Bàn về ý nghĩa của Toán học trong nghề nghiệp & cuộc sống? (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

PhanTuHuong

VBA & VB.NET for Excel & AutoCad
Thành viên danh dự
Tham gia
13/6/06
Bài viết
7,199
Được thích
24,656
Vừa rồi tôi thấy nhiều ý kiến về môn học Toán trong dạy phổ thông. Có ý kiến cho là vô bổ, lý thuyết suông, ít sử dụng, thiếu tính thực tế...
Theo các anh chị thì ý nghĩa môn học này trong công việc của chúng ta như thế nào?
Nói thêm là thế hệ trẻ dưới ảnh hưởng của xu hướng công nghệ (4.0) mà đăng ký học ngành Tin học rất nhiều. Nhưng có vấn đề là nhiều bạn có điểm đầu vào rất thấp, đặc biệt là môn Toán.
 
Vừa rồi tôi thấy nhiều ý kiến về môn học Toán trong dạy phổ thông {1}. Có ý kiến cho là vô bổ, lý thuyết suông, ít sử dụng, thiếu tính thực tế...
Theo các anh chị thì ý nghĩa môn học này trong công việc của chúng ta như thế nào?
Nói thêm là thế hệ trẻ dưới ảnh hưởng của xu hướng công nghệ (4.0) mà đăng ký học ngành Tin học rất nhiều {2}. Nhưng có vấn đề là nhiều bạn có điểm đầu vào rất thấp, đặc biệt là môn Toán.

Định nghĩa thế nào là "vô bổ"? Học mà sử dụng hết 100% mới là thực tế? Người nào nói thế mới là nới chuyện mơ tưởng.
Học mà nhớ, sử dụng được 10% chỗ mình học là có thể coi như mình may mắn. Và câu này tôi nói cho tất cả các môn học, không riêng gì Toán.

{1} Toán đương nhiên là quan trọng. Bất cứ ở đâu cũng vậy. Các nước Tây Âu vẫn coi trọng môn này.
Chính tôi chuyên Văn, thích Văn nhưng không hề sao lãng học Toán. Và với kinh nghiệm làm việc mấy chục năm, tôi khẳng định
Các ý kiến cho là thiếu tính thực tế cũng không hẳn là sai. Nhưng đó là do họ lẫn lộn "cách giảng dạy" với "môn học". Hầu hết các giáo viên dạy Tonas chỉ chú vào giải bài tập chứ không chú vào lý thuyết căn bản. Học nó lạ vậy đó, làm bài tập thực tế chỉ là học cho qua; nghiền ngẫm từ lý thuyết căn bản mới là cái thấm vào tâm não. Trừ cách học cộng trừ nhân chia bậc tiểu học - cái này đặc biệt càng học vẹt càng tốt. (tôi chỉ thấy thống kê như vậy, còn giải thích thì có nhiều ý kiến không đồng nhất)

{2} Tuỳ theo bạn nói Tin học người ta học cái gì. Học từ căn bản thì Toán quan trọng. Chỉ học ba cái cấu trúc máy vớ vẩn, lập trình mạng, lập trình ứng dụng, ... thì cũng giống như học sửa xe, sửa TV; gần như không cần phải biết đến Toán, Lý cấp 3. Nói trắng ra, làm mấy vệc này chỉ cần siêng mò mẫm.
Điển hình, CSDL LH dựa trên lý thuyết đại số tập hợp nhưng đâu có mấy người làm việc với SQL Server hay Oracle mà biết môn này.
Thiếu gì người không có một tí căn bản Toán Ứng dụng cũng lập trình ào ào. Và tôi tin là 90% các giáo viên dạy môn IT cũng khá dốt môn Toán Ứng Dụng và Toán Số.
Tuy nhiên ngành Tin học về giải thuật (algortihm) thì cần đến Toán cấp cao.

Nói tóm lại, chuyện "thiếu tính thực tế" theo tôi chỉ là do chính những người dạy không có kiến thức về thực tế. Cứ vào các diễn đàn công nghệ (kể cả GPE) xem mấy câu hỏi về bài tập ở trường sẽ thấy rõ là người ra bài tập không hề biết thực tế ứng dụng ra sao cả, cứ có mấy cái khuôn mẫu bài tập nắn qua bẻ lại buộc học sinh phải tìm cách giải bí hiểm thôi.
Điển hình nhiều Thầy/Cô còn dốt đến mức độ ra bài tập tính tiền điện bằng KW (Ki lô Watt).
 
Vừa rồi tôi thấy nhiều ý kiến về môn học Toán trong dạy phổ thông. Có ý kiến cho là vô bổ, lý thuyết suông, ít sử dụng, thiếu tính thực tế...
Theo các anh chị thì ý nghĩa môn học này trong công việc của chúng ta như thế nào?
Nói thêm là thế hệ trẻ dưới ảnh hưởng của xu hướng công nghệ (4.0) mà đăng ký học ngành Tin học rất nhiều. Nhưng có vấn đề là nhiều bạn có điểm đầu vào rất thấp, đặc biệt là môn Toán.
Theo tôi được biết, tổ hợp A00 Bách khoa Hà nội tính điểm như thế này: (toán*2+lý+hóa)*3/4.
Với công thức tính này, môn toán có lẽ là môn được đánh giá cao hơn 2 môn còn lại
 
Vừa rồi tôi thấy nhiều ý kiến về môn học Toán trong dạy phổ thông. Có ý kiến cho là vô bổ, lý thuyết suông, ít sử dụng, thiếu tính thực tế...
Đối với bản thân thì mình thích những cái liên quan đến con số không chỉ riêng toán nhưng các môn học nói chung hiện nay ở phổ thông thì mình thấy cần thiết và có ích nhưng hơi thừa nhiều quá, có quá nhiều kiến thức học xong để rồi quên (trừ các bạn đi sâu về chuyên nghành) vì không dùng đến trong cuộc sống, đọng lại và sử dụng chắc chỉ còn khoảng 5-10% và cách tư duy logic thôi.
 
Đối với bản thân thì mình thích những cái liên quan đến con số không chỉ riêng toán nhưng các môn học nói chung hiện nay ở phổ thông thì mình thấy cần thiết và có ích nhưng hơi thừa nhiều quá, có quá nhiều kiến thức học xong để rồi quên (trừ các bạn đi sâu về chuyên nghành) vì không dùng đến trong cuộc sống, đọng lại và sử dụng chắc chỉ còn khoảng 5-10% và cách tư duy logic thôi.
Theo bạn thì môn Kinh Tế có liên quan đến con số không?
Hay khó hơn một chút:
Môn Tâm Lý Học có liên quan đến con số không?
 
Theo bạn thì môn Kinh Tế có liên quan đến con số không?
Hay khó hơn một chút:
Môn Tâm Lý Học có liên quan đến con số không?
Mình học kinh tế còn Tâm lý học thì mình không biết. Thích con số đương nhiên là với những thứ mà mình biết thôi chứ không thể là tất cả được
 
Vừa rồi tôi thấy nhiều ý kiến về môn học Toán trong dạy phổ thông. Có ý kiến cho là vô bổ, lý thuyết suông, ít sử dụng, thiếu tính thực tế...
Theo các anh chị thì ý nghĩa môn học này trong công việc của chúng ta như thế nào?
Nói thêm là thế hệ trẻ dưới ảnh hưởng của xu hướng công nghệ (4.0) mà đăng ký học ngành Tin học rất nhiều. Nhưng có vấn đề là nhiều bạn có điểm đầu vào rất thấp, đặc biệt là môn Toán.
Mỗi người mỗi góc nhìn, giống như thầy bói xem voi thôi ạ. Nhà báo, nhà văn thì bảo toán học (lượng giác, tích phân,...) là vô bổ, mình làm kế toán thì thấy học hóa học hữu cơ rồi vô cơ chẳng được tích sự gì, kỹ sư cơ điện thì bảo chả hiểu vì sao lại phải biết cấu tạo tế bào, rồi ADN làm gì?
Tóm lại là những gì được học mà không áp dụng được vào cuộc sống của mình thì sẽ là vô dụng. Mỗi ngành nghề sẽ có những kiến thức "hữu dụng" và "vô dụng" khác nhau. Ở Việt Nam thì phần "vô dụng" này sẽ nhiều hơn các nước phương Tây, vì bên đó trẻ thường trưởng thành sớm hơn, sớm xác định con đường tương lai sự nghiệp để chuyên tâm vào. Còn mình thì sẽ vẫn phải dàn trải, học từ A đến Z cho đến hết năm 18 tuổi, thậm chí lên Đại học rồi vẫn phải học những môn đại cương nữa...
 
10 cuốn tập, giá 5.000 đồng /cuốn, hỏi tổng cộng mua hết 10 cuốn tập bao nhiêu tiền?
Cách 1: Đúng: 10 x 5000 =50.000 (đồng)
Cách 2: Sai: 5000 x 10 = 50.000 (đồng)

Ở trường bà xã tôi dạy, có phụ huynh làm rùm beng lên với BGH khi dạy cho con dùng cách 2 và cô giáo không cho điểm.

Về quan điểm 4.0 thì cùng kết quả đúng
Về quan điểm toán học cơ bản thì cách 2 sai.

Vậy mới thấy toán tiểu học cần thiết thế nào.
 
10 cuốn tập, giá 5.000 đồng /cuốn, hỏi tổng cộng mua hết 10 cuốn tập bao nhiêu tiền?
Cách 1: Đúng: 10 x 5000 =50.000 (đồng)
Cách 2: Sai: 5000 x 10 = 50.000 (đồng)

Ở trường bà xã tôi dạy, có phụ huynh làm rùm beng lên với BGH khi dạy cho con dùng cách 2 và cô giáo không cho điểm.

Về quan điểm 4.0 thì cùng kết quả đúng
Về quan điểm toán học cơ bản thì cách 2 sai.

Vậy mới thấy toán tiểu học cần thiết thế nào.
Quan điểm 4.0: Ông nội tôi cũng không hiểu quan điểm 4.0. Bảo đúng thì tôi tin đúng, sai thì tôi tin sai chứ tôi có biết gì đâu mà lý luận.
Quan điểm toán học cơ bản: "cơ bản" định nghĩa ra sao? Toán ngày nay có nguồn gốc liên hệ chặt chẽ với Triết lý Hy lạp cổ mà.

... Ở Việt Nam thì phần "vô dụng" này sẽ nhiều hơn các nước phương Tây, vì bên đó trẻ thường trưởng thành sớm hơn, sớm xác định con đường tương lai sự nghiệp để chuyên tâm vào. ...
Bạn có xem thống kê giáo dục của "các nước phương Tây" chưa?
 
10 cuốn tập, giá 5.000 đồng /cuốn, hỏi tổng cộng mua hết 10 cuốn tập bao nhiêu tiền?
Cách 1: Đúng: 10 x 5000 =50.000 (đồng)
Cách 2: Sai: 5000 x 10 = 50.000 (đồng)

Ở trường bà xã tôi dạy, có phụ huynh làm rùm beng lên với BGH khi dạy cho con dùng cách 2 và cô giáo không cho điểm.

Về quan điểm 4.0 thì cùng kết quả đúng
Về quan điểm toán học cơ bản thì cách 2 sai.

Vậy mới thấy toán tiểu học cần thiết thế nào.
Ý vui
Cả 2 cách đều sai, vì không ghi đơn vị (theo toán cũng cần đồng thứ nguyên) - tất nhiên có người cãi phải hiểu ngầm thì hiểu thế nào là toán thì phải chặt, số thì số không, đơn vị thì phải đồng thứ ngyuên

Thực tế thì cả 2 cách cùng sai, có khi =8000 đồng hay 9000 đồng - thì đúng hơn --- vì thực tế mua nhiều có thể được giảm giá

--------------
Vô bổ lý thuyết suông: thì đúng với góc độ cách dạy và bài tập ..., bài tập và cách dạy đang không như thực tế: học sinh không đi giải quyết vấn đề thực tế mà là đi giải công thức và bài toán ... --> gặp thực tế là sai
 
Bạn có xem thống kê giáo dục của "các nước phương Tây" chưa?
Mình không xem thống kê, nhưng theo những hiểu biết hạn hẹp của mình thì
1. Trẻ phương tây 18 tuổi hầu hết đã bắt đầu tự lập, ở Việt Nam thường là 22
2. Chương trình học bên đó nhẹ hơn bên mình rất nhiều. Chẳng thế mà hầu hết giải cao trong các kì thi toán học, vật lí, tin học thế giới, Việt Nam đều có mặt. Tuy nhiên, trong số các chuyên gia thì chuyên gia của Việt Nam hầu như không bao giờ là những chuyên gia hàng đầu. Dĩ nhiên là vẫn có nhưng số này là rất ít so với thành tích của học sinh Việt Nam.
 
Vừa rồi tôi thấy nhiều ý kiến về môn học Toán trong dạy phổ thông. Có ý kiến cho là vô bổ, lý thuyết suông, ít sử dụng, thiếu tính thực tế...
Theo các anh chị thì ý nghĩa môn học này trong công việc của chúng ta như thế nào?
Nói thêm là thế hệ trẻ dưới ảnh hưởng của xu hướng công nghệ (4.0) mà đăng ký học ngành Tin học rất nhiều. Nhưng có vấn đề là nhiều bạn có điểm đầu vào rất thấp, đặc biệt là môn Toán.
Cháu rất thích Toán nên cũng thích câu hỏi này. Xin được nêu ý kiến theo quan điểm cá nhân cũng như công việc hiện tại liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán.
Trong thực tế công việc, đáng buồn là các kiến thức Toán học như đại số tuyến tính, xác suất thống kê hay kinh tế lượng... rất ít được sử dụng. Nếu hiếm hoi được sử dụng thì cũng bị xem nhẹ, thậm chí bị xem là viển vông, xa xôi. Một ông giám đốc tài chính chỉ cần dựa vào kinh nghiệm và trực giác của ông ta để dự báo kết quả kinh doanh, chi phí hoạt động hay các chỉ số tài chính nói chung cũng đã tương đối chính xác.
Trong khi, cháu sử dụng các mô hình thống kê khá bài bản theo kiến thức toán được học để dự báo thì bị coi là viển vông, lý thuyết và bị ngó lơ.
Nhiều lúc nghĩ rất chán.
 
mình làm kế toán thì thấy học hóa học hữu cơ rồi vô cơ chẳng được tích sự gì,
Giỏi Hóa và Vật lý thì chế biến món ăn sẽ ngon hơn, chuẩn hơn.
Hóa: Đơn giản sẽ biết gia vị nào với món nào ngon, chí ít là không bị đau bụng.
Biết trong ớt có chất capsaicin tạo cảm giác ngon miệng, hoặc hỗn hợp muối + nước cốt chanh cũng tương tự.
Biết thành phần có tác dụng chữa ho ở quả chanh, quả quất là do tinh dầu ở vỏ quả chứ không phải ở lõi, để mình không bị lừa đi mua quả chanh đào về ngâm mật ong.

Vật lý: Sẽ biết luộc củ khoai lang bé thì bao nhiêu phút chín, với củ khoai lang to thì bao nhiêu phút chín. Luộc trứng gà lòng đào 100 phát đạt 100 phát: Từ khi nước sôi ùng ục sau 4-5 phút thì vớt ra thả nước lạnh liền.

kỹ sư cơ điện thì bảo chả hiểu vì sao lại phải biết cấu tạo tế bào, rồi ADN làm gì?
Để biết là khi bị điện giật thì cơ co lại, vậy khi lỡ thò tay vào chỗ điện hở thì dơ lưng ngón tay vào sẽ không đau, không bị ngỏm. :D :D
 
Tôi không biết các bác có bao giờ chiêm nghiệm về toán học và rút ra 2 điều thú vị trong toán học như tôi không?

Điều thứ nhất là tính trừu tượng của toán học.
Cái này tôi không biết giải thích cụ thể thế nào nhưng tôi biết "bài toán 10 cuốn tập, giá 5.000 đồng" được nêu ở trên gây tranh luận cũng chỉ vì tính trừu tượng đằng ẩn đằng sau các cách tính. Sự trừu tượng của toán học thì vô cũng đau đầu và tốn thời gian suy ngẫm nhưng may mắn là các nhà toán học lỗi lạc đã giúp chúng ta tiếp cận nó bằng những công thức, phương pháp đơn giản, ngắn gọn. Nhiều bác sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng số 0 cũng chính là một sản phẩm trừu tượng của toán học đã từng gây tranh cãi cách đây gần 2000 năm, và nó được xem là một thành tựu quan trọng của toán học thời kỳ cổ đại.

Điều thứ hai là tính ứng dụng của toán học.
Rất nhiều công thức, định lý hoặc ý niệm toán học có thể được áp dụng vào cuộc sống nhưng thực tế chả có mấy ai biết áp dụng nó ngoại trừ những phép tính cơ bản. Nhiều người cứ chê toán là không có tính ứng dụng nhưng nếu biết ứng dụng kiến thức toán vào đời thường thì vô cùng tuyệt vời. Điển hình như toán thống kê lớp 10 rất hữu ích cho anh chị nào làm kế toán, thủ kho, kinh doanh...hay thậm chí là dùng trong nghiên cứu khoa học. Hình học cấp 2 rất hữu ích cho bác nào làm nghề vẽ kỹ thuật, kiến trúc sư.

Tôi đã từng 2 lần học toán phổ thông. Lần thứ nhất là thời học sinh, lần thứ hai sau đó 8 năm khi tôi thị lại vào đại học. Có lẽ vì cả 2 lần học toán ấy tôi chả biết đến học thêm, hay trung tâm luyện thi là gì nên cái đầu tôi được thư thả khám phá ra nhiều thứ thú vị của toán học. Được tiếp xúc 2 thế hệ học sinh, sinh viên, tôi phải rất tiếc khi nói rằng "Cách dạy toán cũng như hiểu toán từ xưa đến nay ở nước ta không giúp người học tiếp cận được cả tính trừu tượng trong toán học cũng như tính ứng dụng của toán học". Thậm chí cả những thầy dạy toán được đánh giá cao về năng lực, kiến thức cũng chưa chắc đã tiếp cận tới 2 điều đó. Thành ra toán học trở thành lý thuyết suông, là những phương pháp giải máy móc hoàn toàn xa lạ với cuộc sống là thế.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Giỏi Hóa và Vật lý thì chế biến món ăn sẽ ngon hơn, chuẩn hơn.
Hóa: Đơn giản sẽ biết gia vị nào với món nào ngon, chí ít là không bị đau bụng.
Vật lý: Sẽ biết luộc củ khoai lang bé thì bao nhiêu phút chín, với củ khoai lang to thì bao nhiêu phút chín. Luộc trứng gà lòng đào 100 phát đạt 100 phát: Từ khi nước sôi ùng ục sau 4-5 phút thì vớt ra thả nước lạnh liền.
Học toán để khi đọc bài này không bị lừa: do năm khác năm học và sinh viên khác với "em" nên hệ số quy đổi là 10 lần lớn hơn.
1607058933086.png
Học Lý để thấy cái đập này phát điện cho chỉ 1 vài hộ xài, chưa nói đến việc quy đổi Wh thành KW (2 đại lượng khác nhau), cũng như quy đổi MẤY TRĂM TRIỆU chỉ còn không chấm mấy

1607059080340.png

Và biết logic tí ti để thấy cái vô duyên ở đây, đừng thấy triệu tấn mà ngợp (triệu tấn 1 ngày hay triệu tấn 1 năm, hay 10 năm?)

1607059447746.png
 
Học toán để mua trả góp không bị lừa. Nhân tiện đây, em có đọc bài toán rất hay: một bác nông dân mua con bò giá 10 triệu, hôm sau bác bán cho hàng xóm được 12 triệu, hôm sau bác thấy mình bán rẻ nên mua lại con bò đó 14 triệu rồi cuối cùng bác bán lại 16 triệu. Hỏi bác lời hay lỗ bao nhiêu tiền?
 
1. Trẻ phương tây 18 tuổi hầu hết đã bắt đầu tự lập, ở Việt Nam thường là 22
Tự lập hay không là do người nuôi, không phải do người dạy.
Phương Tây: nếu 18 tuổi tự lập là do bắt buộc chứ không phải do chúng đã trưởng thành.
Việt Nam: ngày xưa, khi tôi vào Đại học thì rất nhiều bạn cùng trang lứa với tôi cũng lhonagr 17-18, họ từ Đà nẵng, Huế, hoặc các tỉnh sâu xa miền Nam vào SG học. Trợ cấp cha mẹ gởi vào thường chỉ đủ đóng tiền trọ tiền cơm, các chi phín khác (sách vở, quần áo...) là do họ đi làm kiếm thêm.
Tuy về tiền bạc, các bạn tôi lệ thuộc bố mẹ. nhưng về tinh thần họ gần như hoàn toàn tự lập.
Ở Tây thì tuỳ theo quốc gia. Tôi không ở hết các nước Âu châu nên không dám nói chung cho tất cả. Nếu ở Mỹ thì thường học sinh ĐH được vay tiền để ăn học. Cho nên họ có nhiều khả năng tự lập về tài chính. Còn bảo họ tự lập phương diện khác thì là tin tức sai lầm. Nên nhớ rằng mấy thằng nhà giàu Mẽo nó đóng góp tiền cho các trường học không phải 100% vì từ thiện.

2. Chương trình học bên đó nhẹ hơn bên mình rất nhiều. Chẳng thế mà hầu hết giải cao trong các kì thi toán học, vật lí, tin học thế giới, Việt Nam đều có mặt.
Bên đó bạn muốn nói là bên nào thì tôi không rõ.
Nhưng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu về hệ thống trường học của Âu Mỹ trước khi vơ đũa cả nắm.
Âu Mỹ chúng có hạng trường công và trường tư, trường xịn và trường dỏm.
Tôi có một mớ cháu (con anh, chị, em tôi) học trường xịn Anh, Mỹ, Canada, Úc - một năm trung bình đóng 30-40 ngàn đô Mỹ tiền học (chỉ tiền học, chưa tính tiền nội trú. Và con số ấy là cho dân bản xứ, không phải du học). Chương trình học của chúng không hề dễ hơn VN. Dân xịn trung bình học 25-50% nhiều hơn dân dỏm (về số môn học và tiết học).

Tuy nhiên, trong số các chuyên gia thì chuyên gia của Việt Nam hầu như không bao giờ là những chuyên gia hàng đầu. Dĩ nhiên là vẫn có nhưng số này là rất ít so với thành tích của học sinh Việt Nam.
Ở Singapore con cái lệ thuộc cha mẹ đến cỡ 24 (con trai trừ 2 năm quân dịch), các môn học cũng dồn nặng Toán và Lý Hoá. Và họ cũng chả có bao nhiêu "chuyên gia hàng đầu". Nhưng điều này có thấy cản trở bước tiến của họ đâu?
 
Học toán để mua trả góp không bị lừa. Nhân tiện đây, em có đọc bài toán rất hay: một bác nông dân mua con bò giá 10 triệu, hôm sau bác bán cho hàng xóm được 12 triệu, hôm sau bác thấy mình bán rẻ nên mua lại con bò đó 14 triệu rồi cuối cùng bác bán lại 16 triệu. Hỏi bác lời hay lỗ bao nhiêu tiền?
Mỗi thương vụ lời 2 triệu, tổng cộng 4 triệu :D
 
Học toán để mua trả góp không bị lừa. Nhân tiện đây, em có đọc bài toán rất hay: một bác nông dân mua con bò giá 10 triệu, hôm sau bác bán cho hàng xóm được 12 triệu, hôm sau bác thấy mình bán rẻ nên mua lại con bò đó 14 triệu rồi cuối cùng bác bán lại 16 triệu. Hỏi bác lời hay lỗ bao nhiêu tiền?
Bài này đâu có thuộc Toán. Nó là bài
 
Giỏi Hóa và Vật lý thì chế biến món ăn sẽ ngon hơn, chuẩn hơn.
Hóa: Đơn giản sẽ biết gia vị nào với món nào ngon, chí ít là không bị đau bụng.
Biết trong ớt có chất capsaicin tạo cảm giác ngon miệng, hoặc hỗn hợp muối + nước cốt chanh cũng tương tự.
Biết thành phần có tác dụng chữa ho ở quả chanh, quả quất là do tinh dầu ở vỏ quả chứ không phải ở lõi, để mình không bị lừa đi mua quả chanh đào về ngâm mật ong.

Vật lý: Sẽ biết luộc củ khoai lang bé thì bao nhiêu phút chín, với củ khoai lang to thì bao nhiêu phút chín. Luộc trứng gà lòng đào 100 phát đạt 100 phát: Từ khi nước sôi ùng ục sau 4-5 phút thì vớt ra thả nước lạnh liền.


Để biết là khi bị điện giật thì cơ co lại, vậy khi lỡ thò tay vào chỗ điện hở thì dơ lưng ngón tay vào sẽ không đau, không bị ngỏm. :D :D
Bác hài hước quá, giá mà các thầy cô khi dạy cũng dạy những điều bổ ích và gần gũi vậy thì hay biết mấy. Chứ cứ dạy những thứ như: khối lượng nguyên tử Na là bao nhiêu, năng lượng nguyên tử là gì, ánh sáng có dạng sóng hay dạng hạt... bản thân kế toán tôi thấy nó xa vời và vô dụng thật.
Tôi rất thích Sherlock Holmes, ông ta thông minh và có một vốn kiến thức rất rộng về nhiều lĩnh vực để áp dụng vào phá các vụ án. Tuy nhiên, có những kiến thức rất đơn giản, ai ai cũng biết nhưng ổng lại không biết: trái đất hình cầu và quay quanh mặt trời. Khi được hỏi thì ông nói: khả năng lưu trữ của bộ não có giới hạn, khi đã đạt giới hạn thì mỗi kiến mới bộ não ghi nhớ thêm sẽ là một kiến thức cũ bị quên lãng đi, tại sao ông phải tốn tài nguyên não để chứa những thông tin không cần thiết cho một thám tử như thế?
Bài đã được tự động gộp:

Tự lập hay không là do người nuôi, không phải do người dạy.
Phương Tây: nếu 18 tuổi tự lập là do bắt buộc chứ không phải do chúng đã trưởng thành.
Việt Nam: ngày xưa, khi tôi vào Đại học thì rất nhiều bạn cùng trang lứa với tôi cũng lhonagr 17-18, họ từ Đà nẵng, Huế, hoặc các tỉnh sâu xa miền Nam vào SG học. Trợ cấp cha mẹ gởi vào thường chỉ đủ đóng tiền trọ tiền cơm, các chi phín khác (sách vở, quần áo...) là do họ đi làm kiếm thêm.
Tuy về tiền bạc, các bạn tôi lệ thuộc bố mẹ. nhưng về tinh thần họ gần như hoàn toàn tự lập.
Ở Tây thì tuỳ theo quốc gia. Tôi không ở hết các nước Âu châu nên không dám nói chung cho tất cả. Nếu ở Mỹ thì thường học sinh ĐH được vay tiền để ăn học. Cho nên họ có nhiều khả năng tự lập về tài chính. Còn bảo họ tự lập phương diện khác thì là tin tức sai lầm. Nên nhớ rằng mấy thằng nhà giàu Mẽo nó đóng góp tiền cho các trường học không phải 100% vì từ thiện.


Bên đó bạn muốn nói là bên nào thì tôi không rõ.
Nhưng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu về hệ thống trường học của Âu Mỹ trước khi vơ đũa cả nắm.
Âu Mỹ chúng có hạng trường công và trường tư, trường xịn và trường dỏm.
Tôi có một mớ cháu (con anh, chị, em tôi) học trường xịn Anh, Mỹ, Canada, Úc - một năm trung bình đóng 30-40 ngàn đô Mỹ tiền học (chỉ tiền học, chưa tính tiền nội trú. Và con số ấy là cho dân bản xứ, không phải du học). Chương trình học của chúng không hề dễ hơn VN. Dân xịn trung bình học 25-50% nhiều hơn dân dỏm (về số môn học và tiết học).


Ở Singapore con cái lệ thuộc cha mẹ đến cỡ 24 (con trai trừ 2 năm quân dịch), các môn học cũng dồn nặng Toán và Lý Hoá. Và họ cũng chả có bao nhiêu "chuyên gia hàng đầu". Nhưng điều này có thấy cản trở bước tiến của họ đâu?
Cám ơn bác đã dành thời gian trả lười còm men của mình. Giáo dục Singapore được đánh giá là một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới, có những điểm tốt mà chúng ta nên học tập, trong đó nổi bật nhất là học sinh được định hướng tương lai từ rất sớm (tốt nghiệp tiểu học). Quan điểm của mình cũng vậy, nếu được định hướng đúng đắn và sớm thì sẽ tốt hơn cho học sinh, chũng không phải học hết những thứ không thực sự cần thiết cho tương lai của chúng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom