Người lao động - Bạn là ai ? (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

levanduyet

Hãy để gió cuốn đi.
Thành viên danh dự
Tham gia
30/5/06
Bài viết
1,798
Được thích
4,706
Giới tính
Nam
Tôi đi họp HỘI NGHỊ NHÂN SỰ (khu công nghiệp Việt nam - Singapore) ngày 12/03/2008 mà thấy buồn !
Tại sao lại buồn:
_ Trong lịch trình chương trình sẽ bắt đầu lúc 8h30 => nhưng mãi đến hơn 9h mới bắt đầu.
_ Hội nghị được bắt đầu với báo cáo tình hình quản lý lao động quý I năm 2008. Báo cáo được bắt đầu rằng: "Khu công nghiệp của chúng ta rất ổn định..."...và gần cuối báo cáo => "có khoảng 10% lao động nghĩ việc sau tết..." +-+-+-+
_ Câu "Công nhân...nó..." được nói đến vài lần. Câu "Người lao động...nó..." cũng được nói đến vài lần.=> thử hỏi người làm "nhân sự cấp lớn" mà còn như vậy thì làm sao???
Và còn nhiều hạt sạn trong các bài phát biểu.

Theo tôi đó là lý do, mỗi khi mời đi họp, BTC lại sợ ít người tham gia.

Chỉ mong sao cơn bảo giá chầm chậm lại, để người lao động còn phải sống nữa...Than ôi !

Lvd
 
Thuật ngữ 'Người Lao Động' cũng mới được dùng nhiều khi Bộ Luật lao động ra đời đến nay.
Đối lại với NLĐ (Người Lao Động) là người sử dụng lao động;
Đối với NLĐ thì tạm dễ hiểu, như nghĩa đen của nó.
Còn NSDLĐ (Người Sử Dụng Lao Động) mơ hồ hơn!
Mơ vì bản thân NSDLĐ cũng là NLĐ;
Nói Giám đốc (GĐ) là NSDLĐ, nhưng 1 số không ít GĐ được thuê làm, là làm thuê thì lúc nào đó cũng là NLĐ; Họ cũng thực hiện nhiều hành vi khác nhau để được lãnh lương, để xí nghiệp/Công ty có lãi; Đó là những hành vi lao động (Mà có người cho là Lao động bậc cao hay siêu cao nữa là khác.)
Bạn nào cho ví dụ xem ai 100% là NSDLĐ; Mà nếu không có những người theo phân loại này thì lung lay khái niệm NSDLĐ, chứ sao? & cũng sẽ ảnh hưởng chừng mực nào đó đến khái niệm NLĐ.
Mời các bạn tiếp tục thảo luận lúc rỗi!. . . .
 
He... he... Tôi thì lại muốn xoay vấn đề bạn Duyệt đưa lên theo 1 hướng khác...
Nếu ta cãm thấy quá "bức xúc" trong khi ta là người trong cuộc thì ta có quyền lên tiếng luôn (Tôi vẫn thường làm thế)... Chứ mà "bức xúc" rồi.. than vãn thì phỏng có ích gì?
Mấy ông lớn ấy có "nghe" và "hiểu" ko?
Đồng ý rằng nếu ta "nói" thì ăn chắc 99% ta sẽ bị thiệt (vẫn còn 1% hy vọng đây), nhưng nếu có quá nhiều người ko dám nói thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn!
Tôi thì chả sợ gì mấy vụ đụng chạm vớ vấn ấy... Với niềm tin "trời đất rộng bao la, ta làm đúng chẳng lẽ ko có đất dung thân"
ANH TUẤN
 
Rất cám ơn anhtuan1066.
Theo tôi mỗi người có một cách giải quyết khác nhau và dĩ nhiên kết quả cũng khác nhau.
Tôi chỉ ngẫm nghĩ và muốn chia sẻ với các bạn thôi ! Vì đây không phải là vấn đề tranh luận.

Lvd
 
Em cũng thấy sự bất công trong một số cuộc họp vì "những người không dám nói"!:=\+. Nhưng đau đầu vì nó mà làm gì nhỉ, vì nó phụ thuộc rất lớn vào cả quá trình giáo dục nhân cách của từng cá nhân. Các bác thư giãn một chút nhé!--=--
 

File đính kèm

Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom