Cần giúp: Bài toán lớp 5 hóc búa (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Thế mận của người Bắc thì người Nam gọi là gì? Bác đừng nói là trong Nam không có "mận" nhé.
Plum: Ngày xưa, tôi gọi là mận Đà lạt. Chả biết tại sao. Có lẽ là ở trong Nam nóng, chỉ Đà lạt mới trồng được các giống cây dòng họ hạt cứng (stone fruits: mận, mơ, đào...)

Trong Nam chỉ có hai mùa mưa nắng. Các giống cây stone fruits đòi hỏi phải đủ 4 mùa.
 
Cảm ơn bạn nhiều nhé. Nhìn hình bạn giải mình hiểu ngay. Mà không lẽ bài này lại viết vẽ bài giải như vầy luôn hả ta?!

Xin lỗi các bạn khác, sao mình đọc mấy cách giải mà giả sử mình không hiểu ta. Chắc trí tưởng tượng mình dở. :(
Cảm ơn mọi người nhiều. Bài này đáp án 8 là đúng.
Ngày xưa khoảng lớp 5 học sinh học phương pháp giả sử, bi giờ không biết dùng phương pháp nào. Dùng kiến thức lớp trên giải cô giáo thường tặng trứng vịt
 
Ngày xưa khoảng lớp 5 học sinh học phương pháp giả sử, bi giờ không biết dùng phương pháp nào. Dùng kiến thức lớp trên giải cô giáo thường tặng trứng vịt
Toán giả sử và toán động tử (xe chạy đuổi nhau, vòi nước chảy...) là hai bài toán căn bản của lớp 5. Tôi không tin là bây giờ người ta bỏ qua.
 
Ngày xưa khoảng lớp 5 học sinh học phương pháp giả sử, bi giờ không biết dùng phương pháp nào. Dùng kiến thức lớp trên giải cô giáo thường tặng trứng vịt
Giờ lớp 5 dùng sơ đồ cũng giải được bác.
Đại khái cũng giống như bài 5, nhưng dùng 2 đoạn thẳng nằm ngang, 1 đoạn 25, 1 đoạn 30, tổng 2 đoạn = 47, kết quả là phần trùng nhau bị tính 2 lần
 
Giờ lớp 5 dùng sơ đồ cũng giải được bác.
Đại khái cũng giống như bài 5, nhưng dùng 2 đoạn thẳng nằm ngang, 1 đoạn 25, 1 đoạn 30, tổng 2 đoạn = 47, kết quả là phần trùng nhau bị tính 2 lần
Ngày xưa dùng sơ đồ để hình dung hướng kết quả, không dùng để giải bài toán, lên lớp cao hơn phải chứng minh từ các định lý, mệnh đề luận lý và các kiến thức "hiển nhiên đúng" như 1+1=2
 
Giờ lớp 5 dùng sơ đồ cũng giải được bác.
Đại khái cũng giống như bài 5, nhưng dùng 2 đoạn thẳng nằm ngang, 1 đoạn 25, 1 đoạn 30, tổng 2 đoạn = 47, kết quả là phần trùng nhau bị tính 2 lần
Dùng gì là tùy vào phương pháp dạy. Phương pháp có thể mỗi thời kỳ một khác, mỗi nơi mỗi nước một khác. Nhưng tư duy và lý luận thì muôn đời và ở đâu cũng như nhau. Để tính tổng các số từ 1 đến 100 mà các anh chị lớp trên dùng công thức tính tổng của một cấp số cộng thì chả có gì đáng nói. Nhưng khi ở lớp dưới các bạn đang hì hục cộng liên tiếp các số từ 1 tới 100 thì bằng tư duy và lý luận cậu bé Gauss đã tính được rất nhanh. Sơ đồ, que, đoạn thẳng là tùy phương pháp giảng dạy ở mỗi nước. Nhưng tư duy và lập luận đơn giản luôn được chấp nhận. Một đứa trẻ có thể hiểu được là nếu đút 3 con gà vào 2 chuồng thì chắc chắn trong một chuồng có ít nhất 2 con gà. Cái này trẻ nhỏ có thể hiểu được, và giáo viên chấp nhận tư duy đó ở trẻ. Chỉ có học lên cao thì mới biết tới nguyên lý ngăn kéo Dirichlet. Cực kỳ đơn giản, nhưng dựa vào đó có thể giải những bài toán phức tạp hơn rất nhiều.
 
Ngày xưa dùng sơ đồ để hình dung hướng kết quả, không dùng để giải bài toán, lên lớp cao hơn phải chứng minh từ các định lý, mệnh đề luận lý và các kiến thức "hiển nhiên đúng" như 1+1=2
Trước đây trong đại học, bài toán trượt cung tròn của khối đất, có phương pháp tính của Nga sử dụng sơ đồ để tính các thành phần nội lực. Chỉ cần dùng giấy kẻ ô ly loại 1*1 mm, vẽ đúng tỷ lệ là có thể rút ra giá trị 1 số thành phần nội lực cơ bản mà không cần tính toán gì thêm. Có lẽ trong 1 số trường hợp, sơ đồ cũng có thể dùng để định lượng được bác ạ
Có 1 vài cái hiển nhiên không chứng minh mà đem sử dụng luôn như mấy tiên đề hình học đấy bác.
Bài đã được tự động gộp:

Dùng gì là tùy vào phương pháp dạy. Phương pháp có thể mỗi thời kỳ một khác, mỗi nơi mỗi nước một khác. Nhưng tư duy và lý luận thì muôn đời và ở đâu cũng như nhau. Để tính tổng các số từ 1 đến 100 mà các anh chị lớp trên dùng công thức tính tổng của một cấp số cộng thì chả có gì đáng nói. Nhưng khi ở lớp dưới các bạn đang hì hục cộng liên tiếp các số từ 1 tới 100 thì bằng tư duy và lý luận cậu bé Gauss đã tính được rất nhanh. Sơ đồ, que, đoạn thẳng là tùy phương pháp giảng dạy ở mỗi nước. Nhưng tư duy và lập luận đơn giản luôn được chấp nhận. Một đứa trẻ có thể hiểu được là nếu đút 3 con gà vào 2 chuồng thì chắc chắn trong một chuồng có ít nhất 2 con gà. Cái này trẻ nhỏ có thể hiểu được, và giáo viên chấp nhận tư duy đó ở trẻ. Chỉ có học lên cao thì mới biết tới nguyên lý ngăn kéo Dirichlet. Cực kỳ đơn giản, nhưng dựa vào đó có thể giải những bài toán phức tạp hơn rất nhiều.
Tư duy lập luận thì đương nhiên rồi bác, nhưng việc giảng dạy cho số đông, sử dụng sơ đồ có lẽ là trực quan dễ tiếp thu hơn chứ bác.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trước đây trong đại học, bài toán trượt cung tròn của khối đất, có phương pháp tính của Nga sử dụng sơ đồ để tính các thành phần nội lực. Chỉ cần dùng giấy kẻ ô ly loại 1*1 mm, vẽ đúng tỷ lệ là có thể rút ra giá trị 1 số thành phần nội lực cơ bản mà không cần tính toán gì thêm. Có lẽ trong 1 số trường hợp, sơ đồ cũng có thể dùng để định lượng được bác ạ
Có 1 vài cái hiển nhiên không chứng minh mà đem sử dụng luôn như mấy tiên đề hình học đấy bác.
Bài đã được tự động gộp:


Tư duy lập luận thì đương nhiên rồi bác, nhưng việc giảng dạy cho số đông, sử dụng sơ đồ có lẽ là trực quan dễ tiếp thu hơn chứ bác.
Mình muốn nói trung học, còn đại học không chuyên về toán thì hầu hết kiến thức mang tính thực dụng, nhiều vấn đề không cần chứng minh chặt chẽ như định luật Moore, thuyết tương đối ...
 
Trước đây trong đại học, bài toán trượt cung tròn của khối đất, có phương pháp tính của Nga sử dụng sơ đồ để tính các thành phần nội lực. Chỉ cần dùng giấy kẻ ô ly loại 1*1 mm, vẽ đúng tỷ lệ là có thể rút ra giá trị 1 số thành phần nội lực cơ bản mà không cần tính toán gì thêm. Có lẽ trong 1 số trường hợp, sơ đồ cũng có thể dùng để định lượng được bác ạ
Có 1 vài cái hiển nhiên không chứng minh mà đem sử dụng luôn như mấy tiên đề hình học đấy bác.
...
Học ĐH Bách Khoa và ĐH Khoa Học thì ai cũng phải học qua cách dùng giấy kẻ thường (2 chiều giống nhau) và giấy kẻ log (1 chiều là log) để mò tìm độ tương quan giữa hai dãy số.
Đó là bài toán nội/ngoại suy mà bây giờ người ta chỉ dùng máy tính.

Bài toán căn bản vừa gà vừa lợn có x đầu, và y chân là bài toán dạy căn bản giả sử cho lớp 4-5.

Giờ lớp 5 dùng sơ đồ cũng giải được bác.
Đại khái cũng giống như bài 5, nhưng dùng 2 đoạn thẳng nằm ngang, 1 đoạn 25, 1 đoạn 30, tổng 2 đoạn = 47, kết quả là phần trùng nhau bị tính 2 lần
Dùng sơ đồ là khuynh hướng tính bằng tư duy Đại Số.
Tư duy Đại Số là tốt nhưng nghiêng về nó quá sẽ bị sơ sót về Toán Số. Câu chuyện Gauss được nhắc tới ở bài #26 là lớp dạy Toán Số.

Tôi để ý thấy rất nhiều bạn sau này có kiến thức rất kém về Toán Số.

Đại Số, Giải Tích,... thuộc về phía Toán Thuần Tuý (Lý Thuyết). Toán Số, Xác Suất Thống Kê,... thuộc về Toán Ứng Dụng.
 
các kiến thức "hiển nhiên đúng" như 1+1=2

Em nhớ không nhầm "1+1=2" đã được 2 nhà Toán học chứng minh dài 372 trang sách trong "Principia Mathematica".

Hồi học cấp 2 em cũng thắc mắc tại sao 1 + 1 = 2. Rồi mãi về sau biết nó đã được chứng minh (hồi học môn Toán cao cấp hay Triết học gì đó được thầy giáo nói).
 
Mình muốn nói trung học, còn đại học không chuyên về toán thì hầu hết kiến thức mang tính thực dụng, nhiều vấn đề không cần chứng minh chặt chẽ như định luật Moore, thuyết tương đối ...
Nói về trung học, như ngày xưa phân tích lực theo hình bình hành thì dùng sơ đồ cũng tính giá trị được, còn trong đại học, toán cao cấp đâu có phải không chặt chẽ đâu bác mà vẫn có 1 vài tiên đề đấy thôi.

Nghe nói nhờ có đồ thị mà toán hình & toán số có thể cùng diễn đạt 1 vấn đề. Chắc có lẽ 1 vấn đề có thể giải quyết bằng số hay hình đều được, nhưng cỡ này chắc chỉ dành cho các vị như Gauss mà thôi.:D:D
 
Em nhớ không nhầm "1+1=2" đã được 2 nhà Toán học chứng minh dài 372 trang sách trong "Principia Mathematica".

Hồi học cấp 2 em cũng thắc mắc tại sao 1 + 1 = 2. Rồi mãi về sau biết nó đã được chứng minh (hồi học môn Toán cao cấp hay Triết học gì đó được thầy giáo nói).
Trước đây mình có học môn "toán tử tiên đề" (không nhớ tên chính xác), đưa các "đinh nghĩa" về toán tử "cộng", toán tử "trừ" ... và chứng minh được 1+1=2
 
...

Dùng sơ đồ là khuynh hướng tính bằng tư duy Đại Số.
Tư duy Đại Số là tốt nhưng nghiêng về nó quá sẽ bị sơ sót về Toán Số. Câu chuyện Gauss được nhắc tới ở bài #26 là lớp dạy Toán Số.

Tôi để ý thấy rất nhiều bạn sau này có kiến thức rất kém về Toán Số.

Đại Số, Giải Tích,... thuộc về phía Toán Thuần Tuý (Lý Thuyết). Toán Số, Xác Suất Thống Kê,... thuộc về Toán Ứng Dụng.
Chỗ chữ đậm, nhờ bác giải thích rõ hơn được không
 
Nói về trung học, như ngày xưa phân tích lực theo hình bình hành thì dùng sơ đồ cũng tính giá trị được, còn trong đại học, toán cao cấp đâu có phải không chặt chẽ đâu bác mà vẫn có 1 vài tiên đề đấy thôi.

Nghe nói nhờ có đồ thị mà toán hình & toán số có thể cùng diễn đạt 1 vấn đề. Chắc có lẽ 1 vấn đề có thể giải quyết bằng số hay hình đều được, nhưng cỡ này chắc chỉ dành cho các vị như Gauss mà thôi.:D:D
"phân tích lực theo hình bình hành" dùng sơ đồ để hình dung cách tính còn tính như thế nào là áp dụng toán học rất chặt chẽ
"bài toán trượt cung tròn của khối đất, có phương pháp tính của Nga sử dụng sơ đồ để tính các thành phần nội lực" chỉ là 1 trong nhiều phương pháp tính gần đúng, chắc chắn có cách tính khác và kết quả sẽ khác, vấn đề là nên chọn phương pháp nào?
 
Em nhớ không nhầm "1+1=2" đã được 2 nhà Toán học chứng minh dài 372 trang sách trong "Principia Mathematica".

Hồi học cấp 2 em cũng thắc mắc tại sao 1 + 1 = 2. Rồi mãi về sau biết nó đã được chứng minh (hồi học môn Toán cao cấp hay Triết học gì đó được thầy giáo nói).
Có hai cách chứng minh. Chứng minh theo luận lý Giải Tích (Calculus) thì rất khó.

Chứng minh theo Toán Số (Arithmetics) thì dễ hơn. Dùng Tam Đoạn Luận:
- Trong số nguyên, một số b gọi là kế tiếp a khi b cách a một đơn vị.
- Trong số nguyên, đơn vị là 1
- Như vậy, b gọi là kế tiếp a nếu b cách a là 1
- 2 là trị kế tiếp 1
- Suy ra, 2 cách 1 bằng một đơn vị
- 2 = 1 + 1
(số 1 thứ nhất là 1 trị, số 1 thứ 2 là đơn vị toán số)
 
Có hai cách chứng minh. Chứng minh theo luận lý Giải Tích (Calculus) thì rất khó.

Chứng minh theo Toán Số (Arithmetics) thì dễ hơn. Dùng Tam Đoạn Luận:
- Trong số nguyên, một số b gọi là kế tiếp a khi b cách a một đơn vị.
- Trong số nguyên, đơn vị là 1
- Như vậy, b gọi là kế tiếp a nếu b cách a là 1
- 2 là trị kế tiếp 1
- Suy ra, 2 cách 1 bằng một đơn vị
- 2 = 1 + 1
(số 1 thứ nhất là 1 trị, số 1 thứ 2 là đơn vị toán số)
Có gì đó không ổn, chưa chứng minh được từ "cách" thành "+"
 
Có hai cách chứng minh. Chứng minh theo luận lý Giải Tích (Calculus) thì rất khó.

Chứng minh theo Toán Số (Arithmetics) thì dễ hơn. Dùng Tam Đoạn Luận:
- Trong số nguyên, một số b gọi là kế tiếp a khi b cách a một đơn vị.
- Trong số nguyên, đơn vị là 1

- Như vậy, b gọi là kế tiếp a nếu b cách a là 1
- 2 là trị kế tiếp 1
- Suy ra, 2 cách 1 bằng một đơn vị
- 2 = 1 + 1
(số 1 thứ nhất là 1 trị, số 1 thứ 2 là đơn vị toán số)

Thế này không hợp lý rồi anh (dùng tới định nghĩa số nguyên).
Để chứng minh 1+1=2 thì dùng cái căn bản, sơ khai hơn.
 
"phân tích lực theo hình bình hành" dùng sơ đồ để hình dung cách tính còn tính như thế nào là áp dụng toán học rất chặt chẽ
"bài toán trượt cung tròn của khối đất, có phương pháp tính của Nga sử dụng sơ đồ để tính các thành phần nội lực" chỉ là 1 trong nhiều phương pháp tính gần đúng, chắc chắn có cách tính khác và kết quả sẽ khác, vấn đề là nên chọn phương pháp nào?
Trượt cung tròn tính theo sơ đồ thì có nghĩa là sơ đồ vẫn có thể định lượng được, có lẽ việc coi sơ đồ là để hình dung hay là để định lượng thì tùy quan điểm bác ạ.
 
Tình hình em thấy, cứ bài toán lớp 5 là topic rất sôi động.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom