Học Tiếng Anh theo phương pháp nào là hay nhất?

Liên hệ QC

skyonline

Thành viên thường trực
Thành viên danh dự
Tham gia
21/7/06
Bài viết
276
Được thích
646
Nghề nghiệp
Sinh Vien
Ai cũng biết ngày nay tầm quan trọng của tiếng anh như thế nào rồi? Hiện tại ngoại ngữ là một trong những điểm yếu lớn của người đơn âm sắc như nước mình trong giao tiếp. Em mở mục này để những người có kinh nghiệm học tiếng anh cùng trao đổi phương pháp học có hiệu quả nhất. Mong mọi người cho ý kiến!
 
Thiên nhĩ thông rồi nghe khó không?

Phương pháp tập thính lực - luyện sức chú ý.
Điều kiện: Máy nghe băng hoặc CD.
- Bật một bản nhạc có lời mà bạn chưa từng nghe hoặc chỉ mới biết giai điệu.
Nhắm mắt, nghe lời của bài hát - từng từ từng từ một - trong tâm trí bạn nhại theo ca từ đó (nhớ không phát ra tiếng hay nhép môi theo), toàn bộ cảm xúc của bạn đặt theo giai điệu của bản nhạc. Hết bản nhạc, Bạn gắng nhớ xem nội dụng bài hát là gì? Trong quá trình nhại theo bản nhạc trong tâm trí, chúng ta đừng để ý nghĩ khác xâm chiếm. Sau khi nhớ lại nội dung rồi. Chúng ta mở mắt và nhớ lại lần nữa về nội dung bài hát.

Phương pháp thì cực kỳ đơn giản, xong người ta làm cho nó phức tạp để che mắt mọi người. Hành pháp mới là quan trọng. Đây là phương pháp luyện sức chú ý của tai. Nếu không có nhạc có lời thì ta có thể dùng nhạc không lời nhưng chúng ta sẽ tập trung nghe tiếng của một nhạc cụ nào đó ví dụ như ghita bass hay trống chẳng hạn.

Bước này đạt thành tựu bạn sẽ nhận ra rằng, sau khi nghe một bản nhạc rồi thì trạng thái khác liền và trước đây chúng ta chỉ nghe bằng tai chớ không nghe bằng não. Hãy đễ não lắng nghe và con tim hòa nhịp.
 
Não là một ông sếp ... MẮC DỊCH

Khi nói chuyện với nhau bằng tiếng Mẹ đẻ chúng ta hãy để ý đến các vấn đề sau:
- Các câu đơn giản, khi hồi nhớ lại rất dễ và trong quá trình thâu nhận đó dường như não không liên tưởng, phân tích, sắp xếp gì cả nhưng bức tranh về nội dung rất rỏ ràng, sáng sủa.
-Khi Bạn kể tôi nghe một câu chuyện hơi trừu tượng, não tạo dựng hình ảnh, biểu tượng, rồi liên tưởng, rồi dẫn dắt, diễn dịch... đến một bức tranh nào đó về ý nghĩa. Sự sắp xếp đó có lô-gích hay không thì bản thân nó cũng biết và sẽ đặt câu hỏi trở lại.
-Khi ai đó nói với tôi câu chuyện với cách dùng từ đặc biệt, lộn xộn, não dựng nên một bức tranh siêu tưởng, bản thân nó không hiểu luôn và cuối cùng treo máy... Kẻ xấu dùng nó mà chúng ta gọi là Bùa chú gì đó. Tiếng Anh cũng có thể làm não treo nếu như tôi đi xin việc, ông Tây nọ nói một câu quá dài, não treo luôn, nó cũng đưa ra bức tranh ý nghĩa nhưng toàn là màu trắng xóa?
Học nghe tiếng Anh, trước tiên chúng ta nên luyện sức chú ý của TAI, nhắm mắt để tăng cường quá trình. Sau khi quen, chúng ta mở mắt nhưng mắt lúc đầu vẫn phải phối hợp bằng cách hướng về nơi phát ra âm thanh.
Khi quen rồi, Bạn vẫn nghe nhưng tập mắt nhìn tứ tung. Nếu vẫn nghe và hiểu tức là sức chú ý của tai không cần can thiệp đến ý chí nữa rồi. Thành công.
 
Những kinh nghệm học ngoại ngữ của anh rất hay. Nói thực hiện tại vốn tiếng anh của em nghe thì câu được câu không dịch thì cũng đỡ hơn chứ còn nói và viết thì đúng là gà mờ lắm. Anh có nói đến chuyện nghe nhạc bằng tiếng anh nhưng em thấy cách đó khó lắm vì bài nhạc ngươì ta vừa hát nhanh vừa có các giai điệu này nọ nói chung là rất khó nghe thành câu. Còn về học tiếng anh em thấy chẳng có cách gì hơn là thường xuyên tiếp xúc với nó mà tiếp xúc thì cũng phải có động lực nào đó mới làm đựoc như em đi học phải đọc tài liệu bằng tiếng anh nên mới có tiến bộ hơn chút mà khổ lắm đâu phải lúc nào cũng đọc đuợc đó là do đi học nếu không đọc thì không làm được bài tiếc tiền mới đọc chứ ngồi nhà thì có đọc được vài trang mới lạ. Cho nên nếu tự học tiếng anh thì em thấy hơi khó. Anh có nhiều kinh nghiệm mong anh truyền đạt lại những kinh nghiệm cụ thể hơn. Thanks.
 
Não lúc nào cũng mắc dịch

Xin lỗi Bạn vì mình viết không rõ, để tăng cường thính lực - bắt đầu là nghe nhạc lời Việt Nam mình, chứ nghe nhạc ngoại thì không thể rồi. Bạn thử xem.
Ở đây mình muốn nhấn mạnh phần nghe và phát âm trước.
Khi nghe Tiếng Anh chúng ta tìm những giáo trình luyện ngữ âm và học trước. Các bộ giáo trình sau rất hay:
1. Clear Speech; tác giả: Judy B. Gilbert (2 cuốn) . NXB TP. Hồ Chí Minh
2. Speaking Clearly (cũng tác giả trên)
Tuy nhiên bộ này giọng Mỹ, không phải Anh

Bộ này tổng cộng 6 băng, rất hay và rất cơ bản. Học nó Bạn sẽ khám phá ra rất nhiều điều mà khi học phổ thông chẳng ai nói cho ta biết cả.
Nghe phần ngữ âm thành thục giúp chúng ta có một ngữ điệu tiếng Anh cho riêng mình. Xưa tôi cũng ớn Tiếng Anh lắm, học lấy cái bằng B rồi mà nói rặn muốn chết; đi phỏng vấn ở công ty nước ngoài là rớt một cái bịch.

Trở lại với bộ luyện ngữ âm trên, mỗi bài đều rất hay - và có một phần nghe nhỏ, ở phần nghe này - như đã bàn lần trước - khi nghe bạn phải dùng pháp nhại âm lại trong trí (chỉ trong trí - nhại cả ngữ điệu luôn), giống như đứa trẻ lên 3 nhại anh bán hàng "Ai bánh chưng bánh giò không"; đứa bé nhại "A bí hưng bí giờ hông" với tất cả cảm xúc của nó - còn mình lớn thì nhại lại trong trí thôi.

Não hay liên tưởng, diễn dịch, tạo hình ảnh... theo ý nó lắm. Nhất là khi nghe một câu hơi dài - chỉ cần gặp một từ quen, não dừng lại phân tích và lục lọi trong bộ nhớ để DỊCH từ Anh sang Việt, và do đó nó làm đứt mạch thông tin, bức tranh cuối cùng sẽ lộn xộn và ta không hiểu gì hết chỉ mang máng nhớ cái từ và lại rặn nhớ tiếp. Câu sau không thể nghe tiếp vì não mắc dịch làm tai mất tập trung luôn. Nhại âm trong trí sẽ khắc phục điểm này. Ngày nay, truyền hình cáp đầy, nếu rãnh, ngồi xem phim Mỹ bạn nhại theo. Nói chung có điều kiện là thực hành. Sau này bạn sẽ thấy tác dụng của phương pháp này rất lớn. Nó tạo phản xạ cho tai - não.

Do vậy, ở điểm dừng của một câu là não khởi phân tích ngay, chúng ta đừng chìu ý nó dùng ý chí lơ nó đi. Vì nếu nghe hiểu thì đã hiểu, nghe không hiểu thì gắng nhớ chỉ làm chết nơ-ron thần kinh làm mệt óc. Học ngoại ngữ phải thư thái ung dung thì tiến mau lắm.

Chúng bạn vui.
 
Băng luyện từ vựng: Để luyện từ vựng. chúng ta cần phải có loại băng chuyên luyện từ vựng. Loại băng này sẽ được đọc chậm gồm 3 phần:

1. Đọc từng ký tự ( A - P - P - L - E)
2. Đọc nguyên từ
3. Đọc ví dụ kèm theo.

Luyện tập:
Khi giai đoạn đọc chậm, trong trí chúng ta tưởng tượng các mẫu tự theo tiếng đọc.
Khi nguyên một từ được đọc lên, trong trí nhại theo từng âm kể cả ngữ điệu.
Khi đọc ví dụ cũng vậy.

Phương pháp trên hiệu quả hơn phương pháp rút thăm, ghi lại nhiều lần một từ trên giấy.

Phần mềm mềm đọc tiếng anh là Cool Speech., Vocaboly

Ở Việt Nam chưa thấy các giáo trình luyên Vocabulary nhiều. Ở Đài Loan và Thái, các giáo trình học từ vựng đều cấu trúc theo kiểu trên - giống các chương trình học Tiếng Anh của đài BBC.

Chương trình English Study cũng có phần học từ vựng rất hay, rất trực quan. Chúng ta có thể dùng chức năng Learning Window để học từ. Bạn có thể thiết lập thời gian để các từ lặp lại theo chu kỳ. Kết hợp với tính năng phóng to có sẳn trong Windows để ngồi xa xem từ và thực hiện phương pháp ghi nhớ như trên Programs>Accessories>Accessibility>Magnifier.

Nếu có điều kiện, các bạn nên xài bản gốc phần mềm nội địa này giá có mắc nhưng nó đáng giá và cần được chúng ta ủng hộ.

Học từ rất khô khan và không thứ vị, nhưng nếu Bạn không có môi trường để thực tập Tiếng Anh, thì phương pháp học từ vựng sẽ giúp Bạn giữ phong độ của mình. Chỉ cần 10 phút / ngày theo phương pháp, bạn sẽ không sợ mình cứng lưỡi hay ngọng khi phải sử dụng Tiếng Anh vì mỗi ngày chúng ta đều khởi động và kích thích vùng chức năng ở trong não mà.

Thêm vào đó, chúng ta nếu có thời gian rãnh nên rèn luyện tư duy Tiếng Anh qua Tiếng Việt thường ngày, trong cách nói và đơn giản nó đi:
Ví dụ:
A: (Gọi điên thoại cho B) Alô, B hả? Đang làm gì vậy?
B: Tao đang ăn cơm.

Trong tư duy người Anh thì B đang nói chuyện qua điện thoại, hành động ăn cơm đã bị ngưng rồi.

Ví dụ:
VN: Đồng hồ có hai cái kim: là kim ngắn và kim dài.
EN: Đồng hồ có cái tay... (.. has two hands)

Ví dụ:
VN: Tôi trao cho em tất cả tình yêu của tôi
EN: giống (I give her all my love)

Ví dụ:
VN: Tớ đang bị rắc rối.
EN: Tớ đang ở trong rắc rối (I am in trouble now)


Ví dụ:
VN: Tôi có nhân viên làm việc đó.
EN: giống - I have staffs to do that.

Ví dụ:
VN: Alô, Công ty EXCEL phải không ạ? Chị vui lòng cho tôi gặp anh Cao ?
EN: khác - speak to Mr. Cao
Qua điện thoại làm sao SEE được phải không các bạn - trừ khi điện thoại đó có Tivi?


Bạn hãy tìm sự khác biệt nho nhỏ đó. Bạn sẽ thấy để có được tư duy tiếng Anh cũng không khó lắm. Bạn chỉ có thể lưu loát ngoại ngữ khi tư duy này đã có, và khi đã có thì nó sẽ thường trực và bạn đã bước qua được một ngưỡng mới. Biết là phân biệt được (Khổng Tử)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
songlon đã viết:
Các bộ giáo trình sau rất hay:
1. Clear Speech; tác giả: Judy B. Gilbert (2 cuốn) . NXB TP. Hồ Chí Minh
2. Speaking Clearly (cũng tác giả trên)
Tuy nhiên bộ này giọng Mỹ, không phải Anh

Bộ này tổng cộng 6 băng, rất hay và rất cơ bản.
Mình tìm được bộ Clear Speech của Judy B. Gilbert do một GV của trường DH SP dịch. Nhưng hỏi mấy nhà sách đều chỉ có sách chứ không có băng đĩa gì cả. Có bạn nào có đĩa này hay biết nhà sách nào ở tp HCM có đĩa này không nhỉ?!
 
DVC's student đã viết:
Có bạn nào có đĩa này hay biết nhà sách nào ở tp HCM có đĩa này không nhỉ?!

DVC's student tìm tại Nhà Sách Nguyễn Huệ và Nhà Sách 204 Pasteur thử xem có không nha.
 
Cám ơn sư muội nhé, -\\/. DVC's s vừa gọi tới nhà sách Nguyễn Huệ, ở đó có đĩa kèm theo. Hi hi, ||||| tối nay fải đi mua nhanh mới được. Nghỉ gần 2 tuần rùi mà chưa học được chữ tiếng Anh nào.&&&%$R
 
Web KT
Back
Top Bottom