Cũng như ý kiến của tôi: Có thể chẳng cần phải là nhà văn hay nhà thơ, mà chỉ cần trải lòng được bằng ngôn ngữ…..và thể hiện tình cảm của mình trong đó. Thơ hay là thơ có hồn, hồn của thơ nằm trong cảm xúc, xuất phát từ tình cảm thật trong lòng. Bởi như ai đó có nói: "Thơ ca là tiếng vọng của lòng người…", những bài thơ mang được mạch cảm xúc của tác giả thường được đánh giá là: hay. Cái hay của thơ không chỉ thể hiện trong ngôn từ mà nó thể hiện cả trong nội dung và ý nghĩa cùng dụng ý của người làm thơ. Thơ ca là cái ngọn còn cái gốc chính là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của thơ ca, và cuộc sống vẫn cần lắm những vần thơ để bớt khô khan…và cần lắm những vần thơ có ý nghĩa, ý nghĩa từ những gì nhỏ nhất.
Nếu không có thơ ca thì làm sao có được hình ảnh đẹp và sáng ngời như hình ảnh anh bộ đội từ nước mặn đồng chua bước vào lời thơ của Chính Hữu?
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá""
Nếu không có thơ ca, thì làm sao có được những áng thơ cách mạng hào hùng:
"Này này đế quốc biết hay chăng?
Ngươi đã già nua ta trẻ măng
Trái đất ngươi ôm, ôm chẳng nổi
Trời kia có ta với cả cùng trăng" (Xuân Thủy)
hay những vần thơ về thiên nhiên tươi đẹp, về tình yêu tha thiết, diệu kỳ từ nơi làng quê:
“Hẹn hò bên bờ giếng
Chờ nhau lúc rạng trăng
Nàng vân vê dải yếm
Chàng sửa nắn vành khăn”
Và còn rất nhiều, rất nhiều những áng thơ ý nghĩa mà chúng ta đã được đọc về tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, yêu con người, tình chồng nghĩa vợ, tình anh em đồng chí…
Nhưng cuộc sống thực tại cũng cần lắm những suy nghĩ thực tại và không được bay bổng, do vậy, cũng cần cân bằng cuộc sống của chính mình.
Và hơn hết là do sở thích của mỗi người! Và nếu trả lời cho topic này tôi vẫn nói: nên làm thơ để cuộc đời thêm thi vị., nhưng không nên quá ảo tưởng trong thơ.