Hóa đơn hợp pháp, hợp lệ như thế nào? (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Lắm lúc nhiều hóa đơn chỉ sai 1 chút, nếu làm việc căng thẳng dựa trên thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2010 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì e rằng thật sự có nhiều khó khăn trong giao dịch kinh doanh nhưng nếu không chiếu theo luật định để tiếp nhận 1 chứng từ xem có đúng quy định hướng dẫn của TT 153/2010/TT-BTC thì phần rủi ro không được khấu trừ hoàn thuế quay lại doanh nghiệp.

Nhân đây, xin minh họa 2 hóa đơn này, để các bác xem có được xem là chứng từ hợp lý hợp lệ không để em nhờ bên bán xuất lại hóa đơn khác cho em. Xin cám ơn

n22jgijjbpop2jb.jpg

Hóa đơn thứ nhất - chữ viết đè chồng lên chỗ chỉ tiêu người mua hàng



673e5ym1418clk5.jpg

Hóa đơn thứ hai - dòng tiền thuế GTGT viết móc thêm số 0 để thành số 8, màu mực như nhau.

Khổ quá các bác ơi, hỏng lẻ sai chút ít rồi không nhận hóa đơn của người ta, nói với nhà cung cấp lắm họ thông cảm mới điểu chỉnh để phát hành hóa đơn mới.
 
Riết rồi, em cũng không muốn viết bài chia sẻ, hỏi đáp. Đa phần anh em đều trong nghề kế toán mà có thấy ai viết bài chia sẻ gì đâu? Khu vực này không lẻ ế đến vậy sao chời
 
Đối với hoá đơn phía trên, bắt buộc phải huỷ và xuât hoá đơn khác vì tên đơn vị bị viết sai. Đ.Tư không được viết tắt, X.Dựng cũng không được viết tắt. Chỉ có các từ thông dụng được phép viết tắt (có quy định) mới được chấp nhận. Ví dụ: TNHH = Trách Nhiệm Hữu Hạn; VN = Việt Nam; CP = Cổ phần, v.v...

Điều 13 của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP

1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được và bao gồm hai thành tố sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, cụm từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, cụm từ hợp danh có thể viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, cụm từ tư nhân có thể viết tắt là TN;"

Còn hoá đơn phía dưới, theo mình nghĩ thì hợp lệ vì đúng với phương pháp số học (10% của tiền hàng). Còn số 8 nhìn thì thấy móc từ số 0. Nhưng có ai cấm các số 8 khác nhau đâu.
 
Em không nói cụm từ viết tắt theo Thầy chỉ dẫn quy định tại 43/2010/NĐ-CP mà tình huống ở đây là viết đè chồng vào chữ X
Nếu muốn viết chữ tắt phải theo giấy phép đăng ký kinh doanh đã đăng ký, dữ liệu này bên mua phải cung cấp cho bên bán
 
Trong công việc đôi khi cũng cần linh động một chúc Bác ah. Với em thì em hay xem xét theo khía cạnh là hóa đơn giá trị lớn hay nhỏ, sai nhiều hay ít, và có thể có VAT hay không VAT nữa.

Ví dụ như trong 2 hóa đơn trên thì em chắc chắn sẽ đồng ý hóa đơn dưới, còn hóa đơn trên thì khỏi pahỉ bàn mà phải trả lại.
 
Em xin bó tay với Thầy 2 từ linh động, linh động để rồi chuốc cái rủi ro cho DN rồi cá nhân người làm kế toán có bị trừ lương không (Chính sách của DN em là trừ lương đó Thầy a)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
"Riết rồi, em cũng không muốn viết bài chia sẻ, hỏi đáp. Đa phần anh em đều trong nghề kế toán mà có thấy ai viết bài chia sẻ gì đâu? Khu vực này không lẻ ế đến vậy sao chời"
Khu của bác không ế đâu. Chỉ tại ko có câu trả lời thỏa đáng nên chưa có phản hồi đấy ạ
 
Em không nói cụm từ viết tắt theo Thầy chỉ dẫn quy định tại 43/2010/NĐ-CP mà tình huống ở đây là viết đè chồng vào chữ X
Nếu muốn viết chữ tắt phải theo giấy phép đăng ký kinh doanh đã đăng ký, dữ liệu này bên mua phải cung cấp cho bên bán

Theo tôi nghĩ, việc viết chồng, đè như hoá đơn này thì được chấp nhận. Nhưng nội dung bị sai thì không được chấp nhận.

Bây giờ người ta in bằng máy in nên hạn chế được việc viết chồng, đè. Còn nội dung là do chủ quan sai sót.
 
Bác nói thế thì còn gì để nói, để chia sẻ. Dzậy cứ căn cứ vào thông tư mà làm. (trên đời này cái nào cũng có cái giá của nó), hihi.... đọc thì hơi khó nghe nhưng sự thật là thế, được cái này thì mất cái kia thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
02 hóa đơn đầu vào mà Bác up lên chiếu theo Điều 14 thông tư 153/2010/TT-BTC quy định,nói nó không hợp pháp hợp lệ cũng không có sai.Mình linh động cho người bán nhưng cơ quan thuế có linh động cho mình không thì chưa biết được. Vì quyền lợi của mình nên làm biên bản thu hồi hóa đơn yêu cầu bên kia xuất lại cho chắc ăn.
Nếu vì việc này mà đối tác làm khó không hợp tác thì tốt nhất Bác đi tìm nhà cung cấp khác vì họ chỉ quan tâm tới quyền lợi của Doanh nghiệp họ còn Doanh nghiệp mình như thế nào họ ko quan tâm. Những cty như thế này Bác chào thân ái và ko hẹn gặp lại.
Điều 14. Lập hoá đơn
1. Nguyên tắc lập hoá đơn
a) ...
b) ....
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có).
 
Theo tôi nghĩ, việc viết chồng, đè như hoá đơn này thì được chấp nhận. Nhưng nội dung bị sai thì không được chấp nhận.

Bây giờ người ta in bằng máy in nên hạn chế được việc viết chồng, đè. Còn nội dung là do chủ quan sai sót.

Trong 2 hóa đơn này, yêu cầu bên bán nên xuất lại hóa đơn khác vì tên đơn vị không được ghi tắt như thế, tên đơn vị nếu có ghi tắt cần phải ghi đúng theo giấy phép kinh doanh của Công Ty đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh
.
Ngoài ra, không được viết chồng, đè vào các từ.

Theo quy định tại Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2010 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Tại Điều 14 – Lập hóa đơn, khoản 1 - Nguyên tắc lập hoá đơn, tiết b: ......

Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có).


Ngoài ra cả nhà chú ý thêm:

2.4.- Lệch ngày, lệch tháng giữa Liên 1 và Liên 2: (Phòng Kế toán Công Ty tự sửa ngày tháng)

Điều 21. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
……
Hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hoá đơn. Cụ thể ở đây là sai lệch ngày và tháng giữa Liên 1 và Liên 2

Có thể tham khảo thảo luận tại đây
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tình huống:
Câu hỏi Người hỏi yêu cầu không nêu tên: ngày 28/05/2012

Vừa qua, công ty chúng tôi có nhận được một hóa đơn thuê văn phòng của chủ tòa nhà văn phòng chúng tôi đang thuê. Hóa đơn ghi tất cả các yếu tố bằng tiếng Việt và Việt Nam đồng. Tuy nhiên trong phần diễn giải của hóa đơn có ghi chú thêm tỷ giá.

Ví dụ: (Tỷ giá 1USD = 20828 đồng)

Chúng tôi xin hỏi hóa đơn như vậy có được coi là hóa đơn hợp pháp không?

Trả lời của Cục Thuế TP. HCM qua hệ thống đối thoại doanh nghiệp

- Tại tiết e điểm 2 Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

“Đồng tiền ghi trên hóa đơn

Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.

Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.

Ví dụ: 10.000 USD - Mười nghìn đô la Mỹ.

Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty theo trình bày khi trả tiền thuê văn phòng nhận được hóa đơn GTGT có các chỉ tiêu trên hóa đơn được thể hiện bằng tiền Việt Nam, phần diễn giải của hóa đơn có ghi thêm tỷ giá ngoại tệ. Nếu bên cung cấp dịch vụ cho thuê nhà được phép hạch toán kế toán bằng ngoại tệ thì hóa đơn đã lập vẫn hợp pháp và được làm căn cứ để kê khai thuế

Lời bình: Làm sao biết được bên cung cấp dịch vụ được phép hạch toán kế toán bằng ngoại tệ. Hòng lẻ mỗi lần giao dịch đề nghị họ cung cấp các VB pháp lý đăng ký thuế của họ sao chời. Người mua có được quyền hỏi nhà cung cấp vấn đề này không?

Nhờ các bạn cho em có lời khuyên khi giao dịch với khách hàng.
 
Tình huống:
Câu hỏi Người hỏi yêu cầu không nêu tên: ngày 28/05/2012



Trả lời của Cục Thuế TP. HCM qua hệ thống đối thoại doanh nghiệp



Lời bình: Làm sao biết được bên cung cấp dịch vụ được phép hạch toán kế toán bằng ngoại tệ. Hòng lẻ mỗi lần giao dịch đề nghị họ cung cấp các VB pháp lý đăng ký thuế của họ sao chời. Người mua có được quyền hỏi nhà cung cấp vấn đề này không?

Nhờ các bạn cho em có lời khuyên khi giao dịch với khách hàng.

Xin chen ngang chút: Em ghét nhất trên đời các công văn trả lời cho doanh nghiệp mà có ghi chữ "Nếu" trong đó, Doanh Nghiệp cần trả lời là có hay không, được hay không được, trường hợp câu hỏi chưa rõ ràng thì cơ quan thuế nên yêu cầu doanh nghiệp giải trình thêm hay bổ sung hồ sơ để có câu trả ời chính xác nhất.

Còn trả lời mà cứ "nếu" trong đó em cho rằng cán bộ trả lời cũng không chắc chắn --> thiếu năng lực (cho về "hưu" cho Doanh Nghiệp và kế toán như chúng em nhờ)
 
Vậy trong trường hợp này chữ nếu có thể hiểu là trường hợp được không hả bác Tùng nhà em.

Trường hợp bên cung cấp dịch vụ cho thuê nhà được phép hạch toán kế toán bằng ngoại tệ thì hóa đơn đã lập vẫn hợp pháp và được làm căn cứ để kê khai thuế

Suy nghĩ thêm công văn này và đối chiếu với trả lời trên


wh7mom841m1ioa9.jpg
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hà xin xía vào 1 tý:

Nhìn 2 hóa đơn trên thì đúng là không hợp lệ được. Nếu người dễ tính thì sẽ cho qua cái hóa đơn thứ hai
Nhưng sau này thế nào cũng sẽ bị các anh chị Thuế túm cổ, bắt bẻ. Vậy nên cứ bảo hủy rồi xuất lại hóa đơn khác cho an toàn, hơn nữa giá trị hóa đơn cũng tương đối lớn.
(Phòng bệnh hơn chữa bệnh mà)
%#^#$.

Kinh nghiệm cho thấy: khi quyết toán, các anh chị thuế sẽ bới, moi, móc từ những sai sót nhỏ nhất để kiếm thêm thu nhập ấy mà ^^
 
Theo mình thấy thì HD thứ nhất phải hủy,vì tên đơn vị đã bị viết chồng, còn HD thứ 2 mình thấy cũng không có vấn đề gì nếu các liên của HD đều giống nhau, nét chứ giống nhau.
 
Các Anh/Chị đều đã làm việc với các cơ quan thuế địa phương ở các tỉnh thành mỗi nơi hành xử mỗi kiểu. Vì vậy, vấn đề hợp lý, hợp lệ ở đây theo bác KGTT là hóa đơn sai theo các quy định hiện hành về hóa đơn. Để bảo toàn cho DN thì thông thường mình nên yêu cầu đơn vị mua viết lại hóa đơn, còn nếu các hóa đơn mà nhân viên Công ty đã đi mua và thực hiện trả tiền rồi thì e khó mà thương lượng và yêu cầu bên bán hàng xuất lại.
 


673e5ym1418clk5.jpg

Hóa đơn thứ hai - dòng tiền thuế GTGT viết móc thêm số 0 để thành số 8, màu mực như nhau.

Trong trường hợp trên, em không viết sai tại mấy dòng tổng tiền ở dưới, nhưng em viết sửa số tương tự như trên tại phần Số lượng, Đơn giá của hàng hóa ở trên, vậy thì lỗi như vậy có bỏ qua được không?
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom