Hỡi ơicho những gia đình đông con, hiếm muộn giờ muốn có con lại phải đóng thuế TNCN? (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Tình hình lâm ly bi đát, tự hào 4000 năm văn hoá, tự hào việc chăm lo cho giới phụ nữ, không rõ sao lại ban hành những văn bản trái chiều, mâu thuẫn khiến chị em của tôi phải bâng khuâng. Sự việc là như thế này, gần đây có 1 số văn bản hướng dẫn tiền trợ cấp thai sản lại phải tính thuế TNCN, lúc văn bản này thì miễn mặc dù trong Luật thuế TNCN nói miễn.

Phụ cấp thai sản phải chịu thuế - http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/89254/phu-cap-thai-san-phai-chiu-thue.html

20120920093714_ImageView.aspx.jpg

Theo Ảnh minh hoạ của vietnamnet.vn

Việc tính tiền lương hưởng chế độ thai sản do BHXH chi trả vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân khiến nhiều người bức xúc


Khi nhận thông tin này, tui ngủ không được, giờ bệnh rồi, bắt đền cái cha nội ký ban hành cái văn bản này được không?

Quy phạm pháp luật, cha nào ban hành trái luật thì xử lý sao đây?

Công văn số 1697/TCT-TNCN ngày 7 tháng 5 năm 2009 về việc thuế thu nhập cá nhân đối với phụ cấp, trợ cấp do bảo hiểm xã hội chi trả do Tổng cục Thuế ban hành


Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đồng Nai

Trả lời công văn số 769/CT-TTHT ngày 20/3/2009 của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai về việc "phụ cấp do BHXH chi trả"; Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại tiết 2.2.4, khoản 2, mục II, phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính có hướng dẫn các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công bao gồm:

"2.2.4. Các khoản trợ cấp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động:

a) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

b) Trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi.

c) Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động.

d) Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng.

đ) Các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp.

e) Các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội trả."

Theo hướng dẫn nêu trên thì tất cả các khoản thu nhập mà người lao động nhận được từ Bảo hiểm xã hội đều được trừ trước khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế biết./.





KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương​


1697TCT-TNCNngay752009.jpg


Công văn 2139/TCT-TNCN ngày 19 tháng 06 năm 2012 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành



Kính gửi: Công ty TNHH điện tử Việt Tường

Trả lời công văn số VT/20122402 ngày 24/4/2012 của Công ty TNHH điện tử Việt Tường về việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, Tổng cục thuế có ý kiến như sau:

Theo hướng dẫn tại tiết b, khoản 2.2.4, Mục II, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân thì:

Khoản trợ cấp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ Luật Lao động không chịu thuế thu nhập cá nhân:

“Trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi”

Theo hướng dẫn nêu trên thì khoản trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả thì không chịu thuế thu nhập cá nhân. Khoản tiền lương hưởng chế độ thai sản do bảo hiểm xã hội chi trả thay lương phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Tổng cục Thuế thông báo để Công ty TNHH điện tử Việt Tường được biết./.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Lê Hồng Hải​

2313TCT-TNCNngay19062012.jpg

Mình cũng cám ơn Cục Thuế TP. HCM, 1 đội ngũ pháp chế hùng mạnh nghiên cứu để ban hành các chính sách thuế tương tự như văn bản này

May quá, tui cũng không còn sinh đãe được nữa, khà khà khà
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Kiến nghị xem xét lại

Trước bức xúc của các doanh nghiệp, ngày 12-9 Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi Tổng cục Thuế, trong đó nêu rõ từ ngày 1-1-2009 Cục Thuế đã hướng dẫn thực hiện thống nhất trên địa bàn về việc không tính thuế với khoản thu nhập mà người lao động nhận được từ BHXH. Trong khi theo hướng dẫn mới, trừ khoản trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi (một tháng lương) thì các khoản khác phải tính thuế. Cục Thuế TP.HCM đề nghị Tổng cục Thuế xem xét và sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể để Cục Thuế trả lời cho các doanh nghiệp. Trường hợp Tổng cục Thuế khẳng định vẫn phải tính thuế với khoản trợ cấp này thì đề nghị hướng dẫn thêm về thời gian thực hiện và không xử lý hồi tố.
 
)(in chớ mất bình tĩnh làm vậy!

2uan trọng là đống thuế TNCN cả năm hay đóng theo từng tháng?

Nếu đóng thuế theo trung bình cả năm thì quả đây là cách giảm đẽ đó mà; Hay thiệt đó nha!

Mình có quyền thì thưởng cho sáng kiến này Bắt đẩu bội tinh ngay tấp lự!
 
Đây chắc cũng không nằm trong ý đồ kế hoạch hoá dân số chăng?
Nếu vậy, đất nước này sẽ tịt ngòi nòng súng vươn lên trên trời cao quá. Khà khà khà

Thu nhập được phân phối bởi luật thuế thu nhập cá nhân, tiếp đến các quỹ dân quân tự vệ, dân phòng, xã hội công ích. Thôi anh chị em chúng ta cố gắng vì đất nước giàu mạnh để vươn lên tầm cao quốc tế, cứ đi làm không công để đóng góp cho xã hội vậy, ẹc ẹc ẹc
 
Và hôm nay đã có bài fn hi

Đánh thuế trợ cấp thai sản là sai!

Thứ Năm, 20/09/2012 22:45
Trợ cấp thai sản là một trong những chế độ BHXH bắt buộc, không phải tiền lương, tiền công hay các khoản có tính chất tiền lương, tiền công, vì vậy không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Tổng cục Thuế vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với phụ cấp, trợ cấp của người nghỉ thai sản với nội dung khiến dư luận bức xúc.

Cụ thể, trong văn bản số 2139/TCT-TNCN do bà Lê Hồng Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ký ngày 19-6 trả lời Công ty TNHH Điện tử Việt Tường (Đồng Nai) về chính sách thuế TNCN, Tổng cục Thuế đã viện dẫn Thông tư 84/2008 của Bộ Tài chính để khẳng định “… khoản tiền lương chế độ thai sản do BHXH chi trả thay lương phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN”. Thực tế thì từ trước đến nay, khoản phụ cấp thai sản không phải chịu bất kỳ sắc thuế nào.
Tự mâu thuẫn
Cách hướng dẫn trên cho thấy chính Tổng cục Thuế đã có những cách hiểu khác nhau, thể hiện qua văn bản số 1697/TCT-TNCN do ông Phạm Duy Khương, phó tổng cục trưởng, ký ngày 7-5-2009 trả lời Cục Thuế tỉnh Đồng Nai: “Tất cả các khoản thu nhập mà người lao động nhận được từ BHXH đều được trừ trước khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công”. Văn bản do ông Khương ký cũng viện dẫn Thông tư 84/2008, khẳng định “Các khoản trợ cấp khác do BHXH trả đều được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công”.
Vì sao có sự tréo ngoe nói trên? Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động ngày 20-9, bà Lê Hồng Hải nói: “Vấn đề này không thể trả lời ngay, sẽ giao đơn vị tham mưu là Ban Quản lý thuế TNCN (thuộc Tổng cục Thuế) xử lý”.
Tổng cục Thuế đã sai
Luật gia Nguyễn Thái Sơn, nguyên trưởng Phòng Pháp chế - Cục Thuế TPHCM, cho rằng cách hướng dẫn như văn bản số 2139/TCT-TNCN là sai. Điểm b, khoản 2, điều 3 của Luật Thuế TNCN quy định rõ thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản trợ cấp khác do BHXH chi trả.
4chot_eca96.jpg

Tổng cục Thuế đã vận dụng luật tùy tiện khi cho rằng khoản trợ cấp,
phụ cấp của người nghỉ thai sản phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Ảnh: XUÂN THẢO


Điều 3 của Luật BHXH cũng ghi rõ: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…”. Thai sản là một trong những chế độ BHXH bắt buộc, không phải là tiền lương, tiền công hay các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nên dĩ nhiên không phải chịu thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TPHCM, khẳng định: Điều 6 Luật BHXH quy định: Lương hưu, trợ cấp BHXH, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH được miễn thuế. Theo quy định trên thì chế độ thai sản là một loại trong các loại trợ cấp BHXH nên đương nhiên là không phải chịu thuế TNCN.
Mặt khác, cũng theo ông Sang, tại công văn gửi cho Công ty TNHH Điện tử Việt Tường, Tổng cục Thuế khẳng định “… khoản tiền lương hưởng chế độ thai sản do BHXH chi trả thay lương phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN…”, trong khi Luật BHXH không hề có nội dung nào đề cập “khoản tiền lương hưởng chế độ thai sản do BHXH chi trả thay lương”.
Áp dụng luật tùy tiện
Bà Đỗ Thị Thìn, Phó Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA), cho biết căn cứ để Tổng cục Thuế yêu cầu đánh thuế đối với trợ cấp thai sản là vì cho rằng đây là khoản tiền BHXH trả thay lương nên có tính chất như tiền lương và phải chịu thuế TNCN. Không đồng tình với quan điểm này, ngày 19-9, VTCA đã có văn bản gửi Tổng cục Thuế, kiến nghị không tính thuế đối với khoản thu nhập nói trên. Theo VTCA, khoản thu nhập này không phải tiền lương vì trả lương phải dựa trên cơ sở ký hợp đồng lao động. BHXH và người nghỉ thai sản không ký HĐLĐ nên đây là khoản trợ cấp, phụ cấp do BHXH chi trả.
Luật sư Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam, cho rằng đây là cách vận dụng luật tùy tiện của cơ quan thuế. Giả sử “có tính thuế” là đúng thì từ năm 2009 đến nay, Nhà nước đã thất thu thuế, ảnh hưởng đến ngân sách. Còn nếu “không tính thuế” là đúng thì phải hủy bỏ văn bản 2139 và người ký văn bản sai phải chịu trách nhiệm.
[TABLE="width: 497, align: center"]
Trước nay không tính
Trước sự bất thường này, Cục Thuế TPHCM đã có văn bản gửi Tổng cục Thuế kiến nghị xem xét lại, sớm có văn bản hướng dẫn để Cục Thuế thực hiện. Trường hợp Tổng cục Thuế khẳng định vẫn phải tính thuế với khoản trợ cấp này thì đề nghị hướng dẫn thêm về thời gian thực hiện và không xử lý hồi tố.
Theo ông Nguyễn Đình Tấn, Cục trưởng Cục Thuế TPHCM, kiến nghị của Cục Thuế TPHCM chủ yếu liên quan đến nghiệp vụ thuế bởi Cục Thuế không nhận được công văn hướng dẫn nào từ phía tổng cục. Lâu nay, Cục Thuế TPHCM vẫn áp dụng cách tính thuế TNCN theo hướng dẫn của Thông tư 84/2008 và không đánh thuế TNCN đối với các khoản chi từ bảo hiểm xã hội. Hiện Cục Thuế vẫn thực hiện theo hướng này, chưa khấu trừ thuế TNCN đối với khoản tiền hưởng chế độ thai sản của người lao động.
T.Nhân

[/TABLE]

TÔ HÀ - THANH NHÂN - TRƯỜNG HOÀNG
Và đây là một s ý kiến
Hoàng Trường Việt
20/09/2012 23:36
Bây giờ tính 'bập' luôn tiền của chị em phụ nữ thai sản thì đúng là...


Navie Phạm
21/09/2012 00:27
Ngộ he! Ký đã rồi "không thể trả lời ngay được" là sao? Hay bị tham mưu gài?


gauconungdung
21/09/2012 03:27
Thời gian nghỉ thai sản, không lao động làm ra tiền mà vẫn đóng thuế thu nhập cá nhân thì chỉ có ở các Cục...Bộ của Việt Nam.


Hong Nguyen
21/09/2012 03:28
Bà LHH chắc là không còn có thai được?


Hoa Vinh MT
21/09/2012 03:32
1/Trong văn bản số 2139/TCT-TNCN do bà Lê Hồng Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ký ngày 19-6 trả lời Công ty TNHH Điện tử Việt Tường (Đồng Nai) về chính sách thuế TNCN, Tổng cục Thuế đã viện dẫn Thông tư 84/2008 của Bộ Tài chính để khẳng định “… khoản tiền lương chế độ thai sản do BHXH chi trả thay lương phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN”. Thực tế thì từ trước đến nay, khoản phụ cấp thai sản không phải chịu bất kỳ sắc thuế nào. 2/Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động ngày 20-9, bà Lê Hồng Hải nói: “Vấn đề này không thể trả lời ngay, sẽ giao đơn vị tham mưu là Ban Quản lý thuế TNCN (thuộc Tổng cục Thuế) xử lý”. Thấy gì qua 2 đoạn văn trên ? Bà Lê Hồng Hải là Tổng cục phó Tổng cục Thuế khi ký một văn bản trả lời về chính sách thuế đã không nghiên cứu kỹ lưỡng vì vậy đã không thể trả lời ngay cho Phóng viên báo NLĐ về vấn đề đã được bà trả lời cho Doanh nghiệp 3 tháng trước đó, đây là một thái độ làm việc vô trách nhiệm. Thật thất vọng về năng lực của Bà Hải.


hiep
21/09/2012 05:47
Không chừa ai hết, bó tay thật! Nay mai lại đánh thuế luôn phụ cấp cho thương binh và trẻ mồ côi nữa là đủ bộ hen!



Ngun NLĐ
 
To Hong.Van - Và hôm nay đã có bài fn hi, bài này chả ép phê đâu hết em ạ.

Nếu là tôi, tôi sẽ comment only ngắn gọn: Đúng với lời ông bà ta xưa gọi là Thuế Má.

Thời này là thời nào nhỉ? BMVNAH có sống lại thì cũng hỡi ơi việc này.

Trong lòng Chị chỉ còn duy nhất:

293055_273678486077036_823072707_n.jpg



Và mong sao, nếu có thu thuế thì tiền thuế dùng đúng mục đích



Tiền thuế để bảo vệ môi trường thiên nhiên



Tiền thuế để chăm lo sức khỏe cộng đồng



Tiền thuế để phát triển giáo dục



Tiền thuế để bảo vệ tổ quốc



Tiền thuế để bảo vệ môi trường thiên nhiên



Tiền thuế để chăm lo sức khỏe cộng đồng



Tiền thuế để phát triển giáo dục



Tiền thuế để bảo vệ tổ quốc



Tiền thuế để bảo vệ môi trường thiên nhiên



Tiền thuế để chăm lo sức khỏe cộng đồng



Tiền thuế để phát triển giáo dục
 
Chuyện này rồi cũng giống như chuyện cấm bán thịt heo/nợn giết mổ sau 8 tiếng í mà!

/-(ình như các thành viên Chính F. ta càng ngày càng bí về năng lực hành vi hay sao í;

(hắc lại gặp fải ông đi mua chức mà nên đây mà!
 
Tiểu Thư Hoa Quỳnh đang có tin vui, đi siêu âm được biết có mang đôi, giờ gặp tin này như sét đánh không rõ có ảnh hưởng gì cho thai nhi không? MK, nếu thai nhi có ảnh hưởng thì bắt đền cha nội trong Ban Tư Vấn của TCT để ban hành chính sách thuế này.

Trời ơi, trời ơi cao đất rộng hãy nhìn xuống xem nè, bảo thương dân như thương con mà lại ban chiếu lệnh vớ vẩn như thế này ạ.
Một chiến sĩ, 1 khẩu súng có thể giết chết 1 (Quan võ), còn khi chiếu chỉ ban hành thì giết cả trăm họ đồng loạt (Quan Văn)
 
Một đứa trẻ sinh ra & nhớn nên XH nói chung & CF nói riêng tốn biết bao nhiêu tiền tài & vật lực:

Lo trường mẫu giáo;

Lo xây cổng trường Tiểu học cho vững (Chứ không mấy fụ huynh cà chớn xô đổ như hồi nào còn gì?)

Lo chỉ đạo Bộ GTVT tìm cách thay vì làm đường xá, thì đi hạn chế xe gắn máy, . . . )

Lo đủ điện thêm cho 1 công dân;

Lo nh iều thứ # nữa,. . .

. . . . .

Ông bà xưa nói có đi có lại mới toại lòng nhau; Nên cái quyết sách í là sáng suốt & đi trước tuổi vị thành niên luôn là gì!

Bạn fải hiểu rằng sắp sinh ra trên đất hình chữ S này thì cần cảm nhận sự thống khổ của cha mẹ mang nặng đẽ dau ra mình; Đó là giáo dục tình iêu mẫu tử nói riêng & tình iêu nước nói rọng ra từ khi chưa lọt lòng là gì!

(òn cái zụ này:
rõ có ảnh hưởng gì cho thai nhi không? MK, nếu thai nhi có ảnh hưởng thì bắt đền cha nội trong Ban Tư Vấn của TCT

Bạn làm như chuyên gia này là cha của thai nhi của bạn không bằng! Hở cái đi bắt đền là sao?

Ai cũng suy ngẫm như bạn có mà loạn!

Mong hãy bình tâm!
 
To Hong.Van - Và hôm nay đã có bài fn hi, bài này chả ép phê đâu hết em ạ.

Nếu là tôi, tôi sẽ comment only ngắn gọn: Đúng với lời ông bà ta xưa gọi là Thuế Má.

Thời này là thời nào nhỉ? BMVNAH có sống lại thì cũng hỡi ơi việc này.

Trong lòng Chị chỉ còn duy nhất:




Và mong sao, nếu có thu thuế thì tiền thuế dùng đúng mục đích



Tiền thuế để bảo vệ môi trường thiên nhiên



Tiền thuế để chăm lo sức khỏe cộng đồng



Tiền thuế để phát triển giáo dục



Tiền thuế để bảo vệ tổ quốc



Tiền thuế để bảo vệ môi trường thiên nhiên



Tiền thuế để chăm lo sức khỏe cộng đồng



Tiền thuế để phát triển giáo dục



Tiền thuế để bảo vệ tổ quốc



Tiền thuế để bảo vệ môi trường thiên nhiên



Tiền thuế để chăm lo sức khỏe cộng đồng



Tiền thuế để phát triển giáo dục

VÀ:

Tiền thuế đã đi vào (vài chục ngàn tỷ VND) cho các tập đoàn VINASHIN, VINALINES và các tập đoàn khác đang và chưa rờ tới!
 
Đánh thuế… bà đẻ!
Thứ Sáu, 21/09/2012 10:09 (GMT + 7)

Từ hôm qua tới giờ, cả công ty tôi xôn xao vì cái thông tin "đánh thuế bà đẻ" của Tổng Cục Thuế. Không xôn xao sao được khi những người thực hiện chính sách lại nhăm nhe bớt xén khoản trợ cấp còm cõi của những bà mẹ đang thất nghiệp và những đứa trẻ mới lọt lòng!

Chưa nói chuyện sai trái về mặt luật pháp mà chỉ nói đến tình người thì đó là một việc làm quá nhẫn tâm.

Về vấn đề này, một vị nguyên là quan chức Cục Thuế TP.HCM đã viện dẫn luật và phân tích rất cặn kẽ: Trợ cấp thai sản là khoản bù đắp một phần thu nhập của lao động nữ khi chị em phải tạm thời rời bỏ thị trường lao động để thực hiện thiên chức làm mẹ. Khoản trợ cấp này là một trong những khoản chi từ BHXH, theo luật, nó được miễn thuế.

Trong thực tế, khoản tiền trích từ tiền lương để đóng BHXH của người lao động cũng đã được loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế trước đó, vậy thì hà cớ gì bây giờ Tổng Cục thuế lại "vơ vào" để đánh thuế?

Mặt khác, trợ cấp thai sản chỉ mới bù đắp được một phần chi phí nuôi bản thân và con nhỏ trong thời gian chị em nghỉ thai sản bởi có doanh nghiệp nào chịu đóng BHXH trên lương thực nhận đâu? Những ai đã từng làm mẹ đều biết rằng, người phụ nữ khi mang thai, sinh con, [COLOR=#006400 !important]sức khỏe
bị suy giảm. Khi nuôi con lại càng vất vả, thiếu thốn. Họ cần phải được ưu đãi, nâng đỡ để có thể vượt qua những khó khăn tạm thời này nhằm làm tốt thiên chức của mình- một thiên chức không chỉ phụng sự gia đình mà còn cho sự tồn tại của xã hội.
deac.jpg

Chính vì vậy, mới đây Quốc hội đã nhất trí thông qua quy định sửa đổi thời gian nghỉ thai sản từ 4 tháng lên 6 tháng; trước đó, Luật BHXH cũng bỏ quy định lao động nữ chỉ được hưởng trợ cấp thai sản trong giới hạn 2 lần sinh con. Sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước là vậy; thế mà giờ đây có người, lại là một người phụ nữ định "đè đầu" những bà đẻ và những đứa trẻ sơ sinh ra để đánh thuế!

Chưa nói đến việc hiểu và áp dụng sai luật thì cái tình trong vấn đề này cũng đã bị các bậc "cha mẹ dân" vứt bỏ.

Ở đời, không có cha mẹ nào lại thất đức như vậy!

Đạo lý ở đâu trong việc "đánh thuế bà đẻ" này?

http://tintuconline.com.vn/vn/kinhte/20120921101337296/danh-thue-ba-de.html


[/COLOR]
 
Kiến nghị xem xét lại

Trước bức xúc của các doanh nghiệp, ngày 12-9 Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi Tổng cục Thuế, trong đó nêu rõ từ ngày 1-1-2009 Cục Thuế đã hướng dẫn thực hiện thống nhất trên địa bàn về việc không tính thuế với khoản thu nhập mà người lao động nhận được từ BHXH. Trong khi theo hướng dẫn mới, trừ khoản trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi (một tháng lương) thì các khoản khác phải tính thuế. Cục Thuế TP.HCM đề nghị Tổng cục Thuế xem xét và sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể để Cục Thuế trả lời cho các doanh nghiệp. Trường hợp Tổng cục Thuế khẳng định vẫn phải tính thuế với khoản trợ cấp này thì đề nghị hướng dẫn thêm về thời gian thực hiện và không xử lý hồi tố.

Bác Trí có văn bản của cục thuế HCM về việc này không, gửi lên chia sẽ anh em GPE xem thuế HCM nói gì chứ ?
 
/-(ãy đợi đấy

/-(àng, Nga bây chớ đẻ nhiều

Bây chừa thu thuế là tiêu ma nàng

Lãnh "Trợ cấp" đừng tiêu càng

Ông đây thu thuế là tàn fế binh!

Bao giờ cái bụng chình bình

Ông sẽ xoát xét, văn minh ông mò

Con rạ cho chí con so

Mô mà trốn chúng bi bo cả làng!
 
(òn cái zụ này:


Bạn làm như chuyên gia này là cha của thai nhi của bạn không bằng! Hở cái đi bắt đền là sao?

Ai cũng suy ngẫm như bạn có mà loạn!

Mong hãy bình tâm!


Cháu không biết gì hết, nếu thai nhi có xảy ra điều gì bất trắc, cả gia tộc cháu vác đơn lội bộ ra Hà Nội tìm cái mụ ký cái VBPL vớ vẩn, thiệt hại sức khoẻ, quyền lợi hàng triệu sinh linh của thai nhi, giới phụ nữ chúng cháu ạ.


Mỗi mùa xuân sang Bà TAX già thêm một tuổi )*&^)
Mỗi mùa xuân sang tiền thuế ngày càng nhiều --=----=---
Dù biết như thế nhưng cũng phải thu +-+-+-+ +-+-+-+
 
May quá con hỏng có đẻ nữa! Nhưng đời con cái con thuê nó cao đến mức nào!
 
Công văn số 3367/TCT-TNCN ngày 24/9/2012 v/v chính sách thuế TNCN

Tổng cục Thuế đã nhận được phản ánh về việc thực hiện chưa thống nhất trong việc tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với người lao động nhận được từ quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) theo chế độ thai sản.

Hôm nay (24/9), Tổng cục Thuế đã có văn bản chính thức số 3367/TCT-TNCN gửi hỏa tốc cho Cục thuế các tỉnh, thành phố về việc tính thuế TNCN.

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế nêu tại Khoản 2.2, Thông tư số 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN hướng dẫn các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là những khoản trợ cấp theo quy định của Luật BHXH và Bộ luật Lao động.

Như vậy, Tổng cục Thuế khẳng định mức hưởng chế độ thai sản mà người lao động nhận từ quỹ BHXH sẽ được trừ đi khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.

Xem trực tuyến tại đây: http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/!u.../2012-09/08c70b37-5fea-48bd-85e3-e1d26e4fc9e1

Hoặc tại đây http://www.giaiphapexcel.com/forum/...-v-v-chính-sách-thuế-TNCN&p=437247#post437247
 
/(/ên cách chức cái ông "Thu thuế người đẽ" ấy đi thôi!

/(/ếu Tổng cục thuế biết xấu hỗ vì có người không rõ luật fáp đến nổi ra văn bản chính thức đòi thu thuế đàn bà đẽ (gọi tắc là "Ông thu thuế đẽ") như thế thì nên gợi í cho lui chức đi là vừa!

/(hông biết nhục!
 
/(/ếu Tổng cục thuế biết xấu hỗ vì có người không rõ luật fáp đến nổi ra văn bản chính thức đòi thu thuế đàn bà đẽ (gọi tắc là "Ông thu thuế đẽ") như thế thì nên gợi í cho lui chức đi là vừa!

/(hông biết nhục!

Mình cũng nghĩ thế, nên xử lý kỷ luật theo
Chương II
CƠ QUAN, NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN TỰ KIỂM TRA VĂN BẢN

Điều 11. Trách nhiệm tự kiểm tra văn bản

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp phải tự kiểm tra văn bản do mình ban hành hoặc liên tịch ban hành ngay sau khi văn bản được ban hành, khi nhận được thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản hoặc yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng.
Trách nhiệm cụ thể như sau:
a) Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật của Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi chung là người đứng đầu tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ) là đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện việc tự kiểm tra thông tư, thông tư liên tịch do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành;
b) Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Cục Kiểm tra văn bản) là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc tự kiểm tra thông tư, thông tư liên tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành;
c) Người đứng đầu tổ chức pháp chế cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với tổ chức pháp chế thuộc Bộ mà Bộ trưởng Bộ đó đã ban hành văn bản thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc tự kiểm tra văn bản;
d) Trưởng Ban Pháp chế của Hội đồng nhân dân, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là đầu mối gúp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc tự kiểm tra văn bản.
2. Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản, người đứng đầu tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị hữu quan thuộc Bộ, ngành đã ban hành văn bản liên tịch để tự kiểm tra toàn bộ nội dung văn bản.
3. Các cơ quan, đơn vị có liên quan phải kịp thời cung cấp thông tin, tư liệu, tài liệu cần thiết và phối hợp với Cục Kiểm tra văn bản, tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã trong việc tự kiểm tra văn bản.

Điều 12. Xử lý văn bản trái pháp luật qua việc tự kiểm tra

1. Khi thực hiện việc tự kiểm tra văn bản, phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật thì cơ quan, đơn vị thực hiện việc tự kiểm tra quy định tại Điều 11 của Nghị định này lập hồ sơ kiểm tra văn bản và báo cáo ngay với cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành hoặc liên tịch ban hành văn bản đó để xem xét, thực hiện việc tự xử lý theo quy định.
2. Đối với văn bản trái pháp luật, báo cáo kết quả tự kiểm tra văn bản gồm những nội dung cơ bản sau đây:
a) Xem xét, đánh giá nội dung, mức độ trái pháp luật của văn bản và hướng xử lý; biện pháp khắc phục hậu quả do văn bản gây ra (nếu có); thời hạn xử lý đối với văn bản đó;
b) Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của cán bộ, công chức tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và thông qua văn bản.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm xử lý kịp thời văn bản trái pháp luật đã ban hành.
4. Kết quả tự xử lý văn bản phải được công bố theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này. Trường hợp thực hiện việc tự kiểm tra khi nhận được thông báo của cơ quan kiểm tra thì phải thông báo cho cơ quan kiểm tra văn bản biết theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

Điều 34. Xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật
1. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả của nội dung trái pháp luật gây ra đối với xã hội và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của cơ quan, người đã ban hành, tham mưu ban hành văn bản đó.
2. Việc xem xét trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, đồng thời, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật;
b) Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kỷ luật cán bộ, công chức.
Thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Trường hợp cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị đề nghị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, người ban hành văn bản khi nhận được thông báo, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản mà không thực hiện việc tự kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật hoặc không thực hiện thông báo kết quả xử lý theo quy định thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể các quy định tại Điều này.

Tôi tình cờ đọc ddược các bài của bạn Tịnh Giác đã chia sẻ 1 số khái niệm, ý nghĩa văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật - https://www.facebook.com/tri.leminh.104

Mục đích, ý nghĩa việc đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật


Mục đích, ý nghĩa

Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) nhất là văn bản luật, có vai trò, tác dụng vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, thường được ban hành và sử dụng trong một thời gian khá dài nên khi ban hành cần tiến hành đánh giá tác động của nó thật khoa học và chính xác. Việc đánh giá tác động của VBQPPL thường được tiến hành trong hai trường hợp: đánh giá khả năng tác động của dự thảo VBQPPL còn gọi là RIA (đánh giá có tính chất dự báo về khả năng tác động của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật) và đánh giá hiệu quả của VBQPPL (đánh giá kết quả tác động thực tế của VBQPPL trong đời sống xã hội). Đánh giá khả năng tác động của dự thảo VBQPPL nhằm dự báo những tác động tích cực, tiêu cực của dự thảo văn bản để chọn thời điểm thích hợp cho việc ban hành VBQPPL và có những biện pháp khắc phục chúng trước hoặc sau khi ban hành. Đồng thời, đánh giá khả năng tác động của dự thảo văn bản còn là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả của VBQPPL sau khoảng thời gian thi hành nhất định. Việc đánh giá hiệu quả của VBQPPL trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội có tác dụng nắm bắt được những gì đang thực sự diễn ra trong thực tế để hoàn thiện VBQPPL nói riêng, hệ thống pháp luật nói chung trong tương lai.

Việc đánh giá khả năng tác động của dự thảo VBQPPL và đánh giá hiệu quả của VBQPPL (gọi chung là đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật) cần phải được tiến hành theo những tiêu chí nhất định với cùng một đại lượng đo và trong cùng một phạm vi xác định. Mỗi loại đánh giá có thể được tiến hành bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau với những tiêu chí khác nhau; song bên cạnh đó, chúng cũng có nhiều tiêu chí giống nhau trong việc đánh giá. Tuy nhiên, mỗi loại đánh giá cần chú trọng đến một số tiêu chí chủ yếu nhất định, chẳng hạn, đối với RIA thì cần chú trọng các tiêu chí cơ bản như: chất lượng của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; mục đích, yêu cầu, phương hướng của văn bản (những kết quả dự kiến đạt được, kể cả những tác động không tốt có thể có); chi phí dự kiến cho việc đạt được kết quả…, còn đối với việc đánh giá hiệu quả của VBQPPL lại phải chú ý nhiều đến các tiêu chí như: kết quả tác động của văn bản trên thực tế (kể cả tích cực và tiêu cực nếu có); chi phí thực tế cho việc đạt được kết quả…
Phạm vi đánh giá
Việc đánh giá tác động của VBQPPL cần được thực hiện trong những phạm vi nhất định:
Trước tiên là ở phạm vi lãnh thổ. Việc phân chia thành các đơn vị lãnh thổ để đánh giá tác động của VBQPPL phụ thuộc vào đặc điểm về dân cư, địa lý, các điều kiện khác có ảnh hưởng đến ý thức pháp luật và việc thực hiện pháp luật ở các địa bàn đó. Ngoài ra, việc xác định phạm vi lãnh thổ để đánh giá tác động của VBQPPL còn phải căn cứ vào giới hạn hiệu lực về không gian của văn bản pháp luật. Không thể đánh giá tác động của VBQPPL ở những vùng lãnh thổ mà nó không có hiệu lực. Tác động của VBQPPL được đánh giá theo nhiều phạm vi không gian: trên phạm vi cả nước; trên địa bàn mỗi địa phương (tỉnh, thành phố, huyện, xã...) hay cũng có thể là ở mỗi vùng, khu vực lãnh thổ (như ở các tỉnh đồng bằng, ở các tỉnh miền núi, các hải đảo...).

Tiếp đó, việc đánh giá phải tiến hành trong khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này được giới hạn bằng những thời điểm phát triển có tính chất bước ngoặt trong đời sống chính trị - xã hội hoặc trong hệ thống pháp luật của đất nước. Khi đánh giá tác động của VBQPPL trong các giai đoạn nói trên cần chú ý tới những điều kiện lịch sử về kinh tế, chính trị - xã hội... trong và ngoài nước cũng như mục đích, vai trò đặt ra cho VBQPPL trong giai đoạn lịch sử đó.
VBQPPL gồm rất nhiều quy phạm pháp luật khác nhau nên việc đánh giá tác động của văn bản có thể được thực hiện đối với từng quy phạm, từng nhóm quy phạm hay toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, có thể đánh giá tác động của VBQPPL theo từng khía cạnh (nhân văn, nghiêm khắc...), từng phương diện nhất định (kinh tế, chính trị, xã hội...) hoặc đánh giá một cách tổng thể.

Theo trang Bộ Tư Pháp


 
Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật

Phát triển kinh tế thị trường, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), dân chủ hóa xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trong thời gian vừa qua, việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả. Một khối lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực xây dựng thể chế kinh tế thị trường đã được ban hành. Các văn bản quy phạm pháp luật đã bao quát một phạm vi rộng lớn các quan hệ xã hội cần điều chỉnh. Quy trình xây dựng được thực hiện đúng luật và dân chủ hơn. Chất lượng các văn bản được nâng cao hơn. Những kết quả đã đạt được trong việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua không chỉ đáp ứng những thông lệ quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO mà còn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Mặc dù có nhiều tiến bộ, nhưng, theo đánh giá của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa X, "Hệ thống thể chế, pháp luật, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc".

Thứ nhất, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay có thể nói đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Các văn bản quy phạm pháp luật ra đời là để giải quyết, điều chỉnh các quan hệ, hành vi pháp lý nảy sinh trong xã hội. Các quan hệ, hành vi pháp lý phát triển đến đâu thì các văn bản quy phạm pháp luật phải được điều chỉnh đến đó. Chỉ có như thế thì các quy định mới nhanh chóng đi vào cuộc sống, mới mang lại hiệu quả xã hội thiết thực. Tuy nhiên, trên thực tế do hiểu không đúng về nhà nước pháp quyền, khi nhấn mạnh đến vai trò tối thượng của pháp luật, nhưng lại đồng nhất với việc có nhiều văn bản pháp luật được ban hành nên đang có tình hình muốn ban hành càng nhiều văn bản quy phạm pháp luật càng tốt, lĩnh vực nào, ngành nào cũng muốn có luật, pháp lệnh riêng của mình. Do vậy, nhiều vấn đề xã hội tuy chưa đặt ra yêu cầu cần phải có những quy định điều chỉnh có tính chất pháp lý, nhưng một số bộ, ngành, tổ chức xã hội vẫn xây dựng các dự án luật trình và thuyết phục để được thông qua. Kết quả là bên cạnh những bộ luật hoặc pháp lệnh nhanh chóng đi vào thực tiễn và được cả xã hội đón nhận thì cũng có những luật, pháp lệnh hoặc một phần nào đó của các văn bản này, ý nghĩa điều chỉnh thực tiễn không cao hoặc rất yếu. Có thể thấy điều này khá cụ thể qua một số luật về đối tượng, pháp lệnh về địa phương. Trong những văn bản đó do mang tính chính trị, chủ trương nên không xác định rõ được quan hệ, hành vi, đối tượng, phạm vi điều chỉnh. Nhiều quy định chỉ là các quan điểm hoặc mang tính hình thức, nặng về ý nghĩa thuyết phục, hô hào, thiếu các quy định có tính chế tài - một đặc trưng không thể thiếu của luật - nên hiệu lực pháp luật yếu, không thực sự đi vào cuộc sống, hiệu quả xã hội không cao. Ngược lại, nhiều vấn đề rất cần phải được quy định, điều chỉnh thì lại thiếu các văn bản pháp lý điều chỉnh. Thí dụ như những vấn đề về thẩm quyền của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính, của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, hoặc vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà báo chí đã nêu lại chưa được ban hành. Nói một cách khác, không ít các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng chủ yếu xuất phát từ ý chí chủ quan của cơ quan quản lý mà không phải từ yêu cầu của các quan hệ xã hội trên thực tế cần điều chỉnh.

Thứ hai, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng "quá tầm". Nhiều vấn đề xã hội chỉ cần các văn bản điều chỉnh của Chính phủ hoặc các văn bản quy định của các bộ là đủ. Nhưng nhiều khi những vấn đề đó lại được nâng lên điều chỉnh trong các văn bản pháp luật ở cấp độ cao hơn, khiến cho việc xây dựng bị kéo dài, không đáp ứng kịp thời việc xử lý những vấn đề xã hội đặt ra. Do vậy, nội dung quy định của các văn bản này nhiều khi không sát hợp, thiếu tính thuyết phục. Nhiều văn bản tính dự báo và tiên liệu thấp, không đáp ứng yêu cầu phát triển của tình hình.

Thứ ba, ngoài việc có nhiều văn bản "quá tầm" còn có hiện tượng nhiều quy định pháp luật còn thiếu hệ thống, thiếu sự tập trung, thống nhất và cụ thể. Một quan hệ pháp lý nhưng lại được quy định rải rác trong nhiều văn bản ở nhiều cấp khác nhau (quy định ở cả trong luật, nghị định, thông tư), nên rất khó cho việc nắm vững và áp dụng một cách thống nhất. Có thể thấy điều này trong hệ thống các văn bản điều chỉnh về cán bộ, công chức, về chính quyền đô thị hay về hội; do vậy không thuận lợi cho việc thực thi pháp luật ở cả phía người quản lý lẫn phía người bị quản lý.

Thứ tư, trong các văn bản quy phạm pháp luật, những nội dung khó thường bị gác lại hoặc giao cho các văn bản có vị trí pháp lý thấp hơn quy định. Có những văn bản luật được ban hành trong đó có nhiều điều giao cho Chính phủ quy định (Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Pháp lệnh Cựu chiến binh, Luật Thanh niên...). Tình hình này dẫn đến các quy định pháp luật trong các văn bản luật hoặc nghị định rất ngắn, nhưng các văn bản triển khai hướng dẫn lại rất nhiều và vì thế các văn bản pháp luật được xây dựng mất nhiều công sức, thời gian, theo nhiều quy trình, thủ tục mà vẫn khó đi vào đời sống.

Thứ năm, tình trạng thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất về nội dung giữa các văn bản pháp luật còn khá nhiều. Tình trạng này thể hiện trên hai phương diện. Một là, nhiều văn bản công bố sau mâu thuẫn với những quy định của văn bản được ban hành trước đó(1). Hai là, luật ban hành nhưng do chưa có văn bản hướng dẫn thi hành một cách kịp thời nên đã rơi vào tình trạng "nằm chờ"(2). Thực tế đó cộng với việc có nhiều nội dung cần các văn bản dưới luật quy định đã tạo cho các văn bản triển khai, hướng dẫn có giá trị pháp lý "cao" hơn luật, pháp lệnh. Pháp lệnh đã ban hành, nhưng phải chờ nghị định; nghị định ban hành phải chờ thông tư hướng dẫn mới thực hiện được.
 
Thứ sáu, tình trạng chồng chéo, trùng lặp khá phổ biến của các văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều quy định của văn bản này mâu thuẫn với quy định của văn bản khác, thậm chí ngay trong một văn bản. Như vấn đề quy định giấy tờ sở hữu nhà, đất hay trong lĩnh vực tổ chức bộ máy. Qua rà soát về quy định chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành trong thời gian qua đã phát hiện: chồng chéo - 27 việc, phân công chưa rõ - 57 việc, phân công chưa hợp lý - 29 việc(3). Nhiều quy định không còn phù hợp hoặc chậm được sửa đổi, bổ sung. Ngược lại, nhiều vấn đề cần phải được ổn định thì lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung, tính ổn định của nhiều văn bản chưa cao, có những văn bản mới thông qua chưa có văn bản hướng dẫn thi hành đã phải sửa, gây khó khăn trong việc hiểu, giải thích, áp dụng một cách thống nhất và đầy đủ. Thí dụ như hệ thống pháp luật quy định về quản lý đất đai, cấp giấy phép sở hữu nhà và đất. Các quy định này liên tục bị sửa đổi, bổ sung tạo tâm lý không yên tâm trong quản lý và sử dụng tài sản của mình.

Thứ bảy, các văn bản pháp luật được ban hành, nhìn chung, đều có kết cấu "kinh điển". Phần quy định chung được viết rất dài, nhưng nhiều điểm lại không thật sự gắn với nội dung quy định tiếp sau. ở nhiều nghị định triển khai thực hiện luật, pháp lệnh và thông tư hướng dẫn thi hành, phần tổ chức triển khai, hướng dẫn giải thích ít, phần quy định chung lại rất dài mà thường phần này trong các văn bản luật, pháp lệnh đã có. Tồn tại khá phổ biến tình trạng nghị định chép lại nội dung luật, thông tư chép lại nội dung nghị định khiến cho các văn bản quy phạm pháp luật trùng lắp nhiều, văn bản dài không cần thiết.

Thứ tám, hiện nay đang tồn tại tư duy là việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật càng cụ thể càng tốt để giảm bớt việc phải có các văn bản giải thích ở cấp độ thấp hơn và người thực hiện thì nhờ có những quy định cụ thể sẽ dễ thực hiện. Tư duy đó dẫn đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định quá chi tiết, cụ thể. Nhưng dù những văn bản này có chi tiết, cụ thể đến đâu vẫn không thể bao quát hết được các đối tượng, phạm vi điều chỉnh. Vì thế đã có những kẽ hở pháp luật để những người cố ý có thể lợi dụng, còn nhà quản lý thì lúng túng không biết xử lý như thế nào đối với những vấn đề nảy sinh ngoài quy định.

Thứ chín, ngôn ngữ trong nhiều văn bản chưa thật sự là ngôn ngữ pháp lý. Nhiều từ ngữ thiếu chính xác, mang nhiều nghĩa, hoặc không xác định như các từ "có thể", "không nhất thiết"... vẫn được sử dụng nên khó hiểu, khó giải thích, trong khi đó hoạt động giải thích pháp luật lại chưa được quan tâm đúng mức. Tình hình đó khiến việc áp dụng thiếu thống nhất và đầy đủ, vừa khó thực hiện vừa tạo kẽ hở cho những đối tượng cố ý lợi dụng vi phạm pháp luật.

Đánh giá về chất lượng các văn bản pháp luật, Báo cáo giám sát chuyên đề của Ủy ban Pháp luật Quốc hội trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI nhận xét: "... một số luật, pháp lệnh chỉ mới dừng lại ở nguyên tắc chung, chưa cụ thể, gây khó khăn cho các cơ quan, nhiệm vụ. Nhìn chung các văn bản còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, có biểu hiện cục bộ..."(4).

Thực trạng trên là do nhiều nguyên nhân. Về khách quan, do chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế thị trường nên nảy sinh rất nhiều vấn đề mới phức tạp mà không thể ngày một, ngày hai đã dự báo được. Trong khi đó, việc quản lý kinh tế xã hội trong điều kiện hiện đại thì lại luôn đặt ra yêu cầu phải tuân theo những quy định của pháp luật. Chính điều đó bắt buộc chúng ta đã phải tiến hành xây dựng pháp luật theo kiểu "nay làm mai sửa, yếu còn hơn không"(5).

Bên cạnh nguyên nhân khách quan, trong quá trình xây dựng thể chế chúng ta chưa coi trọng việc nghiên cứu khoa học và thiếu sự tổng kết điều tra thực tiễn. Nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chưa được làm sáng tỏ, nên việc xây dựng các quy định không sát, không hợp lý, không sửa đổi kịp thời, tính dự báo không cao. Kinh nghiệm lập pháp còn hạn chế. Cách tổ chức xây dựng các văn bản pháp luật còn thiếu chuyên nghiệp, còn chịu ảnh hưởng của tư duy xây dựng nghị quyết(6). Thường vấn đề thuộc bộ, ngành nào thì do bộ, ngành đó soạn thảo, nên không khắc phục được sự cục bộ. Đội ngũ chuyên gia hoạch định chính sách, thể chế có trình độ cao còn thiếu, đầu tư chưa đủ tầm. Bên cạnh đó, bản lĩnh của người, cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn "chiều" theo dư luận, không đúng với tinh thần luật pháp. Cơ chế thu hút sự tham gia xây dựng văn bản pháp luật vẫn nặng về dân chủ hình thức, chưa có hiệu quả, lãng phí nhiều, chưa phát huy được trí tuệ của các cơ quan, chuyên gia, của nhân dân; thiếu cơ chế phản biện khách quan. Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều bất cập, không hợp lý, thời gian kéo dài nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh chóng của tình hình. Theo quy định hiện hành, các văn bản trước khi trình cấp có thẩm quyền phải có ý kiến của các cơ quan có liên quan. Tuy nhiên, do thiếu quy định trách nhiệm nên nhiều cơ quan đã chỉ giao cho một chuyên viên thực hiện, vì thế nhiều bản góp ý chỉ là đề nghị sửa câu chữ, lỗi chính tả...

Để đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, gia nhập WTO, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật, theo đó cần tập trung làm tốt một số công việc cụ thể trong thời gian tới:

- Bám sát thực tiễn nảy sinh các quan hệ pháp lý hiện thực trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Để làm được việc này cần phải có những nghiên cứu đánh giá thực tiễn. Hiện nay, nhiều bộ, ngành có những đề xuất, sáng kiến luật nhưng nhiều đề xuất, sáng kiến đó còn thiếu căn cứ khoa học, nên dẫn đến tình hình xây dựng các văn bản pháp luật thiếu hiệu quả như đã nêu ở trên. Chính vì thế những chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật cần phải được nghiên cứu, được xây dựng từ những căn cứ đánh giá đúng yêu cầu thực sự của thực tiễn trên các phương diện: sự cần thiết, mức độ điều chỉnh... để quyết định.

- Có quy trình báo cáo đánh giá toàn bộ các quy định có liên quan trước khi xây dựng các văn bản mới. Hoạt động này thường không được chú ý đầy đủ và rất yếu trong thời gian vừa qua. Xác định hình thức văn bản phù hợp. Tầm quan trọng, tính chất phức tạp của các quan hệ pháp lý đến đâu thì xác định hình thức văn bản pháp lý đến đó, tránh sử dụng các hình thức văn bản "quá tầm".

- Kết hợp hài hòa giữa chi tiết và khái quát trong mỗi văn bản. Cụ thể để văn bản dễ dàng và nhanh chóng đi vào cuộc sống, nhưng lại tránh quá chi tiết, thiếu sự bao quát dẫn đến những khó khăn khi gặp phải những vấn đề mới nảy sinh, không có trong quy định. Hơn nữa, cần nhận thấy một điều là pháp luật cũng có và cần có điểm dừng vì pháp luật không thể phản ánh được hết cuộc sống sinh động. Để các quy định của pháp luật có thể đi vào cuộc sống mà không vấp phải những điều nêu trên, trước hết cần nâng cao ý thức trách nhiệm pháp luật của công chức, tinh thần pháp luật của người dân, phải đẩy mạnh hoạt động giải thích luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời cần sớm xây dựng cơ quan tài phán hành chính và Tòa án Hiến pháp để phán quyết những tranh chấp kiện tụng trong quá trình thực thi pháp luật.

- Rà soát lại các văn bản hiện có; hủy bỏ những quy định đã không còn hiệu lực, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn; sửa chữa, bổ sung các quy định cho rõ; hạn chế tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản, tạo sự phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Hạn chế ở mức tối thiểu việc giao các vấn đề khó quy định trong luật cho nghị định hoặc trong nghị định cho các thông tư. Nếu trong luật thấy còn nhiều vấn đề chưa thể quy định được thì nên tiếp tục nghiên cứu xây dựng. Trong khi chờ đợi, nếu cần thì giao cho Chính phủ quy định tạm thời cho đến khi hoàn chỉnh luật.

- Chú trọng vai trò chuyên gia trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao chất lượng văn bản. Nâng cao năng lực của các chuyên gia và chuyên viên soạn thảo dự án luật, pháp lệnh; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật và pháp lệnh. Đẩy mạnh công tác phối hợp các bộ, ban, ngành sẽ bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán của văn bản luật được soạn thảo. Mở rộng sự tham gia đông đảo của xã hội, nhất là của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học; có cơ chế bắt buộc để các nhà hoạch định chính sách phải tiếp thu các ý kiến đóng góp của người dân, xã hội, nhất là của những đối tượng bị điều chỉnh, để văn bản sát với thực tế, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các văn bản pháp luật được ban hành.

- Thực hiện việc thẩm định các dự án luật, nghị định một cách chặt chẽ, kỹ lưỡng. Có cơ chế nâng cao trách nhiệm của các cơ quan được hỏi ý kiến để những ý kiến có đóng góp thực sự vào việc xây dựng các văn bản trình các cấp có thẩm quyền quyết định. Các cơ quan thẩm định cần hoàn chỉnh các văn bản pháp luật từ nội dung đến ngôn ngữ pháp lý trước khi trình Quốc hội hay Chính phủ và phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định này. Về mặt nguyên tắc, các văn bản dù cấp thiết đến đâu cũng phải được xây dựng đạt chất lượng tốt nhất mới trình Chính phủ hoặc Quốc hội thông qua, nếu chuẩn bị chưa tốt, chất lượng kém thì dù cấp thiết đến đâu cũng nên để lại tiếp tục hoàn chỉnh(7)./.



Nguồn: Tạp chí Cộng sản điện tử
 
Nhục ơi là nhục, không biết tự xử, thôi nhiệm sao đây? Hay cố ngồi bám cái ghế đó mãi sao,

1 phát súng chỉ chết giỏi lắm 1 mạng người (Nói về quan võ)
1 văn bản ban hành trái pháp luật, trái đạo lý tình người, đã giết chết bao sinh linh từ phụ nữ đến những thai nhi mà người mẹ khi nhận được thông tin sốc ơi là sốc như thế này (Nói về quan văn)

Đâu phải hết vốn NSNN đâu mà phải hành xử thiếu tình, đạo lý như thế này
 
Ai cũng có lúc nhầm lẫn mà, biết nhận sai và sửa sai là tốt rồi. Mong được lượng thứ. Ẹc ẹc.
 
Ai cũng có lúc nhầm lẫn mà, biết nhận sai và sửa sai là tốt rồi. Mong được lượng thứ. Ẹc ẹc.

Huynh nói thế mà nói được ư, đại diện cho Chính Phủ để ban hành 1 văn bản như thế để rồi cuối cùng xin các bạn hãy rộng lượng thứ lối cho tôi ư.
Huynh ơi, xém 1 tí nữa là hai thai nhi của Tiểu Thư đi xưởng đẻ từ dũ mà khoản tiền trợ cấp thai sản, tả lót bị truy thu thuế rồi.
 
Huynh nói thế mà nói được ư, đại diện cho Chính Phủ để ban hành 1 văn bản như thế để rồi cuối cùng xin các bạn hãy rộng lượng thứ lối cho tôi ư.
Huynh ơi, xém 1 tí nữa là hai thai nhi của Tiểu Thư đi xưởng đẻ từ dũ mà khoản tiền trợ cấp thai sản, tả lót bị truy thu thuế rồi.

Họ có sai đi nữa cũng là vì nước vì dân thôi, tiền đó rồi cũng phục vụ nhân dân mà, phục vụ cho chính chính chúng ta. Rồi đây chúng ta sẽ được chăm lo chu đáo hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn.
 
Họ có sai đi nữa cũng là vì nước vì dân thôi, tiền đó rồi cũng phục vụ nhân dân mà, phục vụ cho chính chính chúng ta. Rồi đây chúng ta sẽ được chăm lo chu đáo hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn.

Lý thuyết suông, không thực tiễn. Những chứng cứ của việc sử dụng đồng tiền thu từ thuế sử dụng không đúng mục đích thì giờ đây còn bưng bích cái tổ cha gì nữa.

Mờ Ka, Ẹc ẹc ẹc.

)(in đừng buộc Tiểu Thư nói nhiều.

Thứ nhứt: Bà ta chưa rành rẽ luật fáp mà ban hành thông tư hướng dẫn tầm bậy!

Thứ hai, nhiều người dân đã gán cho bà này cái tên như tiêu đề đã nêu;
(/ậy để giữ sỹ diện,Tổng cục Thuế nên cho bà ta về vưởn là vừa!
 
Lý thuyết suông, không thực tiễn. Những chứng cứ của việc sử dụng đồng tiền thu từ thuế sử dụng không đúng mục đích thì giờ đây còn bưng bích cái tổ cha gì nữa.

Mờ Ka, Ẹc ẹc ẹc.

)(in đừng buộc Tiểu Thư nói nhiều.

Thứ nhứt: Bà ta chưa rành rẽ luật fáp mà ban hành thông tư hướng dẫn tầm bậy!

Thứ hai, nhiều người dân đã gán cho bà này cái tên như tiêu đề đã nêu;
(/ậy để giữ sỹ diện,Tổng cục Thuế nên cho bà ta về vưởn là vừa!

Thiện tai, thiện tai. Chúng ta nên tha thứ
 
Lần chỉnh sửa cuối:
(1) Ai cũng có lúc nhầm lẫn mà, biết nhận sai và sửa sai là tốt rồi. Mong được lượng thứ. Ẹc ẹc.

(2) Họ có sai đi nữa cũng là vì nước vì dân thôi, tiền đó rồi cũng phục vụ nhân dân mà, phục vụ cho chính chính chúng ta. Rồi đây chúng ta sẽ được chăm lo chu đáo hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn.

(1) Theo mình bà/Ông ra văn bản có thấy sai & sửa sai chỗ nào đâu?

Đó là họ bao biện & che đậy sự ngu dốt cấp dưới đó thôi!

Mình thấy rằng Ông/ Bà Thu thuế đẽ" í fải xin lỗi trước công luận mới đúng là công bộc dân & còn liêm sỹ!

(2) "tiền đó rồi cũng phục vụ nhân dân mà," Chú có dám chắc vậy không; còn mình thì không hề, nha!; Ai bảo đảm rằng, đến cấp Thứ trưởng rồi mà chưa nắm luật thì sẽ chịu khó đi học luật ngày 1 ngày 2?
Hay thu tiền bà đẽ về lại tưởng nhầm tiền của mình & đem về nhà cho dòng tộc mình hưởng?
Thường những kẻ ngu dốt & mù quáng như vậy thì chỉ tổ chăm chăm đi xây dựng nền văn hoá tham nhũng mà thôi!
 
Tiểu Thư Hoa Quỳnh này, dáng người thon thả nhưng suy nghĩ không rộng lượng, lỡ họ bắn chết mới có cái công ty TNHH Điện Tử Việt Trường thôi, mà lòng nàng đã xôn xao giao động lên rồi, lại bà Linh Lan gì đó còn bảo:


Nhục ơi là nhục, không biết tự xử, thôi nhiệm sao đây? Hay cố ngồi bám cái ghế đó mãi sao,

1 phát súng chỉ chết giỏi lắm 1 mạng người (Nói về quan võ)
1 văn bản ban hành trái pháp luật, trái đạo lý tình người, đã giết chết bao sinh linh từ phụ nữ đến những thai nhi mà người mẹ khi nhận được thông tin sốc ơi là sốc như thế này (Nói về quan văn)

Đâu phải hết vốn NSNN đâu mà phải hành xử thiếu tình, đạo lý như thế này

Các bạn thử nghĩ, vậy ai còn dám đăng ký đi thi tuyển dụng vào công chức nữa đây - vậy ai còn dám đứng ra ứng cử vào các tổ chức đoàn thể, Đảng

Nói như Tùng Nguyễn, có ai làm mà không sai, nhờ có cái sai hôm nay vẫn kịp thời sửa chữa do quần chúng phát hiện.

Khá khen cho Ban/Tổ pháp chế của Cục Thuế TP. HCM mạnh dạn nêu những vướng mắc thực hiện chính sách thuế để Tổng Cục Thuế kịp thời đính chính.

Nói về uy tín làm ảnh hưởng đến việc điều hành công tác thuế, thiết nghĩ nên tự xử, hãy theo các đương chức trước đây biết khả năng của mình mà xin rút lui về vườn tìm bãi đáp an toàn cho thân nhờ vậy.
 
(1) Theo mình bà/Ông ra văn bản có thấy sai & sửa sai chỗ nào đâu?

Đó là họ bao biện & che đậy sự ngu dốt cấp dưới đó thôi!

Mình thấy rằng Ông/ Bà Thu thuế đẽ" í fải xin lỗi trước công luận mới đúng là công bộc dân & còn liêm sỹ!

(2) "tiền đó rồi cũng phục vụ nhân dân mà," Chú có dám chắc vậy không; còn mình thì không hề, nha!; Ai bảo đảm rằng, đến cấp Thứ trưởng rồi mà chưa nắm luật thì sẽ chịu khó đi học luật ngày 1 ngày 2?
Hay thu tiền bà đẽ về lại tưởng nhầm tiền của mình & đem về nhà cho dòng tộc mình hưởng?
Thường những kẻ ngu dốt & mù quáng như vậy thì chỉ tổ chăm chăm đi xây dựng nền văn hoá tham nhũng mà thôi!

Mà cũng đúng nhỉ, đọc lại có thấy nói cái gì gọi là đính chính văn bản trước đâu. đúng là dở hơi.... hihihi
 
Mà cũng đúng nhỉ, đọc lại có thấy nói cái gì gọi là đính chính văn bản trước đâu. đúng là dở hơi.... hihihi

Huynh đúng dở hơi thật, chiên da đi bao che những việc sờ sờ trước mắt. Thử nghĩ huynh lo và sống cho ai? Cho cá nhân huynh hay cái tập thể đất nước bởi hai chữ phồn vinh này?

Huynh ơi, cái nào nạc thì ra nạc chớ nửa vời, lấp lững như thịt ba chỉ khó lòng lắm, phải mạnh dạn dơ cao đao lên để hô "trảm" mà không thương tiếc.
 
Huynh đúng dở hơi thật, chiên da đi bao che những việc sờ sờ trước mắt. Thử nghĩ huynh lo và sống cho ai? Cho cá nhân huynh hay cái tập thể đất nước bởi hai chữ phồn vinh này?

Huynh ơi, cái nào nạc thì ra nạc chớ nửa vời, lấp lững như thịt ba chỉ khó lòng lắm, phải mạnh dạn dơ cao đao lên để hô "trảm" mà không thương tiếc.

Ơ..... biết lỗi rồi mà, cứ chọc anh hoài nha Bé, "trảm" Bé luôn bây giờ á.
 
Ơ..... biết lỗi rồi mà, cứ chọc anh hoài nha Bé, "trảm" Bé luôn bây giờ á.

Trảm thì thưa Tiểu Thư không sợ rồi ngoại trừ khi nào huynh bụp cho mẹc Tiểu Thư phù mỏ thì mới thoả dạ.

Nói chứ bây nhiêu là đủ rồi, hãy cùng nhau trở lại cuộc sống thực tại, cuộc sống luôn luôn tranh đấu để phát triển.

Thương nhớ huynh nhiều.
 
Trí thức về fáp luật của "tổ" này thấp hơn mặt bằng trình độ fáp luật TB của xã hội.

Khá khen cho Ban/Tổ pháp chế của Cục Thuế TP. HCM mạnh dạn nêu những vướng mắc thực hiện chính sách thuế để Tổng Cục Thuế kịp thời đính chính.

Tệ hơn thì nghĩ rằng mấy cho/mẹ này chỉ biết a dua theo cấp trên theo kiểu "Cấp trên bao giờ cũng đúng!"

Nhóm người này chưa biết ngô khoai ra làm sao cũng "hồi tố" với "không hồi tố"!

Hỡi ơi mấy công bộc của dân thời nay! Thiệt hết biết!
 
Xin góp í với Tổng cục thuế ban hành sắc thuế này để tăng nguồn thu:

/(/hớ khi xưa mình vô công xưởng lao động dịp hè để kiếm thêm, mình bị đánh thuế độc thân;

Đối tượng chịu thuế: Nam giới chưa zợ hay đang chưa nuôi con!
Thuế này tuỳ thuộc vô từng xã hội, nhưng đều là là khá cao:

Thuế xuất: Mình nhớ là lúc đó đâu cỡ 8,75% đến 9,0% gì đó tuỳ theo thu nhập tháng của người lao động;

Thuế này đánh là đúng & không ai cải được do CF fải è cổ nuôi trẻ mồ côi nhiều quá mức!

Các bạn có đồng lòng với mình không zậy? Nếu tán thành xin nhấn nút thanks cái nha!
 
Nếu còn độc thân và nay mai sẽ được tham gia đóng thuế TNCN vì chính phủ sẽ chỉnh lý lại Luật thuế TNCN, sẽ thu thuế TNCN đối với những người còn độc thân (chưa chồng, chưa vợ, không con). Thuế suất sẽ rất cao vì để bù đắp lại cho trẻ em mồ côi, cha mẹ khước từ nuôi con trẻ

Vừa chơi đậm, nghiêng, màu mè, phông chữ to nữa nè
 
/(/ói đi cũng nên nói lại

Ở những nước chơi sắc thuế độc thân như vậy, mấy bà đẽ vô bệnh viện sinh nở là miễn toàn bộ chi fí (khi có kết hôn) hay 1 fần chi fí (nếu chỉ có bạn trai)

& /(/hững nước thuế suất cao họ dùng tiền đó nuôi trẻ em miễn fí đến tuổi mẫu giáo hay tuổi đi học (tuỳ từng nước)

& tựu chung, các nước này khuyến khích đẽ & đẽ!

Còn ta thì khuyến khích xuất khẩu LĐ hay làm dâu cho ngoại ban, Khì, khì,. . . . .
 
/(/hớ khi xưa mình vô công xưởng lao động dịp hè để kiếm thêm, mình bị đánh thuế độc thân;

Đối tượng chịu thuế: Nam giới chưa zợ hay đang chưa nuôi con!
Thuế này tuỳ thuộc vô từng xã hội, nhưng đều là là khá cao:

Thuế xuất: Mình nhớ là lúc đó đâu cỡ 8,75% đến 9,0% gì đó tuỳ theo thu nhập tháng của người lao động;

Thuế này đánh là đúng & không ai cải được do CF fải è cổ nuôi trẻ mồ côi nhiều quá mức!

Các bạn có đồng lòng với mình không zậy? Nếu tán thành xin nhấn nút thanks cái nha!

/(ính chào Bác,

Em thấy vụ thu thuế TNCN đối với người độc thân, bọn Trung Quốc đã thực hiện khá lâu rồi ạ nên bây giờ dân số nó đông, tranh thủ lấn chiếm ra đảo, biển là vậy.

Mặc khác bọn Tàu nó không có chuẩn mực, Tàu khỉa liên tục nên mới out side ra lấn, tranh giành biển là vậy, nếu VN mình có thực hiện khoản luật này thì nên có trong các điều khoản (hãy dành cho 1 điều khoản để nhắc nhở) là điều khoản:
Đóng nút chai - nút bần kịp thời an toàn ạ.

Chẹp chẹp chẹp
 
/(/ếu đúnh như bạn nói, rằng

vụ thu thuế TNCN đối với người độc thân, bọn Trung Quốc đã thực hiện khá lâu rồi ạ nên bây giờ dân số nó đông,

Thì bọn chệch này ngu thiệt đó nhe!

Thuế độc thân chỉ nên áp dụng cho các nước nào đàn bà lười đi đẻ mà thôi. Ai lại làm vậy, có mà cám cũng không còn để ăn ấy chứ!

Còn như nước ta nên khuyến khích chuyện có zợ, chuyện có con tính sau,. . . .
 
Cần nhắc lại rằng từ khi Luật Thuế TNCN có hiệu lực ngày 1-1-2009, các cục thuế trong cả nước đều thống nhất không tính thuế TNCN đối với trợ cấp thai sản. Tuy nhiên, ngày 19-6-2012, Tổng cục Thuế lại có văn bản (số 2139/TCT-TNCN) do bà Lê Hồng Hải, phó tổng cục trưởng, ký hướng dẫn các DN phải tính thuế TNCN đối với “khoản tiền lương chế độ thai sản do BHXH chi trả thay lương”.
Đây là văn bản Tổng cục Thuế trả lời Công ty TNHH Điện tử Việt Tường (tỉnh Đồng Nai) nhưng đã gây nhiều bức xúc trong dư luận vì chính sách thuế được áp dụng thống nhất trên toàn quốc (Báo Người Lao Động ngày 21-9 đã phản ánh). Nếu Công ty Việt Tường phải thực hiện có nghĩa là các DN khác cũng phải đưa khoản trợ cấp thai sản vào thu nhập chịu thuế. Do chưa có sự thống nhất, một số cục thuế địa phương đã gửi công văn đề nghị Tổng cục Thuế có hướng dẫn cụ thể để làm căn cứ triển khai.

Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Ngàn, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đồng Nai, cho biết mặc dù nhận được Công văn 2139 của Tổng cục Thuế nhưng địa phương vẫn chưa triển khai đánh thuế trợ cấp thai sản đối với người lao động tại các DN trên địa bàn.
Theo ông Ngàn, vấn đề đánh thuế TNCN trên chế độ thai sản chỉ là nội dung trả lời giữa Tổng cục Thuế cho Công ty TNHH Điện tử Việt Tường, hoàn toàn không phải là quyết định nào đó về việc thu thuế trợ cấp thai sản.

(Theo X.Hoang- Thứ Ba, 25/09/2012 06:00. www.nld.com.vn)
 
Không có lữa sao có khói?

Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Ngàn, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đồng Nai, cho biết mặc dù nhận được Công văn 2139 của Tổng cục Thuế nhưng địa phương vẫn chưa triển khai đánh thuế trợ cấp thai sản đối với người lao động tại các DN trên địa bàn.
Theo ông Ngàn, vấn đề đánh thuế TNCN trên chế độ thai sản chỉ là nội dung trả lời giữa Tổng cục Thuế cho Công ty TNHH Điện tử Việt Tường, hoàn toàn không phải là quyết định nào đó về việc thu thuế trợ cấp thai sản.

Mình có nghi vấn xung quanh lời fát biểu của Ô. Ngàn này; Đó là không có lữa sao có khói?

Câu hỏi là tại sao bổng dưng công ti TNHH Điện tử Việt Tường làm công văn gởi "Tổng Nha Thuế" làm vậy?

& tạm tự giải đáp như sau:

Fải chăng ngành thuế của đơn vị này ban hành hướng dẫn thu thuế người đẽ, xong để ngoài sổ sách chi tiêu riêng?


Chuyện này mình lại fải nhờ fóng viên báo "Người Lao động" nữa thôi!

Các bạn ráng chờ nha!
 
Mình có nghi vấn xung quanh lời fát biểu của Ô. Ngàn này; Đó là không có lữa sao có khói?

Câu hỏi là tại sao bổng dưng công ti TNHH Điện tử Việt Tường làm công văn gởi "Tổng Nha Thuế" làm vậy?

& tạm tự giải đáp như sau:

Fải chăng ngành thuế của đơn vị này ban hành hướng dẫn thu thuế người đẽ, xong để ngoài sổ sách chi tiêu riêng?


Chuyện này mình lại fải nhờ fóng viên báo "Người Lao động" nữa thôi!

Các bạn ráng chờ nha!

Tiểu thư Hoa Quỳnh nhớ không nhầm, bên Thuế có cái tài khoản tạm giữ và tài khoản này nhiều cơ quan thuế vận dụng rất tốt bác ạ. (Câu chuyện của Chi Cục Thuế Q. xx, có lần Thanh tra được biết tài khoản tạm giữ từ năm 2007 đến tháng 7.2011 "5 năm trời"này lên cả tỷ đó bác ạ)

Tiểu Thư thiết nghĩ, câu chuyện này đến đây nên khép lại thôi, đừng hỏi và viết nữa đau lòng lắm người ơi. Cũng như câu của bác HYen17

Hỡi ơi mấy công bộc của dân thời nay! Thiệt hết biết!
 
Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Ngàn, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đồng Nai, cho biết mặc dù nhận được Công văn 2139 của Tổng cục Thuế nhưng địa phương vẫn chưa triển khai đánh thuế trợ cấp thai sản đối với người lao động tại các DN trên địa bàn.
Theo ông Ngàn, vấn đề đánh thuế TNCN trên chế độ thai sản chỉ là nội dung trả lời giữa Tổng cục Thuế cho Công ty TNHH Điện tử Việt Tường, hoàn toàn không phải là quyết định nào đó về việc thu thuế trợ cấp thai sản.

(Theo X.Hoang- Thứ Ba, 25/09/2012 06:00. www.nld.com.vn)

Cái đoạn bôi đen đen trên có vẻ đang "chọc tức tui" nè. Có rất nhiều công văn hướng dẫn bản thân cục thuế đâu phải lúc nào cũng thông báo triển khai hay hướng dẫn doanh nghiệp hết, có cái có, có cái không. Đa phần là doanh nghiệp cập nhật và làm, đôi khi hỏng cập nhật kịp bị cơ quan thuế thanh tra nếu có sai sót thì cũng bị "đánh đòn" thôi --> có tha vì văn bản này cục thuế chưa triển khai tập huấn hay CHƯA CÓ VĂN BẢN CHO ÁP DỤNG CỦA CƠ QUAN THUẾ CẤP CỤC KHÔNG --> MỜ KA

PS: MỚI SÁNG CHƯA ĂN GÌ MÀ NO RỒI.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
MỜ KA là gì hả chú Tùng ? coi bộ chú cũng quan tâm cái việc đánh thuế "bà đẻ" dữ quá ta !
 
MỜ KA là gì hả chú Tùng ? coi bộ chú cũng quan tâm cái việc đánh thuế "bà đẻ" dữ quá ta !

Ơ..... cái ông anh này..... bà nào cũng quan tâm đến chứ riêng gì "bà đẻ" có điều nghe mấy Ông nói thế làm bực cả mình, nói kiểu "ngang ngược" ai mà hỏng tức. Còn Mờ ka đơn giản là mờ ka.
 
Ơ..... cái ông anh này..... bà nào cũng quan tâm đến chứ riêng gì "bà đẻ" có điều nghe mấy Ông nói thế làm bực cả mình, nói kiểu "ngang ngược" ai mà hỏng tức. Còn Mờ ka đơn giản là mờ ka.



Thiện tai, thiện tai

Có đức tin thì sẽ bình an ..." Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da ..."
 

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom