- Tham gia
- 12/6/06
- Bài viết
- 3,186
- Được thích
- 7,637
Đọc bài báo 14 năm chịu roi vọt của tuổi trẻ có lẽ các bạn không ai là không lên án một việc làm phi nhân tính của một cặp vợ chồng, một việc mà xảy ra ngay tại thủ đô Hà Nội.
Phóng sự - Ký sự
Thứ Tư, 07/11/2007, 06:53 (GMT+7)
14 năm chịu roi vọt
Nguyễn Thị Bình - Ảnh: M.Q.
TT - “Từ khi đi làm cho cô chú đến hôm 19-10 vừa rồi, không ngày nào em không bị đánh...”. Vừa chỉ những vết sẹo ngang dọc chi chít trên cơ thể, Nguyễn Thị Bình (21 tuổi, quê ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) vừa kể lại 14 năm cơ cực, bị hành hạ dã man khi đi làm công cho vợ chồng Chu Minh Đức - Trịnh Hạnh Phương (ở số 24, ngõ 108B, tổ 3, cụm Tó, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Nghe đọc nội dung toàn bài:
Phận tôi đòi...
14 năm trước (năm 1993), Bình còn bé tí đã theo mẹ đến làm công, bán phở cho gia đình Đức - Phương. Ban đầu, Bình phải ở nhà xúc cơm cho con của cô chủ và giặt giũ quần áo, quét dọn nhà cửa. Được hơn một năm, bà Nguyễn Thị Quảng (mẹ đẻ của Bình) về quê và hẹn đến tết sẽ đón Bình về với gia đình. Nhưng thời gian cứ bằng bẵng trôi đi, tung tích người mẹ cũng bặt tăm.
Từ đó “bé mắt trâu” (biệt danh của Bình) phải quần quật lo công việc cho nhà chủ. Công việc vất vả nhưng Bình không sợ bằng những trận đòn roi của vợ chồng ông chủ. Chỉ cần chậm trễ không mang kịp bát đũa bày ra quán phở, Bình liền bị chủ quán phở hắt nước trần phở đang sôi vào người, vào mặt.
“Mỗi khi nhà chủ tức giận thường dùng kềm kẹp vào da thịt em đến khi toét máu mới thôi. Em bị cấm không được khóc, mỗi lần khóc sẽ bị đánh đến mức không thể khóc được mới thôi” - Bình kể lại. Dã man hơn, dù Nguyễn Thị Bình đã 21 tuổi, gia đình nhà chủ còn bắt Bình cởi hết quần áo, nằm ra giữa sân rồi dùng gậy, roi điện đánh. Đau đớn là thế nhưng Bình vẫn chỉ nói: “Em có lỗi nên mới bị cô chú phạt”.
Những vết sẹo do bị roi vụt, kìm kẹp còn đầy khắp trên lưng Bình. Ảnh: Đình Na - TTXVN
Làm công vất vả như vậy trong 14 năm nhưng Bình không được một đồng lương, không được may một bộ quần áo mới, không một lần được về thăm quê, cả khi bà ngoại mất. Nhắc đến chuyện tiền công, ông bà chủ chỉ nói: “Mày chăm chỉ mà làm, lớn lên tao gả chồng cho chứ mày làm thế được mấy đồng tiền công?”.
Cuộc giải thoát
Nhắc đến cuộc giải thoát cho “bé mắt trâu”, bà con chợ Thượng Đình nhắc đến bà Hà Kim Bình (70 tuổi, ở số 55/55 phố Chính Kinh, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) như một ân nhân lớn của Bình.
Sáng 19-10, sau khi dọn hàng như thường lệ, Bình bỏ ra đầu ngõ, nơi đó bà Hà Kim Bình đã chờ sẵn và thuê xe ôm chở cô bé về nhà con dâu là Mai Thị Nga (phố Nguyễn Tuân) để gửi gắm. Khi đến nhà bà Nga, da thịt Bình vẫn còn những vết lở loét, thậm chí mưng mủ bởi trận đòn lúc 3g sáng 19-10. Những ngày đầu, bà Nga tập trung chăm sóc cho Bình, rửa ráy những vết thương, cho uống thuốc, ăn uống bồi bổ để trấn tĩnh tinh thần. Dần dần khi những vết thương đã lành, Bình cũng giúp bà Nga bán hàng cơm nhưng chỉ được vài ngày thì vợ chồng Đức - Phương phát hiện và đến tận nơi bắt Bình về.
Sau những năn nỉ, đe dọa vẫn không đưa được Bình về, bà Phương hẹn Bình vào chiều chủ nhật ra chợ nói chuyện. Linh tính được chuyện không lành, bà Hà Kim Bình đã đến đưa Bình đi trốn tại nhà một người bạn ở Hà Đông. Cũng từ đây, bà Bình luôn bị gia đình Phương bắn tin hỏi chuyện con bé ở đâu. Bà Bình lại phải gửi “bé mắt trâu” đến trang trại của con gái là Đặng Thu Thủy, cách Hà Nội chừng 40km để trốn.
Chiều 6-11, Công an quận Thanh Xuân đã đến nơi Nguyễn Thị Bình được cưu mang, tiến hành ghi lời khai ban đầu về việc Bình bị đối xử ngược đãi trong 14 năm qua. Ngay sau đó, cơ quan công an đã đưa Bình về Hà Nội để giám định pháp y, xác định tỉ lệ thương tật. Về gia đình nhà ông bà chủ Đức - Phương, Công an quận Thanh Xuân cũng đã triệu tập, ghi lời khai. Hai người này nói rằng có nuôi Nguyễn Thị Bình làm công nhiều năm nay nhưng không có hành vi đánh đập Bình như dư luận phản ảnh.
Cũng trong ngày 6-11, một lãnh đạo Công an Hà Nội cho biết sẽ giao vụ việc trên cho Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hà Nội tiến hành điều tra, làm rõ.
MINH QUANG