt thì rất khó mà nhớ hết chính tả (nhất là dấu hỏi/ ngã) nếu không viết, đọc thường xuyên.
Chỉ nói, nghe, có khi viết ra nó lại không thành cái ý mình muốn.
Ví dụ, viết "bản tính" trong khi mình muốn nói đến cái bảng tính, muốn nói đến cái văn bản lại viết thành "văn bảng", nghĩ đến buồng chuối lại viết ra thành "buồn chuối"...
 
Sai chính tả còn bị tác động bỡi phương ngữ nữa: Ví dụ dân chệch Chợ nhớn thường đòi lái khi đi xe đường trường
Có người còn hoán đổi như : Ô. Nê Lin đã viết "Học, học,. . . . ."
1 Số nời không thể phát âm chữ Tr như người Miển Trung, nên biến thành từ gần nhất & trỡ thành nói ngọng
Tóm lại Cả nàng ngọng níu ngọng nô, chứ phải mình em đâu

Sai chính tả vì có khi đơn thân (& còn nhỏ, tính di truyền chưa cao) lại rơi vô cộng đồng có phương ngữ mạnh lấn ác

Nói chung sai chính tả khi đọc, nói & viết thì viết bị cho điểm thời phổ thông nên ít sai hơn chăng? Chứ nói sai chính tả thì nhiều. Điều này còn quyết định bỡi nhà nước nữa.
Hồi xưa mình biết là chuẩn tiếng Việt là Hà nội, nhưng có thời gọi bố mẹ ở đây là cậu mợ; Nhưng cách gọi này không phổ dụng nên thành bố mẹ (người Bắc) & ba/mẹ hay cha mẹ (Nam)
. . . .

Dân đã vậy, các Giáo sư ngôn ngữ Việt ta còn tệ hơn, điều này lấy ví dụ thì thêm nhục quốc thể, nên mình thôi!
. . . . . .

Chúc các bạn vui!
 
Sai chính tả còn bị tác động bỡi phương ngữ nữa: Ví dụ dân chệch Chợ nhớn thường đòi lái khi đi xe đường trường
Có người còn hoán đổi như : Ô. Nê Lin đã viết "Học, học,. . . . ."
1 Số nời không thể phát âm chữ Tr như người Miển Trung, nên biến thành từ gần nhất & trỡ thành nói ngọng
Tóm lại Cả nàng ngọng níu ngọng nô, chứ phải mình em đâu

Sai chính tả vì có khi đơn thân (& còn nhỏ, tính di truyền chưa cao) lại rơi vô cộng đồng có phương ngữ mạnh lấn ác

Nói chung sai chính tả khi đọc, nói & viết thì viết bị cho điểm thời phổ thông nên ít sai hơn chăng? Chứ nói sai chính tả thì nhiều. Điều này còn quyết định bỡi nhà nước nữa.
Hồi xưa mình biết là chuẩn tiếng Việt là Hà nội, nhưng có thời gọi bố mẹ ở đây là cậu mợ; Nhưng cách gọi này không phổ dụng nên thành bố mẹ (người Bắc) & ba/mẹ hay cha mẹ (Nam)
. . . .

Dân đã vậy, các Giáo sư ngôn ngữ Việt ta còn tệ hơn, điều này lấy ví dụ thì thêm nhục quốc thể, nên mình thôi!
. . . . . .

Chúc các bạn vui!
Từ ngữ địa phương, khi đọc ta có thể biết ngay và có thể đoán ra vùng miền đó, ví dụ viết "nàm sao đây", "con cá gô bỏ trong gỗ nó nhảy gồ gồ"...
Nhưng nói thế nào thì nói, chứ "viết" theo kiểu "nói" thì ... hơi kỳ kỳ.
Tôi có tham gia một lớp huấn luyện quân sự, anh giảng bài có nói trước là" khi tôi nói "Lờ" các anh phải viết "Nờ" và ngược lại, vì tôi quen giọng địa phương. Ví dụ tôi nói "cái lòng súng" các anh phải hiểu là "cái nòng súng"". Dù là biết trước nhưng khi ghi chú bài giảng cũng "lu xu bu" hết lên.
 
Chính tả xong còn phải tính đến dấu câu nữa. Ví dụ như vậy nè: "Mỗi gia đình 2 con vợ chồng hạnh phúc". Nên hiểu sao đây ta.
 
Các trường hợp chêm, lai, biến tấu tiếng Việt mới thực sự gây khó chịu. (1)
Gần đây rất nhiều người viết, nói "như nào", "như này" thay vì "như thế nào", "như thế này" (kể cả người nổi tiếng). Thậm chí còn có bài hát có tựa "Em như nào cũng được". Không hiểu sao tôi rất dị ứng với cách nói tắt này, không biết mọi người thấy thế nào. (2)
(1) Chắc chắn rồi. Khi học ngoại ngữ phụ âm cuối là k phiên âm luôn luôn là k (tương đương c cuối của tiếng Việt), thế mà viết ak (đọc là ặc), thậm chí không phải nguyên âm cũng thêm k: vk (vợ), ck (chồng), không thể chịu nổi. hi hi bị biến thành hj hj chẳng biết tại sao nữa.
(2) Nói & viết bỏ bớt chữ:
- Người nổi tiếng, ca sĩ nhạc sĩ, đâu phải luôn luôn là người có học? Và đó là mối nguy hại to lớn của truyền thông.
- Ngay sau giải phóng (còn đi học) tôi đã dị ứng với cách viết vật "lí", "kĩ" thuật rồi, theo tôi là "ăn bớt" 1 nét viết
- Giao tiếp rộng ra thì thấy có những phát biểu rất ngắn và nhấn mạnh "cực kỳ", và không hiểu là cực kỳ xinh đẹp hay cực kỳ xấu xa, cực kỳ thông minh hay cực kỳ ngu dốt
- Tiếp xúc thêm nữa thì lại nghe "đẹp cực", "tốt cực", thậm chí "cực" trụi lủi.
Khi đã quen cách nói/ viết chuẩn rồi thì sẽ rất khó chịu.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cái này là do điện thoại ngày xưa bố trí phím abc,...,ghi,jkl,... nên khi nhắn tin người ta thay i bằng j cho nhanh đó anh.
Đó gọi là sống vội. Giờ thì điện thoại thông minh không à, có bàn phím qwerty, có bộ gõ tiếng Việt hẳn hoi cũng vẫn vậy. Lớp trẻ gần đây lần đầu tiên cầm điện thoại cũng đâu có cầm điện thoại 10 nút bấm đâu.
 
- Ngay sau giải phóng (còn đi học) tôi đã dị ứng với cách viết vật "lí", "kĩ" thuật rồi, theo tôi là "ăn bớt" 1 nét viết
...
lí, kĩ... không hẳn là chỉ sau giải phóng. Việc đòi đổi y thành i đã xảy ra ở trong này lâu rồi. Sôi nổi nhất là khoảng đầu thập niên 60's; ông Nguiễn Ngu Í (ông yêu cầu viết tên mình như vậy) là một trong những người chủ xướng phong trào này.

Ông Bác tôi tên là Sỹ. Ngày xưa, tuy ông ở SG nhưng sinh và khai sinh ở tỉnh cho nên mỗi lần cần nộp giấy tờ thì phải về Toà án tỉnh mà xin mấy bản Trích Lục Khai Sinh. Tuỳ theo người đánh máy mà bản Trích Lục này của ông nó ghi là Sỹ hay Sĩ.

Cái này em thống kê từ năm 2017. :D
Cái bảng thống kê của bạn có điểm chủ quan:
"gởi" là từ miền Nam tương đương với "gửi". Không phải là sai chính tả.
Thậm chí, nếu bạn vào những nơi "bài Bắc" mà dùng từ "gửi" sẽ bị người ta la.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
lí, kĩ... không hẳn là chỉ sau giải phóng. Việc đòi đổi y thành i đã xảy ra ở trong này lâu rồi. Sôi nổi nhất là khoảng đầu thập niên 60's; ông Nguiễn Ngu Í (ông yêu cầu viết tên mình như vậy) là một trong những người chủ xướng phong trào này.
Theo tôi nhớ thì phong trào này không thành công (mặc dù vẫn tồn tại bác sỹ và bác sĩ). Năm 1967 tôi đi học lớp năm (lớp 1) và không có lí, kĩ gì cả cho đến 1975. Cái quan điểm của tôi (ăn bớt 1 nét viết) cũng tự tôi nghĩ ra chứ không phải đọc từ những tranh luận nào.
Có 1 câu chuyện vui là có ông tướng Nguyễn văn Tỵ hay Tị gì đó (không biết chữ nào đúng), trong một lần được đăng báo bị thợ sắp chữ thiếu chữ T thành "ị" (hay "ỵ", tôi quên rồi), may là phát hiện sớm nên phải cho người hối hả đóng mực chữ T vào cho kịp trước giờ phát hành.
 
Cái quan điểm của tôi (ăn bớt 1 nét viết) cũng tự tôi nghĩ ra chứ không phải đọc từ những tranh luận nào.
...
Theo tôi thì do người ta thích vậy chứ chả liên quan gì đến nét viết.
Nếu viết ra thì bản thân tôi thấy viết chữ y dễ hơn i vì ngòi bút không phải rời giấy để xổ dấu chấm (ý chủ quan, mỗi người dùng ngòi vết mỗi khác).

Tôi đem ví dụ ông Nguiễn Ngu Í ra là để ví dụ đầu cực đoan. Chứ nhóm chính thức đòi đổi thì lý luận nhẹ nhàng hơn. Họ cho rằng y không hẳn là một nguyên âm trọn vẹn (họ gọi nó là bán nguyên âm) và chỉ dùng để đổi âm một nguyên âm khác (điển hình: ay, uy). Do đó, nhóm này cho rằng những âm "i" (tức là i/y không liền với nguyên âm khác) nên viết luôn là i. Đương nhiên với nhóm này, yên là y đi với ê cho nên vẫn viết là yên chứ không phải iên.
 
Nếu viết ra thì bản thân tôi thấy viết chữ y dễ hơn i vì ngòi bút không phải rời giấy để xổ dấu chấm (ý chủ quan, mỗi người dùng ngòi vết mỗi khác).
Viết tay nếu đúng thì i và y đều có 3 nét viết. Nét hất lên và nét sổ ngắn xuống thì bằng nhau, nét thứ 3 thì i chỉ là 1 chấm, y lại là 1 nét sổ dài lại còn phải vòng lên dài tương đương. Đối với người làm biếng thì tốn công hơn ( :p :p :p)
---------------
Lại sai: sổ xuống hay xổ xuống?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom