Dự toán trên excel (free 100% - mời các bạn tham khảo)

Liên hệ QC
xin hỏi,mình muốn tham khảo mà không nhin thấy vị trí download,help me ,thanhks [h=2]tuan_anhbm[/h]
 
Với mong mỏi 1 ngày nào đó PP lập dự toán sẽ được cải tiến, thay thế hoàn toàn cho PP cũ lạc hậu như đã nói trên, sắp tới tôi sẽ cải tiến chương trình để cho ra mắt 1 phiên bản mới, tạm gọi là phiên bản dự toán cho tương lai vì không biết bao giờ mới áp dụng được (với cách tính mới: Chỉ cần bộ định mức, không cần bộ đơn giá tính sẵn)…. Theo tôi dự đoán khoảng 4-5 năm với khu vực miền Trung, miền Nam (trừ 1 số tỉnh tiên phong đã áp dụng), và 7-8 năm gì đó với khu vực miền Bắc… nhưng cho dù bao xa thì tôi vẫn mong và tin rằng một ngày nào đó mọi sự cổ hủ, lạc hậu sẽ tự triệt tiêu theo qui luật tự nhiên.
Chắc chắn tôi sẽ phải hoàn thành bởi đó là niềm ấp ủ của tôi từ lâu rồi.
Chúc anh mạnh khỏe và hoàn thành tốt niềm ấp ủ của anh
Rất mong được sử dụng phiên bản mới của anh trên Excel 2010 giờ em không dùng Excel 2003
Hiện tại ở Hà Nội (khu vực phía bắc vẫn tồn tại hai cách lập dự toán
Lập dự toán duyệt mình hay gọi là dự toán bảng ngang ( Dự toán thiết kế, thẩm tra) sử dụng đơn giá địa phương;
Lập dự toán dự thầu dự toán bảng dọc đơn giá chiết tính là đơn giá theo thông báo giá vật liệu mới nhất nhân công máy tính theo thời điểm lập dự toán
Hà Nội Bộ đơn giá mới nhất 5481 ra ngày 24-11-2011 thay thế cho bộ đơn giá 56 ra ngày 31-03-2008;
Để ra bộ đơn giá địa phương mới quả thực mất rất nhiều thời gian và công sức, xem ra rất khó bỏ các đơn giá địa phương không biết 10 năm nữa có thể bỏ được không nếu bỏ được sẽ tiết kiệm được nhiều VNĐ cho nhà nước
Cách lập dự toán như của anh có thể ứng dụng để làm dự toán dự thầu
Anh cũng lên chú ý cập nhật để có thể chạy trên Excel phiên bản >= 2007 giờ nhiều người không dùng Excel 2003 nữa
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình xin tham gia 1 chút.
Đúng là mỗi lần thay đổi bộ đơn giá mất rất nhiều thời gian và công sức, ngoài ra là 1 khoản kinh phí không nhỏ.
Theo mình biết, một số địa phương đã và đang xây dựng lại bộ đơn giá xdcb mới thay cho bộ đơn giá đã có từ năm 2006, có địa phương đã thay tới 3-4 lần như địa phương Hà Nội của bạn hieuxd (2006-2008-2011), và hình như địa phương HN lại mới phát hành đơn giá xdcb 2013 nữa thì phải.
Nhưng cho dù có thay đổi bao nhiêu lần đi nữa, thậm chí mỗi năm 1 lần thì nó cũng chỉ có giá trị tại thời điểm xây dựng, có khi vừa ban hành đã "lỗi thời" vì giá vật tư, NC, máy thay đổi hàng ngày.
Tóm lại, mọi bộ đơn giá chỉ có giá trị tại thời điểm xây dựng (chưa nói đến thời điểm ban hành), nếu mỗi địa phương (64 tỉnh thành) cứ 2-3 năm lại xây dựng lại đơn giá 1 lần thì sẽ là 1 sự lãng phí rất lớn.
Trong khi định mức dùng chung toàn quốc và dường như không thay đổi theo thời gian! Vậy tại sao không bỏ bộ đơn giá để lập dự toán theo định mức?
Trên thực tế, một số địa phương đã áp dụng PP này, hàng tháng cơ quan chuyên trách địa phương (Sở tài chính, XD) chỉ ban hành đơn giá VL-NC-Máy, căn cứ vào đó các đơn vị tư vấn, nhà thầu áp vào khối lượng ra thành tiền, đơn giản vậy thôi, không bù biếc gì hết. Hoặc chỉ cần ban hành giá vật liệu, còn giá NC, máy thì công bố rõ ràng PP tính từng thời điểm dựa trên mức lương tối thiểu, hệ số phụ cấp, giá nhiên liệu...
Mình nghĩ nếu được như vậy thì dân XD sẽ bớt khổ cho việc chờ chực đơn giá, tiết kiệm thời gian, công sức trong việc lập dự toán, phát huy tính độc lập, sáng tạo của các thực thể, còn nhà nước thì bớt đi 1 khoản kinh phí không nhỏ cho việc xd, in ấn...
Không biết đến bao lâu mới có sự đột phá...
Mình vẫn thích lập dự toán theo kiểu áp giá trực tiếp như phiên bản dự toán tương lai ở bài 146, trang 15
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em thì có ý nhỏ thế này: nếu làm những công trình lớn và xây mới thì thường áp dụng định mức 1776. còn nếu để áp dụng những công trình nhỏ như ở em, thì vừa xài dm1778 (công trình tu sửa) và vẫn xài dm1776 (những công việc không có trong dm 1778) và bộ đơn giá do tỉnh ban hành. Và mặc khác ở tỉnh em chỉ công bố giá ca máy theo vùng mà ko công bố tiền lương nhân công theo vùng trong ngày, nên nếu áp dụng dutoanexcel thì cũng hơi khó vì không đủ cơ sở để lý giải. Em có ý kiến là nếu trong 1 file làm dự toán, anh có thể chọn nhiều định mức (1776,1778,1779,1129,1780 v.v.v) để người dùng có thể lựa chọn định mức mình làm tốt hơn. Đây là ý kiến nhỏ của em, có gì ko đúng mong các anh đừng ném đá.
 
cám ơn bạn đã share cho mọi người
 
cảm ơn nhìu nhé anh!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
cảm ơn anh nhiều lắm !
anh này cho em hỏi là có cài đặt được trên excel 2010 win 7 bản 32 bit không anh!
 
cảm ơn vì sự nhiệt tình của anh,e thật nông nỗi vì nói lời thiếu tế nhị.!sory anh !
 
Lần chỉnh sửa cuối:
bác ơi cho em xin Bộ Dự toán + dự thầu Đồng Tháp. thanks bác
 
Update bản dự toán TP HCM tại bài #1 (03/9/2013)

03/9/2013
L
do là bản trước đây có dính dáng đến phần bù nhiên liệu nhưng cách tính TP.HCM không cần phần này, do bận việc nên lâu nay mình cũng chưa gỡ bỏ và cập nhật, các bản post gần đây cũng có vài chỉnh sửa nhưng chưa triệt để (cụ thể là khi kết xuất bảng giá trị xây lắp thì chương trình hiện bảng đòi update phần bù nhiên liệu gây khó chịu)
Vừa qua một số bạn nhắc nhở và mình đã khắc phục xong.
Vậy nhắn chung tới
anh em được để biết để dùng thử và cho ý kiến.
(link tại bài #1, phần dự toán TP.HCM)
Ngoài ra, trong thời gian tới cũng sẽ cập nhật luôn định mức sửa đổi, bổ sung theo các q/đ 11721,1173/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 26/12/2012 luôn.
Cảm ơn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Dự toán sửa chữa theo qđ số 1129/QĐ-BXD ngày 07/12/2009 - Đơn giá TPHCM

- Trước nay, theo như mình biết, vì không có đơn giá sửa chữa tính sẵn theo định mức 1129 nên đa số các đơn vị khi lập DT sửa chữa đều sử dụng các PM dự toán với đơn giá cũ, sau đó qui đổi hoặc phải tính toán thủ công rất vất vả…
- Mình vừa xây dựng xong phần đơn giá sửa chữa cho địa phương TP.HCM, đơn giá được xây dựng từ định mức 1129/QĐ-BXD ngày 17/12/2009 của bộ XD và giá ngày công, ca máy ban hành theo qđ số 104/QĐ-UBND ngày 14/7/2006 của UBND TP.HCM.
- Nội dung chi tiết xin các bạn đọc thêm trong file đính kèm tại bài này.
- Bản update tại bài #1, phần "Dự toán + dự thầu TP HCM (xây dựng + lắp dặt + sửa chữa)"
* * *

Cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm.
 

File đính kèm

  • Lap du toan sua chua voi dinh muc 1129.doc
    43.5 KB · Đọc: 203
Lần chỉnh sửa cuối:
03/9/2013
L
do là bản trước đây có dính dáng đến phần bù nhiên liệu nhưng cách tính TP.HCM không cần phần này, do bận việc nên lâu nay mình cũng chưa gỡ bỏ và cập nhật, các bản post gần đây cũng có vài chỉnh sửa nhưng chưa triệt để (cụ thể là khi kết xuất bảng giá trị xây lắp thì chương trình hiện bảng đòi update phần bù nhiên liệu gây khó chịu)
Vừa qua một số bạn nhắc nhở và mình đã khắc phục xong.
Vậy nhắn chung tới
anh em được để biết để dùng thử và cho ý kiến.
(link tại bài #1, phần dự toán TP.HCM)
Ngoài ra, trong thời gian tới cũng sẽ cập nhật luôn định mức sửa đổi, bổ sung theo các q/đ 11721,1173/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 26/12/2012 luôn.
Cảm ơn.
pm thấy cũng hay nhưng chỉ chạy được trên Excel 2003, nhưng bây giờ thì đa số người dùng đã xài >= Excel 2007 rồi.
Anh nên update lên bản cao hơn.
 
Một số cải tiến (18-9-2013)

1. TÍNH CƯỚC VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
* Thuyết minh:
Trước đây vì mặc định sau khi kết xuất bảng tính cước vật liệu thì ch.trình đưa tất cả vật tư từ bảng GTVT sang, trong khi thường thì chỉ có một số ít loại vật tư nào đó cần tính cước như xi măng, cát, đá, gạch... các loại vật tư khác do đại lý cung cấp tại chân công trình nên thường không tính cước vận chuyển nữa, vì lý do đó nên bạn sẽ phải mất công cắt đi các dòng VL không tính cước v/chuyển.

*
Nguyên lý hoạt động:
- Gọi lệnh từ menu 14. Tính cước vận chuyển...

- Sau khi gọi lệnh, chương trình sẽ tự động duyệt xét tất cả các vật tư có trong bảng GTVT, và đánh dấu các vật tư dự kiến sẽ tính cước vận chuyển, việc đánh dấu này được dựa trên “danh sách ngắn” trong
bảng GiaVTvaVAT của file chương trình: vật tư nào đã được đánh dấu “x” ở cột K phía bên phải của bảng GiaVTvaVAT thì cũng sẽ được đánh dấu “x” ở cột J phía bên phải của bảng GTVT.
- Sau đó chương trình sẽ xuất hiện một thông báo nhắc người sử dụng rằng: Chỉ thực hiện việc tính cước v/c với các vật liệu được đánh dấu...,
bạn click OK rồi điều chỉnh danh sách các vật tư cần tính cước.
* Lưu ý thêm:
Nếu điều chỉnh, thêm bớt danh sách vật tư trong bảng GTVT thì chỉ có hiệu lực với file dự toán hiện hành, còn nếu người sử dụng điều chỉnh trong bảng GiaVTvaVAT và lưu lại thì sẽ có hiệu lực với tất cả các file dự toán về sau.
- Sau khi điều chỉnh sanh sách (hoặc nếu không có điều chỉnh gì) thì gọi lại lệnh 1 lần nữa để thực hiện.

- Bạn chờ ít giây là có kết quả
.
- Sau khi đã có bảng tính cước vận chuyển, sẽ có các trường hợp sau:

+ Nếu thấy cần thêm vào một vài loại vật tư nào đó vào danh sách tính cước đã có thì bạn chọn bảng GTVT, cho hiện cột J rồi gõ dấu “x” cho các vật tư cần bổ sung vào cột J, cùng hàng với vật tư cần bổ sung rồi thực hiện lại lệnh.

+ Nếu thấy cần bỏ bớt đi một vài loại vật tư nào đó trong danh sách tính cước thì chỉ việc cắt bỏ nguyên dòng vật tư đó mà không phải thực hiện lại lệnh.

2. GHI STT TRONG BẢNG KHỐI LƯỢNG
Trước đây việc ghi STT luôn luôn theo cấp số cộng với công sai bằng 1 (luôn tăng dần 1 đơn vị: 1, 2, 3, 4...), nếu ta muốn ghi STT cho 1 hạng mục mới và bắt đầu lại bằng 1 thì chương trình không hiểu được điều đó, vẫn cứ đánh số TT tiếp theo kiểu cộng dồn, hơi bất tiện nếu phải gõ lại bằng tay.
Thể theo ý kiến của KS.Lâm – cty TVTK-XD Nghinh Phúc
và một số anh em khác, mình cải tiến phương thức ghi số thứ tự cho linh động hơn khi cần thay đổi STT cho từng hạng mục như sau:
Ví dụ bạn lập dự toán với 2 hạng mục, hạng mục 1 từ cv thứ 1 đến cv thứ 10 (hết hạng mục 1), đến hạng mục 2 thì cv đầu tiên sẽ có STT là
1, nhưng lúc đầu nó vẫn là 11 vì chưa biết đó là HM thứ 2 và bạn có muốn thay đổi kiểu ghi STT hay không, bạn chỉ cần gõ số 1 vào ô STT của cv đầu tiên rồi Enter (thay 1 cho 11) là từ đó các cv kế tiếp sẽ là 2, 3, 4.... Hạng mục tiếp theo cũng vậy.
Đó là khi bạn thay đổi kiểu ghi STT khi đang làm dự toán.

Nếu dự toán đã làm xong vẫn có thể thay đổi được: Vẫn y như trên, bạn gõ số 1 vào vị trí STT của cv đầu tiên của hạng mục muốn ghi lại STT rồi Enter là các cv bên dưới tự thay đổi theo đồng loạt.

Cải tiến này chỉ có hiệu lực khi bạn update file DuToanMoi.xls và nó chỉ có tác dụng với các dự toán được tạo kể từ sau khi update.

Có 1 vấn đ
ề nhỏ so với cách ghi cũ là khi cắt bớt hay chèn thêm vào 1 công việc mới thì phải gõ lại STT cho công việc ngay bên dưới công việc vừa cắt bớt hay thêm vào, nhưng việc này không có gì khó khăn và không mất nhiều thời gian so với việc gõ lại toàn bộ STT cho 1 hạng mục
* Xem video minh họa:
- Chức năng tính cước vận chuyển
- Phương thức ghi số thư tự
 
Lần chỉnh sửa cuối:

Cải tiến này chỉ có hiệu lực khi bạn update file DuToanMoi.xls và nó chỉ có tác dụng với các dự toán được tạo kể từ sau khi update.


Link tải file DuToanMoi.xls ở đâu Bạn?. Mình vào bài #1 thấy nội dung mới update lại nhưng không biết tại địa chỉ nào.
 
Link tải file DuToanMoi.xls ở đâu Bạn?. Mình vào bài #1 thấy nội dung mới update lại nhưng không biết tại địa chỉ nào.
Xin lỗi bạn Tranhoe, do mình update đồng loạt qua danh sách email nhưng lại quên post file lên diễn đàn, dạo này đãng trí quá.
Bạn tải file đính kèm nhé (bạn có thể tùy chỉnh code, file không đặt pass)
A, thỉnh thoảng vẫn có những chỉnh sửa, cải tiến cần được thử nghiệm và góp ý của các bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực dự toán, vì vậy mình muốn xin mail của Tranhoe để tiện việc trao đổi.
Nếu được Tranhoe để lại mail cho mình qua hộp thư cá nhân nhé.
Cảm ơn.
 

File đính kèm

  • DuToanMoi.rar
    69.6 KB · Đọc: 401
Những cải tiến khá hữu ích.
Nếu anh nạp cả phần sửa chữa theo định mức 1129 vào chung phần XD-lắp đặt luôn thì sẽ tiện hơn nữa trong trường hợp lập dự toán có dính dáng đến cả phần sửa chữa (khi đó có thể lập chung các phần xd - lắp đặt - sửa chữa trên cùng một file dự toán)
 
Web KT
Back
Top Bottom