Có nên làm thơ ? (7 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

bebo021999

Thành viên gạo cội
Tham gia
26/1/11
Bài viết
6,008
Được thích
8,786
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
GPE
In được hơn chục bài thơ trên báo địa phương, anh
thôi chân nhân viên văn hóa xã, làm một cuộc… đại nhảy vọt vào Hội Văn học -
nghệ thuật tỉnh. Dân làng rỉ tai nhau: “Xã mình có một nhà thơ”.


Tấm thẻ… nhà thơ
Hôm nhận thẻ hội viên, anh mừng quýnh. Nâng tấm thẻ trước mặt vợ, anh nói:
“Nè, coi đi, đã lắm!”. Vợ nheo mắt nhìn, hỏi: “Thẻ này có lãnh được tiền hằng
tháng như thẻ thương binh hông anh?”. Anh nói: “Cái này thuộc phạm trù thơ ca
nên hương hoa là chủ yếu thôi em...”.

Cuộc nhậu mừng “sự kiện” diễn ra. Bạn bè chuyền tay nhau ngắm nghía tấm thẻ.
Ai cũng xuýt xoa nói sướng hè, ảnh ông trông nghệ sĩ lắm, cái trán y chang nhà
thơ Xuân Diệu. Làng này nhất ông. Mình hỏi vô hội khó không, anh nói căng lắm,
đợt này có mấy chục hồ sơ mà chỉ xét được ba người. Tui là một, hai ông sếp cấp
sở về hưu nữa là hết vé. Ban chấp hành soi kỹ lắm. Tác phẩm phải có tiếng vang
trong công chúng, triết lý sâu sắc, có tính thời đại… thì tác giả mới được vào
hội.

Bạn bè xuống bếp kéo vợ anh lên chúc mừng. Chị ngồi lơ ngơ trông thật tội
nghiệp. Một người khéo miệng nói cái thẻ hội viên của anh lấp lánh niềm tự hào
của chị. Công chị cúc cung tận tụy chăm sóc để có một ngày anh hót ra thơ. Một
giáo viên văn khen khéo hơn, nói hình tượng xuyên suốt thơ anh là bóng dáng cuộc
đời lam lũ của chị. Mỗi từ “em” trong thơ anh đau đáu nỗi niềm.

Nhưng có lẽ lời khen của ông trưởng đài “truyền thanh phát lại huyện” là khéo
nhất: “Dưới ngòi bút của anh, khói thuốc lá trở thành khói lam chiều. Hình ảnh
em và rượu, biệt ly và sầu mộng là những nốt bổng trầm trong thơ anh”.

Lâng lâng với nàng thơ, anh không nghe “tiếng lòng” của vợ đang… thổn thức:
Đồ mồi, bia bọt bay tưng gần ba triệu!

Câu thơ gãy đổ

Thấy anh ngày càng lơ tơ mơ, anh thợ điện cùng xóm đặt vè: Từ ngày có thẻ
nhà thơ/ bỗng chàng ra ngẩn vào ngơ u sầu
. Anh nổi điên, nói điện không
thắp sáng tâm hồn. Mày làm sao thấu hiểu cõi vi diệu của thơ ca. Cút đi, đồ chập
mạch.

Mái tóc đang gọn, anh để dài lòa xòa cho ra vẻ nghệ sĩ. Vợ quét sân, anh dặn
chừa một khoảng lá vàng để anh làm thơ về mùa thu. Vợ cười cười, nói bữa nào anh
làm thơ về biển, em sẽ gánh cho anh mấy thùng nước mặn.

Anh thường lên tỉnh, lờ vờ ở văn phòng hội hoặc tòa soạn báo. Tháng nào anh
cũng mấy lần đưa “thi hữu” về đãi đằng cơm rượu, đọc thơ thâu đêm suốt sáng. Vợ
anh mách mẹ. Chẳng biết thơ là gì, bà mẹ đã 90 tuổi chống gậy lập cập tới rầy
anh, nói sao con không tìm việc gì tử tế mà làm, lại đi làm thơ. Anh nói mẹ ơi,
bao nhiêu người sẵn sàng bỏ tiền để làm nhà thơ mà không được đấy.

Mặc vợ kêu ca, anh cứ thơ ca. Đêm nào vợ cũng phòng không trằn trọc. Còn anh
thức đến ba bốn giờ sáng để làm thơ. Anh hay dẫn câu nói của ai đó, rằng nếu đời
xô anh ngã, anh sẽ vịn câu thơ đứng dậy.

Một lần anh dự trại viết ở Đà Lạt, gã thợ điện từng bị anh chửi được chị mời
đến chỉnh sửa đường dây. Chị loay hoay đưa cái này, lấy cái nọ giúp gã. Đứng
trên ghế cao, ánh mắt gã đậu trên đôi nhũ hoa phập phồng của chị. Gã bông lơn,
thả bóng đèn trái ớt rơi đúng vào “khe núi”…

Thấy gã thợ chạy đường dây hơi lâu, cô em chồng sinh nghi nên mò sang. Cô ta
sững sờ khi thấy chị dâu và gã thợ trong buồng ngủ.

Kết thúc trại, anh được một chùm thơ tình nhưng mất vợ. Anh sầu đời, nát
rượu, dáng hiu hắt, liêu xiêu. Em gái anh nói anh hãy vịn câu thơ mà đứng dậy.
Anh cười buồn, nói đừng xỏ xiên anh nữa, câu thơ gãy đổ rồi em.

Nguồn: báo thanh niên
 
Nên làm quá chứ anh, dù sao nghệ sỹ cũng phải có chút phiêu chứ. Chúc anh bo thành một thi nhân thành công.
 
Thế mới biết, những người dám đạp đổ lẽ thường của cuộc sống để theo nghiệp thơ là những người thật dũng cảm.
 
...Kết thúc trại, anh được một chùm thơ tình nhưng mất vợ. Anh sầu đời, nát
rượu, dáng hiu hắt, liêu xiêu. Em gái anh nói anh hãy vịn câu thơ mà đứng dậy.
Anh cười buồn, nói đừng xỏ xiên anh nữa, câu thơ gãy đổ rồi em.
Được một chùm thơ tình để mất vợ ..., dũng cảm thật nhưng cũng đau thật.
 
Trong cuộc sống, mỗi người có 1 cách để giãi bày tâm tư tình cảm, mỗi người có 1 quan điểm sống riêng. Tôi thì cho rằng: thơ ca đôi khi nó như nguồn sống lịch sử, ngày xưa thì:
"Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi lời thơ bom đạn phá cường quyền"
Trong những tháng năm dọc theo chiều dài lịch sử, thơ ca cất tiếng vọng từ ngàn xưa vào hồn dân tộc, đã có những vần thơ trong xanh, đã có những vần thơ ứa máu. Nếu không có ong mật, sẽ chẳng có mật ong, không có nhà văn, nhà thơ thì không có tác phẩm, không có thơ ca thì cuộc sống đôi khi thiếu muối mặn phù sa, thiếu hương sắc cuộc đời.
Cảm động lòng người, trước hết không gì bằng tình, đầu tiên không gì bằng lời, tha thiết không gì bằng thanh, sâu xa không gì bằng nghĩa. Mỗi bài viết thể hiện tâm tư, suy nghĩ của tác giả. Tôi đã từng đọc ở đâu đó câu nói: "thi hữu biệt tài, thi hữu biệt thú"- Thơ có thể tài riêng, có hứng thú riêng. Cũng như thơ ca từ đất nở hoa và phải về cuộc đời kết trái vậy. Thơ ca là thức ăn tinh thần bồi bổ cho đời sống tình cảm của con người.

Nước ta lấy văn hiến giữ nước, thơ ca đã có từ đời Lý, thịnh vượng từ đời Trần, dấy lên rầm rộ từ đời Hồng Đức, đời Lê…và đến nay. Nó thể hiện được cả ngôn ngữ văn phong của người viết hay cảm nhận cuộc đời qua lăng kính riêng.

Đôi khi ta chẳng biết trải lòng, những suy nghĩ, tâm sự ở nơi đâu, có 1 số người sẽ tìm đến thơ ca, tự viết bằng cảm nhận của mình, tự vẽ lên tâm sự ấy. Do tình sinh ý, do ý mà sinh chữ, bởi có cái này mà có cái kia.

Chỉ có điều, không nên ảo tưởng quá mức trong thơ, coi thơ là tất cả, cuộc sống thực tại còn có rất nhiều thăng trầm và chông gai thử thách. Có thể chẳng cần phải là nhà văn hay nhà thơ, chẳng cần quá am hiểu câu từ, chữ nghĩa mà chỉ cần trải lòng được bằng ngôn ngữ…..và thể hiện tình cảm của mình trong đó.
Chỉ làm thơ xả...stress cho đời vơi nỗi buồn! và cũng không nên như chàng nhà thơ trong câu chuyện trên...hihi.
 
Được một chùm thơ tình để mất vợ ..., dũng cảm thật nhưng cũng đau thật.
Ngày trước, khi còn học cấp 3, em cũng yêu mãnh liệt lắm. Nhưng cái mãnh liệt của tuổi học trò chỉ đơn giản là ... mật độ thư dày đặc (Thế hệ đầu 8X như thế đã là phớt lắm rồi!). Sau khi lên học đại học được đúng 1 tháng thì cô bé kia sút cho em 1 cú nát mông. Buồn thê thảm, và thơ tình chẳng hiểu từ đâu mà cứ thế tuôn ra ào ào. Không hiểu ngày ấy đầu óc có vấn đề gì không mà sao làm thơ ... khỏe thế. Đi dưới trời mưa: ra thơ. Ngồi trong nhà nhìn ra sân trời đang mưa: ra thơ. Đang đi đường thoáng ngửi thấy mùi hoa sữa đầu mùa: ra thơ. Lang thang đi bộ nhìn gió thổi bụi và lá khô trong ngõ vắng: ra thơ nữa. Hic! Giờ thì em cũng được 1 mớ thơ tình các bác ạ! Nhưng phải nói: đau thật!
 
Bạn Vu tuan manh linh có thể post vài "kiệt tác" cho mọi người thưởng thức được không?
 
Bạn Vu tuan manh linh có thể post vài "kiệt tác" cho mọi người thưởng thức được không?
Hi! Thanks bác đã quan tâm. Trong những topic về thơ trên diễn đàn có nhiều bài em đã post một vài bài rùi đó! Nói chung em tự thấy "chất liệu" hơi khác người một tí, các bác cố gắng "nhá" hết bài nhé! Nhân đây, gửi tặng một các bác 1 bài cho có khí thế:

MỘT BÓNG KHÔNG VỀ

Chợt ta buồn theo bóng một chiều mưa
Và chợt nhớ mảnh tình trên lối cũ.
Chốn vĩnh hằng tình xưa yên giấc ngủ
Bỏ lại ta thao thức giữa trường đời.

Những hạt mưa vương hương hoa sữa rơi
Dồn ép lại nỗi buồn không ai hiểu
Không đìu hiu bên hồ như rặng liễu
Cũng chẳng sầu như lữ khách tha hương.

Cái ngày xưa ai trộm nhớ thầm thương
Vội trao em nửa mảnh tình thơ dại
Để bây giờ mỗi lần hồi ức lại
Tiếc lắm thay một lời nói lỡ làng.
Để một ngày nhìn em bước sang ngang
Nghiến chặt răng bẻ tình làm hai mảnh
Em bước vội theo hào quang lấp lánh
Bỏ sau lưng người cũ héo hon gầy.
Như bóng cò ngơ ngác vạch chân mây
Nhìn hoàng hôn tím dần sau vách núi,
Ta bơ vơ lạc giữa đời trơ trụi
Thất thểu đi tìm lại bóng thiên thần,
Tìm đường về gom nhặt những sắc xuân
Ta đã trải khi tình chưa rẽ lối.
Bóng em đây vẫn là em phơi phới
Nhưng xuân ơi! Xuân đã cháy tan tành.

Hỏi duyên trời sao hạnh phúc mong manh
Như sương sớm trước ban mai rực rỡ.
Ta trót yêu khi tình vừa chớm nở
Có ngờ đâu hương sắc chóng tàn phai.
Nhìn cuộc đời ta chỉ thấy chông gai,
Bởi hồn ta chẳng còn vô tư nữa…

Nước mắt ai đượm buồn sau mép cửa!?
Mãi ngồi đây đợi một bóng không về.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Các bác đừng uýnh hội đồng nhóc nhé. Theo nhóc thì nếu lấy phải người chồng như trong bài của anh Bebo thì có khác nào: Có chồng hờ hững cũng như không. Hix...hix....văn thơ lãng mạn thì cũng cần phải thực tế chứ. Đối với nhóc điều quan trọng nhất là hạnh phúc gia đình. Nếu từ bỏ hạnh phúc riêng để lo sự việc chung thì cũng phải như Bác Hồ kính yêu của chúng ta.
 
Kết thúc trại, anh được một chùm thơ tình nhưng mất vợ. Anh sầu đời, nát
rượu, dáng hiu hắt, liêu xiêu. Em gái anh nói anh hãy vịn câu thơ mà đứng dậy.
Anh cười buồn, nói đừng xỏ xiên anh nữa, câu thơ gãy đổ rồi em.

Nguồn: báo thanh niên
Bởi vậy bebo rút kinh nghiệm nha: Đừng làm thơ, thà viết 1 "chùm" code VBA còn ngon hơn
(Tôi là "thợ điện" nên tôi biết rất rõ vụ này)
 
Trong cuộc sống, mỗi người có 1 cách để giãi bày tâm tư tình cảm, mỗi người có 1 quan điểm sống riêng. Tôi thì cho rằng: thơ ca đôi khi nó như nguồn sống lịch sử, ngày xưa thì:
"Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi lời thơ bom đạn phá cường quyền"
Trong những tháng năm dọc theo chiều dài lịch sử, thơ ca cất tiếng vọng từ ngàn xưa vào hồn dân tộc, đã có những vần thơ trong xanh, đã có những vần thơ ứa máu. Nếu không có ong mật, sẽ chẳng có mật ong, không có nhà văn, nhà thơ thì không có tác phẩm, không có thơ ca thì cuộc sống đôi khi thiếu muối mặn phù sa, thiếu hương sắc cuộc đời.
Cảm động lòng người, trước hết không gì bằng tình, đầu tiên không gì bằng lời, tha thiết không gì bằng thanh, sâu xa không gì bằng nghĩa. Mỗi bài viết thể hiện tâm tư, suy nghĩ của tác giả. Tôi đã từng đọc ở đâu đó câu nói: "thi hữu biệt tài, thi hữu biệt thú"- Thơ có thể tài riêng, có hứng thú riêng. Cũng như thơ ca từ đất nở hoa và phải về cuộc đời kết trái vậy. Thơ ca là thức ăn tinh thần bồi bổ cho đời sống tình cảm của con người.

Nước ta lấy văn hiến giữ nước, thơ ca đã có từ đời Lý, thịnh vượng từ đời Trần, dấy lên rầm rộ từ đời Hồng Đức, đời Lê…và đến nay. Nó thể hiện được cả ngôn ngữ văn phong của người viết hay cảm nhận cuộc đời qua lăng kính riêng.

Đôi khi ta chẳng biết trải lòng, những suy nghĩ, tâm sự ở nơi đâu, có 1 số người sẽ tìm đến thơ ca, tự viết bằng cảm nhận của mình, tự vẽ lên tâm sự ấy. Do tình sinh ý, do ý mà sinh chữ, bởi có cái này mà có cái kia.

Chỉ có điều, không nên ảo tưởng quá mức trong thơ, coi thơ là tất cả, cuộc sống thực tại còn có rất nhiều thăng trầm và chông gai thử thách. Có thể chẳng cần phải là nhà văn hay nhà thơ, chẳng cần quá am hiểu câu từ, chữ nghĩa mà chỉ cần trải lòng được bằng ngôn ngữ…..và thể hiện tình cảm của mình trong đó.
Chỉ làm thơ xả...stress cho đời vơi nỗi buồn! và cũng không nên như chàng nhà thơ trong câu chuyện trên...hihi.

Đồng ý với quan niệm của X.N
Đời không có thơ như đời cây xanh thiếu nước

Thơ về bản chất nó vẫn là thơ - nó không có tôi tình gì cả, chỉ có mục tiêu và cách sử dụng, cũng như dụng ý của người làm lên ý thơ đó có phải là vì giúp ích cho đời hay không, hay chỉ là bay bổng, chỉ là xiên xẹo, chỉ là mục đích cá nhân - sẽ làm nên nhân cách của người làm thơ đó mà thôi.

Có thể ví như chúng ta chỉ chăm chăm code những bài khó, hay những công thức quái quái thiếu tính ứng dụng , tính thực tế mà thôi thì phỏng có ích gì, thay vì thế hãy chọn những cái đơn giản và giàu tính thực tế hơn.

Còn xét khía cạnh anh thợ điện: Đời còn nhiều anh thợ điện như vậy lém - chém cũng không hết đó là những hạt sạn của đời, ta phải biết loại bỏ nó đi, xét cách cao hơn - nhân cách làm người (đó cũng là tinh thần, tâm hồn của thơ)

(vài lời lạm bàn cho vui)
 
Bởi vậy bebo rút kinh nghiệm nha: Đừng làm thơ, thà viết 1 "chùm" code VBA còn ngon hơn
(Tôi là "thợ điện" nên tôi biết rất rõ vụ này)

Say code khác gì say thơ ? Nếu không muốn bị mất vợ thì thỉnh thoảng phải tự sửa điện, đừng để vợ nhờ hàng xóm nha.

... Đời còn nhiều anh thợ điện như vậy lém - chém cũng không hết đó là những hạt sạn của đời, ta phải biết loại bỏ nó đi, xét cách cao hơn - nhân cách làm người (đó cũng là tinh thần, tâm hồn của thơ)
(vài lời lạm bàn cho vui)

Sao lại gọi người ta hạt sạn. Tôi thấy bài viết này nhân văn chính là sự xuất hiện của anh thợ điện, nhờ có anh ta mà đời bớt được 1 người bất hạnh. Tôi cũng là thợ điện (không chuyên) vì vậy code VBA thì mon men một tí còn thơ ca thì chỉ đọc thôi không dám làm thơ đâu.
 
Say code khác gì say thơ ? Nếu không muốn bị mất vợ thì thỉnh thoảng phải tự sửa điện, đừng để vợ nhờ hàng xóm nha.
.

Vui chơi không quên nhiệm vụ... Tức những gì thuộc về NHIỆM VỤ, mình bắt buộc phải hoàn thành, khi ấy có muốn chơi cũng đâu ai nói gì
-----------------------------
Chủ đề của topic này không chỉ nói về thơ... Em "ngộ" rằng: "Bất cứ thứ gì THÁI QUÁ đều trở thành không tốt" (Biến thái???)
Ẹc... Ẹc...
 
Vui chơi không quên nhiệm vụ... Tức những gì thuộc về NHIỆM VỤ, mình bắt buộc phải hoàn thành, khi ấy có muốn chơi cũng đâu ai nói gì
-----------------------------
Chủ đề của topic này không chỉ nói về thơ... Em "ngộ" rằng: "Bất cứ thứ gì THÁI QUÁ đều trở thành không tốt" (Biến thái???)
Ẹc... Ẹc...
Không chỉ "không tốt", đôi khi lại trở thành "nguy hiểm" nữa đó sư phụ.
Ví dụ: sửa điện không lo sửa điện, mà lo ngắm nghía nữ chủ nhà. Vô tình đấu sai mạch điện thì toi.
 
thỉnh thoảng phải tự sửa điện ...
Tôi cũng là thợ điện (không chuyên) vì vậy code VBA thì mon men một tí còn thơ ca thì chỉ đọc thôi không dám làm thơ đâu.
Câu này hay nè! Tự thú trước bình minh.
ndu đã viết:
Bất cứ thứ gì THÁI QUÁ đều trở thành không tốt
Thịt/cá thái quá kỹ thì thịt/cá bị vụn ra, biến (thái) thành băm, không gọi là thái.
 
Sao lại gọi người ta hạt sạn. Tôi thấy bài viết này nhân văn chính là sự xuất hiện của anh thợ điện, nhờ có anh ta mà đời bớt được 1 người bất hạnh. Tôi cũng là thợ điện (không chuyên) vì vậy code VBA thì mon men một tí còn thơ ca thì chỉ đọc thôi không dám làm thơ đâu.

Nhân văn hay không thì đó là do chủ quan người đọc nhận xét thôi - bạn cho là nhân văn là góc độ nhìn của bạn thôi, nhưng ai ai cũng đều mong rằng: mọi thứ trong nhà mình không để hàng xóm sang lấy được khi ta vắng nhà- hàng xóm tốt là hàng xóm không như vậy: không thể lợi dụng thế, không giúp thì thôi, sao lại khích vào và giúp thì ít mà ...... thì là chính (nội dung câu chuyện nói rõ vấn đề này)

Và ý bài viết trên tôi chỉ muốn nói THƠ về bản chất nó vẫn là thơ là giọt nước mát cho tâm hồn, dụng ý cách thức con người tiếp cần và sử dụng nó thế nào mà thôi và phụ thuộc Nhân cách người làm thơ. Ở đây không phải là muốn làm rõ nhân văn hay không nhân văn - vì dù người khác có lơ mắt đi chỗ khác, thì người bên cạnh không thể xách đi dùm của quý được (hihi hiiiii..) - Âu đó cũng là lẽ đời rối ren chăng, câu chuyện là 1 lời cảnh tỉnh - thế thôi
 
. . . . . . . . . . . . .

/-)ó giống như chuyện ngụ ngôn thôi các bạn à!

Mà đã là chuyện ngụ ngôn thì fải xa xíu với thực tiển mới toát hết í cái chủ đề mà tác giả lựa.

(húc vui cả làng nha!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
@ Vodoi2x. Mình bình luận là để thư giãn thôi - không có ý luận văn thơ đâu.

Khi đọc những dòng này:

Mã:
... Lâng lâng với nàng thơ, anh không nghe “tiếng lòng” của vợ đang… thổn thức: 
...  
Mặc vợ kêu ca, anh cứ thơ ca. [COLOR=#ff0000][B]Đêm nào vợ cũng phòng không trằn trọc[/B][/COLOR]. Còn anh 
thức đến ba bốn giờ sáng để làm thơ...

thì ta thấy chị ta đã mất chồng từ lâu rồi (hoặc chính xác là còn cũng như mất), còn anh mãi sau khi đi trại sáng tác về mới bị mất vợ.

Chính vì anh ta quá say thơ mà quên "nhiệm vụ" làm chồng đã nhiều ngày nên chị vợ mới khát khao phần con trong con người của chị và khi hoàn cảnh đến thì chị không còn đủ sức kìm giữ... giá mà trước khi đi xa anh thỏa mãn "cơn khát" của chị thì câu chuyện đâu có gì để viết. Con người muốn không bị sa ngã thì đừng để bị rơi vào hoàn cách khó chống chế.

Còn tôi đúng là đã từng làm thợ điện không chuyên thật (trước năm 1995 tôi làm nghề sửa chữa đồ điện ở phố huyện) nhưng chưa gặp người nào có hoàn cảnh tương tự mà nếu có thì cũng chẳng nghĩ được cách thả bóng điện vào "khe núi" để thăm dò...Bây giờ đã già rồi và suốt ngày ngồi bên máy tính nên khi đọc bài này cũng thấy giật mình và chợt nhận ra rằng anh Thợ điện và nhà Thơ điên chỉ khác nhau dấu nặng (.) mà người được người mất.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
@ Vodoi2x. Mình bình luận là để thư giãn thôi - không có ý luận văn thơ đâu.
hiii, cũng thư giãn thôi mà


Khi đọc những dòng này:

Mã:
... Lâng lâng với nàng thơ, anh không nghe “tiếng lòng” của vợ đang… thổn thức: 
...  
Mặc vợ kêu ca, anh cứ thơ ca. [COLOR=#ff0000][B]Đêm nào vợ cũng phòng không trằn trọc[/B][/COLOR]. Còn anh 
thức đến ba bốn giờ sáng để làm thơ...

thì ta thấy chị ta đã mất chồng từ lâu rồi (hoặc chính xác là còn cũng như mất), còn anh mãi sau khi đi trại sáng tác về mới bị mất vợ.

Chính vì anh ta quá say thơ mà quên "nhiệm vụ" làm chồng đã nhiều ngày nên chị vợ mới khát khao phần con trong con người của chị và khi hoàn cảnh đến thì chị không còn đủ sức kìm giữ... giá mà trước khi đi xa anh thỏa mãn "cơn khát" của chị thì câu chuyện đâu có gì để viết. Con người muốn không bị sa ngã thì đừng để bị rơi vào hoàn cách khó chống chế.

Còn tôi đúng là đã từng làm thợ điện không chuyên thật (trước năm 1995 tôi làm nghề sửa chữa đồ điện ở phố huyện) nhưng chưa gặp người nào có hoàn cảnh tương tự mà nếu có thì cũng chẳng nghĩ được cách thả bóng điện vào "khe núi" để thăm dò...Bây giờ đã già rồi và suốt ngày ngồi bên máy tính nên khi đọc bài này cũng thấy giật mình và chợt nhận ra rằng anh Thợ điện và nhà Thơ điên chỉ khác nhau dấu nặng (.) mà người được người mất.
Thế mới nói đời mấy ai học được chữ "Ng" (khó cân bằng được mọi thứ)
Giờ phải cảnh giác với .... lâng lâng dòng code, lâng lâng với dòng công thức GPE chập chờn ... thì còn nguy hơn ..... vì vì......ngồi gần cái máy vi tình - nên câu chuyện mang ý nghĩa cảnh tỉnh
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom