Học toán lớp 5 trên violympic.vn (3 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

binhminhcaonguyen2

Thành viên thường trực
Tham gia
27/5/08
Bài viết
222
Được thích
242
Nghề nghiệp
Nghiền ngẫm một chủ đề
Bấm bụng ngồi ở tiệm gần 2 năm trời, lúc thì nhận tin mới nhất là học sinh trả lời: ông bèn ổng bay lên trời, và mới đây nữa là vụ cô giáo "ngộ độc món canh gà Thọ Xương".
2 thằng cháu sinh đôi hiện đang học lớp 5, năm nào cũng nghe điểm tổng kết trên 8 mà lo quá, đâm ra lo đủ thứ. Thế là đáng lẻ giờ này còn ngồi ở tiệm net thêm vài ngày nữa cho đúng lời hứa, đành phải dùng hạ sách mackeno mà về nhà mua máy tính. Không ai bày, biểu, thế mà từ đứa lớp 1 đến lớp 5 đều năng nặc đòi chú-cậu cho vào violympic giải toán. Ừ, thì con người ta ở thành phố, đến lớp 5 là đã có thể dùng máy tính như người lớn rùi, công nghệ thông tin và mạng internet xóa nhòa khoảng cách tiếp cận tri thức giữa nhà quê và thành phố mà. Thôi thì vừa làm việc riêng, vừa giúp các cháu tiếp cận với máy tính vậy. Violympic cùng các cháu mới 2h mà mình nổi giận thật sự. 2 thằng cháu điểm số là vậy, thế mà mình check kiến thức nền thì chả biết nói sao luôn. Căn bệnh chạy theo thành tích nó di căn khủng khiếp thật. Xem hình dùm đi:
gpetoan5.jpg

Sai chổ nào vậy ta? Hỏng lẻ kiến thức số học của bmcn2 bị mất sạch rùi sao?
Nhấn nút trả lời thì kết quả báo sai. Gọi ngay cho 1 giáo viên đang dạy toán cấp 2-3, trao đổi với cô ấy, rùi cãi nhau, cô ấy giận, rùi cô ấy cúp máy. bmcn2 chỉ nói 1 câu thế này: Hội chế Doremon trên face họ chế câu: "Không thầy đố mày làm nên" thành câu "Làm thầy mày không nên đố". Tiếc là cái trình quay film màn hình save trên yahoo.mail, tải về thì bị chức năng quét virus của yahoo nó làm cho không hoạt động được. Bực thật
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bé là 12, lớn là 5, sai rành rành rồi.
 
Bé là 12, lớn là 5, sai rành rành rồi.

Khi so sánh 2 phân số có cùng mẫu số thì phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
Con người ta mới học lớp 5 thui, đặt cho cái bẫy bắt trả lời phân số bé trước, phân số lớn sau.
Thay vì chổ Trả lời, chỉ cần ghi Trả lời:
hai phân số đó là:

Đằng này lại ghi Trả lời:
Phân số bé là...
Phân số lớn là...

Đề bài ra: "Tìm 2 phân số a và b biết tổng của chúng là c, hiệu của chúng là d. Tụi nhỏ nghĩ ngay đến việc viết phân số lớn trước, phân số bé sau. Thật là không hiểu nổi luôn. Chả trách trên face, Hội chế Doremon họ chế câu: "Không thầy đố mày làm nên" thành câu "Làm thầy mày không nên đố"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cứ xác định là bố mẹ học cùng con, con học bố cũng học không thì bố không theo kịp. Sợ cái học phổ thông ở VN vì chương trình quá nặng (khổ bọn trẻ), lên ĐH thì nhàn tênh. Nước ngoài thì ngược lại...
 
Bài toán này lớp 5 gọi là bài toán tổng hiệu.
Có 2 cách giải:

Cách 1: Tìm số bé trước:
Bé = (tổng - hiệu) chia 2
Lớn = tổng - bé

Cách 2: Tìm số lớn trước:
Lớn = (tổng + hiệu) chia 2
Bé = tổng - lớn

người ta hỏi bé trước, thì phải dùng cách 1 và trả lời bé trước.

Giả sử tính số lớn trước, thì cũng phải điền đúng vào ô "số lớn là". Điền vào sai chỗ tức là sai.

Toán lớp 5 không nhớ thì thuật toán tối ưu không nhớ cũng phải thôi.
Bên kia cũng có người không biết giải toán lớp 5 tính tỷ lệ thuận
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cứ xác định là bố mẹ học cùng con, con học bố cũng học không thì bố không theo kịp. Sợ cái học phổ thông ở VN vì chương trình quá nặng (khổ bọn trẻ), lên ĐH thì nhàn tênh. Nước ngoài thì ngược lại...
Nói thật, vừa nghỉ làm tiệm net là đã có 2 cháu hàng xóm nói: chú ơi, chú dạy tiếng Anh cho con nghe chú, mà chú đừng lấy tiền. Nghe 2 cháu nói mà cầm lòng không được. Nhớ hồi xưa, bmcn2 đầu tiên là giảng bài cho mấy đứa em, hàng xóm họ nghe, rùi nhờ bmcn2 qua làm gia sư cho tụi nhỏ. 8 đứa, đứa thì lớp 7, đứa lớp 8, đứa lớp 5, đứa lớp 6. Đặc biệt, có một đứa lớp 4, nói đặc biệt là vì gì nó cũng lanh, chỉ mỗi cái "nhét chữ vào đầu" là không thể. Thành tích của nó là 2 năm một lớp, rùi 3 năm 1 lớp. Bạn nó học lớp 10, còn nó thì lớp 4. Thua, 3 tháng vã mồ hôi, cu cậu làm đúng được 1 bài toán đố đơn giản, viết đúng được 2 câu:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bài toán này lớp 5 gọi là bài toán tổng hiệu.
Có 2 cách giải:

Cách 1: Tìm số bé trước:
Bé = (tổng - hiệu) chia 2
Lớn = tổng - bé

Cách 2: Tìm số lớn trước:
Lớn = (tổng + hiệu) chia 2
Bé = tổng - lớn

người ta hỏi bé trước, thì phải dùng cách 1 và trả lời bé trước.

Giả sử tính số lớn trước, thì cũng phải điền đúng vào ô "số lớn là". Điền vào sai chỗ tức là sai.

Toán lớp 5 không nhớ thì thuật toán tối ưu không nhớ cũng phải thôi.
Bên kia cũng có người không biết giải toán lớp 5 tính tỷ lệ thuận
Rõ ràng 2 phân số thỏa điều kiện bài ra. Đằng này, lại đặt cho cái bẫy:
Trả lời:
Phân số bé là...
Phân số lớn là...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Phải đọc cho kỹ và cho hết đề, thế thôi.
Vừa bán gạo vừa bán vàng, sáng ra gắn bảng giá gạo vào tủ vàng, không gọi là sai sao?
 
Phải đọc cho kỹ và cho hết đề, thế thôi.
Vừa bán gạo vừa bán vàng, sáng ra gắn bảng giá gạo vào tủ vàng, không gọi là sai sao?
1. Con người ta đang học lớp 5 thui à. Thế mà đánh cho cái bẫy như thế.
2. Thử làm 1 cuộc khảo sát thế này: Chọn 100 em học sinh thuộc diện khá, giỏi chỉ riêng môn toán thui, điều kiện để khảo sát là các em đó chưa từng có kinh nghiệm giải toán trên violympic.vn. bmcn2 dám chắc rằng hơn 90 em bị nock-out với bài này.
p/s: tui nói học sinh thuộc diện khá, giỏi chỉ riêng môn toán thui vì thường thì trường xét phân cấp học lực của học sinh dựa trên trung bình môn. Ví dụ gắn nhằm bảng giá thì không phù hợp trong trường hợp này.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
1. Cô giáo nào cũng dạy rằng có 2 cách giải
2. Cô giáo nào cũng dạy trình tự giải của từng cách
3. Cách diễn đạt bài giải trên giấy là:
- diễn giải 1
- bài toán 1 (có thể là kết quả trung gian, cũng có thể là kết quả cuối)
- diễn giải 2
- bài toán 2 (có thể là kết quả trung gian, cũng có thể là kết quả cuối)
- ...
- đáp số (nếu nhiều đáp số phải ghi tên từng đáp số)

4. Làm bằng phần mềm đố trên máy tính, cụ thể là bài toán này, phần mềm này): dễ hơn làm trên giấy, vì các bước diễn giải không cần ghi ra, bài toán không cần ghi ra, tên đáp số không cần ghi ra, chỉ cần ghi đáp số vào đúng tên. Làm sai, là sai. Ghi sai, là sai. Chả có gì là bẫy cả.

Không thể nói "Tụi nhỏ nghĩ ngay đến việc viết phân số lớn trước, phân số bé sau", vì khi cô dạy 2 cách, không thể nói là 90% của tụi nhỏ chọn cùng 1 cách. Theo xác suất thì 50/50. Theo suy luận logic thì học sinh khá giỏi chọn tính số nhỏ trước. Vì (tổng - hiệu) cho kết quả nhỏ hơn (tổng + hiệu), dễ chia 2 hơn.

Tôi cũng đã từng kèm năm bảy trẻ từ lớp 1 đến lớp 11. Nhưng thôi, tôi cũng không nói nữa. Giả sử người ra đề đặt bẫy, thì phải rút kinh nghiệm, coi như thêm 1 bài hoc, chứ không đổ thừa hay oán trách.

Trên cương vị người kèm trẻ, cũng phải dạy trẻ học thêm 1 kinh nghiệm, chứ không dạy trẻ hoài nghi oán trách người lớn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mấy bài toán tổng hiệu này thì chắc chắn các em lớp 5 làm được. Cứ suy nghĩ cao siêu như bmcn2 làm gì.
Chỉ cần giảng như anh PTM là OK.
Số bé=...
Số lớn=...
 
Có lẻ bmcn2 hơi bị khắt khe, nhưng thú thật, bmcn2 luôn có xu hướng đưa một vấn đề phức tạp về dạng đơn giản để dễ giải quyết. Mấy hôm nay, có chuyện riêng gia đình, bị ức chế tâm lý nên không reply. Dĩ nhiên là thầy ptm0412 đúng, nhưng vẫn thiếu và mang tính chất khô khan, đóng cứng, có xu hướng cưỡng bức.

Thứ nhất, xin phát biểu rằng, kết quả đúng của 1 bài toán là một mục tiêu duy nhất. Có nhiều bài toán, đáp án đúng của nó được tìm thấy bằng hơn 2 cách giải. Nhưng, đã là thầy thì mệt lắm. Thầy truyền thụ kiến thức căn bản cho trò, và hơn thế nữa, thầy còn phải có trách nhiệm để khích lệ tinh thần không sợ khó, không sợ khổ, chẳng sợ khô, cũng không sợ sai để các cháu có hứng thú và đam mê môn toán. Vì: TOÁN HỌC LÀ BÀ CHÚA CỦA KHOA HỌC, MÀ SỐ HỌC LÀ BÀ CHÚA CỦA TOÁN HỌC. Trên tinh thần đó, bmcn2 xin trình bày tiếp vấn đề như sau:

Trước khi trình bày tiếp vấn đề, xin lưu ý rằng bmcn2 không phản đối mà chỉ muốn trình bày thêm một khía cạnh nữa của bài toán thôi.
Bmcn2 mạn phép sửa lại bài toán này như sau:

Tìm 2 số khi biết tổng của chúng bằng 17 và hiệu của chúng bằng 7.
Tới đây, bài toán được biểu diễn bằng ngôn ngữ đại số như sau:
A + b = 17 (1)
A - b = 7 (2)
Cách giải:
Bước thứ nhất, vận dụng công thức, (nguyên lý đã biết) tìm số chưa biết, khi biết tổng và hiệu.
Cách 1, Tìm số bé trước:
Bé = (tổng đã biết - hiệu đã biết) chia 2
b = ( 17 -7) : 2

B = 5
Tới đây, ta thế b vào biểu thức thứ nhất, bài toán được đưa về dạng tìm số hạng chưa biết khi có tổng và số hạng đã biết. Tới đây, b = 5 là số hạng đã biết, biểu thức thứ nhất được viết:
a + 5 = 17 (1)
=> a = 17 – 5
a= 12
Tới đây, ta đã có a = 12 là số lớn. Thế a vào biểu thức thứ hai, bài toán được đưa về dạng tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu. Ở đây, a = 12 là số bị trừ đã biết, biểu thức thứ hai được viết:
12 – b = 7 (2)
b = 12 -7
b = 5.
Cách thứ 2, tìm số lớn trước:
Lớn = (tổng đã biết + hiệu đã biết) chia 2
a = (17 + 7): 2

a= 12
Thế a vào biểu thức thứ nhất, bài toán cũng được đưa về dạng tìm số hạng chưa biết khi có tổng và số hạng đã biết.
12 + b = 17 (1)
=> b = 17 – 2
b = 5
Thế b vào biểu thức thứ hai, bài toán được đưa về dạng tìm số bị trừ chưa biết khi biết số trừ và số hiệu.
a - 5 = 7 (2)
=> a = 7 + 5
a = 12
Cảm ơn thầy ptm0412 vì bài viết đã giúp cho bmcn2 nhớ lại gần như toàn bộ bài giảng của cô giáo cũ hồi học cấp 1.
Còn cách thứ 3 nữa...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mấy bài toán tổng hiệu này thì chắc chắn các em lớp 5 làm được. Cứ suy nghĩ cao siêu như bmcn2 làm gì.
Chỉ cần giảng như anh PTM là OK.
Số bé=...
Số lớn=...
Không chắc đâu thầy à, bmcn2 đi khảo sát rùi, cho học sinh lớp 6 và 7 giải luôn. Hết thời gian quy định và cho thêm 5 phút nữa, nhưng tụi nhỏ vẫn cắn bút, loay hoay nháp các phương án. bmcn2 còn 1 cách giải và giảng nữa, nó như là cái móng vững chắc và sự gợi mở để các em có được sự vững chắc khi bước vào cấp 2.
 
Cách thứ 3, vắn tắt thế này:
a + b = 17 (1)
a - b = 7 (2)
2a = 24
=> a= 12
Thế a vào (1) hoặc (2), ta dễ dàng tìm được b.
Yêu cầu trả lời số bé trước, số lớn sau thì không logic với tư duy và thực tế, "cãi nhau" với 1 gv chuyên toán cấp 2, 3 thì cô ý nói là: Đó là dụng ý của người ra đề.
 
Thầy truyền thụ kiến thức căn bản cho trò, và hơn thế nữa, thầy còn phải có trách nhiệm để khích lệ tinh thần không sợ khó, không sợ khổ, chẳng sợ khô, cũng không sợ sai để các cháu có hứng thú và đam mê môn toán.

Vậy thì làm vậy đi.
Sai thì rút kinh nghiệm lần sau đúng. Và dạy cả học trò nữa. Dạy cả việc đọc cho hết đề nữa.

bmcn2 không phản đối mà chỉ muốn trình bày thêm một khía cạnh nữa của bài toán thôi

Cách giải ra đáp số đó đâu có khía cạnh gì mới? Vả lại tôi cũng không nói bạn giải sai, hay ku nhóc kia giải sai?

kết quả đúng của 1 bài toán là một mục tiêu duy nhất

Ra đáp số đúng, còn phải gọi tên đáp số đúng nữa. Hai đáp số, thì phải gọi đúng từng tên, vậy thôi. Số bé điền vào ô số lớn, nói thẳng ra là xớn xác.
 
Cách thứ 3, vắn tắt thế này:
a + b = 17 (1)
a - b = 7 (2)
2a = 24
=> a= 12
Thế a vào (1) hoặc (2), ta dễ dàng tìm được b.

Đây không phải cách thứ 3, đó là cách thứ 2 (tính số lớn trước) diễn giải lại theo đại số lớp 6.

Cách 1 diễn giải lại theo đại số lớp 6 là:

a + b = 17 (1)
a - b = 7 (2)
0a + 2b = 10 (1) - (2)
=> b = 5

Thế b vào (1) hoặc (2) ...

"cãi nhau"! Thay vì cãi nhau, quay sang bảo học trò: Lần sau chú ý hơn nhé!

Có phải học trò giỏi thêm, thầy giỏi thêm không!
 
Đây không phải cách thứ 3, đó là cách thứ 2 (tính số lớn trước) diễn giải lại theo đại số lớp 6.

Cách 1 diễn giải lại theo đại số lớp 6 là:

a + b = 17 (1)
a - b = 7 (2)
0a + 2b = 10 (1) - (2)
=> b = 5

Thế b vào (1) hoặc (2) ...

"cãi nhau"! Thay vì cãi nhau, quay sang bảo học trò: Lần sau chú ý hơn nhé!

Có phải học trò giỏi thêm, thầy giỏi thêm không!
Nói cách thứ 3 vì dùng phương pháp cộng hoặc trừ đại số để rút gọn, đưa bài toán về dạng thức đơn giản.
Tại đang trình bày thì cô ý cắt ngang và cãi. Còn theo logic thì việc yêu cầu viết số bé trước thì không đúng trình tự tư duy. Đồng ý rằng "Thay vì cãi nhau, quay sang bảo học trò: Lần sau chú ý hơn nhé!", vì có lẻ dụng ý người ra đề là muốn các em phải chú ý và cẩn thận.
Được phép dạy các cháu hoài nghi chứ không dạy các cháu oán trách. Vì thực tế là có nhiều phần trong một vài cuốn sách giáo khoa bị sai lè lè ra.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Còn theo logic thì việc yêu cầu viết số bé trước thì không đúng trình tự tư duy.

Bắt buộc tính số nào trước (bé trước cũng vậy, lớn trước cũng vậy), là trói buộc tư duy thì có.
Ai bảo trình tự là tìm số lớn trước số bé sau? Sách nào? Nếu trình tự là vậy thì người ta dạy 2 cách làm gì?

Theo logic thì học sinh giỏi sẽ chọn cách dễ hơn:

Không thể nói "Tụi nhỏ nghĩ ngay đến việc viết phân số lớn trước, phân số bé sau", vì khi cô dạy 2 cách, không thể nói là 90% của tụi nhỏ chọn cùng 1 cách. Theo xác suất thì 50/50. Theo suy luận logic thì học sinh khá giỏi chọn tính số nhỏ trước. Vì (tổng - hiệu) cho kết quả nhỏ hơn (tổng + hiệu), dễ chia 2 hơn.
 
Bắt buộc tính số nào trước (bé trước cũng vậy, lớn trước cũng vậy), là trói buộc tư duy thì có.
Ai bảo trình tự là tìm số lớn trước số bé sau? Sách nào? Nếu trình tự là vậy thì người ta dạy 2 cách làm gì?

Theo logic thì học sinh giỏi sẽ chọn cách dễ hơn:

Đây, thầy nhìn xem:
Cách 1 diễn giải lại theo đại số lớp 6 là:

a + b = 17 (1)
a - b = 7 (2)
Có phải a, số lớn đứng trước hay không? Yêu cầu viết số bé trước, một là nhầm lẫn, hai là dụng ý dạy cho các em cẩn thận, ba là đánh bẫy để tuyển lựa vài em thật giỏi trong hàng vài trăm em của một trường. Thế thôi. Còn dạy 2 cách là để các em vận dụng tư duy, bởi vì mục tiêu thì chỉ một, nhưng con đường đến mục tiêu đó thì có nhiều.
 
Nói với ... sướng hơn! (đầu gối)

Lớp 5 là lớp 5, lớp 6 là lớp 6!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom