Người ta nhập liệu trong các chương trình quản lý kho theo hướng nào nhỉ?

Liên hệ QC

anhtuan1066

Thành viên gạo cội
Tham gia
10/3/07
Bài viết
5,802
Được thích
6,905
Chào các bạn!
Tôi đang rất băng khoăn ko hiểu khi tạo ra 1 file về quản lý kho thì người ta sẽ tổ chức nhập liệu theo hướng nào nhỉ?
Lấy 1 VD: Tôi có tồn kho 20 món, tháng này tôi nhập 30 vật tư các loại rồi xuất ra 15 thì đương nhiên còn lại 35 vật tự các loại...
Về phương diện cập nhật thì đương nhiên tôi biết dc hiện tại tôi đang có bao nhiêu... Thế nhưng có cách nào biết dc History của nó ko? Chẳng hạn như tôi muốn biết vào 3 tháng trước tôi có những gì tại thời điểm ấy!
Tôi muốn nhờ các bạn soạn thảo giùm tôi 1 file nhập liệu đơn giản nhất với mục đích có thể biết dc lịch sử đã qua!
Ở đây nhấn mạnh việc nhập liệu, ko bàn đến công thức... Vì nhập liệu tốt sẽ trích xuất dễ dàng.. Tôi nghĩ tùm lum cách mà cũng ko thể hình dung cái form nhập liệu ấy như thế nào nữa
Cám ơn các bạn trước
ANH TUẤN
 
Không hiểu lắm cái "History" của bác :
  1. Lịch sử nhập liệu : Nhập như thế nào , đã nhập cái gì, sau đó lại xóa, sau đó lại nhập . . . . : Nhờ phần mềm quay màn hình
  2. Lịch sử các nghiệp vụ phát sinh : Nhờ các Report của chương trình
  3. Lịch sử các User :
  4. ..........................
Còn nếu như 3 tháng trước đây, bác có những gì : Trên các báo cáo đều có ghi rõ : Từ ngày . . . . đến ngày . . . .

VD bây giờ là T10, muốn kiểm tra xem là từ ngày 1/3/2007 đến 28/6/2007 ta đã làm cái gì (nhập mặt hàng nào, bán cho ai, chủng loại ra sao . . ) thì ta chỉ việc nhập ngày vào và OK thôi.

Việc làm các Report như vậy thì đã có rất nhiều trên GPE rồi. Nhưng có thể ở dạng khác.

VD : Ở việc thu chi, thì ngay tại sổ quỹ đã cho chọn ngày và ta cứ việc nhập ngày của mấy tháng trước, nó sẽ cho ta biết rằng tròng những ngày đó thu chi như thế nào, tồn đầu kỳ cuối kỳ . . . như thế nào.

Còn việc nhập liệu : Thì cứ cần quản lý (biết) cái gì là ta nhập cái đó.--=0

Bác tham khảo các File đó nhé.

Thân!
 
anhtuan1066 đã viết:
Tôi đang rất băng khoăn ko hiểu khi tạo ra 1 file về quản lý kho thì người ta sẽ tổ chức nhập liệu theo hướng nào nhỉ?

- Đó chính là việc thiết kế CSDL, 1 chiều thiết kế trong rất nhiều chiều của quy trình thiết kế phần mềm.

anhtuan1066 đã viết:
Lấy 1 VD: Tôi có tồn kho 20 món, tháng này tôi nhập 30 vật tư các loại rồi xuất ra 15 thì đương nhiên còn lại 35 vật tự các loại...

Còn lại 35 vật tư như VT01, VT02, ... VT35 (inventory items) hay là "Vật tư 01" còn tồn số lượng là 35?

Vì thường người ta quản lý tồn kho là quản lý về lượng và giá trị tồn kho cho tất cả các mặt hàng, còn "các loại vật tư" thì người ta gọi là danh mục Vật tư hàng hóa (Inventory Item Master)

anhtuan1066 đã viết:
Về phương diện cập nhật thì đương nhiên tôi biết dc hiện tại tôi đang có bao nhiêu... Thế nhưng có cách nào biết dc History của nó ko? Chẳng hạn như tôi muốn biết vào 3 tháng trước tôi có những gì tại thời điểm ấy!

- Thường thì khái niệm history hay được hiểu là lịch sử các giao dịch liên quan tới đối tượng quản lý (tức là giao dịch liên quan tới đối tượng danh mục). Ví dụ: Lịch sử các đơn đặt hàng, các hóa đơn, các phiếu xuất kho, các chứng từ thanh toán,... liên quan tới đối tượng 'Khách hàng"
- Còn khái niệm "3 tháng trước tôi có những gì?" thì chỉ cần làm tốt các chức năng tính số dư theo kỳ (trong năm, trong quý, trong tháng, từ ngày tới ngày, tính tới ngày...) của tất cả những đối tượng (danh mục) là xong.

anhtuan1066 đã viết:
Tôi muốn nhờ các bạn soạn thảo giùm tôi 1 file nhập liệu đơn giản nhất với mục đích có thể biết dc lịch sử đã qua!
Ở đây nhấn mạnh việc nhập liệu, ko bàn đến công thức... Vì nhập liệu tốt sẽ trích xuất dễ dàng.. Tôi nghĩ tùm lum cách mà cũng ko thể hình dung cái form nhập liệu ấy như thế nào nữa
Cám ơn các bạn trước
ANH TUẤN

- Hệ thống phải thiết kế dựa trên các giao dịch (có dạng master-detail), người ta gọi các giao dịch là transaction. Các giao dịch điện tử đó được thiết kế dựa trên các chứng từ (chứng từ gốc, chứng từ kế toán...) và người ta gọi chứng từ đó là "Document".

Chúc thành công!
 
- Hệ thống phải thiết kế dựa trên các giao dịch (có dạng master-detail), người ta gọi các giao dịch là transaction. Các giao dịch điện tử đó được thiết kế dựa trên các chứng từ (chứng từ gốc, chứng từ kế toán...) và người ta gọi chứng từ đó là "Document".

Em đã thử làm dạng này trên excel thuần túy rồi. Mệt . . đứt hơi.:=\+

Thôi cứ đơn giản thôi bác ạ. Có nghĩa là : cái gì cũng cho vào 1 MainData, sau đó cần cái gì thì trích xuất ra 1 TempDATA tạm, sau đó tính toán.

Tất nhiên, làm được như bác thì . . . quá tuyệt rồi.

Thân!

P/S : Dạo này bác dễ hiểu phết !!!--=0--=0
 
Biết nói thế nào cho các bạn hiểu ý mình nói nhỉ! Hai cao thủ ở đây: Bắp và Smbsolutions đều là thuộc hàng thượng thừa rồi nên có thể vấn đề tôi nêu ra nó quá cỏn con? Các bạn có thể tạo 1 sheet giùm thật đơn giản ko? Nghĩa là mọi người ko chuyên môn ai nhìn vào cũng hiểu dc ấy! Chẳng hạn là tôi nè... Thú thật tôi có anh bạn làm về kho, thấy anh ta cứ nhập hằm bà lằng các thứ quá lung tung... tôi nhìn vào cũng thấy ko có hệ thống mà ko biết phải góp ý thế nào? Vì tôi cũng đâu có chuyên môn gì về chuyện này đâu... Vì thế nên mới nhờ các cao thủ góp ý!
Tối hôm nay tôi gặp mặt trực tiếp Soibien, anh ta cũng đã góp ý và tôi đã "ngộ" ra 1 số vấn đề... Tuy nhiên, đễ tự tạo 1 form nhập liệu dù là đơn giản nhất tôi vẩn chưa có khả năng...
Buồn quá đi... Càng đọc càng thấy mù mờ... Hic...
ANH TUẤN
 
- Đây, mình vẽ 1 mô hình CSDL đơn giản (giản lược đi rất nhiều) về việc thiết kế chứng từ phiếu nhập hàng (Receipt). Các bạn xem hình vẽ đính kèm nhé.

- Một phiếu nhập hàng (là 1 loại giao dịch trong hệ thống) thông thường bao gồm 2 phần: Phần Master là tb_T_Receipt và phần Detail (hay còn gọi là phần Line-items) là tb_T_ReceiptDetail.

- Quan hệ giữa phần Master với phần Detail là quan hệ 1 nhiều. Tức là 1 chứng từ có nhiều dòng hàng (ít nhất 1 dòng hàng).

- Bạn có thể để ý đến quan hệ giữa nhà cung cấp (Supplier) và kho hàng (Warehouse) với phần Master và quan hệ giữa InventoryItem với phần Detail (phần dòng hàng).

- Dựa trên cách thiết kế CSDL ở trên, bạn có thể tạo các sheet trong file Excel với nhưng trường như trên (mỗi trường là 1 cột). Sau đó bạn thiết kế các màn hình nhập (form) lấy dữ liệu từ những sheet đó lên. Khi save, delete chứng từ bạn phải kiểm tra các ràng buộc giữa các bảng (sheet dữ liệu) với nhau.

- Để mở rộng mô hình này, bạn có thể bổ sung:
+ Phương thức (điều kiện) thanh toán (Payment Terms), hạn thanh toán,...
+ Hỗ trợ đa ngoại tệ trên chứng từ (Multi Currency)
+ Inventory Item hỗ trợ đa đơn vị tính (UOM)
+ Thêm thuế suất GTGT cho từng dòng hàng (Taxation)
+ Bổ sung các đối tượng liên quan tới từng dòng hàng
+ Bổ sung thêm phần tài khoản trên chứng từ và cho từng dòng hàng (để trở thành phần mềm kế toán)
+ v.v...

- Sau khi bạn đã làm chức năng nhập phiếu nhập rồi, tương tự như trên bạn có thể thiết kế tiếp các chức năng cho các chứng từ: số dư đầu kỳ (opening balance transactions), xuất hàng (delivery note/shipment transaction), điều chuyển kho hàng (movement transaction), phiếu lắp ráp (inventory build assembly transaction), phiếu điều chỉnh kho hàng (inventory adjustment), kiểm kê kho (physical count), phiếu thu, phiếu chi, v.v... tùy theo tính chất của bài toán.

- Dựa trên các giao dịch đã được thiết kế như vậy, bạn có thể tính tiếp cho việc tính số dư của mặt hàng trong từng kho hàng, tính số dư công nợ đối với khách hàng, nhà cung cấp,...

- Đây là mô hình tớ vẽ đơn giản để có thể dễ hiểu chứ trên thực tế tớ sẽ thiết kế khác hơn 1 chút để có thể sử dụng 1 phần chung gọi là Based Transaction (tb_T_Transaction) cho tất cả các loại giao dịch. Để phân biệt các loại giao dịch, có thể sử dụng thêm 1 trường là TransType (các phần mềm nước ngoài như SAP hay dùng là DocType (Document Type))

- Nhân tiện trả lời bài này, anh Lê Văn Duyệt có thể tham khảo cách thiết kế dạng này để có thể xây dựng bài toán quản lý kho hàng mà anh đang theo đuổi. Việc tính số dư các tài khoản, số dư chi tiết của các tài khoản (về lượng (đối với tài khoản liên quan tới 15*,...) và về giá trị) sẽ trở nên đơn giản khi CSDL được thiết kế dựa trên cơ sở giao dịch.

- Một khi đã quá quen với cách thiết kế CSDL như thế này, nếu các bạn hiểu nghiệp vụ và có thể document (tài liệu hóa) các nghiệp vụ ra dưới dạng UML (sorry), thì các bạn có thể biến các quan hệ nghiệp vụ ở thế giới xung quanh bạn thành các ứng dụng phần mềm. Dĩ nhiên, mọi chuyện cũng ko đơn giản như trên nhưng nếu làm quen nhiều hơn thì các bạn sẽ ko còn gặp khó khăn khi diễn đạt hoặc biến những nghiệp vụ phức tạp thành những tiêu chuẩn để có thể software hóa những yêu cầu đó.

Hope that helps!
 

File đính kèm

  • ReceiptTransaction.jpg
    ReceiptTransaction.jpg
    48.7 KB · Đọc: 122
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi không có chuyên ngành về kế toán hay quản lý kho... đại loại là như vậy. Nhưng nhà mở cửa hàng nên cũng đang tập tành viết quản lý chứ không thì phức tạp, lộn xộn không thể tưởng tượng được. File này tôi đang viết dở (Bận nhiều việc quá - hơn nữa vừa viết vừa mò), tôi cứ upload lên thử, vừa là các bác góp ý kiến, nếu được thì nhờ các bác phát triển giùm tôi với.
 
Bác Tuấn thử cái này xem nhé, em nghĩ là đơn giản nhất rồi, có gì bác cứ thêm vô nhé, em đưa VD về CSDL, một ít VBA để bác nhập liệu. Còn phần công thức tính toán thế nào thì miễn bàn với bác phải không ạ --=0 --=0
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi không có chuyên môn quản lý hàng hóa hay kế toán gì cả...(Đại loại là như thế), nhưng nhà có mở cửa hàng nho nhỏ nên phải tập tành viết file quản lý nhập xuất và hàng hóa thôi chứ không thì lộn xộn và phức tạp lắm. File này tôi đang viết dở (Vì nhiều việc quá - hơn nữa vừa viết vừa mày mò thôi), tôi cứ upload thử lên nhờ các bác góp ý và xem ý tưởng của tôi đã ổn chưa. Nếu được nhờ các bác phát triển và hoàn thiện cho tôi với.
 

File đính kèm

  • kho.zip
    407.2 KB · Đọc: 438
Web KT
Back
Top Bottom