Hâm (6 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Ngủ trong nhà còn bị tông nữa đây!!!
Xe container tông sập 3 nhà dân, nhiều người đang ngủ thoát chết
hết biết phải nhìn vào hướng nào luôn các bác ạ.
Gần nhà tôi cũng có vụ tương tự. Nhà nọ có 3 bà cháu đang ngủ, tự nhiên xe container đi vào đâm vỡ cả nhà, may mà cách cái giường ngủ 2 mét. Không có thương vong về người. :)
3 bà cháu nhà đó lại được căn nhà mới khang trang hơn.
 
Khi ý thức tôn trọng luật pháp thấp, coi thường pháp luật, thì trong cuộc sống nó là như thế.

Một cuộc cách mạng có thể thực hiện trong vài ngày, chế độ thay đổi trong 1 ngày. Nhưng ý thức, thói quen nhiều khi cần cả 1 thế hệ để thay đổi.

Tôi cho là nên dừng đèn đỏ nhưng tôi thấy những người khác cứ đi ào ào nên tôi cũng theo họ? Ở đâu cũng có những kẻ coi thường pháp luật. Nếu tôi thấy nó làm tôi cũng làm theo, rồi nhiều người khác cũng tặc lưỡi như tôi và làm theo thì loạn rồi.
Khi học luật đường bộ thì ai cũng phải biết là những xe đi từ hẻm, từ bãi đậu, thậm chí là những xe đang đậu ở ngoài đường bắt đầu "lăn bánh" là những xe "bắt đầu tham gia giao thông", và những xe đang chuyển động có ưu tiên trước những xe "bắt đầu tham gia giao thông". Vỉa hè là của người đi bộ. Chỉ có ở Việt Nam vỉa hè là của hàng quán, là chỗ giữ xe, là nơi kinh doanh. Xe khi lăn bánh qua - trên vỉa hè thì luôn phải thật cẩn thận, chú ý cao độ và nhường người đi bộ. Vì vỉa hè là của người ta.

Ở những nước văn minh người ta được giáo dục từ bé, họ tôn trọng pháp luật. Tất nhiên người ta cũng sợ vi phạm, sợ cái uy của pháp luật. Ai đảm bảo là đường không một bóng người nên vượt đèn đỏ, nhưng ở đâu đó bỗng nhẩy ra 1 anh cảnh sát. Người ta chấp hành luật (do ý thức tôn trọng, do sợ) riết rồi thành thói quen. Cứ thấy đèn đỏ là tự nhiên có phản xạ dừng lại. Tôi đã từng rất nhiều lần đi với bạn hàng 300, 400 trăm cây số trên xa lộ (được phép 140 km/h) trong đêm (2, 3 giờ sáng để mát mẻ, đường vắng). Bỗng đến một chỗ có đèn đỏ. Có 1, 2 xe đi trước đang đợi đèn xanh từ bao giờ. Xung quanh khi đó không có một bóng ma nào. Ở những chỗ không có đèn đỏ nhưng có vạch qua đường cho người đi bộ, chưa cần đang đợi, mà ô tô từ 15, 20 m nếu nhìn thấy có người đang "tiến tới" lối qua đường là họ đã giảm tốc độ rồi. Nếu cần thì họ dừng lại. Vì luật qui định như thế. 99,5% người lái xe sẽ giảm tốc độ hoặc dừng.

Thế mới biết chế độ có thể thay đổi trong 1 ngày, 5G có thể lắp đặt trong vài tháng. Nhưng ý thức, thói quen để thay đổi có khi phải cần 1 thế hệ. Mà con cái dù có được giáo dục thế nào ở nhà trường nhưng hàng ngày nó nhìn thấy bố mẹ nó coi thường pháp luật thì giáo dục kia cũng như nước đổ đầu vịt.
 
Nếu là em thì em tỉnh bơ và dừng đèn đỏ ạ. Vì em cũng từng như anh rồi.

Em thì hơi nhát, nên chẳng dám vượt đèn vàng khi còn 1-3 giây (đối với những chỗ có ngã 4 lớn), thà em chạy chậm lại rồi chờ đèn đỏ để dừng xe, chờ đợi 1 phút cho an toàn tính mạng.

Có nhiều lần em làm như thế, những người đi sau em họ vượt qua mặt và nhìn em như người từ cõi nào xuống hoặc họ bóp còi inh ỏi, em thì kệ họ (em đeo khẩu trang mà, há há)

Đâu chỉ có thế, đèn đỏ còn 5 giây nữa mới hết mà họ đã bóp còi inh ỏi sau lưng rồi. Em cũng kệ tiếp. Chờ hết đèn đỏ rồi mới chạy, hê hê.
Thế thì thêm Kệ
 
Khi ý thức tôn trọng luật pháp thấp, coi thường pháp luật, thì trong cuộc sống nó là như thế.
Cũng có lúc cần xem thử pháp luật đó là như thế nào?
Phải chăng pháp luật đặt anh CSGT ngang bằng với Ô. Chủ tịch tỉnh thành hay Bộ trưởng (không được ủy quyền) khi trưng dụng phương tiện cá nhân nhân danh công vụ?
Gì mà gần 3 nhiệm kỳ rồi chưa đưa ra được luật biểu tình?
Gì mà ngực lép không được lái xe?

. . . .
 
Nếu không nhầm bác batman1 đang ở nước ngoài thì phải. Nếu thế chắc bác sẽ không biết chuyện một phạm nhân Lào trải qua cả tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm bị tòa Việt Nam tuyên án tử hình vì buôn cả trăm bánh ma túy nhưng vô cùng hài hước thay chính người này 10 năm sau đó lại bị bắt và bị tuyên án tử hình ở một vụ án khác cũng vì tội buôn bán ma túy (Ông này có thuật cải tử hoàn sinh?). Pháp luật Việt Nam thuộc dạng biến hóa đến mức phép thuật Tề Thiên Đại Thánh cũng chả ảo diệu đến thế. --=0

Tương tự, nhiều anh có hành vi quấy rối tình dục nơi công cộng chỉ bị mời xử phạt hành chính với mức phạt vô cùng sốc là 200k. Hay chuyện dân ta thoải mái xú uế ở chốn công cộng mà chả bao giờ bị xử phạt. So sánh với luật lệ hà khắc của bọn thực dân Pháp được mô tả bởi Vũ Trọng Phụng, Xuân tóc đỏ vì cái tội nhìn trộm phụ nữ thay đồ bị tống vô ngục và chỉ được chuộc ra bằng khoản tiền lớn, hoặc các bác xe lôi khóc như mưa vì phải đóng phạt nặng vì cái tội đái bậy mà về sau bọn đội Tây phải ca thán "Cái bọn An Nam tự nhiên văn minh ra" nên chả kiếm đâu ra tiền phạt đủ chỉ tiêu sếp giao --=0.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nếu là em thì em tỉnh bơ và dừng đèn đỏ ạ. Vì em cũng từng như anh rồi.

Em thì hơi nhát, nên chẳng dám vượt đèn vàng khi còn 1-3 giây (đối với những chỗ có ngã 4 lớn), thà em chạy chậm lại rồi chờ đèn đỏ để dừng xe, chờ đợi 1 phút cho an toàn tính mạng.

Có nhiều lần em làm như thế, những người đi sau em họ vượt qua mặt và nhìn em như người từ cõi nào xuống hoặc họ bóp còi inh ỏi, em thì kệ họ (em đeo khẩu trang mà, há há)

Đâu chỉ có thế, đèn đỏ còn 5 giây nữa mới hết mà họ đã bóp còi inh ỏi sau lưng rồi. Em cũng kệ tiếp. Chờ hết đèn đỏ rồi mới chạy, hê hê.
Chậm vài giây mà chắc ăn bạn ơi. Chứ vượt đèn vàng bị phạt và có khi xảy ra tai nạn nữa vì có người vài giây là đèn xanh mà người ta tranh thủ vọt ghê lắm. Còn ai nhìn mình thì kệ (chứ ngã tư đèn xanh đỏ có cam dữ quá thế nào cũng có giấy phạt nguội à). Hi
 
Cũng có lúc cần xem thử pháp luật đó là như thế nào?
Phải chăng pháp luật đặt anh CSGT ngang bằng với Ô. Chủ tịch tỉnh thành hay Bộ trưởng (không được ủy quyền) khi trưng dụng phương tiện cá nhân nhân danh công vụ?
Gì mà gần 3 nhiệm kỳ rồi chưa đưa ra được luật biểu tình?
Gì mà ngực lép không được lái xe?
Nếu không nhầm bác batman1 đang ở nước ngoài thì phải. Nếu thế chắc bác sẽ không biết chuyện một phạm nhân Lào trải qua cả tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm bị tòa Việt Nam tuyên án tử hình vì buôn cả trăm bánh ma túy nhưng vô cùng hài hước thay chính người này 10 năm sau đó lại bị bắt và bị tuyên án tử hình ở một vụ án khác cũng vì tội buôn bán ma túy (Ông này có thuật cải tử hoàn sinh?). Pháp luật Việt Nam thuộc dạng biến hóa đến mức phép thuật Tề Thiên Đại Thánh cũng chả ảo diệu đến thế. --=0

Tương tự, nhiều anh có hành vi quấy rối tình dục nơi công cộng chỉ bị mời xử phạt hành chính với mức phạt vô cùng sốc là 200k. Hay chuyện dân ta thoải mái xú uế ở chốn công cộng mà chả bao giờ bị xử phạt. So sánh với luật lệ hà khắc của bọn thực dân Pháp được mô tả bởi Vũ Trọng Phụng, Xuân tóc đỏ vì cái tội nhìn trộm phụ nữ thay đồ bị tống vô ngục và chỉ được chuộc ra bằng khoản tiền lớn, hoặc các bác xe lôi khóc như mưa vì phải đóng phạt nặng vì cái tội đái bậy mà về sau bọn đội Tây phải ca thán "Cái bọn An Nam tự nhiên văn minh ra" nên chả kiếm đâu ra tiền phạt đủ chỉ tiêu sếp giao --=0.
Nói khách quan thì luật nào cũng sẽ có điểm thiếu sót. Có những điểm chưa rõ ràng lắm, có cái không theo kịp đời sống, có cả nhầm lẫn, trí tưởng tượng chưa tốt lắm, chưa lường được những tình huống muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Con người mà.
Nhưng có những vấn đề mà ở đâu cũng có. Có ông này ông nọ có chức quyền gọi điện xin "nhẹ tay", gây sức ép với người thực thi công vụ. Anh cảnh sát mài giày trên phố, ngài công tố viên quận, huyện thì tâm lý sợ ông này ông kia. Ở nước ngoài cũng có kiểu gây sức ép, "làm một cú điện thoại" cho sếp của anh cảnh sat, ngài công tố viên. Thậm chí có "chỉ đạo" của ông này ông kia cho HĐXX. Nhưng nếu thể chế đa đảng, quyền tự do ngôn luận, báo chí được đảm bảo thực sự thì tiêu cực ít hơn là ở những nơi đơn đảng và quyền tự do báo chí cũng bị chi phối bởi những "cú điện thoại". Vì ông A ở "phe ABC" thì nếu có thực hiện "cú điện thoại" thì những người ở "phe ABC" không tố ông ta thì dĩ nhiên rồi. Nhưng những chính trị gia , nhà báo không thuộc "phe ABC" họ sẽ bới ra, làm ầm ĩ trên truyền thông, và dư luận cũng sẽ chỉ trích. Nếu sự việc quan trọng thì "người ta" còn đòi truy tố chứ không đùa được. Bê bối nhiều thì vào đợt bầu cử quốc hội mới sẽ thua, sẽ bị mất quyền lực. Nếu anh cảnh sát, ngài công tố, có thể nhận được sự hỗ trợ của bộ máy chính quyền, của dư luận thì anh ta và ngài kia mới dám thực thi pháp luật với cả những loại con ông cháu cha được. Lúc đó mới có chuyện phạt anh đại biểu quốc hội vượt tốc độ, đưa lên báo sự việc xe chở bộ trưởng vượt đèn đỏ.

Vi phạm pháp luật thì ở đâu cũng có. Rất nhiều trường hợp cả những người thực thi pháp luật cũng vi phạm pháp luật. Người thực thi pháp luật không công bằng, phán xét không có lý có tình. Và bản thân luật nhiều khi không chuẩn, không lường được hết các tình huống trong cuộc sống. Nhưng dù luật còn thiếu sót thế nào thì khi vẫn chưa chỉnh sửa được, khi vẫn còn hiệu lực thì phải tuân thủ. Không còn cách nào khác. Nếu cho là luật ở trường hợp cụ thể nào đó là vô lý vì thực tế cuộc sống đã thay đổi so với lúc luật được ban hành, và không tuân thủ thì sẽ loạn. Lúc đó chỉ còn luật rừng. Bởi nếu tôi cho là điểm này không hợp lý nên tôi không tuân thủ, ai đó cho là điểm khác không hợp lý nên không tuân thủ, mỗi người tự cho mình quyền đánh giá và quyền tuân thủ hay không tuân thủ, thì đâu còn luật nào nữa. Cho đến tận khi được chỉnh sửa hay loại bỏ thì mỗi điều luật đều có hiệu lực và người dân phải tuân thủ. Có thể phản ánh, kêu gọi, đòi hỏi sửa đổi, nhưng một khi luật vẫn còn hiệu lực thì phải tuân thủ. Thế thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
...
Đúng thế, tôi xác nhận đúng như vậy. Khi tôi chuẩn bị qua đường nhỏ tại nơi giao nhau mà không có đèn giao thông. Nhưng đường có xe hơi qua lại. Họ dừng lại, tôi cũng dừng lại tại mép đường và tôi không hiểu tại sao họ lại dừng. Tôi nhìn họ và họ cũng nhìn tôi. Cuối cùng họ ra hiệu cho tôi qua đường, họ chờ tôi qua đường xong rồi họ mới tiếp tục đi.
...
Tôi vốn không muốn dính vào thớt này. Nhưng thấy bài của bạn không ai giải thích cho nên tôi xen vào.
Ở các nước có phương tiện di chuyển bằng xe hơi hàng thế kỷ rồi thì luật giao thông của họ cũng định rất rõ. Hầu hết, học xác định rằng khi qua đường thì chiều nào nhường chiều nào, ví dụ các nơi lái xe bên lề phải thì nhường xe đến từ bên trái mình, và các nơi lái xe bên lề trái thì ngược lại, nhường xe đến từ bên phải. Ở nhiều nơi còn có thêm luật: trong đường hẻm nhỏ thì xe nhường người đi bộ; hương lộ (đường nhỏ ngoài thành phố) thì xe nhường gia súc...
Lưu ý là các nước như Nhật hoặc theo chính sách liên bang thì mỗi vùng (nhật) hoặc tiểu bang có luật đi đường khác nhau.

Nhưng nếu quý vị nghĩ rằng hầu hết Tây nó trọng luật đi đường thì quý vị sai rồi. Nếu dùng từ "đa số" thì có vẻ đúng hơn. Bọn "road rage" (gú gồ thử từ khoá này xem) chúng kinh hãi lắm. Năm ngoái xe thằng em tôi ở LA bị thằng Mẽo tông T-Bone, nó thoát nhưng mẹ vợ nó kém may mắn, mất mạng tại chỗ. (T-Bone) là từ chỉ cú tông ngang, giữa xe, thường thì ngay chỗ người cầm lái hoặc người ngồi ghế cạnh. Các xe đời mới bây giờ có "curtain air bags" để bảo vệ bên hông nhưng vẫn không hiệu quả lắm.
Ở các nước ngoài, chuyện xe hàng tài xế ngủ gục tông sập nhà, có khi tông vào cả trường học cũng không hiếm. Có cả chuyện phụ huynh đậu xe, lỡ đạp ga xe tông thẳng vào lớp học (tôi nhớ là có mọuột vài em bé tử vong).

Còn quý vị nào cho rằng Tây nó vệ sinh thì cũng cần tìm hiểu về Tây hơn. Thành phố Paris nổi tiếng là có nhiều c.. chó bởi vì dân ở đây khoái dẫn chó ra đường. Tuy họ có luật bắt hót và có các trạm cung cấp bao hót đàng hoàng nhưng bảo mọt bà đầm cúi xuống hót rồi nhét bao bào túi xách của mình là điều không thể. Sen đầm có thấy cũng làm ngơ. Biên phạt mấy bả chỉ gọi cú phôn lên còm-mit-xe là khốn. Cho tới năm 2016 thì các đường nhỏ ở Paris vẫn còn chịu tệ nạn tiểu đường.
 
Nhưng nếu quý vị nghĩ rằng hầu hết Tây nó trọng luật đi đường thì quý vị sai rồi.

Còn quý vị nào cho rằng Tây nó vệ sinh thì cũng cần tìm hiểu về Tây hơn.
Tây nó cũng như ta thôi. Đã là con người thì ở đâu cũng như nhau, cái khác nhau là mức độ. Ở Mỹ mức độ khác, ở châu Âu thì ở mỗi nước mức độ khác. Ví như vượt tốc độ ở chỗ tôi, vượt đèn đỏ cũng có nhưng không nhiều tới mức như ở Việt Nam. Cũng có người xả rác nhưng mức độ không như ở Việt Nam. Hiếm lắm kiểu đánh người viện cớ "nhìn đểu". Học sinh cũng có ai đó đánh nhau. Nhưng không có chuyện xích mích rồi gọi 20, 30 bạn cầm búa, mã tấu, dao đi đánh nhau. Côn đồ có nhưng thường là côn đồ thực sự chứ không phải học sinh đồng thời là côn đồ. Mức độ không như ở Việt Nam. Cướp giật cũng có nhưng không mọi lúc mọi nơi, manh động, trắng trợn như ở Việt Nam. Ngay trong thành phố thôi nhiều khi ban đêm tôi ra trạm xăng mua thuốc. Chỗ gần nhà có đèn cho người sang đường. 1, 2 ô tô đang chờ đèn xanh. Xung quanh không một bóng người. Tôi tin chắc rằng ở Việt Nam cũng có người 2 giờ đêm dừng xe đợi đèn xanh như thế. Tôi cũng biết rằng ở chỗ tôi cũng có trường hợp đi khi đèn đỏ ở trường hợp trên. Cái khác nhau là ở tỷ lệ, là ở mức độ. Hồi chưa sang châu Âu tôi nghe ai nói là bọn Tây nó vệ sinh, ăn uống kỹ tính lắm. Rằng chuối có những đốm xẫm là nó không ăn. Sang "đây" mới thấy là cả chuối nẫu nó cũng ăn. Mà lại là hàng hiếm vì nhập khẩu, trong nước không có.
 
Tây nó cũng như ta thôi. Đã là con người thì ở đâu cũng như nhau, cái khác nhau là mức độ. Ở Mỹ mức độ khác, ở châu Âu thì ở mỗi nước mức độ khác. Ví như vượt tốc độ ở chỗ tôi, vượt đèn đỏ cũng có nhưng không nhiều tới mức như ở Việt Nam. Cũng có người xả rác nhưng mức độ không như ở Việt Nam. Hiếm lắm kiểu đánh người viện cớ "nhìn đểu". Học sinh cũng có ai đó đánh nhau. Nhưng không có chuyện xích mích rồi gọi 20, 30 bạn cầm búa, mã tấu, dao đi đánh nhau. Côn đồ có nhưng thường là côn đồ thực sự chứ không phải học sinh đồng thời là côn đồ. Mức độ không như ở Việt Nam. Cướp giật cũng có nhưng không mọi lúc mọi nơi, manh động, trắng trợn như ở Việt Nam. Ngay trong thành phố thôi nhiều khi ban đêm tôi ra trạm xăng mua thuốc. Chỗ gần nhà có đèn cho người sang đường. 1, 2 ô tô đang chờ đèn xanh. Xung quanh không một bóng người. Tôi tin chắc rằng ở Việt Nam cũng có người 2 giờ đêm dừng xe đợi đèn xanh như thế. Tôi cũng biết rằng ở chỗ tôi cũng có trường hợp đi khi đèn đỏ ở trường hợp trên. Cái khác nhau là ở tỷ lệ, là ở mức độ. Hồi chưa sang châu Âu tôi nghe ai nói là bọn Tây nó vệ sinh, ăn uống kỹ tính lắm. Rằng chuối có những đốm xẫm là nó không ăn. Sang "đây" mới thấy là cả chuối nẫu nó cũng ăn. Mà lại là hàng hiếm vì nhập khẩu, trong nước không có.
Tôi đồng ý với bác mọi điểm nhưng riêng điểm tôi tô đậm ở trên thì nó tuỳ điạ phương (địa phương tôi nói ở đây là cấp độ xã, huyện).
Chúng ta hãy nói chuyện trong ngữ cnahr trường Trung và Tiểu học:
Trường công lập thì mức độ học sinh côn đồ có tỷ lệ khá sát với mức độ nghèo của vùng mà trường toạ ngự. Trường gần như bó tay, không đủ quyền hạn và ngân sách. Hầu hết các nơi đều có luật "bảo đảm học sinh có trường học cho đến tốt nghiệp", cho nên trường rất khó đuổi học sinh, mà có đuổi thì học sinh vẫn có trường khác bắt buộc phải nhận. Đó là chưa kể nhiều học sinhn côn đồ núo dưới cái bóng "chống kỳ thị chủng tộc" để tố ngược lại bên trường.
Trường tư thì mức độ kiểm soát của trường và ý thức phụ huynh cao thấp tuỳ theo mức độ xịn của trường. Phần lớn các trường xịn là của Đạo Tin Lành cho nên cũng ảnh hưởng chế độ nhà thờ.
Trường Đạo (Công Giáo) thì tuỳ theo vùng mà Toà Tổng Giám Mục cho phép lấy học phí ra sao, vùng xịn thì giá lấy tới khoảng phân nửa trường tư xịn kể trên, nhưng vùng nghèo thì học phí rất thấp, có khi chỉ tượng trưng, những nhà mới di dân có thể xin miễn hoặc học bổng.
Thằng cháu gọi tôi bằng cậu, bố mẹ nó ở Úc, từng bị tụi côn đồ di vô toilet, dùng dao rạch cho một đường trên trán (may không sâu lắm nên vết thẹo có thể che được khi dùng phấn trang điểm). Kết quả là phải đổi trường.
Thằng em tôi ở LA, chính cái thằng tôi kể đụng xe ở trên, cũng học trường công ở LA. Đi học hết bị tụi đen đến tụi Mễ hiêp đáp đánh đập, về sau pohairn gia nhập một băng Mễ làm tài lọt chúng mới tha cho. Ra trường rồi đồng đảng còn đến kiếm. Nhưng may là cái thằng này thuộc loại chậm chạp nhút nhát, chúng cho rằng cũng chả xài được cho nên vài tháng sau thì chúng để yên.
Một vài cháu của tôi ở LA và Houston (Texas) bị tụi nó đưa vào đường sì ke từ lớp 9. Có đứa chết vì tranh chấp, có đứa sót lại nhưng vẫn còn ghiền nên đến giờ này vẫn phải đi buôn để đủ dùng, có đứa qua 35 tuổi tự nhiên tu, dứt hẳn.
Mấy thằng cháu khác của tôi bên Mẽo thì bố mẹ chúng thuộc lớp "white collar" nên có hoàn cảnh chọn mua nhà ở khu khá khẩm, trường học tương đối tốt.
Tôi nhớ cách đây mấy năm, có câu chuyện bà mẹ da đen ở Detroit, thất nghiệp không đủ tiền nhà nên phải dọn ra nơi khác. Nhưng bà ta cố năn nỉ chủ nhà cũ cho phép dùng địa chỉ. Lý do: cái trường ở đó tốt hơn nơi mà bà ta phải dọn đến.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom