- Tham gia
- 12/12/06
- Bài viết
- 3,661
- Được thích
- 18,158
Một số hình ảnh thăm và tặng quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại chùa Bồ Đề
Chùa ở thôn Phú Viên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về phía Nam, nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội. Chùa có tên chữ là Thiên Sơn tự và là nơi tu hành của các sư nữ cưu mang trẻ mồ côi.
Ngày xưa, từ Bồ Đề có hai đường thiên lý, một đường đi Cổ Bi - Phú Thị để sang trấn Hải Dương; một đường đi Như Quỳnh, xuống Hải Dương - Hải Phòng, tức Quốc lộ 5 hiện nay. Còn nếu đi dọc đường đê thì có thể xuống làng Bát Tràng.
Tương truyền chùa xây trên đất dinh Bồ Đề của Lê Lợi khi vua bao vây thành Đông Quan năm 1427. Sử còn ghi: “Vua làm lầu nhiều tầng ở Dinh Bồ Đề trên bờ sông Lô, cao bằng tháp Bảo Thiên, hàng ngày ngự trên lầu quan sát vào trong thành xem giặc làm gì”… Tên dinh Bồ Đề là do lúc ấy ở giữa sân doanh trại có 2 cây bồ đề.
Bồ Đề đã đi vào trong câu hát đồng dao của trẻ em:
Nhong nhong, ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.
Đoạn sông Hồng có bến Bồ Đề gọi là sông Bồ Đề. Mạc Mậu Hợp từng bị chém tại bến đò này năm 1592.
Tấm bia cổ dựng năm Hoằng Định thứ 15 (1614) đời Lê Kính Tông có chép lại việc dựng lại chùa và ghi rõ “đại công đức Bồ Đề “ của vua Lê Thái Tổ. Đến thế kỷ 20, chùa chỉ còn tòa thượng 5 gian xây trên nền cao, dáng bề thế, cổ kính.
Gần đây, chùa đã được trùng tu và xây thêm tháp, tượng. Nhiều năm qua chùa và làng Hữu Nghị bên cạnh đang nổi tiếng là nơi dạy dỗ trẻ mồ côi và cưu mang người cùng khổ trong sự hỗ trợ của các nhóm thiện nguyện thuộc Hà Nội và quanh vùng hoạt động thường xuyên với các ni sư.
Dưới đây là một số hình ảnh các em học sinh của trường Phổ thông Quốc tế Việt Nam đến thăm và tặng quà cho các em nhỏ ở chùa:
Xin mời xem tiếp : http://vis.edu.vn/PortalPlus.aspx?/vi-VN/News/71//198/0/1225/
Chùa ở thôn Phú Viên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về phía Nam, nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội. Chùa có tên chữ là Thiên Sơn tự và là nơi tu hành của các sư nữ cưu mang trẻ mồ côi.
Ngày xưa, từ Bồ Đề có hai đường thiên lý, một đường đi Cổ Bi - Phú Thị để sang trấn Hải Dương; một đường đi Như Quỳnh, xuống Hải Dương - Hải Phòng, tức Quốc lộ 5 hiện nay. Còn nếu đi dọc đường đê thì có thể xuống làng Bát Tràng.
Tương truyền chùa xây trên đất dinh Bồ Đề của Lê Lợi khi vua bao vây thành Đông Quan năm 1427. Sử còn ghi: “Vua làm lầu nhiều tầng ở Dinh Bồ Đề trên bờ sông Lô, cao bằng tháp Bảo Thiên, hàng ngày ngự trên lầu quan sát vào trong thành xem giặc làm gì”… Tên dinh Bồ Đề là do lúc ấy ở giữa sân doanh trại có 2 cây bồ đề.
Bồ Đề đã đi vào trong câu hát đồng dao của trẻ em:
Nhong nhong, ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.
Đoạn sông Hồng có bến Bồ Đề gọi là sông Bồ Đề. Mạc Mậu Hợp từng bị chém tại bến đò này năm 1592.
Tấm bia cổ dựng năm Hoằng Định thứ 15 (1614) đời Lê Kính Tông có chép lại việc dựng lại chùa và ghi rõ “đại công đức Bồ Đề “ của vua Lê Thái Tổ. Đến thế kỷ 20, chùa chỉ còn tòa thượng 5 gian xây trên nền cao, dáng bề thế, cổ kính.
Gần đây, chùa đã được trùng tu và xây thêm tháp, tượng. Nhiều năm qua chùa và làng Hữu Nghị bên cạnh đang nổi tiếng là nơi dạy dỗ trẻ mồ côi và cưu mang người cùng khổ trong sự hỗ trợ của các nhóm thiện nguyện thuộc Hà Nội và quanh vùng hoạt động thường xuyên với các ni sư.
Dưới đây là một số hình ảnh các em học sinh của trường Phổ thông Quốc tế Việt Nam đến thăm và tặng quà cho các em nhỏ ở chùa:

Xin mời xem tiếp : http://vis.edu.vn/PortalPlus.aspx?/vi-VN/News/71//198/0/1225/