Bàn về ý nghĩa của Toán học trong nghề nghiệp & cuộc sống? (3 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

- Thự tế là vậy mà, có gì không đúng nào?
- Chẳng có cái gì là hoản hảo cả, nên đừng đòi hỏi ví dụ.
- Toán học là 1 môn khoa học có tính ứng dụng rất cao, nhất là trong đời sống hàng ngày.
- Nếu dạy học mà kèm thêm các hoạt động ngoại khoá thì sẽ rất tốt, và làm cho toán học bớt khô khan.
Không đúng ở chỗ bạn chỉ phê bình Việt Nam nhưng không đưa ra được là ở nước ngoài nó khác. Bạn không dẫn chứng được mọt nên giáo dục của nước nào có cách dạy toán thực tế và thành công. Nói cách khác, điển hình là bạn chỉ phê bình suông chứ không hề biết môn toán ứng dụng nó học cái gì.

Lô gic toán là vậy mà. Bạn muốn nói cái gì sai chỉ việc chứng minh nó không đúng. Nhưng bạn muốn phê bình cái gì xấu thì phải đưa ra được ví dụ cái tốt.
 
Hồi thiếu niên tôi có một thắc mắc mà không biết tìm đâu lý giải với chiếc máy tính Casio đến từ Nhật Bản:
  1. Đó là tại sao chiếc máy tính bỏ túi lại có khả năng tính toán cực kỳ nhanh đặc biệt nhất là với những phép tính phức tạp như khai căn. Tiếp đến tôi còn ngạc nhiên hơn khí biết nhiều máy tính bỏ túi có thể giải được phương trình bậc 3, 4 tổng quát với thời gian chỉ vài tích tắc.
  2. Và mới đây tôi còn kinh ngạc hơn khi biết phần lớn các máy tính bỏ túi hiện tại ra đời thập niên 70 (máy tính cơ bản), thập niên 80 (có phép tính khoa học). So với chiếc máy tính IBM PC Convertible cấu hình "siêu khủng" vào năm 1986 (Intel 8088 CPU @ 4.77 MHz, 256 KB of RAM) thì các máy tính bỏ túi này khả năng tính toán còn kém xa.
Vậy ngoài đại số Bool, người Nhật đã ứng dụng nguyên lý toán học nào để tạo ra khả năng thực hiện các phép tính phức tạp và giải phương trình siêu nhanh cho những cái máy tính bỏ túi có tuổi đời công nghệ trên dưới 40 năm trên? Vấn đề này có vẻ hợp với các anh chị, cô chú có kiến thức uyên thâm về toán học cũng như lập trình.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hồi thiếu niên tôi có một thắc mắc mà không biết tìm đâu lý giải với chiếc máy tính Casio đến từ Nhật Bản
Tôi cũng vậy. Vào năm 71 gì đó nhìn thấy và được dùng thử nó. Nó có các hàm cơ bản luôn (sin, cos, exp, ln...). Ngạc nhiên. Và thấy toán vô lý vì theo như thầy dạy phổ thông nói rằng: biết công thức biến tổng thành tích (ví dụ cos a + cosb = 2cosAcosB - với A=(a+b)/2 và B=(a-b)/2) để tiện cho việc logarit hóa và tra bảng số. Tức là công thức đó làm phức tạp thêm so với cách tính trực tiếp nhờ Casio.

Phải mấy năm sau mới hiểu rằng mọi công thức toán đều cho thấy mối ràng buộc các thành phần có trong công thức. Để tùy việc mà ứng dụng. Như các công thức lượng giác, khi này cần thì dùng công thức biến tổng thành tích, khi khác cần biến tích thành tổng...
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom