Dùng hàm nào để dồn dữ liệu kế toán (2 người xem)

  • Thread starter Thread starter Chipiu
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Chipiu

Thành viên mới
Tham gia
18/1/13
Bài viết
8
Được thích
1
Chào các bậc cao thủ,
em đang xử lý một bảng nhật ký chung trích xuất từ phần mềm kế toán,
giờ sếp em bảo dồn các dữ liệu vào để phân tích.
Em dùng thử hàm if mà không được.
Các bác chỉ em cách dùng hàm nào để xử lý vấn đề này với ạ.
Các bác tham khảo file excel giúp em với nhé.
Cám ơn các bác rất rất nhiều.
 

File đính kèm

Ai làm được xin bái làm tổ sư!!!
Bạn nói đây là Nhật ký chung thì Tài khoản đối ứng đâu?
Không có định khoản mà tổng hợp được Nợ Có đối ứng cũng tài thật.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ví dụ cho câu hỏi của anh(chị):
Nghiệp vụ Xuất bán hàng hoá - Kho CN phẩm 475 Bia lon huda 24 có 2 TK đối ứng là 6321 và 1561,
với số tiền phát sinh là 4505455.
Do phần mềm trích xuất ra nên nó nằm ở 2 dòng, giờ em muốn đưa về cùng một dòng như mẫu trong file excel,
để làm pivottable. Nhưng không biết cách nào để làm được như thế.
 
Cho hỏi là nếu định khỏan: N131
C5111
C33311
Khi chuyển qua là như thế nào
1 dòng như thế này
N131 C5111;33311
Hay là 2 dòng
N131 C5111
N131 C33311
 
Data của ban có 1 số vấn đề:
-Số chứng từ không mang tính riêng biệt mà có rất nhiều chứng từ bị trùng số.
-Định khoản kế toán sai như hạch toán thuế đầu vào.

Sử lý:
-Tạm thời thêm cột chung tu để nối ngày+Số+Nội dung để làm cơ sở phân biệt.
-Hạch toán sai: Bạn tự đ/c lại

Sau đó dùng Pivot Table ta được kết quả na ná bạn cần. Tham khảo file nha
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Data của ban có 1 số vấn đề:
-Số chứng từ không mang tính riêng biệt mà có rất nhiều chứng từ bị trùng số.
-Định khoản kế toán sai như hạch toán thuế đầu vào.

Sử lý:
-Tạm thời thêm cột chung tu để nối ngày+Số+Nội dung để làm cơ sở phân biệt.
-Hạch toán sai: Bạn tự đ/c lại

Sau đó dùng Pivot Table ta được kết quả na ná bạn cần. Tham khảo file nha


Theo em hiểu thì đây là chuyển từ đối ứng số tiền 2 cột --> đối ứng tài khoản (số tiền phát sinh 1 cột). Chứ không phải gom như Anh.

http://www.giaiphapexcel.com/forum/...g-bước-học-VBA&p=542514&highlight=#post542514

Nó giống như nhu cầu của em trong topic trên.
 
Biết rằng vậy, nhưng có luật nào cho 1 bút toán nhiều Nợ-Nhiều Có không? Trường hợp nhiều Nợ nhiều có thì tách đối ứng ra sao?

Bởi cái Data này nó "dính" lỗi là loại và số chứng từ không phải là duy nhất. Một số bút toán đồng thời do phần mềm phát sinh (Phiếu chi, nếu nhập hàng mua bằng tiền mặt, xuất kho giá vốn khi xuất Hóa đơn thì nó phải có kèm loại CT để phân biệt)

Vì vậy, mình chỉ dám làm đến vậy. Kế toán phải chính xác nếu không xếp xem xong bảo dọn bàn ghế thì tội không chịu nổi.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom