Món ngon dân giã của các miền quê Việt Nam (2 người xem)

  • Thread starter Thread starter yeudoi
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

yeudoi

Thành viên gắn bó
Thành viên BQT
Moderator
Tham gia
12/6/06
Bài viết
3,186
Được thích
7,637
Tôi muốn mở topic này để tất cả các bạn ở mọi miền tổ quốc giới thiệu các món ăn dân giã đặc sản của quê mình cũng như món ngon mà mình đã được thưởng thức.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mít trộn Quảng Nam - đặc sản số 1

Không dưng mà xứ Quảng có câu hát ru: Ai về nhắn với bạn nguồn. Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên. Câu hát ru ấy nhắc đến món mít trộn, một thứ "đặc sản" của xứ Quảng!
Cũng là mít nhưng mít trên núi ngon hơn mít dưới đồng bằng. Người dân xứ Quảng ăn mít không bỏ một thứ gì, từ mít non đến mít già; từ xơ mít làm dưa chua, đến hột mít đem lùi tro luộc ngon khỏi chê!

Mít non đất Quảng nấu canh với cá chuồn Hội An là ngon số một. Mít non còn chế biến món mít trộn ngon có tiếng.

Mít trộn ngon nhất là làm đúng vào mùa mít non, cũng là mùa đánh bắt cá chuồn (tháng 2 đến tháng 4 Âm lịch). Các tháng còn lại đều có mít non (mít tứ quý) nhưng trái mùa nên không ngon bằng.


2010521866-mittron.jpg



Món mít trộn rất dễ làm. Chọn những trái mít non gai mịn đều và nhẵn da. Đem mít mới hái chặt ra thành miếng nhỏ ngâm vào nước lạnh cho sạch bớt mủ và khỏi bị hóp gió (gió vào). Mít hóp gió sẽ có màu xanh và bị đắng.

Luộc mít cho chín vừa (nhừ quá sẽ không ngon), lấy chiếc đũa con đụng vô thấy mềm là mít đã luộc chín. Vớt mít luộc ra để nguội, sau đó mới vạt gai mít, cắt bỏ phần cùi rồi xắt mỏng.

Ngày trước người ta thường trộn mít với cá chuồn hấp. Giờ cá tươi hấp khó tìm, người ta trộn với thịt ba chỉ hay tôm lột cũng ngon.

Xắt mỏng thịt heo cùng với đậu phộng rang giã dập. Một ít rau quế, rau húng và bắp chuối sứ xắt mỏng. Xào mít sơ qua cho thơm, nêm thêm gia vị... Trộn chung mít với thịt heo, đậu phộng và rau rồi xúc ra dĩa.

Ăn mít trộn ngon nhất là xúc bánh tráng nướng, chấm nước mắm cay.
Phụ nữ TPHCM

( Bài viết sưu tầm )
 
Món này từ nhỏ tôi đã rất thích, không biết có phải lúc đó đói quá hay không.

Khoai chà xứ Quảng
Nếu ai đã từng một lần đến Quảng Nam và được thưởng thức món khoai chà dân dã có một không hai nơi mảnh đất đầy nắng và gió này thì khi xa rồi sẽ nhớ mãi không thôi.
2011_148_13_100_0433.jpg




Khách phương xa đến Quảng Nam giữa tiết trời tháng sáu oi ả với gió nam hây hây thổi và không khí khô khốc, khắc nghỉệt, thật không dễ gì thích nghi ngay được. Nhưng với nông dân tại một số vùng trung du như Quế Sơn, Duy Xuyên, Thăng Bình, ...thì đây chính là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch khoai và làm khoai chà. Làm khoai chà mà trời không nắng giòn thì món khoai ấy sẽ không thể nào thơm ngon được.

Khoai là một trong những cây lương thực chính tại Quảng Nam. Khoai được chế biến thành những loại lương thực khô như xắt lát phơi khô, khoai ngào đường, bánh khoai nướng... và không thể thiếu món khoai chà quen thuộc.

Khoai sau khi luộc chín được để nguội rồi cho vào cối giã nhỏ. Tiếp theo, dùng rổ thưa chà cho bột khoai rơi xuống chiếc nong bên dưới. Có lẽ chính động tác chà này tạo nên tên gọi khoai chà cho món ăn. Sau khi phơi nắng tốt, người ta sàng bột khoai khô để phân chia thành hai loại khoai chà. Loại bột trên sàng là khoai chà hạt lớn. Loại bột mịn rơi xuống nia là khoai chà hạt nhỏ. Mỗi loại được để riêng vào hũ sành, bảo quản ăn dần quanh năm. Khoai chà có vị ngọt dịu, thơm của khoai, nồng nàn hương nắng gió miền Trung. Khoai chà lớn khi ăn phải sú nước. Thêm một lượng nước ấm vừa đủ, chờ vài phút cho khoai nở rồi mới ăn. Khoai chà nhỏ thì không cần thêm nước. Người Quảng thường thêm đường vào khoai chà nhỏ và đậu phộng rang giã nhỏ vào khoai chà lớn (sau khi sú nước) để món ăn thêm thơm ngon và nhiều hương vị. Ngoài ra, mọi người thường hái vài chiếc lá mít trong vườn nhà thay thìa xúc khi ăn. Khoai chà đã lạ mà cách ăn khoai chà bằng lá mít lại càng lạ hơn. Bẻ cong lá mít, xúc một miếng khoai chà rồi từ từ cảm nhận hương thơm của lá mít, sau đó nhai thật nhỏ từng hạt khoai, những hạt tinh bột vỡ ra, đọng lại trên lưỡi. Người ăn sẽ dễ dàng cảm nhận được những hương vị ngọt ngào của khoai, nồng nàn của nắng gió quyện lẫn vào nhau, vừa dân dã, thanh tao lại thật gần gũi với thiên nhiên.

Người Quảng ăn khoai chà mọi lúc, mọi nơi: ăn diểm tâm, ăn nửa buổi, ăn chiều, ăn khuya hay mang ra mời bạn như một món quà quê dân dã khi bạn đến thăm nhà. Khoai chà còn được các bác nông dân mang ra đồng hay lên nương rẫy ăn vào giờ nghỉ ngơi giữa buổi làm, vừa ngon, rẻ, lại no bụng.

Khoai chà còn là món quà quê không thể thiếu trong hành lý của bao thế hệ sinh viên Quảng Nam những ngày đi học xa nhà. Tuy mộc mạc và dân dã vậy nhưng lại được nhiều bạn bè khắp các miền đất nước yêu thích và luôn dặn dò mỗi khi có bạn Quảng về thăm quê: "Bồ nhớ mang vài ký khoai chà làm quà cho tụi mình nhé”
Kim Loan

( Sưu tầm báo Đại Đoàn Kết)
 
Bác yeudoi ơi có biết ở Đà Nẵng có món gì đặc sản không ạ. Bên công ty em ngày 02/07 tới này đi nghỉ mát ở Đà Nẵng mà. Anh biết ở đó có món gì ngon chỉ em với.
 
Đà Nẵng thì tôi thấy chẳng biết món gì ngon cả. Cái này để hỏi nguyenhuong thử. Ah có món bún chả cá ở đường Nguyễn Chí Thanh cũng ngon. Mình thích món bún này mỗi khi ra Đà Nẵng. Nước vừa ăn, khi ăn với ớt cay nồng, bỏ thêm mắm ruốt thêm vị ngọt ngọt, chả cá vừa dai dai rất ngon. Nếu bạn nào tới Đà nẵng nên ghé ăn thử để biết. Bà con mình ở Ngoài bắc vào khi đi ăn về còn đặt thêm chả để mua đem về ngoài Bắc đấy
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôm chua xứ Huế - nồng nàn hương sắc Cố đô

Không chỉ để lại nỗi nhớ quê hương da diết trong lòng người con xa xứ, tôm chua Cố đô còn bén rễ và gửi lại trong lòng du khách mầm lưu luyến không nguôi…
Người ta biết đến Huế - cố đô xưa của đất nước với vẻ đẹp trầm mặc cổ kính và mặn mà theo năm tháng. Trong tôi, cố đô còn đẹp với nét văn hóa ẩm thực không thể nhầm lẫn hay phôi phai theo thời gian. Từ những cao lương mỹ vị nơi cung đình cho đến những món ăn đơn sơ, dân dã đều toát lên tâm tình của người xứ Huế - luôn nồng nàn hương vị và vẹn tròn hương sắc.

Bên cạnh những món ăn quen thuộc như bún bò, cơm hến, bánh bèo… thì tôm chua là một cái tên trong danh sách những đặc sản mà du khách không thể bỏ sót khi về thăm cố đô. Những con tôm đều đặn, nhìn thật tươi ngon được xếp tăm tắp trong những hũ thủy tinh như gọi mời du khách bốn phương về thưởng thức và đem về biếu tặng bạn bè, người thân.
images1.jpeg




Tôi cũng là một trong số người may mắn có dịp được thưởng thức tôm chua đúng chất nơi đây. Khứu giác về một mùi thơm nồng mặn mà, vị giác về những con tôm béo ngọt và những loại gia vị với đủ những cảm giác cay, nồng… vẫn còn đọng mãi trong kí ức tôi.
Tôm chua xứ Huế là một trong số những món kích thích các giác quan của tôi nhiều nhất. Ấn tượng ngay từ cách chọn lựa nguyên liệu cho đến chế biến đã đủ thấy sự kì công và khéo léo mà thành. Từ những con tôm thật tươi, được tuyển chọn kĩ càng sao cho vừa vặn, không quá to và càng không bé để có thể xếp đều với nhau, qua bàn tay con người trở nên lôi cuốn đến không thể cưỡng lại.

images.jpeg


Tôm được ngắt đầu, rửa sạch và ngâm trong rượu ngon vài phút. Sau đó vớt ra, để ráo rồi trộn đều với nhiều thứ gia vị đi kèm: nào là riềng, ớt, tỏi, măng non, xôi nếp, nước mắm thuộc loại hảo hạng. Trong những thứ đó thì củ riềng là quan trọng và được dùng tỉ lệ nhiều nhất. Bên cạnh riềng là ớt được thái theo chiều dài, tỏi to xắt lát mỏng, còn măng non thì được “hô biến” thành những sợi dài, mảnh. Người ta đem tất cả trộn đều với xôi nếp và mắm ngon rồi ủ trong vại sành.
Quá trình ủ tôm phải để ở không gian sạch sẽ, thoáng mát. Được biết có một số nơi, cầu kỳ hơn, sẽ ủ xuống đất để đảm bảo nhiệt độ cho quá trình lên men, vì nhiệt độ ổn định thì tôm sẽ càng thơm, càng ngọt. Tùy theo thời tiết, trong vòng khoảng 7 - 10 ngày thì tôm sẽ đạt đến độ vừa ăn. Lúc này, người ta trộn thêm ít mật ong, có thể gia tăng thêm riềng rồi xếp vào những hũ thủy tinh hay nhựa trông rất đều và đẹp.

hinh2.jpg


Để thưởng thức trọn vẹn hương vị của tôm chua, thực khách không thể bỏ qua thịt ba chỉ và dưa giá. Chúng đã trở thành một “bộ ba” mà nếu vắng một thứ thì dường như không còn đúng “chất”. Mở hũ tôm chua ra, bạn sẽ cảm nhận được sự nồng nàn của mùi tôm chua, mùi riềng lẫn hòa cùng gia vị như đang quyến rũ mình. Thịt ba chỉ được luộc vừa tới, xắt mỏng, dưa giá muối vừa giòn, tôm vừa chua… cùng chuối chát, khế, ớt tươi, rau quế, nếu thêm vài trái vả thì càng tuyệt.

Bạn có thấy món ăn này cực kỳ công phu với rất nhiều nguyên liệu không? Vì thế mà ấn tượng về đủ những sắc màu kèm theo vị chua dìu dịu của tôm, dưa giá, vị thơm của thịt, ngọt ngào và nồng nàn của gia vị cùng cái chát của chuối, của trái vả, thanh chua của khế… Thật công phu, thật ngon lành và cũng thật cuốn hút!

Chỉ trong một món ăn mà lại kết hợp được rất nhiều những những đặc tính khiến du khách càng thêm cảm phục con người xứ Huế. Tính kĩ lưỡng, chăm chút công phu cho món ăn đã tạo nên một món đặc sản vừa đẹp, vừa ngon. Tôi nghe người ta bảo món ăn ở Huế là sự kết hợp hài hòa giữa âm và dương, vừa nóng lại vừa mát… quả thật không sai!

index.jpeg


Món ăn này có thể ăn kèm cùng bún hay cơm, cũng có thể cuốn lại với bánh tráng mỏng. Thưởng thức tôm chua một cách chậm rãi, bắt đầu từ thị giác, khứu giác, rồi vị giác… bạn sẽ không ngớt lời ngợi khen và xuýt xoa cái tài, cái tâm và cái tình của con người miền đất Cố đô xưa.

Giờ thì có lẽ bạn đã phần nào hiểu được vì sao tôm chua xứ Huế không chỉ để lại nỗi nhớ quê hương da diết trong lòng người con xa xứ mà còn bén rễ và gửi lại trong lòng du khách mầm lưu luyến khôn nguôi…
Theo aFamil
 
Triết lý về mực khô . . . .

Thời xa xưa ông bà ta đã biết cách cất trữ thực fẩm lúc mùa vụ sang lúc thiếu thốn, khó khăn; trong đó có con cá mực;
Ngày nay, con khô mực này được mọi người cố tình hay vô í nghĩ chệch hướng; Đó là được hiểu như món chỉ giành làm mồi nhậu với rượu bia cho các đệ tử lưu linh nói chung,. . .
Xét ra chuyện này có gì đó khác với cách nghĩ & ứng xử của ông bà tổ tiên . . . .
Bỡi mang í nghĩ đó, nên sau 1 hồi lục tung tài nguyên mạng & tham khảo bậy bạ . . . , mình đề xuất với các bạn món mà mình thi công trong tuần thật nóng hổi, như sau:

Mực khô xào rau củ quả
Nguyên liệu: (Dành cho bốn người ăn/nhậu)
- Mực khô: 4 con to vừa phải;
- Cà rốt 1 củ nhỏ;
- Trái khổ qua: 1 quả
- Bẹ bông cải thảo: 10 – 12 lá lớn
- Hành tươi, mùi, gia vị, mắm, muối, bột nêm, . . .
- 01 lít rượu xịn

Chuẩn bi:
Cho mực vào ngâm nước ấm độ 30 phút cho mềm. (Hay có thể ngâm trước 2 giờ trong nước) Sau đó rửa thật sạch, thái chỉ theo cách sau:

Cắt đôi ngang con mực, sau đó thái sợi theo chiều dọc con mực. Chú í bỏ fần cứng của mắt & miệng của mực.

Cà rốt cũng thái chỉ, chiều dài gần bằng sợi mực nêu trên;

Khổ qua nạy bỏ ruột & cũng xắt mỏng; Nếu ai không dùng được loại quả này, ta có thể thay bằng trái su su.
Bông cải thảo cắt đôi & chỉ lấy fần bẹ & xắt ngang thành cọng mỏng. (Có thể thay bằng su hào xắc chỉ)

Thực hiện:
Bắc chảo lên bếp (nên dùng chảo to), chảo khô cho dầu ăn vào, dầu sôi thái hành tươi cho vào phi thơm sau đó cho rau vào, vặn lửa thật to, đảo đều tay và nhanh. Rau chín nêm mắm, mì chính (hay bột nêm), khi rau chín phải còn tươi màu và có độ giòn. Cho rau ra đĩa lớn & dàn đều,

Lại cho chảo lên bếp, chờ dầu thật sôi cho mực vào đảo đều, nên nhớ khi đảo mực thì vặn nhỏ lửa lại. Trước khi bắc ra cho chút gia vị, đường và nêm thêm mắm vừa ăn.


Rải mực đềi lên đĩa rau

(húc bạn có được món ăn giàu màu sắc & hương vị cùng gia đình hay bạn nhậu!
 
can.jpg

Ngày nay, người ta ăn thịt, cá và các chất đạm nhiều là điều không tốt cho sức khỏe. Mình cũng vào đây góp thêm 1 món ăn (tạm coi là đặc sản của quê mình)...
Vó cần (hay còn gọi là nộm rau cần) là món ăn được lưu truyền qua qua nhiều đời, đến nay vẫn hấp dẫn thực khách khi đến với miền trung du Vĩnh Phúc.
Nguyên liệu chính để làm nên món này là rau cần, thịt ba chỉ và bánh đa mật. Món ăn sẽ thiếu hấp dẫn khi thiếu vị chua của chanh và cay cay tê tê của ớt.
Rau cần trắng nhặt hết rễ và lá, rửa sạch, chẻ đôi những cọng to, nghiêng dao thái vát thành miếng dài chừng hai đốt ngón tay (hai đầu đều vạt ống). Bánh đa mật đường (chưa nướng) cắt nhỏ cỡ ngón tay rán giòn xoắn lại như phoi bào gỗ. Thịt ba chỉ (cả bì) đem luộc chín thái mỏng, vừng rang, lạc rang giã dập. Tất cả các thứ trên cho vào trộn đều, cho thêm giấm, đường, tỏi ớt, hạt nêm, nếm vừa khẩu vị. Bày lên đĩa, trên mặt nộm rắc thêm lạc đã giã, bánh đa mật đường đã rán giòn... Nhìn đĩa nộm đã thấy hấp dẫn. Khi ăn thấy có đủ hương vị thơm giòn của cọng cần, bùi béo của vừng lạc, ngọt ngọt của đường, chua chua của giấm, quyện với dẻo thơm của bì, thịt mỡ ba chỉ lại điểm một chút rau thơm.
Đặc biệt là có vị giòn tan, béo, ngọt của bánh đa mật đường mà không nơi nào có được, nó làm nên nét đặc trưng riêng của món vó cần.
Bánh đa trong món vó cần là bánh đa mật mà chỉ có ở đất Hương Canh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, bánh đa mật không giống như các loại bánh đa khác, ngọt mà không gắt, giòn mà không nát, mà ai mỗi lần thưởng thức ai cũng sẽ nhớ mãi không quên.

Món ăn này giống như các gia vị làm nên cuộc sống: có đủ sự cay đắng ngọt bùi…mà đời người ai cũng sẽ nếm trải.

Công dụng của món ăn: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, giảm chứng vàng da, vàng mắt.
Có tác dụng giải rượu....Đặc biệt thích hợp với các cuộc nhậu nhẹt, tay nâng lên tay hạ xuống trong các cuộc gặp gỡ của đấng mày râu...
Vì vậy, đã là con gái, phụ nữ ở miền đất này, ai cũng có thể làm được món vó cần để phục vụ ý trung nhân...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom