Dự toán trên excel (free 100% - mời các bạn tham khảo)

Liên hệ QC
Xin chào bạn Tuấn Anh!
Tôi năm nay 42 tuổi không biết xưng hô với Tuấn Anh ra sao nên tạm gọi tên vậy.
Lâu lắm rồi Tôi chưa tìm hiểu lại các loại phần mềm dự toán mà chỉ sử dụng 1 loại vì vậy không có sự nâng cao trình độ được. Nay thông báo 147 của Sở xây dựng Phú Yên mới ra nên Tôi đã tìm hiểu thêm cách tính đơn giá ca máy và nhân công trong giá ca máy. Vì vậy đã cập nhập được phần mềm của Tuấn Anh và có xem qua nhưng chưa sâu nhưng cũng thấy rất hay. Đầu tiền Tôi xin cảm ơn Tuấn Anh đã dành thời gian updete lên diễn đàn cho mọi người tham khảo, đấy là tinh thần rất đáng trân trọng (trong thời buổi cơm áo gạo tiền như hiện nay). Rất mong được sự giúp đỡ của Tuấn Anh mail cho 01 bộ phầm mềm đầy đủ để tìm hiểu thêm và trao đổi về phương pháp lập dự toán. Trong sự trao đổi này Tôi nhận thấy hiện nay việc định mức dùng loại xi măng PC30 và PC40 nhưng thực tế ở thị trường chỉ có loại xi măng PCB30 và PCB40 vì vậy theo định mức vật tư 1778 có thành phần hao phí rất khác so với định mức 1776 vì vậy Tuấn Anh có thể lập trao đổi về vấn đề này nhé. Rất mong sự giúp đỡ nhiệt tình. Một lần nữa xin cảm ơn Tuấn Anh, mong được nhận nhiều sự trao đổi.
 
Anh Tuấn ơi ! Bị lỗi gì mà chương trình không chạy... Anh kiểm tra lại xem.
Tuấn đã kiểm tra nhưng đâu thấy lỗi như như Long nói ?
Long thử đóng excel & khởi động lại chương trình xem sao?

Xin chào bạn Tuấn Anh!... mong được nhận nhiều sự trao đổi.
Cảm ơn bạn tienlevan, có vấn đề gì cần trao đổi riêng bạn cứ gửi vào e-mail của Tuấn nhé.
Tuấn luôn mong nhận được mọi góp ý cũng như trao đổi, cộng tác...

Thông báo 147/TB-SXD
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cảm ơn bác TA đã chia sẻ với mọi người.
 
Tuan Anh gởi đơn giá Tây Ninh, tôi nhập ngay!
 
Phiên bản dự toán cho tương lai

Chào các bạn, hôm nay trời quang mây tạnh, 1 ý tưởng chợt nảy sinh, tôi trở lại chủ đề về 1 PP lập dự toán mà chúng ta đã có dịp trao đổi qua ở 1 bài viết trước đây nhưng còn vẫn còn sơ sài, chưa có được cái nhìn rõ nét, hôm nay tôi sẽ phân tích sâu hơn để làm sáng tỏ 1 vấn đề đã tồn tại từ bấy lâu nay trong giới "giang hồ xây dựng" chúng ta: Lập dự toán theo kiểu bù chênh lệch vật liệu.

Hiện nay tôi thấy có ít nhất 3 kiểu làm dự toán :
- Khu vực miền Bắc tính theo kiểu bù giá: Áp đơn giá khu vực cả Vật liệu, nhân công, máy. Khi phân tích vật tư xong tính bù chênh lệch rồi cộng với tổng thành tiền vật liệu để được chi phí vật tư thực tế.
- Khu vực miền Trung, miền Nam tính theo kiểu vật tư thực tế: Chỉ áp đơn giá nhân công, máy. Riêng vật liệu áp đơn giá thực tế ở bảng tổng hợp vật tư và lấy đó làm chi phí vật tư thực tế luôn.
(đa số các tỉnh phía Nam hiện nay đều tính chi phí vật liệu bằng cách tổng hợp khối lượng rồi áp giá tại thời điểm lập dự toán, đơn giản, dễ hiểu, tiết kiệm bảng biểu, đỡ tốn giấy).
- Một số địa phương khác: Không sử dụng đơn giá khu vực mà tổng hợp khối lượng VL, NC, M từ định mức rồi áp đơn giá hiện tại.Thông tư 05 là động thái đầu tiên, thể hiện việc nhà nước sẽ không còn quản lý trực tiếp chi phí xây dựng nữa. Nhà nước không ban hành định mức đơn giá giá vật tư cũng như các văn bản bắt buộc khác nữa mà chỉ công bố mang tính chất định hướng. Trách nhiệm chính thuộc về cá nhân và các tổ chức thực hiện việc tính toán dự toán (định giá).
Tuy nhiên, theo tôi thấy thì hình như trong lĩnh vực dự toán chưa có gì thay đổi cả. Mọi người vẫn tính toán y chang cách tính cũ từ thời bao cấp (bù chênh lệch vật liệu). Họ giải thích là cứ làm vậy cho chắc ăn, quen rồi, vả lại cả người tính lẫn người thẩm định đều có cái gốc để làm cơ sở, chứ nếu buông ra thì biết dựa vào đâu?

Theo quan điểm riêng tôi: Tính dự toán theo phương pháp áp dụng bộ đơn giá XDCB của tỉnh thành rồi sau đó bù giá vật liệu là 1 cách tính cổ lỗ sỹ nhất thế giới vì tính lòng vòng, cộng, trừ, nhân, chia… cuối cùng thực chất ra cũng chỉ là 1 phép toán:
[KL vật liệu] x [đơn giá vật liệu] = [thành tiền]
Tại sao đường thẳng không đi mà chọn đi đường vòng ?
Bù nhân công, máy còn tạm chấp nhận được vì để tính ra giá NC, máy tại thời điểm hiện tại không phải đơn giản, bù vật liệu là kiểu tính mà tôi cho rằng phi khoa học và lỗi thời nhất thế giới.
Có 1 bạn gửi thư tha thiết nhờ sủa dự toán có thêm chức năng tính chênh lệch vật liệu, tôi trả lời rằng: cách tính đó là cách tính lạc hậu từ thời bao cấp, do đó tôi không thể "cải lùi" vụ này, không thể cải tiến 1 cái xe máy thành cái xe đạp, bạn thông cảm.
Sắp đến, theo nguồn tin từ Bộ, Bộ xây dựng sẽ bỏ đi các bộ đơn giá các tỉnh. Chỉ sử dụng bộ định mức chuẩn. Giá vật liệu sẽ lấy theo thị trường, còn giá nhân công, máy cũng sẽ không bắt buộc phải sử dụng các bộ đơn giá các tỉnh đã công bố (trước đây ban hành) vì sử dụng phương pháp này phải nhân hệ số điều chỉnh nhân công và ca máy làm cho độ chính xác của giá trị dự toán bị giảm đi và không phản ánh đúng giá thị trường của công việc.Phương pháp tính dự toán dựa trên bộ đinh mức của Bộ Xây dựng là phương pháp được công nhận bởi TT05 và TT18 và dựa trên nền tảng của NĐ99. Phương pháp này được cả thế giới sử dụng và các nhà thầu trong và ngoài nước đều áp dụng. Giá vật liệu thì lấy theo giá thị trường đến chân công trình, không có khái niệm giá gốc rồi bù chênh lệch. Giá nhân công và ca máy lấy theo hướng dẫn của TT 07/2007/TT-BXD (chiết tính thẳng ra giá hiện tại) nếu như tính dự tóan cho nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nếu tính cho vốn tư nhân thì cũng lấy theo thị trường.
Hiểu nôm na là phân tích ra tổng khối lượng VL, NC, M cho công trình rồi áp đơn giá thực tế, tương tự như cách làm theo Vật tư thực tế của khu vực phía nam nhưng áp dụng cho cả nhân công và máy, không sử dụng đơn giá XDCB khu vực nữa.
Tôi gửi file đính kèm để minh họa.

Khi đó, phương pháp tính dự toán tương tự như đơn giá đấu thầu và khái niệm chênh lệch giá không còn tồn tại nữa.

Một vấn đề nữa PP bù giá vật liệu này đã "quên mất" bù giá cho phần "Vật liệu khác" (hay không thể tính được?). Tức đã làm mất đi khoảng 2-3% giá trị vật liệu của công trình, chi phí mà lẽ ra nhà thầu phải được hưởng.

Chưa hết: PP bù này liệu có bù chênh lệch vật tư chính xác cho 1 công việc mà thành phần hao phí không hợp lý (cần cắt bớt 1 loại vật tư nào đó trong thành phần định mức gốc)? Dành cho các bạn suy nghĩ thêm về trường hợp này.

Với mong mỏi 1 ngày nào đó PP lập dự toán sẽ được cải tiến, thay thế hoàn toàn cho PP cũ lạc hậu như đã nói trên, sắp tới tôi sẽ cải tiến chương trình để cho ra mắt 1 phiên bản mới, tạm gọi là phiên bản dự toán cho tương lai vì không biết bao giờ mới áp dụng được (với cách tính mới: Chỉ cần bộ định mức, không cần bộ đơn giá tính sẵn)…. Theo tôi dự đoán khoảng 4-5 năm với khu vực miền Trung, miền Nam (trừ 1 số tỉnh tiên phong đã áp dụng), và 7-8 năm gì đó với khu vực miền Bắc… nhưng cho dù bao xa thì tôi vẫn mong và tin rằng một ngày nào đó mọi sự cổ hủ, lạc hậu sẽ tự triệt tiêu theo qui luật tự nhiên.
Chắc chắn tôi sẽ phải hoàn thành bởi đó là niềm ấp ủ của tôi từ lâu rồi.
Tôi thường nghe người ta nói: Người VN thông minh, sáng tạo…, riêng trong vụ lập dự toán theo kiểu bù chênh lệch VL này tôi thấy thật sự thất vọng!
Vì sự tiến bộ của nghành xd nói riêng và của loài người nói chung, xin hãy từ bỏ phương pháp bù giá vật liệu cổ lỗ sỹ.

***

24.12.2011 - Ra mắt phiên bản dự toán cho tương lai.

Tổng quan:
Hôm nay tôi đính kèm phiên bản dự toán mới để anh em đồng nghiệp tham khảo.Với cách tính này sẽ không sử dụng bộ đơn giá các tỉnh thành nữa. Đơn giá VL, NC, Máy được chiết tính trực tiếp ra giá tại địa điểm xd công trình và thời điểm lập dự toán trên cơ sở bộ định mức và các thể chế hiện hành của nhà nước.Người sử dụng chỉ việc nhập lại giá vật tư hiện tại, các khoản phụ cấp nhân công, giá nhiên liệu (xăng dầu), năng lượng (điện), mức lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng vào 1 sheet có tên là "DuLieu", chương trình sẽ tự chiết tính đơn giá VL, nhân công, máy.
Vì thế không phải nhân hệ số nhân công, máy hay bù chênh lệch vật liệu, nhiên liệu, chênh lệch lương thợ lái máy, cũng không còn phải thay đơn giá tỉnh khác nữa, vì đơn giá VL, NC, máy sau khi chiết tính đã là đơn giá tại địa phương của bạn rồi.
Để chiết tính lại đơn giá nhân công, máy (hoặc chỉnh sửa đơn giá sau khi dự toán đã chạy xong), kích menu: "9. Chiết tính lại đơn giá…", rồi nhập dữ liệu vào sheet đang hiện hành (sheet "DuLieu")
Sau đó trở qua file dự toán đang làm việc:
+ Nếu chưa kết xuất bảng giá trị vật tư (bảng GTVT chưa có): Thì sau khi kết xuất bảng GTVT, giá trị nhân công, máy sẽ lấy theo giá vừa chiết tính.
+ Nếu đã kết xuất bảng giá trị vật tư (bảng GTVT đã có): Thì chọn bảng GTVT, kích vào nút "Update don gia NC, may" ở góc trên, phải của bảng này để chương trình cập nhật lại đơn giá NC, máy theo đơn giá vừa chiết tính.
Một vấn đề quan trong nữa là:
Với PP này, bạn không còn phải lo ngại, hoặc đôi khi phát bực khi dự toán và dự thầu có giá trị chênh lệch nhau quá nhiều mà không biết tại sao, hoặc phải mò mẫm tìm và chỉnh sửa rất mất thời gian... Vì giờ đây giá trị VL, NC, máy (3 thành phần cơ bản cấu thành giá dự toán dự thầu) được tính từ bảng phân tích vật tư chứ không lấy từ bảng khối lượng (có nơi gọi là dự toán) theo đơn giá tính sẵn nữa.
Ví dụ: Với công tác “Bê tông đà kiềng…” (mã hiệu: AF.12314), trong hao phí ca máy thi công có 3 thành phần, 1 trong đó là "Máy vận thăng 0,8T", nhưng trong nhiều trường hợp thành phần này không cần thiết, có thể cắt bỏ mà không phải tính lại giá ca máy mới để cập nhật ngược trở qua bảng khối lượng (có nơi gọi là dự toán) vì bảng này đang sử dụng đơn giá tính sẵn với 3 thành phần hao phí máy.
Sau khi cắt bỏ và kết xuất các bảng tổng hợp vật tư, giá trị xây lắp, phân tích đơn giá… thì vì các giá trị dự toán và dự thầu được chiết tính từ bảng PTVT này, nên sẽ không có chuyện chênh lệch dự toán, dự thầu như nêu trên nữa.
Tóm lại:
Với PP này ta có thể lập dự toán ở bất cứ địa phương nào, thời điểm nào mà không bị phụ thuộc vào bộ đơn giá XDCB. Cũng không cần đến các hệ số điều chỉnh nhân công, máy; bù chênh lệch vật liệu, bù chênh lệch nhiên liệu, năng lượng hay bù lương thợ điều khiển máy...Cách tính dự toán sẽ gọn, dễ hiểu và đơn giản hơn rất nhiều, cơ sở dữ liệu cũng nhẹ hơn do không còn đơn giá VL, NC, máy.
Tuy vậy với cách này bạn cần chịu khó tìm hiểu thêm về PP tính đơn giá nhân công, ca máy.

Chương trình đang trong giai đoạn thử nghiệm và thu thập góp ý…
Update: 02/02/2013 (cảm ơn dphi_long60 đã luôn theo dõi và góp ý xây dựng)

* * *

06.4.2012 - Phương pháp tính lương 1 ngày công
Vừa qua có 1 số bạn hỏi về phương pháp xây dựng lương 1 ngày công, ca máy… để có thể áp dụng cách tính mới trong phiên bản dự toán tương lai đính kèm theo bài này.
Tuấn vừa soạn 1 bài viết khá chi tiết, tổng hợp 1 số vấn đề:
1. PP xây dựng đơn giá ngày công theo cách tính trước đây.
2. PP xây dựng đơn giá ngày công theo các qui định mới.
3. Ý nghĩa của các hệ số nhân công đang áp dụng.
4. Tính dự toán theo kiểu áp bộ đơn giá rồi nhân hệ số có chính xác không ?
5. Vì sao nên lập dự toán theo cách tổng hợp nhân công rồi áp đơn giá nhân công hiện tại ?
Mong cùng trao đổi cũng như giải đáp chung cho anh em đồng nghiệp nào thắc mắc, nhất là trên địa bàn Phú Yên.
Do dung lượng đính kèm đã hết nên các bạn download ở đây -->
Link download.
Chào và hẹn gặp lại các bạn trong bài sau: PP tính giá 1 ca máy.

Các bạn tải file đính kèm về rồi giải nén ra, hoặc tải
tại đây.
 

File đính kèm

  • DuToan-Excel.rar
    711 KB · Đọc: 1,573
Lần chỉnh sửa cuối:
Hoan nghênh ý tưởng của bạn.
Phần mềm của bạn rất hay, có 2 điều mà tôi để ý thấy là:
+ không sử dụng bất kỳ cột phụ trung gian nào như hầu hết các phần mềm khác
+ sử dụng các hàm thông dụng có sẵn trong excel để tính toán, liên kết dữ liệu.
Do đó tạo sự an tâm và tin tưởng nơi người sử dụng và cả người kiểm tra, dễ dàng chỉnh sửa số liệu và xử lý bảng biểu (như chèn cột, cắt cột…) mà không ảnh hưởng dữ liệu đã có.
Phải nói bạn rất sáng tạo khi làm phần mềm này.
 
Bạn nói hơi quá đó, ở tỉnh tôi đã sử dụng cách bạn nói từ năm 2005 rồi mà.
 
cám ơn bạn Tuấn Anh nhé, pm của bạn rất hay, bạn có đơn giá Đồng Nai không cho mình xin với.
 
Đơn giá Đồng Nai

Gửi bạn q.thuan_dqc file đơn giá Đồng Nai (file đính kèm)
Do sắp hết dung lượng đính kèm nên có thể file sẽ được remove mà không báo trước.
23.11.2011
Remove file đơn giá đính kèm để lấy dung lượng attach bản dự toán tương lai tại bài 146.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
không áp được đơn giá của tỉnh Điện Biên

Chào anh Tuấn Anh; em sử dựng phần mềm dự toán của anh nhưng em khong biết cách đưa đơn giá của tỉnh Điện Biên Vào mong anh chỉ giúp em vói, và bác bỏ cho em hàm làm tròn 3 số cuoi ỏ shet phan tích đơn giá với nhé. rát cảm on bác
 
đối với e VBA và Macro giống nhau lun...trong khi phải suy nghĩ k biết VBA là cái gì thì Macro cũng như vậy..hì hì...đừng lên án em vì e dốt
 
em khong biết cách đưa đơn giá của tỉnh Điện Biên Vào mong anh chỉ giúp em vói
Bạn mở file DuThau-Excel.xls, cho hiện các bảng DonGiaGiaVTvaVAT, thay dữ liệu tỉnh bạn vào các bảng này. Tôi nhớ phần thay đơn giá này đã có chỉ dẫn đâu đó ở 1 bài trước, bạn chịu khó tìm đọc.
bỏ cho em hàm làm tròn 3 số cuoi ỏ shet phan tích đơn giá với nhé.
Bạn mở file DuThau-Excel.xls, cho hiện bảng MauPTDG, sửa công thức trong ô H29 từ:
=ROUND((H27+H28);-3) thành: =ROUND((H27+H28);0)
sau đó lưu lại là xong, các lần sau sẽ không làm tròn nữa.
 
Kiểm tra & so sánh giá trị chênh lệch dự toán, dự thầu

Một trong những vấn đề hay đụng phải là giá dự toán và dự thầu sau khi chạy xong có sự chênh lệch đáng kể (không phải do chương trình bị lỗi mà thường là do xử lý dữ liệu chưa chính xác)... và việc "truy tìm" nguyên nhân gây nên sự chênh lệch đó trong 1 dự toán có hàng trăm công việc như là mò kim đáy bể, vì không biết sai lệch thuộc công việc nào, lý do vì sao...
Vì vậy một tiện ích mới: "Kiểm tra chênh lệch"được thêm vào để hỗ trợ việc này.
Sau khi kết xuất bảng dự toán dự thầu bạn sẽ nhìn thấy 1 nút lệnh "Kiểm tra chênh lệch" phía góc trên - phải của bảng dự toán dự thầu.
Bạn có thể kích vào nút này để chương trình tính toán và so sánh chênh lệch theo tỷ lệ % của giá dự toán và giá dự thầu cho từng công việc.
Giá trị chênh lệch sẽ thể hiện trong cột I, trên cùng 1 dòng của mỗi công việc.
+ Khi tất cả các giá trị < 1%: bạn có thể an tâm tin tưởng.
+ Giá trị nào > 1%: bạn nên kiểm tra và chỉnh sửa đơn giá NC, máy trong bảng KL; thành phần và định mức hao phí của công việc đó trong các bảng PTVT và PTDG.
Sau khi kiểm tra chỉnh sửa xong bạn có thể kích vào chính nút đó (đã đổi tên thành "Xóa kiểm tra"), cột I sẽ biến mất. Kích tiếp sẽ kiểm tra lại…Update file tại bài 138, trang 14.

Thông tin cập nhật mới (07.01.2012):
- Thêm chức năng mới: "Bổ sung công việc mới vào dữ liệu chương trình"
Hỗ trợ việc thêm các công việc mới vào bộ dữ liệu chương trình để sử dụng lần sau.
Khi kích vào menu (…) sẽ hiện ra 1 sheet với cấu trúc định sẵn. Bạn chỉ nhập dữ liệu của công việc cần bổ sung vào duy nhất sheet này rồi kích nút "Bổ sung công việc" là xong.

Do hiện đã hết dung lượng nên tôi sẽ update file sau.
-----------------------------------------------------
24.12.2011Phiên bản dự toán cho tương lai cũng vừa được post lên tại bài 146, trang 15, các bạn tham khảo.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Anh cho em hỏi muốn thêm 1 định mức ở phần đơn giá thì làm thế nào.
Ví dụ em muốn thêm AG.11110 vào thì làm thế nào ạ
 
Anh có thể cho em hỏi? làm thế nào để thay đơn già tỉnh Bình Phước vào không?
 
Năm mới anh Tuấn đã có cải tiến mới cho chương trình dự toán của mình chưa? Theo mình nhận thấy PP dự toán mới của anh cũng là cách tốt để lập mà không cần phải áp đơn giá tỉnh, chỉ cần có giá VL+NC+M của tỉnh lá OK rồi.
Nên chuển sang dùng font Unicode để gõ chữ Việt được dễ cũng như thao tác nhiều thuận lợi hơn TCVN3.
Cúc anh gặt được nhiều thành quả.
A! Cái dự toán tương lai của anh sao chạy bảng GXL lại đòi có Bunhienlieu vậy?
 
Bạn Tuấn Anh ơi ,bạn vẫn chưa giãi quyết được phần diễn giãi tiên lượng à.
VD: Tại cột C gõ 123.25*5.25/3 Enter thì ra kết quả là :123.25*5.25/3=215.6875
 
Cái dự toán tương lai của anh sao chạy bảng GXL lại đòi có Bunhienlieu vậy?
Cảm ơn Long đã nhiệt tình test lỗi và báo lỗi. Bản sửa lỗi được update tại bài 146, trang 15
Bạn Tuấn Anh ơi, bạn vẫn chưa giãi quyết được phần diễn giãi tiên lượng à. VD: Tại cột C gõ 123.25*5.25/3 Enter thì ra kết quả là :123.25*5.25/3=215.6875
Tới huynhngochiep: ý bạn là không cần gõ dấu "=" sau biểu thức ? Để T.A sẽ thử xem sao nhé, không biết có vướng mắc gì không. T.A sẽ thông tin (tại bài này) khi có kết quả nhé.
Tới 2 bạn oneand0verlove & tranleanhtuan: Việc thêm đơn giá và thay đơn giá các bạn chịu khó tự tìm hiểu sẽ nhớ lâu hơn, vì tất cả dữ liệu để ngỏ trên excel nên cũng đơn giản mà.
* * *
10.01.201
Gửi huynhngochiep: Bạn tải file đính kèm, giải nén được 1 thư mục, bên trong có 2 thư mục con chứa 2 file excel cùng tên: DuToanMoi.xls, bạn copy file DuToanMoi.xls và dán đè lên (thay thế) file dự toán mới trong máy tính của mình (tùy thuộc việc bạn đang sử dụng dự toán nào mà chọn file phù hợp).
Có thể gõ dấu = hoặc không cần gõ dấu =.
Bạn test thử xem OK chưa nhé.
* * *
T.A mới update lại file mới, file trước bị 1 lỗi nhỏ: Khi 1 biểu thức gõ sai thì kể từ đó file không tính toán phần diễn giải được nữa.
 

File đính kèm

  • FileDuToanMoi.rar
    78.3 KB · Đọc: 396
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình đã chạy thử file mới : Hết báo lỗi BuNhienLieu , nhưng vẫn còn font TCVN3, anh không chuyển sang thiết kế trên nền font Unicode vừa dễ sử dụng và là font phổ biến tại VN mình hiện nay, mình gõ cái này cũng quen tay rồi.
Cảm ơn anh !
Chúc anh thành công trong năm mới.
 
Web KT
Back
Top Bottom