Nản (1 người xem)

  • Thread starter Thread starter hpkhuong
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Qua cái việc này, e rút ra mình phải "thủ thân" cho mình, không trong mong gì cho con cái báo hiếu sau này...
Hic hic...
BA CÔ GÁI
Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái. Bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí. Nhà nghèo, bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con nhưng bà không hề phàn nàn. Được mẹ yêu thương chăm sóc, ba cô con gái lớn nhanh như thổi. Cả ba đều đẹp như trăng rằm. Thế rồi lần lượt hết cô này đến cô khác di lấy chồng, bà mẹ ở nhà một mình.
Năm tháng trôi qua, bà mẹ tuổi mỗi ngày một già, sức mỗi ngày một yếu. Một hôm, bà thấy trong người mệt mỏi, bà biết mình không sống được bao lâu nữa, bà nhớ các con nhưng cả ba cô gái đều ở xa quá nên bà không thể đến thăm các con được. Bà liền nhớ Sóc con đưa thư cho ba cô gái, bà dặn Sóc:
- Sóc khôn ngoan, Sóc hãy nói với các con ta là ta đang ốm và báo chúng về ngay thăm ta Sóc nhé!
Sóc con vâng lời mang thư đi. Sóc đi ròng rã một ngày một đêm đến nhà cô chị cả, cô chị cả đang cọ chậu. Sóc con đưa thư cho cô và nói:
- Chị cả ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy về ngay cho mẹ chị gặp.
Nghe Sóc nói, cô cả đáp:
- Thật á Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị buồn quá! Chị thương mẹ chị quá! Chị cũng muốn về thăm mẹ chị ngay, nhưng chị còn phải cọ xong mấy cái chậu này đã.
Nghe chị cả nói xong, Sóc con giận dữ:
- Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn cọ chậu rồi mới đi thăm mẹ. Thôi cứ ở nhà mà cọ chậu.
Ngay lúc đó cô gái ngã lăn ra đất, biến thành một con rùa to bò ra khỏi nhà đi mãi.
Sóc con lại đi đến nhà cô gái thứ hai. Phải mất ròng rã một ngày, một đêm nữa thì Sóc đến được nhà cô hai. Cô hai đang xe chỉ. Sóc con đưa thư rồi nói với cô hai:
- Chị hai ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy đến gặp mẹ đi.
Nghe Sóc con nói, cô hai đáp:
- Thật ư Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị thương mẹ chị quá! Chị muốn về thăm mẹ yêu quý của chị ngay, nhưng chị còn bận xe cho xong chỗ chỉ này đã.
Nghe cô hai nói, Sóc con giận dữ:
- Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn để xe chỉ đã rồi mới đi thăm mẹ. Thôi được! Nếu thế thì cứ ở nhà mà xe chỉ suốt đời.
Sóc con vừa nói xong thì cô hai biến thành con nhện, suốt đời giăng chỉ.
Sóc con lại đi đến nhà cô gái út. Cô đang nhào bột. Sóc con đưa thư cho cô út. Đọc thư xong cô hốt hoảng, tát tả đi thăm mẹ ngay.
Thấy cô út thật tình thương mẹ, Sóc con âu yếm nói:
- Cô út ơi! Cô là người con hiếu thảo. Mọi người ai ai cũng thương yêu, quý mến cô. Còn các con cô thì người nào cũng quý mến cô.
 
BA CÔ GÁI
Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái. Bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí. Nhà nghèo, bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con nhưng bà không hề phàn nàn. Được mẹ yêu thương chăm sóc, ba cô con gái lớn nhanh như thổi. Cả ba đều đẹp như trăng rằm. Thế rồi lần lượt hết cô này đến cô khác di lấy chồng, bà mẹ ở nhà một mình.
Năm tháng trôi qua, bà mẹ tuổi mỗi ngày một già, sức mỗi ngày một yếu. Một hôm, bà thấy trong người mệt mỏi, bà biết mình không sống được bao lâu nữa, bà nhớ các con nhưng cả ba cô gái đều ở xa quá nên bà không thể đến thăm các con được. Bà liền nhớ Sóc con đưa thư cho ba cô gái, bà dặn Sóc:
- Sóc khôn ngoan, Sóc hãy nói với các con ta là ta đang ốm và báo chúng về ngay thăm ta Sóc nhé!
Sóc con vâng lời mang thư đi. Sóc đi ròng rã một ngày một đêm đến nhà cô chị cả, cô chị cả đang cọ chậu. Sóc con đưa thư cho cô và nói:
- Chị cả ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy về ngay cho mẹ chị gặp.
Nghe Sóc nói, cô cả đáp:
- Thật á Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị buồn quá! Chị thương mẹ chị quá! Chị cũng muốn về thăm mẹ chị ngay, nhưng chị còn phải cọ xong mấy cái chậu này đã.
Nghe chị cả nói xong, Sóc con giận dữ:
- Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn cọ chậu rồi mới đi thăm mẹ. Thôi cứ ở nhà mà cọ chậu.
Ngay lúc đó cô gái ngã lăn ra đất, biến thành một con rùa to bò ra khỏi nhà đi mãi.
Sóc con lại đi đến nhà cô gái thứ hai. Phải mất ròng rã một ngày, một đêm nữa thì Sóc đến được nhà cô hai. Cô hai đang xe chỉ. Sóc con đưa thư rồi nói với cô hai:
- Chị hai ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy đến gặp mẹ đi.
Nghe Sóc con nói, cô hai đáp:
- Thật ư Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị thương mẹ chị quá! Chị muốn về thăm mẹ yêu quý của chị ngay, nhưng chị còn bận xe cho xong chỗ chỉ này đã.
Nghe cô hai nói, Sóc con giận dữ:
- Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn để xe chỉ đã rồi mới đi thăm mẹ. Thôi được! Nếu thế thì cứ ở nhà mà xe chỉ suốt đời.
Sóc con vừa nói xong thì cô hai biến thành con nhện, suốt đời giăng chỉ.
Sóc con lại đi đến nhà cô gái út. Cô đang nhào bột. Sóc con đưa thư cho cô út. Đọc thư xong cô hốt hoảng, tát tả đi thăm mẹ ngay.
Thấy cô út thật tình thương mẹ, Sóc con âu yếm nói:
- Cô út ơi! Cô là người con hiếu thảo. Mọi người ai ai cũng thương yêu, quý mến cô. Còn các con cô thì người nào cũng quý mến cô.
Truyện này con bé nhà mình thuộc làu....***&&%
 
Nói chung nếu để ý tới xã hội thì xung quanh ta đầy những cái NẢN vì khốn nạn thế các bác ạ.
Trong xóm nhà em, có một bà nuôi 11 đứa con ăn học thành tài, có gia đình hết rồi... thế khi bà ấy già thì 11 đứa con không ai nuôi bà mẹ già này hết....
Bà đó kể qua nhà đứa này thì nó nòi tới nói lui, qua nhà đứa khác thì nó nói xuôi nói ngược...
Vì bà ấy bán nhà chia cho các con luôn nên không còn gì!
Cuối cùng bà về xóm lại và chình quyền cho bà một miếng đất nhỏ dựng lều sống qua ngày.
Bà con lối xóm người ít người nhiều cho bà ấy cái ăn qua ngày cho tới ngày bà ấy khuất!!!
Thiệt là não lòng với đám con khốn nạn ấy!
Qua cái việc này, e rút ra mình phải "thủ thân" cho mình, không trong mong gì cho con cái báo hiếu sau này...
Hic hic...
Ông bà xưa có câu:
Cha mẹ nuôi con biển trời lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.

Thời buổi bây giờ con cái luôn hỗn hào, xấc xược nó xem cha mẹ như rơm rác. Vì vậy, nếu ta cãm thấy gần già yếu thì nên thủ thân cho mình là cách chắc ăn nhất.
 
Nói chung nếu để ý tới xã hội thì xung quanh ta đầy những cái NẢN vì khốn nạn thế các bác ạ.
Trong xóm nhà em, có một bà nuôi 11 đứa con ăn học thành tài, có gia đình hết rồi... thế khi bà ấy già thì 11 đứa con không ai nuôi bà mẹ già này hết....
Bà đó kể qua nhà đứa này thì nó nòi tới nói lui, qua nhà đứa khác thì nó nói xuôi nói ngược...
Vì bà ấy bán nhà chia cho các con luôn nên không còn gì!
Cuối cùng bà về xóm lại và chình quyền cho bà một miếng đất nhỏ dựng lều sống qua ngày.
Bà con lối xóm người ít người nhiều cho bà ấy cái ăn qua ngày cho tới ngày bà ấy khuất!!!
Thiệt là não lòng với đám con khốn nạn ấy!
Qua cái việc này, e rút ra mình phải "thủ thân" cho mình, không trong mong gì cho con cái báo hiếu sau này...
Hic hic...
Đọc xong thật thấm câu : Một mẹ nuôi được 10 con, nhưng 10 con không nuôi nổi 1 mẹ.
Em thì rút ra cần phải chăm sóc cha mẹ tốt hơn, không chỉ lo cho bố mẹ cái ăn. Mà còn để tư tưởng bố mẹ thoải mái
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bài này đưa lên bởi một người Mỹ tho tôi mới lấy làm lạ.

Người Mỹ tho gọi Cà mau là miệt thứ, hay miệt dưới.
Bông bần rụng trắng bờ sông
Lấy chồng xa xứ khó mong ngày về
(Hà Phương)

Đọc truyện Hương Rừng Cà Mau của Sơn Nam thì hiểu cảnh xa xôi trắc trở, cái khó khăn của người con gái theo chồng.

Vả lại, ở đây là chuyện dịch từ Tây, đem vào hoàn cảnh người Việt chưa chắc đã đúng.
Bên ngoại tôi vốn ở Bắc ninh. Nguồi Bắc ninh theo tục kệ "con dâu mới là con nhà, con gái là con người ta". Thậm chí những nghề độc đáo mẹ chồng chỉ truyền cho dâu chứ không truyền cho con ruột mình. Hồi còn nhỏ tôi không hiểu tại sao bà ngoại đối với mợ cả khác mẹ tôi. Lớn lên đọc tài liệu của Toan Ánh tôi mới thấm ra.

Túm lại, nếu ở miệt Bắc xưa, các cô gái lớn (truyện 3 cô gái) làm như vậy là đúng rồi. Công việc nhà chưa xong mà về nhà mẹ thì mẹ chồng đuổi cổ đi luôn.

Tôi dạy con tôi trước 10 tuổi thì mọi thứ chỉ nhẹ nhàng, phóng khoáng. Nhưng sau cấp 1 thì tôi dạy văn hoá rất kỹ. Mỗi bài học Tây tôi phân tích rõ sự khác biệt về tư tưởng và văn hoá Việt, Hoa, Tây.
 
Những câu chuyện trên đây nên gọi là chán hay là nản?
Rõ chán hay quá nản thì chán & nản là dộng từ & trong những trường hợp này xài đều có nghĩa chung. (Đó là theo ý mình, các bạn đồng ý không?)
 
Túm lại, nếu ở miệt Bắc xưa, các cô gái lớn (truyện 3 cô gái) làm như vậy là đúng rồi. Công việc nhà chưa xong mà về nhà mẹ thì mẹ chồng đuổi cổ đi luôn.
Ở miền Bắc là vậy, còn ở miền Tây hơi khác chút. Các bà mẹ thương con gái hơn con dâu và đặc biệt là thương cháu ngoại hơn cháu nội. Mấy bà già nói cháu ngoại mới chắc là con mình đẻ ra (1), chứ cháu nội thì không chắc
------------
Ghi chú:
Câu (1) nói tục hơn thế: Cháu ngoại mới đúng là chui từ đ** con mình chui ra
Bài đã được tự động gộp:

Rõ chán hay quá nản thì chán & nản là dộng từ & trong những trường hợp này xài đều có nghĩa chung. (Đó là theo ý mình, các bạn đồng ý không?)
Chán là chán sự đời, chán cái gì đó, chán ai đó, thí dụ như chán lão Sa
Nản là mang nghĩa nản của "nản chí", không muốn làm cái gì đó
Và cả hai không phải là động từ ông anh ơi
 
Ở miền Bắc là vậy, còn ở miền Tây hơi khác chút. Các bà mẹ thương con gái hơn con dâu và đặc biệt là thương cháu ngoại hơn cháu nội. Mấy bà già nói cháu ngoại mới chắc là con mình đẻ ra (1), chứ cháu nội thì không chắc
------------
Ghi chú:
Câu (1) nói tục hơn thế: Cháu ngoại mới đúng là chui từ đ** con mình chui ra
Cái này tùy thuộc vào quan điểm của mỗi vùng miền và cũng tùy thuộc vào quan điểm của mỗi cá nhân.
Quan điểm của tôi thì cháu nội, cũng như cháu ngoại, nếu nó ngoan hiền, biết nghe lời và sống tốt với mình thì tôi thương tất (không phân biệt cháu nội, cháu ngoại gì cả).
 
Ở miền Bắc là vậy, còn ở miền Tây hơi khác chút. Các bà mẹ thương con gái hơn con dâu và đặc biệt là thương cháu ngoại hơn cháu nội. Mấy bà già nói cháu ngoại mới chắc là con mình đẻ ra (1), chứ cháu nội thì không chắc
...
miền Tây? Ai bảo rằng tôi không biết miền Tây?
Tôi sinh ra ở Mỹ tho. Ngày xưa thuộc về hành chính miền Đông. Ngày nay thuộc về địa lý miền Tây.

Ở trên tôi có nhắc truyện Hương Rừng Cà Mau của Sơn Nam. Bạn đã đọc chưa?

"Các bà mẹ thương con gái hơn con dâu": không ai đưa ra cải thuyết "người Bắc thương dâu hơn con gái" cả. Ở đây chỉ nói về tục quán. Ở các làng Bắc, người ta chỉ giản dị theo kiểu sống còn. Người mẹ ở với con dâu chứ đâu có ở với con gái.

(*) và khoan vơ đũa cả nắm miền Bắc. Ở bài #26 trên tôi có nói là Bắc ninh. "miệt Bắc" là nói chung Bắc ninh và Bắc giang.
Người Hà nội chưa chắc đã theo tục "truyền nghề con dâu, không truyền nghề con gái".
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sao không?
Là sếp tôi quá nản với công việc của anh trong tháng!
Là thủ trưởng tôi quá chán với công việc của cô trong tuần!

Và cả hai không phải là động từ ông anh ơi
/(hông phải động từ ư, vậy theo bạn nó thuộc phân loại gì?
Trạng động từ hay tính động từ ư?

Tôi chán chồng nhưng sợ chồng chán, quá nản!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sao không?
Là sếp tôi quá nản với công việc của anh trong tháng!
Là thủ trưởng tôi quá chán với công việc của cô trong tuần!

/(hông phải động từ ư, vậy theo bạn nó thuộc phân loại gì?
Trạng động từ hay tính động từ ư?

Tôi chán chồng nhưng sợ chồng chán, quá nản!
Muốn phân tích là động từ hay tĩnh từ đều được.
Tiếng Việt không sử dụng động từ thì/là rộng rãi như tiếng Tây (to be; être). Và lắm lúc hiểu ngầm. Và vì hiểu ngầm cho nên tĩnh từ có thể hiểu thành động từ.
Là sếp tôi (thấy) quá nản với công việc của anh trong tháng!
Tây nó không hiểu ngầm "to be" như vậy.
As your supervisor, I am up to here with your performance this month.
 
miền Tây? Ai bảo rằng tôi không biết miền Tây?
Tôi sinh ra ở Mỹ tho. Ngày xưa thuộc về hành chính miền Đông. Ngày nay thuộc về địa lý miền Tây.

Ở trên tôi có nhắc truyện Hương Rừng Cà Mau của Sơn Nam. Bạn đã đọc chưa?

"Các bà mẹ thương con gái hơn con dâu": không ai đưa ra cải thuyết "người Bắc thương dâu hơn con gái" cả. Ở đây chỉ nói về tục quán. Ở các làng Bắc, người ta chỉ giản dị theo kiểu sống còn. Người mẹ ở với con dâu chứ đâu có ở với con gái.

(*) và khoan vơ đũa cả nắm miền Bắc. Ở bài #26 trên tôi có nói là Bắc ninh. "miệt Bắc" là nói chung Bắc ninh và Bắc giang.
Người Hà nội chưa chắc đã theo tục "truyền nghề con dâu, không truyền nghề con gái".
Chào anh, em có mấy cái nhầm và sai sót:
Trích dẫn câu của anh là "miệt Bắc" nhưng viết bài nhầm là "miền Bắc"
Nhầm lẫn "thương" và "tục quán"
Nói gộp miền Tây nhưng mới chỉ nghe câu nói trên từ 1 bà cụ hình như ở Vĩnh Long.

Nhưng vụ "thương hơn con dâu" là có thật. Lấy chồng xong khi có thai thì thường về nhà mẹ ruột để đẻ.
 
...
Nhưng vụ "thương hơn con dâu" là có thật. Lấy chồng xong khi có thai thì thường về nhà mẹ ruột để đẻ.
Nếu do mẹ chồng từ chối không chăm sóc thì cái "người miền Tây" (*) mà bạn nói quá tệ. Không xứng đáng làm mẹ chồng.
Tuy nhiên tôi đã thấy nhiều trường hợp chính cô dâu nghe lời mẹ mình về nhà chứ mẹ chồng không có lỗi gì cả.
Bà chị dâu tôi (người Huế) lúc gần sanh thì được bên mẹ mình gọi về nhưng bà ta từ chối, ở lại với mẹ tôi.
Bà bác tôi lúc con dâu trở dạ thì sai con đi tìm cái lò, và tự mình đi tìm mua chọn từng mẩu than đước thật bóng (**) để hong giường.

"thương hơn con dâu" là có thật: chuyện con đẻ thương hơn con người khác thì có gì là lạ? có bà mẹ vợ nào thương rể hơn con trai mình đâu? Bà già vợ tôi rất chăm lo quý trọng tôi, nhưng toi chắc chắn là bà ta không thể thương tôi hơn thương mấy thằng em vợ tôi.
Khi tôi nói tục lệ "truyền nghề cho con dâu", nó là chuyện truyền nghề, sự đối xử không liên quan đến tình thương.

(*) tại vì bạn nói "miền Tây" thì tôi dựa theo thôi. Chứ tôi tin là cái chuyện về nhà mẹ ruột khi sanh là tuỳ hoàn cảnh, tuỳ người.

(**) than đước càng bóng càng tốt. Lúc đốt rất ít khói và ít hơi độc. "Người miền Tây" dĩ nhiên rất rành chuyện này.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ông bà xưa có câu:
Cha mẹ nuôi con biển trời lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.

Thời buổi bây giờ con cái luôn hỗn hào, xấc xược nó xem cha mẹ như rơm rác. Vì vậy, nếu ta cãm thấy gần già yếu thì nên thủ thân cho mình là cách chắc ăn nhất.
Tiền của cha mẹ thì sẽ là của con nhưng tiền của con không bao giờ là của cha mẹ. Do vậy cha mẹ luôn phải giữ tiền để dùng khi già yếu không cậy nhờ được con cái (vì nhiều lý do chứ không hẳn là vì sợ con cái bất hiếu). Đến khi nằm dưới 3 tấc đất thì tiền bao nhiêu còn đấy, có mang theo được đâu.
 
Mang được chứ, vì vậy nên bộ luật hình sự hay dân sự gì đó cấm chỉ hành vi vi phạm mồ mã mà; Ha, ha, ha,. . . . .:D
 
Tiền của cha mẹ thì sẽ là của con nhưng tiền của con không bao giờ là của cha mẹ. ...
Đó là chuyện thế kỷ trước. Bây giờ xã hội VN đã theo dần trào lưu Âu Mỹ.

... Do vậy cha mẹ luôn phải giữ tiền để dùng khi già yếu không cậy nhờ được con cái ...
Mục đích chính của tiền hưu là như vậy. Cậy nhờ con cái làm gì? Đặt chữ hiếu lên đầu con cái là đặt một cái ách cho chúng. Tôi sinh con ra chỉ muốn nó vẫy vùng, chắp cánh "đại bàng phấn dực hận thiên đê". Bất cứ cái ách nào quàng lên cổ con, tôi đều cho là một sự thất bại từ chính bản thân mình. (trừ bổn phận đối với đất nước, xã hội). Nếu sau này nó có bổn phận với gia đình, con cái nó thì đó là chuyện của nó.

"Cha mẹ nuôi con biển trời lai láng. Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày": câu này thật ra không hoàn toàn công bình cho lớp con trẻ.
"Thoạt sinh ra thì đà khóc choé. Trần thế vui sao chẳng cười trừ": cha mẹ sinh con ra chứ con đâu có đòi được sinh ra? Đã sinh ra thì có trách nhiệm chu toàn.
Lớp con trẻ chúng có vấn đề của chúng. Cuộc sống đâu hẳn đã thảnh thơi. Chúng có con cái. Chả nhẽ hai vợ chồng nai lưng ra gánh ba thế hệ, đếm sơ sơ là bảy, bốn người cha mẹ, cặp vợ chồng và con.

Nói thẳng, nếu bà xã tôi nói "tiền hai vợ chồng kiếm ra chủ yếu để gầy dựng cho con cái chứ không phải để báo hiếu cha mẹ" thì tôi cũng không cãi. Chúng tôi có trông mong con mình báo hiếu bao giờ đâu.
(thực tế bả lo cho bố mẹ tôi rất chu toàn và không bao giờ nói vậy, tôi chỉ giả sử thôi)

Chuyện báo hiếu phải xét theo hoàn cảnh. Không thể nói "con có bổn phận phải lo cho cha mẹ". Tôi theo quan niệm tâm đặt lên trên trí. Nếu con cái thương yêu cha mẹ thì chúng tự động chu cấp khi túng thiếu, chả cần ai dạy dỗ, chả cần bài học ngụ ngôn nào cả. Nếu do sợ miệng đời chê bất hiếu, hay sợ trời đất trừng phạt như câu chuyện ngụ ngôn kia thì đồng tiền bát cơm cha mẹ nhận có xứng đáng không?
 
Tiền của cha mẹ thì sẽ là của con nhưng tiền của con không bao giờ là của cha mẹ. Do vậy cha mẹ luôn phải giữ tiền để dùng khi già yếu không cậy nhờ được con cái (vì nhiều lý do chứ không hẳn là vì sợ con cái bất hiếu). Đến khi nằm dưới 3 tấc đất thì tiền bao nhiêu còn đấy, có mang theo được đâu.
hihihi
Tiền của cha mẹ thì sẽ là của con nhưng tiền của con trai sẽ là tiền của vợ, mà tiền của vợ cũng là tiền của vợ :whistling:
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom