Cách vẽ đường cong Lorenz bằng Excel

Liên hệ QC

botunglinh

Thành viên mới
Tham gia
10/4/08
Bài viết
22
Được thích
33
Mình đang làm đề tài nghèo đói và bất bình đẳng. Mình ko biết làm thế nào để vẽ được biểu đồ đường cong Lorenz.Bạn nào biết chỉ cho mình với (bằng excel nha).
Nhóm 1 (20% dân số nghèo nhất) chiếm 7% thu nhập
Nhóm 2 (20% dân số tiếp theo) chiếm 12% thu nhập
Nhóm 3 (20% dân số tiếp theo) chiếm 15% thu nhập
Nhóm 4 (20% dân số tiếp theo) chiếm 22% thu nhập
Nhóm 5 (20% dân số tiếp theo) chiếm 34% thu nhập
Vậy vẽ đường cong Lorenz làm thế nào? Bạn nào biết chỉ mình với.
 
Tôi không biết vẽ đường cong Lorenz thế nào. Các mẫu khi lập biểu đồ chắc là không có. Hãy định nghĩa đường cong đó.
 
Đường cong Lorenz

Đường cong Lorenz là một loại đồ thị dùng để biểu diễn mức độ bất bình đẳng trong phân phối. Nó được phát triển bởi Max.O.Lorenz từ năm 1905 để thể hiện sự phân phối thu nhập. Đường cong Lorenz là sự biểu diễn bằng hình học của hàm phân bố tích lũy, chỉ ra quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm của một giá trị thể hiện qua trục tung với tỷ lệ phần trăm của một giá trị khác thể hiện qua trục hoành. Đường cong Lorenz thường được sử dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập, chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tỷ lệ phần trăm thu nhập của họ trong tổng thu nhập.

Tỷ lệ phần trăm cộng dồn số hộ gia đình được thể hiện trên trục hoành, và tỷ lệ phần trăm cộng dồn thu nhập thể hiện trên trục tung.
Đường màu xanh lá cây hợp với trục hoành thành một góc 45° gọi là đường bình đẳng tuyệt đối. Mỗi điểm trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình đúng bằng tỷ lệ phần trăm thu nhập.
Đường màu xanh da trời được gọi là đường bất bình đẳng tuyệt đối. Mỗi điểm trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình không có thu nhập hoặc tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình chiếm toàn bộ tổng thu nhập.
Đường cong Lorenz luôn luôn bắt đầu từ điểm (0,0) và kết thúc tại điểm (1,1). Nó không thể nằm phía trên đường bình đẳng tuyệt đối, cũng không thể nằm phía dưới đường bất bình đẳng tuyệt đối. Một đường Lorenz điển hình là đường lõm hướng về gốc (0,0). Một điểm bất kỳ trên đường Lorenz cho biết tỷ lệ % cộng dồn của nhóm dân cư nghèo nhất nhận được bao nhiêu % tổng thu nhập. Như vậy đường Lorenz là cách biểu hiện trực quan của sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, nó càng lõm thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao.

 
Zậy thì đồ thị vẽ như file đính kèm.
Đường thẳng đứng ăn gian không vẽ, dùng secondary Y Axis thế vào.
 

File đính kèm

  • LorenzChart.xls
    29 KB · Đọc: 646
cách vẽ đường cong Lorenz bằng Excel như thế nào?chỉ em với
 
Chủ yếu là hỏi cách vẽ thế nào
 
ai vẽ giup tôi đường cong lorenz theo các số liệu dưới đây với

Nhãm hé Xi (%) Năm 2008 Năm 2009 Thu nhập (1.000đ) Yi (%) Yi+1+Yi Xi+1-Xi (Yi+1+Yi)( Xi+1-Xi) Thu nhập (1.000đ) Yi (%) Yi+1+Yi Xi+1-Xi (Yi+1+Yi)( Xi+1-Xi) Nghèo nhất 20 3402 4,99 4,99 20 99,8 3900 4,96 4,96 20 99,2 Nghèo 40 7284 15,69 20,68 20 413,6 7932 15,06 20,02 20 400,4 Trung bình 60 16002 39,19 54,88 20 1097,6 15540 34,83 49,89 20 997,8 Giàu 80 18094 65,76 104,95 20 2099 24054 65,43 100,26 20 2005,2 Giàu nhất 100 23262 100 165,76 20 3315,2 27180 100 165,43 20 3308,6 Tæng céng 7025,2 6811,2
 
cho e hỏi là mình vẽ đường cong này như thế nào ạ. có thể bày cụ thể cho e một tí được không ạ? e cảm ơn.
 
Thế cách vẽ là như thế nào vậy bạn ???? có thể trình bày cụ thể một chút không ?
 
Đường cong Lorenz

Đường cong Lorenz là một loại đồ thị dùng để biểu diễn mức độ bất bình đẳng trong phân phối. Nó được phát triển bởi Max.O.Lorenz từ năm 1905 để thể hiện sự phân phối thu nhập. Đường cong Lorenz là sự biểu diễn bằng hình học của hàm phân bố tích lũy, chỉ ra quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm của một giá trị thể hiện qua trục tung với tỷ lệ phần trăm của một giá trị khác thể hiện qua trục hoành. Đường cong Lorenz thường được sử dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập, chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tỷ lệ phần trăm thu nhập của họ trong tổng thu nhập.

Tỷ lệ phần trăm cộng dồn số hộ gia đình được thể hiện trên trục hoành, và tỷ lệ phần trăm cộng dồn thu nhập thể hiện trên trục tung.
Đường màu xanh lá cây hợp với trục hoành thành một góc 45° gọi là đường bình đẳng tuyệt đối. Mỗi điểm trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình đúng bằng tỷ lệ phần trăm thu nhập.
Đường màu xanh da trời được gọi là đường bất bình đẳng tuyệt đối. Mỗi điểm trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình không có thu nhập hoặc tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình chiếm toàn bộ tổng thu nhập.
Đường cong Lorenz luôn luôn bắt đầu từ điểm (0,0) và kết thúc tại điểm (1,1). Nó không thể nằm phía trên đường bình đẳng tuyệt đối, cũng không thể nằm phía dưới đường bất bình đẳng tuyệt đối. Một đường Lorenz điển hình là đường lõm hướng về gốc (0,0). Một điểm bất kỳ trên đường Lorenz cho biết tỷ lệ % cộng dồn của nhóm dân cư nghèo nhất nhận được bao nhiêu % tổng thu nhập. Như vậy đường Lorenz là cách biểu hiện trực quan của sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, nó càng lõm thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/bd/Lorenz-curve1.png


Trong xây dựng, cấp phối hạt hay được biểu diễn bằng phần trăm tích lũy (trục tung từ 0 đến 100%), trục hoành là kích thước hạt vật liệu, nhưng theo logarit. Khác biệt chút ít :)
 
Web KT
Back
Top Bottom