Hỏi về cách dò tìm dữ liệu theo bảng cho sẵn

Liên hệ QC

vanthinh3101

Thành viên tích cực
Tham gia
24/1/15
Bài viết
1,112
Được thích
1,436
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
Finance
Kính chào mọi người,

Mình là nhân viên tín dụng Ngân hàng.
Thực tế mình phải kiểm tra điều kiện các khoản vay có đáp ứng quy định sản phẩm hay không?
Ví dụ mình đưa ra là: Theo quy định sản phẩm, tương ứng với mỗi mức thu nhập, Khách hàng có thể vay số tiền tối đa khác nhau
--> yêu cầu lập 1 bảng excel tự động kiểm tra điều kiện khoản vay

Mình đã làm file đính kèm.
Mọi người giúp mình cập nhật ô G2 và H2 nhé! (không phải dùng hàm IF là tốt nhất)

Cám ơn mọi người!
 

File đính kèm

  • Bai toan.xls
    34.5 KB · Đọc: 31
Làm như vầy được không bạn
 

File đính kèm

  • Bai toan.xls
    35 KB · Đọc: 41
Làm như vầy được không bạn

Cám ơn bạn nhé!
Mình thấy quá ổn rồi, mình dùng hàm IF kết hợp với AND thì được nhưng dài dòng quá.
Nhưng thực sự là mình chưa hiểu hàm của bạn lắm, mình phải dành thời gian để tìm hiểu cho thật rõ //**/
 
ủa ở trên nói là không sử dụng hàm IF mà ? hi hi
Đúng rồi anh, nhưng em nghĩ là bạn ấy ngại sử dụng IF vì nếu làm như bình thường sẽ phải có nhiều hàm IF lồng nhau quá , chứ dùng 1 hàm IF chắc hổng có vấn đề gì đâu :-=:-=
 
Trời đất, lập một cái bảng như vậy mà đi làm tín dụng thì ngân hàng này phá sản.

Đầu tiên hết phải biết phân tích. Tỷ lệ cho vay dựa vào mức bình quân thu nhập. Như vậy ta phải lập một bảng VLookup (*). Sau đó có 2 cách:

1. Dùng VLookup hay hàm nào tương tự, chiều trên bảng mà lấy tỷ lệ.

2. Diễn bảng thành bảng lớn, có các cột 12, 18, 24, 30, 36, 42, 48, ... luôn. Từ đó chỉ việc dờ theo dòng và cột là ra. Excel có thể làm bảng này dễ dàng.

(*) mà cơ quan tín dụng này cũng lạ. Tính thu nhập 3 khoảng thời gian gần nhất thì người ta tính n-2, n-1 và n. Chứ hiện tại làm gì đã có n+1 và n+2 ?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bạn xem file nhé.
Mình dùng vlookup. Có thể dễ hiểu hơn.
 

File đính kèm

  • Bai toan.xls
    29.5 KB · Đọc: 10
Trời đất, lập một cái bảng như vậy mà đi làm tín dụng thì ngân hàng này phá sản.

Đầu tiên hết phải biết phân tích. Tỷ lệ cho vay dựa vào mức bình quân thu nhập. Như vậy ta phải lập một bảng VLookup (*). Sau đó có 2 cách:

1. Dùng VLookup hay hàm nào tương tự, chiều trên bảng mà lấy tỷ lệ.

2. Diễn bảng thành bảng lớn, có các cột 12, 18, 24, 30, 36, 42, 48, ... luôn. Từ đó chỉ việc dờ theo dòng và cột là ra. Excel có thể làm bảng này dễ dàng.

(*) mà cơ quan tín dụng này cũng lạ. Tính thu nhập 3 khoảng thời gian gần nhất thì người ta tính n-2, n-1 và n. Chứ hiện tại làm gì đã có n+1 và n+2 ?​

thay đổi nội dung bởi: VetMini, 23-11-15 lúc 09:04 AM
Gửi bạn,
- Thực tế đây chỉ là bảng bên mình sử dụng để xem xét mức cho vay của Khách hàng có bị vi phạm sản phẩm hay không thôi. Khi quyết định cho vay, Ngân hàng cần phải xem xét nhiều vấn đề khác nữa.
- Mình chưa hiểu lắm về diễn bảng lớn như bạn nói, vì khoảng cách giữa các mốc lớn mà --> có gì mong bạn chỉ rõ hơn |||||
Mình xin ghi nhận ý kiến sử dụng 3 khoảng thời gian là n-2, n-1 và n
 
...Gửi bạn,
- Thực tế đây chỉ là bảng bên mình sử dụng để xem xét mức cho vay của Khách hàng có bị vi phạm sản phẩm hay không thôi. Khi quyết định cho vay, Ngân hàng cần phải xem xét nhiều vấn đề khác nữa.
...

Số tiền cho vay tối đa = Thu nhập bình quân * Tỷ lệ cho vay tối đa * Thời hạn vay

Trong công thức của bạn, số tiền tối đa cho vay tỷ lệ thuận với thời hạn. Đó là quy luật tôi mới thấy lần đầu.
Ví dụ tôi thu nhập quá ít, bảng tính chỉ cho tôi vay 50 triêu nhưng muốn tăng số tiền vay lên 100 triệu thì tôi chỉ việc tăng thời hạn vay gấp đôi lên? Trên quan điểm của bạn có thể là cách hoạt động tốt, khuyến khích người ta vay lâu dài. Nhưng nếu tôi là cơ quan kiểm soát thì tôi đánh giá đây là cách lòn lách của người cho vay.
 
Số tiền cho vay tối đa = Thu nhập bình quân * Tỷ lệ cho vay tối đa * Thời hạn vay

Trong công thức của bạn, số tiền tối đa cho vay tỷ lệ thuận với thời hạn. Đó là quy luật tôi mới thấy lần đầu.
Ví dụ tôi thu nhập quá ít, bảng tính chỉ cho tôi vay 50 triêu nhưng muốn tăng số tiền vay lên 100 triệu thì tôi chỉ việc tăng thời hạn vay gấp đôi lên? Trên quan điểm của bạn có thể là cách hoạt động tốt, khuyến khích người ta vay lâu dài. Nhưng nếu tôi là cơ quan kiểm soát thì tôi đánh giá đây là cách lòn lách của người cho vay.

Gửi bạn,
Các Ngân hàng hoạt động dựa trên quy định của Pháp luật, quy định của Ngân hàng nhà nước.
Hoạt động tín dụng của mỗi Ngân hàng đều tuân theo nguyên tắc của Quy chế cho vay riêng được xây dựng dựa trên Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước số 1627/2001. Hàng kỳ, cơ quan Thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước đều có các đợt kiểm tra --> Ngân hàng không thể thích làm gì thì làm

Trở lại với quy định của sản phẩm trên, tôi có ý kiến như sau:
- Quy định sản phẩm phù hợp quy định của Pháp luật, Ngân hàng nhà nước
- Số tiền cho vay có thể tăng lên nếu tăng thời hạn vay, đây là điều hợp lý vì thời gian vay dài hơn, áp lực trả nợ của Khách hàng có thể giảm đi. Tuy nhiên, trong sản phẩm cũng đã quy định rất rõ giới hạn cho vay tối đa đối với từng mức thu nhập --> không có nghĩa cứ tăng thời hạn vay lên là tăng số tiền cho vay được. Ví dụ: thu nhập 10 tr/tháng - vay 14 tháng là đã được 70 triệu rồi, dù tăng thời hạn vay lên 24 tháng, 36 tháng, số tiền cho vay không thay đổi.

Tóm lại, tôi thấy bạn đánh giá "Ngân hàng luồn lách" là thiếu cơ sở và không thực tế.
 
Hông dùng if thì dùng tạm cái này chắc được.
Mã:
=LOOKUP(F2,{0;6;12;20;30}*10^6+1,{0.45;0.5;0.55;0.6;0.65})

Cám ơn bạn Giangleloi, dựa vào công thức của bạn, tôi đã cải tiến được bảng tính ban đầu thành file đính kèm
 

File đính kèm

  • Bai toan.xls
    38 KB · Đọc: 5
Cám ơn bạn Giangleloi, dựa vào công thức của bạn, tôi đã cải tiến được bảng tính ban đầu thành file đính kèm
Dùng Vlookup sửa đk như file của bạn.
Mình thêm 1đ vào nghĩ quê quá.
Ai ngờ bạn giangleloi cũng dùng cách đấy.
Sau phải mạnh dạn lên ms được.
 
Web KT
Back
Top Bottom