Hỡi ơicho những gia đình đông con, hiếm muộn giờ muốn có con lại phải đóng thuế TNCN? (4 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật

Phát triển kinh tế thị trường, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), dân chủ hóa xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trong thời gian vừa qua, việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả. Một khối lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực xây dựng thể chế kinh tế thị trường đã được ban hành. Các văn bản quy phạm pháp luật đã bao quát một phạm vi rộng lớn các quan hệ xã hội cần điều chỉnh. Quy trình xây dựng được thực hiện đúng luật và dân chủ hơn. Chất lượng các văn bản được nâng cao hơn. Những kết quả đã đạt được trong việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua không chỉ đáp ứng những thông lệ quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO mà còn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Mặc dù có nhiều tiến bộ, nhưng, theo đánh giá của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa X, "Hệ thống thể chế, pháp luật, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc".

Thứ nhất, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay có thể nói đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Các văn bản quy phạm pháp luật ra đời là để giải quyết, điều chỉnh các quan hệ, hành vi pháp lý nảy sinh trong xã hội. Các quan hệ, hành vi pháp lý phát triển đến đâu thì các văn bản quy phạm pháp luật phải được điều chỉnh đến đó. Chỉ có như thế thì các quy định mới nhanh chóng đi vào cuộc sống, mới mang lại hiệu quả xã hội thiết thực. Tuy nhiên, trên thực tế do hiểu không đúng về nhà nước pháp quyền, khi nhấn mạnh đến vai trò tối thượng của pháp luật, nhưng lại đồng nhất với việc có nhiều văn bản pháp luật được ban hành nên đang có tình hình muốn ban hành càng nhiều văn bản quy phạm pháp luật càng tốt, lĩnh vực nào, ngành nào cũng muốn có luật, pháp lệnh riêng của mình. Do vậy, nhiều vấn đề xã hội tuy chưa đặt ra yêu cầu cần phải có những quy định điều chỉnh có tính chất pháp lý, nhưng một số bộ, ngành, tổ chức xã hội vẫn xây dựng các dự án luật trình và thuyết phục để được thông qua. Kết quả là bên cạnh những bộ luật hoặc pháp lệnh nhanh chóng đi vào thực tiễn và được cả xã hội đón nhận thì cũng có những luật, pháp lệnh hoặc một phần nào đó của các văn bản này, ý nghĩa điều chỉnh thực tiễn không cao hoặc rất yếu. Có thể thấy điều này khá cụ thể qua một số luật về đối tượng, pháp lệnh về địa phương. Trong những văn bản đó do mang tính chính trị, chủ trương nên không xác định rõ được quan hệ, hành vi, đối tượng, phạm vi điều chỉnh. Nhiều quy định chỉ là các quan điểm hoặc mang tính hình thức, nặng về ý nghĩa thuyết phục, hô hào, thiếu các quy định có tính chế tài - một đặc trưng không thể thiếu của luật - nên hiệu lực pháp luật yếu, không thực sự đi vào cuộc sống, hiệu quả xã hội không cao. Ngược lại, nhiều vấn đề rất cần phải được quy định, điều chỉnh thì lại thiếu các văn bản pháp lý điều chỉnh. Thí dụ như những vấn đề về thẩm quyền của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính, của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, hoặc vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà báo chí đã nêu lại chưa được ban hành. Nói một cách khác, không ít các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng chủ yếu xuất phát từ ý chí chủ quan của cơ quan quản lý mà không phải từ yêu cầu của các quan hệ xã hội trên thực tế cần điều chỉnh.

Thứ hai, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng "quá tầm". Nhiều vấn đề xã hội chỉ cần các văn bản điều chỉnh của Chính phủ hoặc các văn bản quy định của các bộ là đủ. Nhưng nhiều khi những vấn đề đó lại được nâng lên điều chỉnh trong các văn bản pháp luật ở cấp độ cao hơn, khiến cho việc xây dựng bị kéo dài, không đáp ứng kịp thời việc xử lý những vấn đề xã hội đặt ra. Do vậy, nội dung quy định của các văn bản này nhiều khi không sát hợp, thiếu tính thuyết phục. Nhiều văn bản tính dự báo và tiên liệu thấp, không đáp ứng yêu cầu phát triển của tình hình.

Thứ ba, ngoài việc có nhiều văn bản "quá tầm" còn có hiện tượng nhiều quy định pháp luật còn thiếu hệ thống, thiếu sự tập trung, thống nhất và cụ thể. Một quan hệ pháp lý nhưng lại được quy định rải rác trong nhiều văn bản ở nhiều cấp khác nhau (quy định ở cả trong luật, nghị định, thông tư), nên rất khó cho việc nắm vững và áp dụng một cách thống nhất. Có thể thấy điều này trong hệ thống các văn bản điều chỉnh về cán bộ, công chức, về chính quyền đô thị hay về hội; do vậy không thuận lợi cho việc thực thi pháp luật ở cả phía người quản lý lẫn phía người bị quản lý.

Thứ tư, trong các văn bản quy phạm pháp luật, những nội dung khó thường bị gác lại hoặc giao cho các văn bản có vị trí pháp lý thấp hơn quy định. Có những văn bản luật được ban hành trong đó có nhiều điều giao cho Chính phủ quy định (Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Pháp lệnh Cựu chiến binh, Luật Thanh niên...). Tình hình này dẫn đến các quy định pháp luật trong các văn bản luật hoặc nghị định rất ngắn, nhưng các văn bản triển khai hướng dẫn lại rất nhiều và vì thế các văn bản pháp luật được xây dựng mất nhiều công sức, thời gian, theo nhiều quy trình, thủ tục mà vẫn khó đi vào đời sống.

Thứ năm, tình trạng thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất về nội dung giữa các văn bản pháp luật còn khá nhiều. Tình trạng này thể hiện trên hai phương diện. Một là, nhiều văn bản công bố sau mâu thuẫn với những quy định của văn bản được ban hành trước đó(1). Hai là, luật ban hành nhưng do chưa có văn bản hướng dẫn thi hành một cách kịp thời nên đã rơi vào tình trạng "nằm chờ"(2). Thực tế đó cộng với việc có nhiều nội dung cần các văn bản dưới luật quy định đã tạo cho các văn bản triển khai, hướng dẫn có giá trị pháp lý "cao" hơn luật, pháp lệnh. Pháp lệnh đã ban hành, nhưng phải chờ nghị định; nghị định ban hành phải chờ thông tư hướng dẫn mới thực hiện được.
 
Thứ sáu, tình trạng chồng chéo, trùng lặp khá phổ biến của các văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều quy định của văn bản này mâu thuẫn với quy định của văn bản khác, thậm chí ngay trong một văn bản. Như vấn đề quy định giấy tờ sở hữu nhà, đất hay trong lĩnh vực tổ chức bộ máy. Qua rà soát về quy định chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành trong thời gian qua đã phát hiện: chồng chéo - 27 việc, phân công chưa rõ - 57 việc, phân công chưa hợp lý - 29 việc(3). Nhiều quy định không còn phù hợp hoặc chậm được sửa đổi, bổ sung. Ngược lại, nhiều vấn đề cần phải được ổn định thì lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung, tính ổn định của nhiều văn bản chưa cao, có những văn bản mới thông qua chưa có văn bản hướng dẫn thi hành đã phải sửa, gây khó khăn trong việc hiểu, giải thích, áp dụng một cách thống nhất và đầy đủ. Thí dụ như hệ thống pháp luật quy định về quản lý đất đai, cấp giấy phép sở hữu nhà và đất. Các quy định này liên tục bị sửa đổi, bổ sung tạo tâm lý không yên tâm trong quản lý và sử dụng tài sản của mình.

Thứ bảy, các văn bản pháp luật được ban hành, nhìn chung, đều có kết cấu "kinh điển". Phần quy định chung được viết rất dài, nhưng nhiều điểm lại không thật sự gắn với nội dung quy định tiếp sau. ở nhiều nghị định triển khai thực hiện luật, pháp lệnh và thông tư hướng dẫn thi hành, phần tổ chức triển khai, hướng dẫn giải thích ít, phần quy định chung lại rất dài mà thường phần này trong các văn bản luật, pháp lệnh đã có. Tồn tại khá phổ biến tình trạng nghị định chép lại nội dung luật, thông tư chép lại nội dung nghị định khiến cho các văn bản quy phạm pháp luật trùng lắp nhiều, văn bản dài không cần thiết.

Thứ tám, hiện nay đang tồn tại tư duy là việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật càng cụ thể càng tốt để giảm bớt việc phải có các văn bản giải thích ở cấp độ thấp hơn và người thực hiện thì nhờ có những quy định cụ thể sẽ dễ thực hiện. Tư duy đó dẫn đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định quá chi tiết, cụ thể. Nhưng dù những văn bản này có chi tiết, cụ thể đến đâu vẫn không thể bao quát hết được các đối tượng, phạm vi điều chỉnh. Vì thế đã có những kẽ hở pháp luật để những người cố ý có thể lợi dụng, còn nhà quản lý thì lúng túng không biết xử lý như thế nào đối với những vấn đề nảy sinh ngoài quy định.

Thứ chín, ngôn ngữ trong nhiều văn bản chưa thật sự là ngôn ngữ pháp lý. Nhiều từ ngữ thiếu chính xác, mang nhiều nghĩa, hoặc không xác định như các từ "có thể", "không nhất thiết"... vẫn được sử dụng nên khó hiểu, khó giải thích, trong khi đó hoạt động giải thích pháp luật lại chưa được quan tâm đúng mức. Tình hình đó khiến việc áp dụng thiếu thống nhất và đầy đủ, vừa khó thực hiện vừa tạo kẽ hở cho những đối tượng cố ý lợi dụng vi phạm pháp luật.

Đánh giá về chất lượng các văn bản pháp luật, Báo cáo giám sát chuyên đề của Ủy ban Pháp luật Quốc hội trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI nhận xét: "... một số luật, pháp lệnh chỉ mới dừng lại ở nguyên tắc chung, chưa cụ thể, gây khó khăn cho các cơ quan, nhiệm vụ. Nhìn chung các văn bản còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, có biểu hiện cục bộ..."(4).

Thực trạng trên là do nhiều nguyên nhân. Về khách quan, do chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế thị trường nên nảy sinh rất nhiều vấn đề mới phức tạp mà không thể ngày một, ngày hai đã dự báo được. Trong khi đó, việc quản lý kinh tế xã hội trong điều kiện hiện đại thì lại luôn đặt ra yêu cầu phải tuân theo những quy định của pháp luật. Chính điều đó bắt buộc chúng ta đã phải tiến hành xây dựng pháp luật theo kiểu "nay làm mai sửa, yếu còn hơn không"(5).

Bên cạnh nguyên nhân khách quan, trong quá trình xây dựng thể chế chúng ta chưa coi trọng việc nghiên cứu khoa học và thiếu sự tổng kết điều tra thực tiễn. Nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chưa được làm sáng tỏ, nên việc xây dựng các quy định không sát, không hợp lý, không sửa đổi kịp thời, tính dự báo không cao. Kinh nghiệm lập pháp còn hạn chế. Cách tổ chức xây dựng các văn bản pháp luật còn thiếu chuyên nghiệp, còn chịu ảnh hưởng của tư duy xây dựng nghị quyết(6). Thường vấn đề thuộc bộ, ngành nào thì do bộ, ngành đó soạn thảo, nên không khắc phục được sự cục bộ. Đội ngũ chuyên gia hoạch định chính sách, thể chế có trình độ cao còn thiếu, đầu tư chưa đủ tầm. Bên cạnh đó, bản lĩnh của người, cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn "chiều" theo dư luận, không đúng với tinh thần luật pháp. Cơ chế thu hút sự tham gia xây dựng văn bản pháp luật vẫn nặng về dân chủ hình thức, chưa có hiệu quả, lãng phí nhiều, chưa phát huy được trí tuệ của các cơ quan, chuyên gia, của nhân dân; thiếu cơ chế phản biện khách quan. Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều bất cập, không hợp lý, thời gian kéo dài nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh chóng của tình hình. Theo quy định hiện hành, các văn bản trước khi trình cấp có thẩm quyền phải có ý kiến của các cơ quan có liên quan. Tuy nhiên, do thiếu quy định trách nhiệm nên nhiều cơ quan đã chỉ giao cho một chuyên viên thực hiện, vì thế nhiều bản góp ý chỉ là đề nghị sửa câu chữ, lỗi chính tả...

Để đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, gia nhập WTO, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật, theo đó cần tập trung làm tốt một số công việc cụ thể trong thời gian tới:

- Bám sát thực tiễn nảy sinh các quan hệ pháp lý hiện thực trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Để làm được việc này cần phải có những nghiên cứu đánh giá thực tiễn. Hiện nay, nhiều bộ, ngành có những đề xuất, sáng kiến luật nhưng nhiều đề xuất, sáng kiến đó còn thiếu căn cứ khoa học, nên dẫn đến tình hình xây dựng các văn bản pháp luật thiếu hiệu quả như đã nêu ở trên. Chính vì thế những chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật cần phải được nghiên cứu, được xây dựng từ những căn cứ đánh giá đúng yêu cầu thực sự của thực tiễn trên các phương diện: sự cần thiết, mức độ điều chỉnh... để quyết định.

- Có quy trình báo cáo đánh giá toàn bộ các quy định có liên quan trước khi xây dựng các văn bản mới. Hoạt động này thường không được chú ý đầy đủ và rất yếu trong thời gian vừa qua. Xác định hình thức văn bản phù hợp. Tầm quan trọng, tính chất phức tạp của các quan hệ pháp lý đến đâu thì xác định hình thức văn bản pháp lý đến đó, tránh sử dụng các hình thức văn bản "quá tầm".

- Kết hợp hài hòa giữa chi tiết và khái quát trong mỗi văn bản. Cụ thể để văn bản dễ dàng và nhanh chóng đi vào cuộc sống, nhưng lại tránh quá chi tiết, thiếu sự bao quát dẫn đến những khó khăn khi gặp phải những vấn đề mới nảy sinh, không có trong quy định. Hơn nữa, cần nhận thấy một điều là pháp luật cũng có và cần có điểm dừng vì pháp luật không thể phản ánh được hết cuộc sống sinh động. Để các quy định của pháp luật có thể đi vào cuộc sống mà không vấp phải những điều nêu trên, trước hết cần nâng cao ý thức trách nhiệm pháp luật của công chức, tinh thần pháp luật của người dân, phải đẩy mạnh hoạt động giải thích luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời cần sớm xây dựng cơ quan tài phán hành chính và Tòa án Hiến pháp để phán quyết những tranh chấp kiện tụng trong quá trình thực thi pháp luật.

- Rà soát lại các văn bản hiện có; hủy bỏ những quy định đã không còn hiệu lực, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn; sửa chữa, bổ sung các quy định cho rõ; hạn chế tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản, tạo sự phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Hạn chế ở mức tối thiểu việc giao các vấn đề khó quy định trong luật cho nghị định hoặc trong nghị định cho các thông tư. Nếu trong luật thấy còn nhiều vấn đề chưa thể quy định được thì nên tiếp tục nghiên cứu xây dựng. Trong khi chờ đợi, nếu cần thì giao cho Chính phủ quy định tạm thời cho đến khi hoàn chỉnh luật.

- Chú trọng vai trò chuyên gia trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao chất lượng văn bản. Nâng cao năng lực của các chuyên gia và chuyên viên soạn thảo dự án luật, pháp lệnh; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật và pháp lệnh. Đẩy mạnh công tác phối hợp các bộ, ban, ngành sẽ bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán của văn bản luật được soạn thảo. Mở rộng sự tham gia đông đảo của xã hội, nhất là của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học; có cơ chế bắt buộc để các nhà hoạch định chính sách phải tiếp thu các ý kiến đóng góp của người dân, xã hội, nhất là của những đối tượng bị điều chỉnh, để văn bản sát với thực tế, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các văn bản pháp luật được ban hành.

- Thực hiện việc thẩm định các dự án luật, nghị định một cách chặt chẽ, kỹ lưỡng. Có cơ chế nâng cao trách nhiệm của các cơ quan được hỏi ý kiến để những ý kiến có đóng góp thực sự vào việc xây dựng các văn bản trình các cấp có thẩm quyền quyết định. Các cơ quan thẩm định cần hoàn chỉnh các văn bản pháp luật từ nội dung đến ngôn ngữ pháp lý trước khi trình Quốc hội hay Chính phủ và phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định này. Về mặt nguyên tắc, các văn bản dù cấp thiết đến đâu cũng phải được xây dựng đạt chất lượng tốt nhất mới trình Chính phủ hoặc Quốc hội thông qua, nếu chuẩn bị chưa tốt, chất lượng kém thì dù cấp thiết đến đâu cũng nên để lại tiếp tục hoàn chỉnh(7)./.



Nguồn: Tạp chí Cộng sản điện tử
 
Nhục ơi là nhục, không biết tự xử, thôi nhiệm sao đây? Hay cố ngồi bám cái ghế đó mãi sao,

1 phát súng chỉ chết giỏi lắm 1 mạng người (Nói về quan võ)
1 văn bản ban hành trái pháp luật, trái đạo lý tình người, đã giết chết bao sinh linh từ phụ nữ đến những thai nhi mà người mẹ khi nhận được thông tin sốc ơi là sốc như thế này (Nói về quan văn)

Đâu phải hết vốn NSNN đâu mà phải hành xử thiếu tình, đạo lý như thế này
 
Ai cũng có lúc nhầm lẫn mà, biết nhận sai và sửa sai là tốt rồi. Mong được lượng thứ. Ẹc ẹc.
 
Ai cũng có lúc nhầm lẫn mà, biết nhận sai và sửa sai là tốt rồi. Mong được lượng thứ. Ẹc ẹc.

Huynh nói thế mà nói được ư, đại diện cho Chính Phủ để ban hành 1 văn bản như thế để rồi cuối cùng xin các bạn hãy rộng lượng thứ lối cho tôi ư.
Huynh ơi, xém 1 tí nữa là hai thai nhi của Tiểu Thư đi xưởng đẻ từ dũ mà khoản tiền trợ cấp thai sản, tả lót bị truy thu thuế rồi.
 
Huynh nói thế mà nói được ư, đại diện cho Chính Phủ để ban hành 1 văn bản như thế để rồi cuối cùng xin các bạn hãy rộng lượng thứ lối cho tôi ư.
Huynh ơi, xém 1 tí nữa là hai thai nhi của Tiểu Thư đi xưởng đẻ từ dũ mà khoản tiền trợ cấp thai sản, tả lót bị truy thu thuế rồi.

Họ có sai đi nữa cũng là vì nước vì dân thôi, tiền đó rồi cũng phục vụ nhân dân mà, phục vụ cho chính chính chúng ta. Rồi đây chúng ta sẽ được chăm lo chu đáo hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn.
 
Họ có sai đi nữa cũng là vì nước vì dân thôi, tiền đó rồi cũng phục vụ nhân dân mà, phục vụ cho chính chính chúng ta. Rồi đây chúng ta sẽ được chăm lo chu đáo hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn.

Lý thuyết suông, không thực tiễn. Những chứng cứ của việc sử dụng đồng tiền thu từ thuế sử dụng không đúng mục đích thì giờ đây còn bưng bích cái tổ cha gì nữa.

Mờ Ka, Ẹc ẹc ẹc.

)(in đừng buộc Tiểu Thư nói nhiều.

Thứ nhứt: Bà ta chưa rành rẽ luật fáp mà ban hành thông tư hướng dẫn tầm bậy!

Thứ hai, nhiều người dân đã gán cho bà này cái tên như tiêu đề đã nêu;
(/ậy để giữ sỹ diện,Tổng cục Thuế nên cho bà ta về vưởn là vừa!
 
Lý thuyết suông, không thực tiễn. Những chứng cứ của việc sử dụng đồng tiền thu từ thuế sử dụng không đúng mục đích thì giờ đây còn bưng bích cái tổ cha gì nữa.

Mờ Ka, Ẹc ẹc ẹc.

)(in đừng buộc Tiểu Thư nói nhiều.

Thứ nhứt: Bà ta chưa rành rẽ luật fáp mà ban hành thông tư hướng dẫn tầm bậy!

Thứ hai, nhiều người dân đã gán cho bà này cái tên như tiêu đề đã nêu;
(/ậy để giữ sỹ diện,Tổng cục Thuế nên cho bà ta về vưởn là vừa!

Thiện tai, thiện tai. Chúng ta nên tha thứ
 
Lần chỉnh sửa cuối:
(1) Ai cũng có lúc nhầm lẫn mà, biết nhận sai và sửa sai là tốt rồi. Mong được lượng thứ. Ẹc ẹc.

(2) Họ có sai đi nữa cũng là vì nước vì dân thôi, tiền đó rồi cũng phục vụ nhân dân mà, phục vụ cho chính chính chúng ta. Rồi đây chúng ta sẽ được chăm lo chu đáo hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn.

(1) Theo mình bà/Ông ra văn bản có thấy sai & sửa sai chỗ nào đâu?

Đó là họ bao biện & che đậy sự ngu dốt cấp dưới đó thôi!

Mình thấy rằng Ông/ Bà Thu thuế đẽ" í fải xin lỗi trước công luận mới đúng là công bộc dân & còn liêm sỹ!

(2) "tiền đó rồi cũng phục vụ nhân dân mà," Chú có dám chắc vậy không; còn mình thì không hề, nha!; Ai bảo đảm rằng, đến cấp Thứ trưởng rồi mà chưa nắm luật thì sẽ chịu khó đi học luật ngày 1 ngày 2?
Hay thu tiền bà đẽ về lại tưởng nhầm tiền của mình & đem về nhà cho dòng tộc mình hưởng?
Thường những kẻ ngu dốt & mù quáng như vậy thì chỉ tổ chăm chăm đi xây dựng nền văn hoá tham nhũng mà thôi!
 
Tiểu Thư Hoa Quỳnh này, dáng người thon thả nhưng suy nghĩ không rộng lượng, lỡ họ bắn chết mới có cái công ty TNHH Điện Tử Việt Trường thôi, mà lòng nàng đã xôn xao giao động lên rồi, lại bà Linh Lan gì đó còn bảo:


Nhục ơi là nhục, không biết tự xử, thôi nhiệm sao đây? Hay cố ngồi bám cái ghế đó mãi sao,

1 phát súng chỉ chết giỏi lắm 1 mạng người (Nói về quan võ)
1 văn bản ban hành trái pháp luật, trái đạo lý tình người, đã giết chết bao sinh linh từ phụ nữ đến những thai nhi mà người mẹ khi nhận được thông tin sốc ơi là sốc như thế này (Nói về quan văn)

Đâu phải hết vốn NSNN đâu mà phải hành xử thiếu tình, đạo lý như thế này

Các bạn thử nghĩ, vậy ai còn dám đăng ký đi thi tuyển dụng vào công chức nữa đây - vậy ai còn dám đứng ra ứng cử vào các tổ chức đoàn thể, Đảng

Nói như Tùng Nguyễn, có ai làm mà không sai, nhờ có cái sai hôm nay vẫn kịp thời sửa chữa do quần chúng phát hiện.

Khá khen cho Ban/Tổ pháp chế của Cục Thuế TP. HCM mạnh dạn nêu những vướng mắc thực hiện chính sách thuế để Tổng Cục Thuế kịp thời đính chính.

Nói về uy tín làm ảnh hưởng đến việc điều hành công tác thuế, thiết nghĩ nên tự xử, hãy theo các đương chức trước đây biết khả năng của mình mà xin rút lui về vườn tìm bãi đáp an toàn cho thân nhờ vậy.
 
(1) Theo mình bà/Ông ra văn bản có thấy sai & sửa sai chỗ nào đâu?

Đó là họ bao biện & che đậy sự ngu dốt cấp dưới đó thôi!

Mình thấy rằng Ông/ Bà Thu thuế đẽ" í fải xin lỗi trước công luận mới đúng là công bộc dân & còn liêm sỹ!

(2) "tiền đó rồi cũng phục vụ nhân dân mà," Chú có dám chắc vậy không; còn mình thì không hề, nha!; Ai bảo đảm rằng, đến cấp Thứ trưởng rồi mà chưa nắm luật thì sẽ chịu khó đi học luật ngày 1 ngày 2?
Hay thu tiền bà đẽ về lại tưởng nhầm tiền của mình & đem về nhà cho dòng tộc mình hưởng?
Thường những kẻ ngu dốt & mù quáng như vậy thì chỉ tổ chăm chăm đi xây dựng nền văn hoá tham nhũng mà thôi!

Mà cũng đúng nhỉ, đọc lại có thấy nói cái gì gọi là đính chính văn bản trước đâu. đúng là dở hơi.... hihihi
 
Mà cũng đúng nhỉ, đọc lại có thấy nói cái gì gọi là đính chính văn bản trước đâu. đúng là dở hơi.... hihihi

Huynh đúng dở hơi thật, chiên da đi bao che những việc sờ sờ trước mắt. Thử nghĩ huynh lo và sống cho ai? Cho cá nhân huynh hay cái tập thể đất nước bởi hai chữ phồn vinh này?

Huynh ơi, cái nào nạc thì ra nạc chớ nửa vời, lấp lững như thịt ba chỉ khó lòng lắm, phải mạnh dạn dơ cao đao lên để hô "trảm" mà không thương tiếc.
 
Huynh đúng dở hơi thật, chiên da đi bao che những việc sờ sờ trước mắt. Thử nghĩ huynh lo và sống cho ai? Cho cá nhân huynh hay cái tập thể đất nước bởi hai chữ phồn vinh này?

Huynh ơi, cái nào nạc thì ra nạc chớ nửa vời, lấp lững như thịt ba chỉ khó lòng lắm, phải mạnh dạn dơ cao đao lên để hô "trảm" mà không thương tiếc.

Ơ..... biết lỗi rồi mà, cứ chọc anh hoài nha Bé, "trảm" Bé luôn bây giờ á.
 
Ơ..... biết lỗi rồi mà, cứ chọc anh hoài nha Bé, "trảm" Bé luôn bây giờ á.

Trảm thì thưa Tiểu Thư không sợ rồi ngoại trừ khi nào huynh bụp cho mẹc Tiểu Thư phù mỏ thì mới thoả dạ.

Nói chứ bây nhiêu là đủ rồi, hãy cùng nhau trở lại cuộc sống thực tại, cuộc sống luôn luôn tranh đấu để phát triển.

Thương nhớ huynh nhiều.
 
Trí thức về fáp luật của "tổ" này thấp hơn mặt bằng trình độ fáp luật TB của xã hội.

Khá khen cho Ban/Tổ pháp chế của Cục Thuế TP. HCM mạnh dạn nêu những vướng mắc thực hiện chính sách thuế để Tổng Cục Thuế kịp thời đính chính.

Tệ hơn thì nghĩ rằng mấy cho/mẹ này chỉ biết a dua theo cấp trên theo kiểu "Cấp trên bao giờ cũng đúng!"

Nhóm người này chưa biết ngô khoai ra làm sao cũng "hồi tố" với "không hồi tố"!

Hỡi ơi mấy công bộc của dân thời nay! Thiệt hết biết!
 
Xin góp í với Tổng cục thuế ban hành sắc thuế này để tăng nguồn thu:

/(/hớ khi xưa mình vô công xưởng lao động dịp hè để kiếm thêm, mình bị đánh thuế độc thân;

Đối tượng chịu thuế: Nam giới chưa zợ hay đang chưa nuôi con!
Thuế này tuỳ thuộc vô từng xã hội, nhưng đều là là khá cao:

Thuế xuất: Mình nhớ là lúc đó đâu cỡ 8,75% đến 9,0% gì đó tuỳ theo thu nhập tháng của người lao động;

Thuế này đánh là đúng & không ai cải được do CF fải è cổ nuôi trẻ mồ côi nhiều quá mức!

Các bạn có đồng lòng với mình không zậy? Nếu tán thành xin nhấn nút thanks cái nha!
 
Nếu còn độc thân và nay mai sẽ được tham gia đóng thuế TNCN vì chính phủ sẽ chỉnh lý lại Luật thuế TNCN, sẽ thu thuế TNCN đối với những người còn độc thân (chưa chồng, chưa vợ, không con). Thuế suất sẽ rất cao vì để bù đắp lại cho trẻ em mồ côi, cha mẹ khước từ nuôi con trẻ

Vừa chơi đậm, nghiêng, màu mè, phông chữ to nữa nè
 
/(/ói đi cũng nên nói lại

Ở những nước chơi sắc thuế độc thân như vậy, mấy bà đẽ vô bệnh viện sinh nở là miễn toàn bộ chi fí (khi có kết hôn) hay 1 fần chi fí (nếu chỉ có bạn trai)

& /(/hững nước thuế suất cao họ dùng tiền đó nuôi trẻ em miễn fí đến tuổi mẫu giáo hay tuổi đi học (tuỳ từng nước)

& tựu chung, các nước này khuyến khích đẽ & đẽ!

Còn ta thì khuyến khích xuất khẩu LĐ hay làm dâu cho ngoại ban, Khì, khì,. . . . .
 
/(/hớ khi xưa mình vô công xưởng lao động dịp hè để kiếm thêm, mình bị đánh thuế độc thân;

Đối tượng chịu thuế: Nam giới chưa zợ hay đang chưa nuôi con!
Thuế này tuỳ thuộc vô từng xã hội, nhưng đều là là khá cao:

Thuế xuất: Mình nhớ là lúc đó đâu cỡ 8,75% đến 9,0% gì đó tuỳ theo thu nhập tháng của người lao động;

Thuế này đánh là đúng & không ai cải được do CF fải è cổ nuôi trẻ mồ côi nhiều quá mức!

Các bạn có đồng lòng với mình không zậy? Nếu tán thành xin nhấn nút thanks cái nha!

/(ính chào Bác,

Em thấy vụ thu thuế TNCN đối với người độc thân, bọn Trung Quốc đã thực hiện khá lâu rồi ạ nên bây giờ dân số nó đông, tranh thủ lấn chiếm ra đảo, biển là vậy.

Mặc khác bọn Tàu nó không có chuẩn mực, Tàu khỉa liên tục nên mới out side ra lấn, tranh giành biển là vậy, nếu VN mình có thực hiện khoản luật này thì nên có trong các điều khoản (hãy dành cho 1 điều khoản để nhắc nhở) là điều khoản:
Đóng nút chai - nút bần kịp thời an toàn ạ.

Chẹp chẹp chẹp
 
/(/ếu đúnh như bạn nói, rằng

vụ thu thuế TNCN đối với người độc thân, bọn Trung Quốc đã thực hiện khá lâu rồi ạ nên bây giờ dân số nó đông,

Thì bọn chệch này ngu thiệt đó nhe!

Thuế độc thân chỉ nên áp dụng cho các nước nào đàn bà lười đi đẻ mà thôi. Ai lại làm vậy, có mà cám cũng không còn để ăn ấy chứ!

Còn như nước ta nên khuyến khích chuyện có zợ, chuyện có con tính sau,. . . .
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom