Khi viết số thành chữ số 5 không phân biệt được dùng từ năm hay lăm

Liên hệ QC
Theo mình đây mới là CHUẨN
Kết quả là : Năm trăm năm mươi lăm tỷ, năm trăm năm mươi lăm triệu, năm trăm năm mươi lăm nghìn, năm trăm năm mươi lăm đồng.
Mình dùng hàm VND() của a NguyenDuyTuan trên diễn đàn.
Cảm ơn bạn nhiều, bây giờ thì tôi đã hiểu : Chỗ nào mình "nghi" đó là "lăm" thì phải đọc là "năm", còn chỗ nào mình "nghi" đó là "năm" thì phải đọc là "lăm", phải vậy không bạn ?
 
Cảm ơn bạn nhiều, bây giờ thì tôi đã hiểu : Chỗ nào mình "nghi" đó là "lăm" thì phải đọc là "năm", còn chỗ nào mình "nghi" đó là "năm" thì phải đọc là "lăm", phải vậy không bạn ?

Sao lại "nghi hoặc" gì ở đây.

Khi đọc số thì ta luôn đọc từng nhóm 3 chữ số (nhóm tính từ phải qua trái). Vậy ta chỉ cần biết đọc từ 0 tới 999. Rồi nếu là nhóm 2 thì thêm "nghìn", nhóm 3 thì thêm "triệu" v...v. Khi đọc mỗi nhóm thì 5 ở hàng trăm và chục thì đọc là "năm" - "năm trăm", "năm mươi ...". Chỉ có 5 ở hàng đơn vị là "đặc biệt". Nếu là "linh ...", "lẻ ..." (linh, lẻ khi hàng chục = 0) thì là "linh năm", "lẻ năm". Nếu hàng chục > 0 thì là "... lăm": "mười lăm", "hai mươi lăm", ..., "chín mươi lăm"
Theo tôi thì khi đọc số điện thoại thì: 05 - "không năm", 25, 35, ..., 95 - thay vì đọc "hai mươi lăm", ..., "chín mươi lăm" ta đọc tắt thành "hai lăm", ..., "chín lăm"

Tóm lại "lăm" có khi và chỉ khi đọc số 5 ở hàng đơn vị và hàng chục (trong nhóm đang đọc) là 1, 2, ..., 9.
 
Sao lại "nghi hoặc" gì ở đây.

Khi đọc số thì ta luôn đọc từng nhóm 3 chữ số (nhóm tính từ phải qua trái). Vậy ta chỉ cần biết đọc từ 0 tới 999. Rồi nếu là nhóm 2 thì thêm "nghìn", nhóm 3 thì thêm "triệu" v...v. Khi đọc mỗi nhóm thì 5 ở hàng trăm và chục thì đọc là "năm" - "năm trăm", "năm mươi ...". Chỉ có 5 ở hàng đơn vị là "đặc biệt". Nếu là "linh ...", "lẻ ..." (linh, lẻ khi hàng chục = 0) thì là "linh năm", "lẻ năm". Nếu hàng chục > 0 thì là "... lăm": "mười lăm", "hai mươi lăm", ..., "chín mươi lăm"
Theo tôi thì khi đọc số điện thoại thì: 05 - "không năm", 25, 35, ..., 95 - thay vì đọc "hai mươi lăm", ..., "chín mươi lăm" ta đọc tắt thành "hai lăm", ..., "chín lăm"

Tóm lại "lăm" có khi và chỉ khi đọc số 5 ở hàng đơn vị và hàng chục (trong nhóm đang đọc) là 1, 2, ..., 9.

Hình như còn một trường hợp nữa chưa thấy ai nói tới, ví dụ số 55.350.535.035 có người đọc là Năm mươi nhăm t, Ba chăm năm mươi chiệu, năm chăm ba mươi nhăm nghìn không trăm ba mươi nhăm đồng . Đọc vậy có đúng không các bạn ?
 
Của bạn đây. Mình đã sửa rồi. Chẳng biết có đúng không? mình chỉ là người sửa thôi. Mã nguồn không phải của mình đâu nhá.
 

File đính kèm

  • Docso.xla
    42.5 KB · Đọc: 40
Hình như còn một trường hợp nữa chưa thấy ai nói tới, ví dụ số 55.350.535.035 có người đọc là Năm mươi nhăm t, Ba chăm năm mươi chiệu, năm chăm ba mươi nhăm nghìn không trăm ba mươi nhăm đồng . Đọc vậy có đúng không các bạn ?
Theo mình thế này mới chuẩn Năm mươi lăm tỷ, ba trăm năm mươi triệu, năm trăm ba mươi lăm nghìn, không trăm ba mươi lăm đồng.
Theo mình cách đọc của bạn có rất nhiều chỗ sai, ở những chữ màu đỏ ở trên. Ngoài ra còn có lỗi viết hoa chữ "Ba" và thiếu 1 số dấu phẩy ngăn cách các phần.
 
Theo mình thế này mới chuẩn Năm mươi lăm tỷ, ba trăm năm mươi triệu, năm trăm ba mươi lăm nghìn, không trăm ba mươi lăm đồng.
Theo mình cách đọc của bạn có rất nhiều chỗ sai, ở những chữ màu đỏ ở trên. Ngoài ra còn có lỗi viết hoa chữ "Ba" và thiếu 1 số dấu phẩy ngăn cách các phần.

Nhưng mà tôi thấy nhiều người nẫn nộn "l" với "n" hoặc "nh" vậy mà khi giao dịch vẫn đâu có đưa nộn tiền đâu ?
 
Nhưng mà tôi thấy nhiều người nẫn nộn "l" với "n" hoặc "nh" vậy mà khi giao dịch vẫn đâu có đưa nộn tiền đâu ?
Mình chưa thấy bao giờ những chữ màu đỏ ở trên cả!!!! phải là l chứ
Giao dịch "ra tiền" đã có các con số vừa to vừa đậm thì nhầm thế nào được, đâu cần đọc ra chữ... ''''''''''''''''''__----''''''''''''''''''
 
Mình trước vẫn đọc số tiền theo hàm này
=IF(D3=0;"";CHOOSE(D3;IF(C3>1;"mốt";"một");"hai";"ba";"bốn";IF(C3=0;"năm";"lăm");"sáu";"bảy";"tám";"chín"))
5 năm nay gửi ra kho bạc và ngân hàng không vấn đề gì cả
 

File đính kèm

  • 3. Doc tien Unico.rar
    12.2 KB · Đọc: 49
Mình chưa thấy bao giờ những chữ màu đỏ ở trên cả!!!! phải là l chứ
Giao dịch "ra tiền" đã có các con số vừa to vừa đậm thì nhầm thế nào được, đâu cần đọc ra chữ... ''''''''''''''''''__----''''''''''''''''''
Không đưa "nộn" tiền nhưng cách đọc số thể hiện cái gọi là "kiến thức cơ bản". Đọc sai khác nào chưa học qua lớp 1.
 
Mình trước vẫn đọc số tiền theo hàm này
=IF(D3=0;"";CHOOSE(D3;IF(C3>1;"mốt";"một");"hai";"ba";"bốn";IF(C3=0;"năm";"lăm");"sáu";"bảy";"tám";"chín"))
5 năm nay gửi ra kho bạc và ngân hàng không vấn đề gì cả
1) Hàm đọc số của bạn áp dụng cho đến số có bao nhiêu chữ số?
2) Mình muốn thêm dấu phảy phân cách các phần thì sửa công thức B7 như thế nào?
3) Nếu muốn sử dụng thì lúc nào cũng phải copy cả vùng A1:M7 sang file của mình ah?
 
1) Hàm đọc số của bạn áp dụng cho đến số có bao nhiêu chữ số?
2) Mình muốn thêm dấu phảy phân cách các phần thì sửa công thức B7 như thế nào?
3) Nếu muốn sử dụng thì lúc nào cũng phải copy cả vùng A1:M7 sang file của mình ah?
1. Hiện tại em đang để đọc 12 chữ sô, số lớn nhất 999.999.999.999; để đọc số lớn hơn thành 15 chữ số thì cần lập thêm công thức
2. muốn dấu phảy phân cách hàng nghìn thì anh thay đổi công thức tại vị trí số 3,6,9 một chút là được
3. Đúng vậy, Anh Copy để vào trong một Sheet bất kỳ, có thể copy nhiều dòng, Em đã cố tình chuyển công thức về dạng địa chỉ tương đối để có thể Copy công thức dễ dàng,
Trước đây để nhập nhanh công thức em để ở dạng địa chỉ tuyệt đối rồi Copy công thức cho nhanh
4. Anh xem File em thêm dấu "," phân cách nhé
nếu vị trí đọc số trong 1 Fille không thay đổi thì chỉ cần link số ấy vào vị trí cần đọc là được
Cách đọc này 5 năm trước em chưa biết gì về VBA nên cần đến nó
 

File đính kèm

  • 3. Doc tien Unico phan cách.rar
    9.7 KB · Đọc: 48
Lần chỉnh sửa cuối:
1. Hiện tại em đang để đọc 12 chữ sô, số lớn nhất 999.999.999.999; để đọc số lớn hơn thành 15 chữ số thì cần lập thêm công thức
2. muốn dấu phảy phân cách hàng nghìn thì anh thay đổi công thức tại vị trí số 3,6,9 một chút là được
3. Đúng vậy, Anh Copy để vào trong một Sheet bất kỳ, có thể copy nhiều dòng, Em đã cố tình chuyển công thức về dạng địa chỉ tương đối để có thể Copy công thức dễ dàng,
Trước đây để nhập nhanh công thức em để ở dạng địa chỉ tuyệt đối rồi Copy công thức cho nhanh
4. Anh xem File em thêm dấu "," phân cách nhé
nếu vị trí đọc số trong 1 Fille không thay đổi thì chỉ cần link số ấy vào vị trí cần đọc là được
Cách đọc này 5 năm trước em chưa biết gì về VBA nên cần đến nó
Cám ơn bạn.
Mình muốn có kết quả như thế này : Chín tỷ, không trăm chín mươi tám triệu, không trăm tám mươi sáu nghìn, không trăm chín mươi sáu đồng.
chứ không phải : Chín tỷ, chín mươi tám triệu, tám mươi sáu nghìn, chín mươi sáu đồng.
Thì phải chỉnh các công thức thế nào?
 
9.098.086.096
Theo em quy trình trả tiền sẽ là:
trả 9 tỷ
trả 98 triệu
trả 86 nghìn
còn 96 đồng không trả
nên với các số 0 em không để đọc là không, để đọc như anh nêu thì phải sửa lại một số công thức
Gửi anh 2 sheet cho Unico và cho TCVN3
Các ô màu đỏ đánh dấu em đã sửa công thức
 

File đính kèm

  • 3. Doc tien Unico phan cách doc so không.rar
    12.8 KB · Đọc: 20
Lần chỉnh sửa cuối:
9.098.086.096
Theo em quy trình trả tiền sẽ là:
trả 9 tỷ
trả 98 triệu
trả 86 nghìn
còn 96 đồng không trả
nên với các số 0 em không để đọc là không, để đọc như anh nêu thì phải sửa lại một số công thức
Gửi anh 2 sheet cho Unico và cho TCVN3
Các ô màu đỏ đánh dấu em đã sửa công thức

Giữa cách hiểu người với người là vậy, tuy nhiên đọc số tiền là một dạng văn bản trong tài chính nên nhiều nơi vẫn yêu cầu đọc "không" để rõ ràng. Số 0 ở hàng trăm vẫn đọc là "không trăm".
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn bạn.
Mình muốn có kết quả như thế này : Chín tỷ, không trăm chín mươi tám triệu, không trăm tám mươi sáu nghìn, không trăm chín mươi sáu đồng.
chứ không phải : Chín tỷ, chín mươi tám triệu, tám mươi sáu nghìn, chín mươi sáu đồng.
Thì phải chỉnh các công thức thế nào?

Đúng là Function đọc số thì trên mạng đã có quá nhiều nhưng do văn phong khác nhau nên việc lựa chọn dùng cái nào thì tùy từng người.

Bạn thử file này xem, tôi test thì thấy kết quả đúng như yêu cầu của bạn.
Hạn chế của Function này là chỉ đọc được tối đa 15 chữ số với Font Unicode và Code viết theo dạng phủi.
 

File đính kèm

  • Font - DocSo_Vba_Unicode_Chinh.rar
    17.4 KB · Đọc: 39
Cách đơn giản nhất để biết viết là "Năm" hay "Lăm"
Khi nào đọc có "Mười" hoặc "Mươi" trước nó thì đọc là "Lăm"
Còn lại tất cả đọc là "Năm"
 
Cái này là do tránh hiểu sai trong tiếng Việt, sau "Mười" hoặc "Mươi" là có thể kết thúc cách đọc một dãy số, cho nên phải đổi thành "Lăm" để phân biệt với "Năm-Year"
Mười lăm - 15
Mười năm - 10 năm
một trăm hai mươi lăm - 125
một trăm hai mươi năm - 120 năm
một trăm linh năm - 105
bảy tỷ năm trăm sáu mươi lăm triệu không trăm năm mươi chín nghìn bốn trăm linh năm - 7.565.059.405
sau linh - lẻ - ... không thể kết thúc dãy số được nên có đọc là "Năm" thì người nghe cũng không hiểu nhầm
Số 5 vốn đọc là "Năm" nhưng để tránh hiểu nhầm với "Năm-year" nên mới đổi thành "Lăm" vì thế khi đọc số điện thoại vẫn đọc "Năm"
 
Rất dễ

Để viết hay đọc đúng hãy chia dãy số ra thành các hàng đơn vị đã. Khi số 5 nằm ở cuối mỗi hàng đơn vị thì viết là lăm. Nó nằm 1 mình or ở vị trí khác hãy viết là năm. Vd: 5.565.555 năm triuệu năm trăm sáu mươi lăm nghìn năm trăm năm mươi lăm đồng
 
Để viết hay đọc đúng hãy chia dãy số ra thành các hàng đơn vị đã. Khi số 5 nằm ở cuối mỗi hàng đơn vị thì viết là lăm. Nó nằm 1 mình or ở vị trí khác hãy viết là năm. Vd: 5.565.555 năm triuệu năm trăm sáu mươi lăm nghìn năm trăm năm mươi lăm đồng

Chưa đủ. Ví dụ 105 đọc là Một trăm linh năm chứ làm gì có lăm ở đây???

1. Cách đọc số là đọc từng cụm 3 chữ số, lấy từ phải qua trái
2. Chữ số 5 ở hàng trăm và hàng chục luôn đọc là 5.
3. Chữ số năm ở hàng đơn vị thì:
3a. Nếu hàng chục là 0 thì chữ số 5 đọc là năm: ... linh năm
3b. Nếu hàng chục <> 0 thì chữ số 5 đọc là lăm: mười lăm, hai mươi lăm, ..., chín mươi lăm
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình tìm mãi mà không ra công thức của đọc số 5 khi nào thì dùng từ "năm" khi nào dùng "lăm".
Ví dụ cùng là số 5 thì 705 viết là là bảy trăm lẻ năm đồng; 715 lại viết là bảy trăm mười năm đồng; 555 viết là là năm trăm năm mươi lăm đồng (mình thắc mắc là tại sao không là năm trăm lăm mươi lăm đồng). Kính mong các thành viên giúp mình quy luật để viết văn bản cho đúng

Số 5 đứng sau số 0 thì đọc là năm
Số 5 đứng sau các số còn lại thì đọc là lăm
Ví dụ: 05 (không năm, lẻ năm)
15 (mười lăm)
 
Web KT
Back
Top Bottom