Chuyện "dở khóc dở cười" sinh viên CNTT (3 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

vô lý em không tin!
chăng lẽ suốt 5 năm hắn không làm hư win sao.
em mới dùng máy có 2 năm mà cài lại win khong 20 lần rồi

Trong 4 năm trở lại đây (trước đó thì mình ko nhớ lắm), mình cài Windows có đúng 1 lần (là lần gần đây nhất phải cài lại máy xách tay cho vợ do người khác "chuyển giao" máy) vì máy tính của mình khi mua đã có sẵn Windows rồi (khi chuyển sang máy mới là có lại có windows mới nhất có sẵn luôn). Môi trường làm việc đã thiết lập chuẩn, chả có nhu cầu cài lại. 1 ngày làm việc với máy tính khoảng 10 tiếng, trong đó có 7 đến 8 tiếng làm việc online. (ko tính ngày chủ nhật được nghỉ)

Nhớ có lần lâu lắm rồi, đang cài windows 2000 thì ko cài được tiếp nữa vì cứ đến đoạn test màn hình xong là màn hình đen xì luôn. Mình nhờ các "chuyên gia cài đặt" khác thì ...cũng thế. Nên (ngày xưa) nhiều khi chuyện ko cài được windows là chuyện .... bình thường (vì nhiều lúc phần cứng ko có trong lib hoặc có trục trặc thì chuyên gia giỏi còn bó tay nữa là SV. --=0

Ít cài đặt Win là thế nhưng mình cũng có 1 thời chuyên đi cài đặt Windows. Đó là thời mà VN đang trong kỳ Windows 3.0, 3.11 (workgroup, NT 3.5) và chuyển lên Win95, tụi tớ tự hào là những người đầu tiên của VN được sờ đến cái đĩa "xịn" (có bản quyền) (vì làm việc cho 1 cty là đại lý ủy quyền duy nhất của M$ tại VN thời đó). Hồi đó vác đĩa đi cài Win95 là sướng lắm (mọi người nhìn như ... chuyên gia ấy) :P (thời đó ông IT nào lấy muốn vợ sớm thì dễ lắm (vì IT is the best) chứ ko như bây giờ (IT is the "Bét") --=0
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bài này không giành cho các thầy, các cô giáo

Ngày thi của học sinh; Nói các thầy cô đừng giận, chứ . . .
Nếu thầy cô mà chê học sinh (kể cả học sinh đại học) thì khác nào chê chính thầy cô đâu!
 
Ngày thi của học sinh; Nói các thầy cô đừng giận, chứ . . .
Nếu thầy cô mà chê học sinh (kể cả học sinh đại học) thì khác nào chê chính thầy cô đâu!

Rất tiếc là không có ai trên này là "thầy cô" dạy về CNTT cả. Trong danh sách những comments dài dài ở trên là đa số những nhân viên của các doanh nghiệp đã nhận xét về SV đó chứ.

Thực ra, vẫn môi trường đào tạo đó, vẫn những bài giảng đó (thậm chí là điều kiện còn kém hơn thế rất nhiều, bài giảng xưa kia còn lạc hậu hơn giờ rất nhiều) nhưng khi ra trường vẫn có những SV có chất lượng rất cao, xong lại có những SV chất lượng rất thấp. Có thời máy tính ở HN đếm ra có vài trăm cái thì có sinh viên thang khắp thành phố, chờ từ sáng tới tối để được ngồi trên máy 10 phút, xong có người (thời nay) bố mẹ mua máy tính xách tay, internet tốc độ cao, nhà cửa đoàng hoàng,... nhưng trong máy tính thì toàn ... game. Khác biệt là ở từng con người chứ ko nên đổ cho hoàn cảnh.

Hiện nay có 1 kiểu học là "cuốn chiếu", tức là chỉ tập chung 1 thời gian ngắn cho 1 môn, xong môn nào là chuyển sang môn tiếp theo chứ ko còn nhớ gì tới môn vừa thi xong nữa. Chính vì thế mà hai2hai có hỏi 1 SV học theo hình thức đó. Nhìn bảng điểm thì "choáng" lắm vì có rất nhiều môn hay, môn nào cũng đạt điểm (ko đạt thì đỗ sao được) nhưng khi hỏi lại những kiến thức của môn đó thì ... chẳng khác nào con số 0.

Ngày xưa học ko có khái niệm như vậy, học môn nào cũng có thì giờ để ngẫm về môn đó khá nhiều (kể cả môn đó là môn "dân số học"). Đến ngày ra trường vẫn còn lọ mọ từng dòng code C for Windows, vẫn sử dụng các kiến thức về thiết kế CSDL để thiết kế những bài toán thực tế mặc dù những môn đó học từ năm thứ 2 hoặc thứ 3. Thế mà có SV vừa mới thi đỗ xong 1 môn về UML do ... giáo trình của Tây dạy đoàng hoàng (toàn môn hiện đại cả), mà bảo là vẽ sequence diagram cho 1 bài toán vào dạng kinh điển mà người ta gọi là "pattern" mà cũng ko biết bắt đầu thế nào.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
He... he... Thế thì các bạn đang muốn nói đến chuyện gì đây:
1> SV thời nay quá NGU
2> GV dạy chúng quá NGU
3> Hay là cả nền giáo dục của chúng ta là phế thải!
???
Hic... phải có nhân mới có quả chứ
 
He... he... Thế thì các bạn đang muốn nói đến chuyện gì đây:
1> SV thời nay quá NGU
2> GV dạy chúng quá NGU
3> Hay là cả nền giáo dục của chúng ta là phế thải!
???
Hic... phải có nhân mới có quả chứ

Bác nói nghe ghê quá! Nói chung là do hậu quả nền giáo dục. VN mình đào tạo theo kiểu ngược, chỉ phù hợp với thời kỳ phổ cập ... Tức là đầu vào chặt, đầu ra thì lỏng. Bây giờ cư cho vào thoải mái (không cần thi đầu vào), thắt chặt đầu ra là sẽ khác thôi. Tất nhiên tiêu cực thì luôn tồn tại dù có thay đổi!
Cứ đỗ ĐH học thì yên tâm là có bằng KS, có anh học 6-8 năm, thi đi thi lại, thầy nhìn thấy mặt cũng ớn. Có anh đem áp lực của họ hàng, anh em, quan hệ để xin xỏ, nhờ vả Thầy (còn chưa nói đến tiêu cực mua bán điểm rất phổ biến hiện nay),...
Tôi vừa cho thi 1 môn xong, khi học thì chẳng có gì nhưng khi thì xong thì điện thoại tới tấp con ông này, cháu ông kia,... mệt!!!
Sinh viên ĐH nhiều người không biết về máy tính (nói chung) cũng là do hậu quả giáo dục từ phổ thông, ở phổ thông học chay, lên ĐH học cũng toàn chay thì làm sao khá được. Các Thầy yêu cầu dạy nhiều phần mềm ứng dụng, chuyên ngành,... nhưng bản thân phần lớn SV (theo tôi biết) đều chưa nắm được kiến thức cơ bản thì dạy cái gì? Học cái gì?
Nước ngoài có giờ tự học nhưng VN nếu có thì chỉ ngủ, game, chát, casino,... Tôi vào nhiều khu KTX các trường ĐH thấy các quán Internet chứa toàn game thủ SV thôi, hiếm có ai vào để nghiên cứu hay đọc tin tức. Ý thức học hành bây giờ vẫn rất kém ---> chất lượng. Phần lớn các cao thủ ở đây đều không phải chuyên Tin học mà toàn tự mày mò, học trên mạng,... Điều đó có nghĩa là phải có đam mêm và khả năng tự vận động, tự nghiên cứu, không ỷ lại thì mới khá được chứ.


Vấn đề này nếu bàn chắc còn phải lâu lâu ...
 
Bây giờ cư cho vào thoải mái (không cần thi đầu vào), thắt chặt đầu ra là sẽ khác thôi.

Y chang như tư tưởng của cô Hoàng Xuân Sính. Mô hình đào tạo hình cái phễu. Chả thế mà lớp tớ hồi vào gần 80 người, sau 1 năm còn đúng 42 người.

Linh tinh 1 chút: Lớp tớ có rất nhiều người có quỹ điểm âm (chứ đừng nói là điểm 0). Đối với nhiều môn về toán, điểm 1, 2, 3, 4 là rất nhiều (chiếm tới 2/3 của lớp), còn điểm âm (thi môn toán mà sai chính tả, viết tắt,... trừ 1 điểm (tính theo điểm 10)) nên có người mặc dù đã đạt 9 điểm (tính theo hệ số điểm 10) mà âm tới 40 điểm.
Cả 4 năm học chả ai biết đến quay cóp là gì vì các bác trông thi (toàn là giáo viên kỳ cựu có tên có tuổi đã về hưu) nhớ từng cái tên, từng khuôn mặt của từng cô, từng cậu học trò (hị hị, nhớ bác quá bác ơi)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Rất tiếc là không có ai trên này là "thầy cô" dạy về CNTT cả. Trong danh sách những comments dài dài ở trên là đa số những nhân viên của các doanh nghiệp đã nhận xét về SV đó chứ. . . .
Thực ra, vẫn môi trường đào tạo đó, vẫn những bài giảng đó (thậm chí là điều kiện còn kém hơn thế rất nhiều, bài giảng xưa kia còn lạc hậu hơn giờ rất nhiều) nhưng khi ra trường vẫn có những SV có chất lượng rất cao, xong lại có những SV chất lượng rất thấp.. . .

À mình thì thấy & đặt vấn đề rọng hơn tẹo: Đó là kiến thức được đào tạo hơn 4 năm trong nhà trường đại học & 12 năm phổ thông nói chung sẽ hữu ích thế nào với xã hội!
+ Cách đây 1 thế kỷ, khi cơ quan mình tuyển mộ 10 công nhân vận hành máy sản xuất ôxi; Sau thông báo 1 tháng thì 20 em dự tuyển; Khoảng 1 nữa có trình độ cao đẵng & đại học; Còn lại là tú tài toàn phần cả
Nhưng thành viên ban tuyển dụng hỏi:
Trong không khí có những thành phần gì là chủ yếu (nếu nó hơn 5% trong không khí) em hãy liệt kê; khi đó chỉ có 4 em trả lời đúng mà thôi! Các bạn thấy chưa, cái thiết thực hơn cho cuộc sống mà người ta còn chưa quan tâm thì nói chi đến cái khác. . .
Nhưng thôi, mình xin hết ý kiến từ đây!. . .

Xin chúc các bạn vui vẽ!
 
Khác biệt là ở từng con người chứ ko nên đổ cho hoàn cảnh.
Cả 4 năm học chả ai biết đến quay cóp là gì vì các bác trông thi (toàn là giáo viên kỳ cựu có tên có tuổi đã về hưu) nhớ từng cái tên, từng khuôn mặt của từng cô, từng cậu học trò (hị hị, nhớ bác quá bác ơi)
Hai cái này của bác hơi mâu thuẫn. May mà hồi đó toàn các bác trông thi kỳ cựu..nếu ko thì các bác cũng quay ầm ầm. (Cái này mấy anh già cùng công ty thừa nhận). Hơn nữa bây giờ có trường hợp thầy cô còn che giám thị để cho HS quay bài (ko biết sao lại thế???), hoặc có học thật giỏi nhưng ko nằm trong ekip "chạy thầy" cũng khó lòng mà qua...do vậy hoàn cảnh cũng ảnh hưởng tới việc học của các em quá chứ.
 
Hai cái này của bác hơi mâu thuẫn. May mà hồi đó toàn các bác trông thi kỳ cựu..nếu ko thì các bác cũng quay ầm ầm. (Cái này mấy anh già cùng công ty thừa nhận). Hơn nữa bây giờ có trường hợp thầy cô còn che giám thị để cho HS quay bài (ko biết sao lại thế???), hoặc có học thật giỏi nhưng ko nằm trong ekip "chạy thầy" cũng khó lòng mà qua...do vậy hoàn cảnh cũng ảnh hưởng tới việc học của các em quá chứ.

Oh, sao bi quan thế

xin trích lại Thư tổng thống Lincoln gửi thầy giáo của con mình (xem đầy đủ tại đây) , 1 đoạn như sau:

"Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này,
rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng,
tất cả mọi người đều chân thật.

Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết,
cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực;
cứ mỗi một chính trị gia ích kỉ, sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm.

Dạy cháu rằng cứ mỗi một kẻ thù, cháu sẽ có thêm một người bạn
Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết;
nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng
một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố…"

.
 
Hai cái này của bác hơi mâu thuẫn. May mà hồi đó toàn các bác trông thi kỳ cựu..nếu ko thì các bác cũng quay ầm ầm.

Chuyện quay ầm ầm cũng ko liên quan gì tới chuyện SV đó ra trường giỏi hay ko giỏi quá nhiều mà là do động cơ & cách học tập của người đó.

Tớ học qua 3 môi trường khác nhau ở đại học, ko phải ko có khái niệm ko bao giờ quay cóp mà ở mỗi môi trường đó (cùng 1 môi trường như nhau) nhưng khi ra vẫn có người giỏi và người ko giỏi. Ví dụ điển hình là học ở trường Ktế QD, chuyện quay cóp gần như là chuyện hiển nhiên (nhất là đối với những người vừa đi học vừa đi làm - hầu như ko có thời gian học thuộc bài đối với phần lớn những môn phải viết dài tới 4 tờ giấy và 90% nội dung là có trong sách in). Nhưng khi ra trường, có người quên sạch mọi kiến thức đã học, xong có người thì trở thành "uyên thâm" (hơn hẳn so với người học chính thức) đối với ngành đó. Vì vậy, theo tôi, ở mọi thời đại, chuyện học tốt, có kiến thức chắc hay ko là phụ thuộc rất nhiều vào từng cá nhân con người đó.

Các ví dụ nói ở trên đều ko ám chỉ quá nhiều đến nội dung giảng dạy, đến các thầy cô giảng dạy vì chính những người có nhận xét ở trên đều xuất phát từ những môi trường y chang như vậy. Nhưng chỉ có điều khác biệt ở đầu ra từ mỗi con người mà thôi.

Ví dụ, có người học trường cao đẳng về kế toán, trung cấp về kế toán, hoặc học kế toán ở 1 trường chả liên quan gì tới kế toán cả (như ĐH Nông nghiệp chẳng hạn) lại có kiến thức khá chắc về lĩnh vực kế toán. Trong khi những SV ở trường ĐH tài chính khi ra trường có khi lại "mình đang làm đề tài tốt nghiệp, bạn nào có cho mình xin với...". Ví dụ trên nói lên chuyện ở 2 môi trường hoàn toàn chênh lệch nhau (về 1 vấn đề nào đó) cũng ko phải là nguyên nhân căn bản để dẫn tới việc sinh ra những người có chất lượng kém. 1 ví dụ khác, ở môi trường làm việc cũ của tôi, có 1 chuyên gia thực thụ về lĩnh vực phần mềm (và là lead của vô số SV về IT chuyên nghiệp) nhưng các bạn biết cậu đó học ở đâu ra ko? Tốt nghiệp trường Kinh tế khoa ....du lịch (Giống y chang như trường hợp của Mr Trần Đình Anh - TGĐ FPT Internet).

Nói như vậy chỉ để nói rằng trong cùng 1 môi trường như nhau, ko phải đầu ra nào cũng kém như nhau mà tùy thuộc vào sự lỗ lực, động cơ học tập và làm việc, cách học tập và làm việc của mỗi con người.

Chuyện tôi nói 4 năm học ở ĐH thứ nhất đó chỉ là 1 lời tâm sự (đã viết hẳn là "Linh tinh 1 chút" rồi còn gì), chả liên quan gì tới chuyện "chất lượng" kém hay tồi gì của tôi bây giờ cả (vì đang viết bài tự nhiên lại nhớ tới thời cắp sách đi học, thời mà tiết kiệm 3-4 bữa sáng để có 1 giờ ngồi thực tập máy XT, máy 286. Và cũng vì khi nhắc tới chủ trương đào tạo của cô Hoàng Xuân Sính theo mô hình cái phễu mà PhanTuHuong đã đề cập nên tôi lại nhớ tới cách chấm điểm "âm" của cô).

Mời đọc kỹ lại:
Linh tinh 1 chút: Lớp tớ có rất nhiều người có quỹ điểm âm (chứ đừng nói là điểm 0). Đối với nhiều môn về toán, điểm 1, 2, 3, 4 là rất nhiều (chiếm tới 2/3 của lớp), còn điểm âm (thi môn toán mà sai chính tả, viết tắt,... trừ 1 điểm (tính theo điểm 10)) nên có người mặc dù đã đạt 9 điểm (tính theo hệ số điểm 10) mà âm tới 40 điểm.
Cả 4 năm học chả ai biết đến quay cóp là gì vì các bác trông thi (toàn là giáo viên kỳ cựu có tên có tuổi đã về hưu) nhớ từng cái tên, từng khuôn mặt của từng cô, từng cậu học trò (hị hị, nhớ bác quá bác ơi)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn các bác đã chia sẻ, tôi cũng xin dừng ở đây vì tranh luận về đề tài này có lẽ không bao giờ hết !
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom