Tây nó cũng như ta thôi. Đã là con người thì ở đâu cũng như nhau, cái khác nhau là mức độ. Ở Mỹ mức độ khác, ở châu Âu thì ở mỗi nước mức độ khác. Ví như vượt tốc độ ở chỗ tôi, vượt đèn đỏ cũng có nhưng không nhiều tới mức như ở Việt Nam. Cũng có người xả rác nhưng mức độ không như ở Việt Nam. Hiếm lắm kiểu đánh người viện cớ "nhìn đểu". Học sinh cũng có ai đó đánh nhau. Nhưng không có chuyện xích mích rồi gọi 20, 30 bạn cầm búa, mã tấu, dao đi đánh nhau. Côn đồ có nhưng thường là côn đồ thực sự chứ không phải học sinh đồng thời là côn đồ. Mức độ không như ở Việt Nam. Cướp giật cũng có nhưng không mọi lúc mọi nơi, manh động, trắng trợn như ở Việt Nam. Ngay trong thành phố thôi nhiều khi ban đêm tôi ra trạm xăng mua thuốc. Chỗ gần nhà có đèn cho người sang đường. 1, 2 ô tô đang chờ đèn xanh. Xung quanh không một bóng người. Tôi tin chắc rằng ở Việt Nam cũng có người 2 giờ đêm dừng xe đợi đèn xanh như thế. Tôi cũng biết rằng ở chỗ tôi cũng có trường hợp đi khi đèn đỏ ở trường hợp trên. Cái khác nhau là ở tỷ lệ, là ở mức độ. Hồi chưa sang châu Âu tôi nghe ai nói là bọn Tây nó vệ sinh, ăn uống kỹ tính lắm. Rằng chuối có những đốm xẫm là nó không ăn. Sang "đây" mới thấy là cả chuối nẫu nó cũng ăn. Mà lại là hàng hiếm vì nhập khẩu, trong nước không có.
Tôi đồng ý với bác mọi điểm nhưng riêng điểm tôi tô đậm ở trên thì nó tuỳ điạ phương (địa phương tôi nói ở đây là cấp độ xã, huyện).
Chúng ta hãy nói chuyện trong ngữ cnahr trường Trung và Tiểu học:
Trường công lập thì mức độ học sinh côn đồ có tỷ lệ khá sát với mức độ nghèo của vùng mà trường toạ ngự. Trường gần như bó tay, không đủ quyền hạn và ngân sách. Hầu hết các nơi đều có luật
"bảo đảm học sinh có trường học cho đến tốt nghiệp", cho nên trường rất khó đuổi học sinh, mà có đuổi thì học sinh vẫn có trường khác bắt buộc phải nhận. Đó là chưa kể nhiều học sinhn côn đồ núo dưới cái bóng
"chống kỳ thị chủng tộc" để tố ngược lại bên trường.
Trường tư thì mức độ kiểm soát của trường và ý thức phụ huynh cao thấp tuỳ theo mức độ xịn của trường. Phần lớn các trường xịn là của Đạo Tin Lành cho nên cũng ảnh hưởng chế độ nhà thờ.
Trường Đạo (Công Giáo) thì tuỳ theo vùng mà Toà Tổng Giám Mục cho phép lấy học phí ra sao, vùng xịn thì giá lấy tới khoảng phân nửa trường tư xịn kể trên, nhưng vùng nghèo thì học phí rất thấp, có khi chỉ tượng trưng, những nhà mới di dân có thể xin miễn hoặc học bổng.
Thằng cháu gọi tôi bằng cậu, bố mẹ nó ở Úc, từng bị tụi côn đồ di vô toilet, dùng dao rạch cho một đường trên trán (may không sâu lắm nên vết thẹo có thể che được khi dùng phấn trang điểm). Kết quả là phải đổi trường.
Thằng em tôi ở LA, chính cái thằng tôi kể đụng xe ở trên, cũng học trường công ở LA. Đi học hết bị tụi đen đến tụi Mễ hiêp đáp đánh đập, về sau pohairn gia nhập một băng Mễ làm tài lọt chúng mới tha cho. Ra trường rồi đồng đảng còn đến kiếm. Nhưng may là cái thằng này thuộc loại chậm chạp nhút nhát, chúng cho rằng cũng chả xài được cho nên vài tháng sau thì chúng để yên.
Một vài cháu của tôi ở LA và Houston (Texas) bị tụi nó đưa vào đường sì ke từ lớp 9. Có đứa chết vì tranh chấp, có đứa sót lại nhưng vẫn còn ghiền nên đến giờ này vẫn phải đi buôn để đủ dùng, có đứa qua 35 tuổi tự nhiên tu, dứt hẳn.
Mấy thằng cháu khác của tôi bên Mẽo thì bố mẹ chúng thuộc lớp "white collar" nên có hoàn cảnh chọn mua nhà ở khu khá khẩm, trường học tương đối tốt.
Tôi nhớ cách đây mấy năm, có câu chuyện bà mẹ da đen ở Detroit, thất nghiệp không đủ tiền nhà nên phải dọn ra nơi khác. Nhưng bà ta cố năn nỉ chủ nhà cũ cho phép dùng địa chỉ. Lý do: cái trường ở đó tốt hơn nơi mà bà ta phải dọn đến.