Món ngon cuối tuần ! (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

laianhtu

Thành viên tiêu biểu
Tham gia
4/1/07
Bài viết
635
Được thích
858
Nghề nghiệp
Finance and Accountancy field, Tax consultant, tax
Bạch tuộc nhúng lá me non

SGTT.VN - Xét về chất lượng, độ ngọt, thơm và thanh của bạch tuộc không thể bì với mực lá, mực ống được. Bù lại, thịt bạch tuộc rất giòn, nhất là bộ râu… kẽm mạnh mẽ của nó.

Tuy nhiên, món ngon thực chất không hẳn dựa vào đẳng cấp hay hào quang của nguyên liệu. Phần lớn do đầu bếp giỏi “điều binh”. Bạch tuộc một lửa là minh chứng thuyết phục cho lập luận trên. Và điều kiện tiên quyết để món ăn đạt yêu cầu là bạch tuộc phải còn ngoe nguẩy hoặc tươi xanh.





Tiết trời còn oi ả, nhưng vài cơn mưa đầu mùa đã lất phất rơi. Vài cây me sau hè, trước ngõ vội nhú những lá non màu xanh ngọc; bạn thử tuốt một mớ đem nấu với đám bạch tuộc kia. Hương thơm thanh thoát của nồi canh lá me non toả lên thơm nức mũi, đánh thức khứu giác và lay động vị giác mạnh đến dạt dào. Xin nhớ, bạch tuộc chỉ cần dạo qua nước sôi lá me vài bận là vớt ra, như vậy thịt bạch tuộc mới còn giòn tươi. Giống bạch tuộc không chịu già lửa, nếu không thịt sẽ dai, và bớt ngọt. Gắp thịt chấm nhanh với ít muối ớt hoặc nước mắm nhỉ giằm ớt hiểm đủ ngon đã đời! Dân gian còn bảo, uống rượu bia mà “chữa lửa” bằng nước canh lá me non vừa thổi vừa húp sẽ giải bớt cồn.

Mùa hè, bạch tuộc Cần Giờ sẽ ôm trứng, những ghe đáy ở đây thường bắt được. Chủ ghe rộng chúng ngay dưới đầm nên còn sống nhăn… râu. Bắt đám này nấu lá me non thì ngon khỏi phải bàn! Cũng có nơi, người ta nhúng bạch tuộc tươi với nước sả hoặc nước pha bột me chín nấu sôi, cuốn bánh tráng với khế, chuối chát... Nhờ vậy, cung bậc ngon từ con bạch tuộc càng thêm… giai điệu. Riêng món cháo bạch tuộc tươi nấu gạo thơm và đậu xanh có thể làm mềm lòng những thực khách khó tính. Gia thêm ít gừng tươi xắt nhuyễn và tiêu giã vào cháo, vừa kích thích ăn đến tháo mồ hôi cho tỉnh táo vừa trợ tiêu.

(bài và ảnh: Tấn Tới)


SGTT
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
/-)ể khỏi chua, cần có rượu Bến gỗ?

/-)ể khỏi chua, cần có rượu Bến gỗ?​
 
"Con" này nhìn.. ghê quá! Đã vậy còn ăn với chanh ---> "Chua" chết đi được!

Thầy ơi, thầy đoán hay ăn rồi mà ... sai lè thế :D
Hoặc là thiếu mấy cái này:

ken.jpg

vodka.jpg
Bổ sung thêm: Ở Vũng Tàu, ăn mực tươi sống thì có quán aaa. Mực được nuôi tại ao của quán. Mực nhỏ mềm, bắt ăn tại quán.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Mắc gì mà phải quảng cáo cho quán nhậu của người ta vậy chứ? Món ngon là món ngon, muốn ăn thì chế biến và ăn.
Lại Anh Tú này bị xoá mấy lần rồi đó. Mà hình như cũng chẳng để ý bài mình còn hay mất, cứ thế mà quẳng lên thôi!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Mắc gì mà phải quảng cáo cho quán nhậu của người ta vậy chứ? Món ngon là món ngon, muốn ăn thì chế biến và ăn.
Lại Anh Tú này bị xoá mấy lần rồi đó. Mà hình như cũng chẳng để ý bài mình còn hay mất, cứ thế mà quẳng lên thôi!

Món này ngon tuyệt, thầy Mỹ không thưởng thức uống phí cả đời đấy thầy, bữa nào thầy free qua e dắt đi ăn thưởng thức !
 
Món này ngon tuyệt, thầy Mỹ không thưởng thức uống phí cả đời đấy thầy, bữa nào thầy free qua e dắt đi ăn thưởng thức !
Nhìn thì biết ngon, nhưng chỗ ăn ngon có thể đi tìm, không biết thì google. Nhưng không nên quảng cáo cụ thể 1 quán ăn nào trên GPE.
Xin cám ơn đã mời.
Việc không ăn 1 món mà phí cả đời thì tôi không tin. Đời để làm việc có ích chứ không phải để ăn. Thiếu gì việc để làm cho đời khỏi phí.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
MÓN NGON CUỐI TUẦN (tiếp theo) !

Gà quay sầu riêng


Xu hướng ẩm thực của nhà hàng aaa khá đa dạng, tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là những món quay với hương vị mới như gà quay sầu riêng, gà quay bọc xôi...



Theo bếp trưởng của nhà hàng, một lần về Lái Thiêu, xứ sở của trái sầu riêng sát nách Sài Gòn, được ăn sầu riêng và nghe người lớn tuổi cho biết ngày xưa tại đây có món gà nướng sầu riêng nhưng bây giờ đã thất truyền, ông thấy lạ. Từ trước giờ mấy ai nghe sầu riêng được mang làm món mặn! Vậy là ý tưởng về gà nướng sầu riêng cứ vương vấn mãi trong lòng xen lẫn băn khoăn: nếu làm được chưa biết có hợp khẩu vị mọi người vì cũng lắm người yêu – kẻ ghét cái mùi nồng nàn đến lạ lùng của trái sầu riêng. Qua nhiều lần thử nghiệm, gà nướng sầu riêng bắt đầu thành hình. Không dừng lại ở đó, bếp trưởng ở đây tiếp tục nâng cấp thành gà quay sầu riêng.


Để món ăn đạt yêu cầu, sầu riêng dùng ướp gà phải là loại trái có độ béo cao, cơm sầu riêng phải nở đều không sượng ướp gà mới ngon, mới đúng điệu. Có sầu riêng ngon nhưng các gia vị pha phối cũng phải thật chính xác, ngọt quá thì không thành món gà quay mặn, ít sầu riêng thì thiếu mùi thơm, non vị béo. Thời gian ướp gà cũng phải đủ lâu để sầu riêng thấm vào tận bên trong từng sớ thịt. Sau đó gà mang đi quay, qua lửa, da gà thấm sầu riêng ánh màu vàng nâu bóng, hương gà quyện cùng mùi sầu riêng thơm nưng nức, vị béo sầu riêng và vị ngọt của thịt gà giao thoa làm miếng thịt quay dậy hương vị ngon cũng vào hạng lạ đời.


Để món ăn đạt yêu cầu, sầu riêng dùng ướp gà phải là loại trái có độ béo cao, cơm sầu riêng phải nở đều không sượng ướp gà mới ngon, mới đúng điệu.


Quang Tâm

(SGTT)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tôi nghĩ món này mới ngon nè:

untitled.JPG
 
Chưa "Mần" thì làm sao ăn được Thầy?

Món này e nhìn con "Cầy" này hấp dẫn quá đi, nhìn mà muốn đi ăn thịt cầy giống như bọn Tây nói tiếng anh :

I GO : Tôi đi.
EAT GO : ăn đi
GO GO : GÂU GÂU (đi ăn thịt cầy tơ thôi ) ! hi.hi
 
MÓN NGON CUỐI TUẦN (tiếp theo)

Cá tắc kè

Một lần khoe với bạn rằng quê mình có món “tắc kè biển” ngon tuyệt, thằng bạn quê Gia Lai ngỡ ngàng hỏi lại: biển làm gì có tắc kè?

Kỳ thực, đây là loại cá có “bộ áo” màu đỏ hồng, hai cánh dài dọc theo thân khá điệu đà. Gọi là cá tắc kè vì phần đầu khá giống con tắc kè rừng núi. Cá này cư trú sát đáy biển xa, mập tròn; con lớn nhất có thể nặng tới nửa cân. Chỉ có lưới giã cào khơi mới tóm được loài cá này. Tại bến, giá cá tắc kè khá dễ chịu. Nhưng vào nhà hàng, giá đã bị “quý tộc hóa” do thực đơn “vẽ” ra cái tên ngộ nghĩnh hơn: cá gà.
Cá tắc kè vốn không hạp với các món canh, kho, chiên. Nó chỉ thích lên giàn hỏa. Khi được “tắm” trong lửa thì cá mới cho hương vị đậm đà, chẳng cần ướp gia vị cầu kỳ mà vẫn “hữu xạ tự nhiên hương”.

tacke2.jpg

Ảnh: Trần Cao Duyên



Nhưng phải nướng một cách “nghệ thuật” thì cá mới ngon. Cá chỉ cần rửa sạch, không phải động dao động thớt gì. Xếp cá lên vỉ sắt đã lót lá chuối bên dưới và đặt lên lò than vừa đượm. Hơi nóng được “lọc” qua lá chuối nên da cá không bị nứt nẻ, chất “ngư túy” không rỉ ra ngoài, vị ngọt của cá vì thế được giữ nguyên. Dùng que tre xuyên dễ dàng vào thân cá nghĩa là cá đã chín. Cá vừa được đưa ra mâm, đặt bên đĩa muối ớt chanh và mớ rau răm đã nghe dạ dày “kêu réo”.

Người sành ăn cá tắc kè hay “luận đàm” về món ngon nức tiếng này.

Thứ nhất, không dùng đũa mà phải... ra tay. Thịt cá săn chắc như thịt gà nên phải dùng tay xé ra từng miếng. Người thanh nhã cũng phải tạm “phàm phu” khi ăn món này. Nếu vì lịch sự mà dùng đũa để rỉa, gắp sẽ dễ bị trợt, cá như sống lại, “quẫy” ra ngoài mâm.

Thứ hai, ăn cá này mà không có bầu bạn, không kèm tí rượu thì quá ư lãng xẹt. Đầu các ngón tay dính cá nên mỗi lần “dzô”, ai cũng kẹp ly rượu vào kẽ tay, ngửa cổ, đưa lên và khà một cách khoan khoái. Nghe miếng cá đậm đà tan hòa trong hớp rượu nồng cay. Ai nấy vừa nhai tóp tép, vừa xuýt xoa khen cá ngon ngọt. Nhưng nếu chỉ khen cá không thôi thì cũng tội cho chanh, muối ớt, rau răm; bởi nếu không có “hỗn hợp” ấy thì y như rằng cá đi đằng cá, rượu đi đằng rượu.

Và đây là “điểm nhấn” của cá tắc kè: Bẻ đầu cá và rút ra khỏi thân, bộ lòng cá dính theo. Gan, ruột, bao tử béo bùi, lại pha chút đăng đắng dễ chịu của mật cá đọng khá lâu trên đầu lưỡi. Cứ thế, món cá tắc kè dường như thầm nhắc nhở bạn bè đón những chuyến xe về làng biển...
Trần Cao Duyên
(Theo Thanh Niên)
 
hehe pác nào vào Đà Nẵng em mời ăn món cá tắc kè nhé, hơi bị ngon luôn ạ.
 
Nếu bạn ở Sài Gòn thì bạn có thể ra gân Sân Vận Động Thống Nhất mua 1 con cá tắc kè = 20K VND/con thôi ! đảm bảo ngon tuyệt.
 
Nhìn cá tắc kè hơi lạ, hình như mình chưa ăn bao giờ!
 
Măng đắng - Món ngon từ cõi nhớ

Trái tim đập không một ai nhìn thấy

Ở ven trời Tây Bắc có Lai Châu

Hoa ban nở thành người con gái Thái

Đám mây bay trong thau nước gội đầu...​

(Gửi Lai Châu)

image_gallery


Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã có một tứ thơ thật đẹp về cảnh và người nơi địa đầu vùng Tây Bắc. Tứ thơ ấy chắc hẳn được khởi nguồn từ những câu chuyện kể và truyền thuyết vô cùng phong phú nơi đây. Không chỉ có truyền thuyết, cảnh và người của mảnh đất này đã thực sự quấn hồn biết bao du khách. Nền tảng văn hoá lâu đời cùng những chiến tích oai hùng của mảnh đất Điện Biên sẽ mãi mãi là nơi hội tụ của thập khách phương xa.

Dù là mùa đông, dù là mùa hạ... đất trời Điện Biên vẫn khoác trên mình một sắc màu tươi mới, ngập trong không khí chan hoà đó, mỗi người có một thú vui riêng. Song có lẽ, du khách và cả người dân bản địa nữa đều thích thú với văn hoá ẩm thực nơi này.

Dư vị của từng món ăn khi thưởng thức, cứ khắc khoải trong ḷòng cùng những giai thoại sống mãi với thời gian. Rồi mỗi lần nhớ đến Điện Biên là lại nhớ đến một vùng đất đầy huyền thoại.

“Người già trong bản vẫn kể cho con cháu nghe một câu chuyện được lưu truyền từ thủa xa xưa: Ở một bản Thái nọ có một chàng trai khoẻ mạnh và rất tài giỏi. Nhà nghèo khó, cha mẹ chàng đặt tên chàng là Khôm (tức là đắng). Lên nương, chàng giỏi phát cây, trồng lúa. Lên núi, chàng là thợ săn tài ba. Ngày hội vui không ai sánh nổi chàng trong tiếng khèn, điệu pí. Cùng bản có nhà Tạo giàu sang, có cô con gái đẹp được đặt tên là Bióoc (hoa). Khuôn mặt nàng như trăng rằm mùa thu, làn da trắng ngần. Mỗi khi nàng ngồi vào khung cửi, sợi bông thô như được thổi hồn. Tiếng hát của nàng trong vắt như suối reo trong nắng mùa xuân. Các chàng trai đều thầm yêu, trộm nhớ.

Gái đẹp, trai tài và chiếc khăn piêu của nàng Bióoc đă trao cho chàng Khôm tài giỏi. Cha nàng vô cùng tức giận và tìm mọi cách ngăn trở. Chàng Khôm cùng nàng Bióoc rủ nhau trốn vào rừng xa. Tạo bản căm phẫn cho quân đuổi theo. Đói mệt, kiệt sức, đôi trai tài, gái sắc nắm chặt tay nhau, nước mắt ròng chảy từ núi cao xuống vực sâu, chết trong tình yêu trắng trong son sắt. Từ nấm mồ chung của hai người mọc lên một cây họ tre (mạy pau), măng có vị đắng, mọi người thường gọi là “nó khôm”.

Nghe lại câu chuyện trên, cảm giác thân thuộc ùa khắp cõi lòng. Người Kinh có câu chuyện Trầu Cau cùng một mô típ ấy, nhưng sự hoá thân của mỗi nhân vật là riêng rẽ. Trong câu chuyện kể trên, sự hoá thân gắn liền với hoà nhập, hoà nhập cả về thể xác và tâm hồn của đôi uyên ương bạc mệnh. Vị đắng của “nó khôm” phải chăng là nỗi ḷòng tức tưởi của một tình yêu không trọn vẹn, dẫu rằng trong linh hồn của cả chàng Khôm và nàng Bióoc ấy, trọn đời, trọn kiếp họ vẫn thuộc về nhau.

Nâng trên tay khóm măng mà lòng người dường như cũng trở nên trĩu nặng, khóm măng ấy là kết tinh của tình yêu đôi lứa, là kết tinh của tì́nh đất, tình rừng. Vị đắng ấy hoà cùng dư ba của tình người thưởng thức đã tạo nên một hương vị mới. Ở đây, không những ta cảm nhận được bằng các giác quan mà ta c̣òn cảm nhận hương vị bằng cõi lòng thương cảm.
Mùa mưa - mùa măng mọc. Nhưng theo lời của những người dân nơi đây, măng đắng chỉ nên ăn vào thời điểm giữa hai đợt mưa, cách nhau càng xa càng tốt. Lúc này, măng trở nên đắng nhất. Và đó cũng là điều ưa thích của tất cả mọi người. Măng lấy về, bóc vỏ, luộc, xào, nướng hoặc đem muối chua chứ không qua giai đoạn khử chất đắng. Ở các nhà hàng hiện nay cũng có món măng đắng, nhưng nhiều người vẫn thích tự tay mua về để chế biến. Đĩa măng đắng nhiều khi choán hết 1/3 mâm cơm thường ngày. Cả gia đình tụ họp vui vầy, trên tay mỗi người một cây măng, từng bẹ, từng bẹ lá cuối cùng được bóc ra để lộ phần thịt vàng óng, nóng rẫy. Vừa ăn vừa xuýt xoa trong cái giá lạnh của những cơn mưa giăng đầy từng dãy núi.
Món măng đắng của người Thái ngon bởi một phần rất lớn thuộc về bát nước chấm (chẩm chéo). Bát chẩm chéo là hỗn hợp của muối, ớt, riềng giă nhỏ với hạt tiêu rừng (mắc khén), lá chua chát, lá tỏi (hom kíp), lá mỳ chính (bủa phát ản) cũng hái từ rừng. Khi ăn, vị đắng, chát mất dần thay vào đó là cảm giác thoang thoảng ngọt, nhẹ nhẹ cay, rất lạ.

image_gallery

Bạn là người lần đầu tiên thưởng thức món măng đắng thì hãy chuẩn bị kỹ tinh thần. Nhưng nếu bạn đă nghe câu chuyện kể về chàng Khôm và nàng Bióoc thì không còn gì phải vướng bận. Vị đắng ấy sẽ ngọt dần trong đầu lưỡi khi bạn thực sự thương xót và cảm phục tình yêu của hai người khi họ minh chứng tình yêu của mình bằng cái chết nhằm xoá tan sự phân cấp giàu nghèo, của những hủ tục mà trong thời đại ấy ai cũng phải tuân theo.
Một lần về thăm Điện Biên, bạn hãy thử thưởng thức món măng đắng thấm đẫm hương vị của tình yêu. Vị đắng ấy chắc chắn sẽ theo bạn tới bất cứ nơi đâu, dĩ nhiên, nếu bạn là người thưởng thức nó bằng cả tâm hồn mình.

Sưu tầm
 
Hải sản ba món
SGTT.VN - Cất công một chút và chọn cách pha phối riêng trong chế biến thì ba nguyên liệu tôm – cua – mực sẽ cho những món ngon có thể ăn chơi hay dùng với cơm cũng đặng.




GỎI TÔM CỦ HŨ DỪA
Nguyên liệu: Củ hũ dừa 400g; tôm sú tươi 250g; thịt nạc lưng 80g; càrốt 100g; ớt sừng 1 trái; gia vị: đường, nước mắm, nước cốt chanh, đậu phộng rang, rau răm.
Cách làm: Thịt luộc chin, cắt sợi cỡ chiếc đũa. Càrốt cắt sợi, ớt sừng cắt sợi. Củ hũ dừa cắt sợi như thịt, ngâm trong nước có pha nước chanh để không bị thâm.
Nước trộn gỏi: 2 muỗng đường, 2 muỗng nước mắm, 1/2 muỗng muối nấu tan, để nguội, thêm 3 muỗng nước cốt chanh. Trộn chung tất cả nguyên liệu với nước gỏi. Trình bày ra dĩa, thêm đậu phộng rang, rau răm. Ăn kèm bánh phồng tôm.





MIẾN XÀO CUA
Nguyên liệu: 1 con cua gạch 700g; 300g miến dong; 3 củ hành khô; 150g giá; 20ml vang trắng; một ít hành lá, rau răm; gia vị: muối, tiêu, nước mắm, hạt nêm.
Cách làm: Cua làm sạch, hấp chín gỡ thịt và gạch, đập dập càng để trang trí. Miến rửa sạch, ngâm nước sôi già khoảng 15 phút (miến chín khoảng 70%). Hành khô thái mỏng. Phi thơm hành với dầu, để lại phân nửa. Cho thịt cua và gạch cua giầm nhỏ vào xào với hành, cho rượu vang vào nêm nước mắm. Cho miến đã ngâm vào xào tơi với cua. Nêm lại cho vừa ăn. Cho giá vào. Cắt hành hoa, rau răm và hành phi vào, rắc chút tiêu. Cho toàn bộ miến ra thố đất, dùng mai và càng cua trang trí. Miến xào cua ăn với nước tương ớt.





ĐẦU MỰC CHIÊN XỐT ỚT XANH
Nguyên liệu: Đầu mực ống 200g; ớt hiểm xanh 5 trái; cọng ngò băm 1 muỗng; dưa leo; gia vị: nước mắm, đường, dầu ăn, bột gạo.
Cách làm:
Đầu mực rửa sạch, lau khô, ướp tiêu. Xốc với 2 muỗng súp bột gạo. Đun dầu nóng, cho đầu mực vào chiên chín, giòn.
Giã hỗn hợp ớt hiểm, cọng ngò, 1 muỗng cà phê đường. Đun sôi 2 muỗng càphê nước mắm, 2 muỗng càphê nước. Cho vào ít bột năng hoà nước cho sánh nhẹ. Tắt lửa, trộn hỗn hợp ớt giã vào. Chấm mực với nước xốt.
Thực hiện: Q.T

 
đọc tiêu đề topic, em tưởng sẽ học được cách nấu món gì ngon để cuối tuần này ở nhà nấu đãi mấy chị và em gái. Mà lướt hết 3 trang, em thấy mình hok có khả năng nấu món nào hết. Đành lên google gõ thôi.
 

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom