Bàn luận về giá trị và ý nghĩa của LỜI NÓI trong cuộc sống! (3 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

xuan.nguyen82

Thành viên tích cực
Tham gia
29/9/10
Bài viết
1,548
Được thích
8,043
Giới tính
Nữ
Nghề nghiệp
Human Resource Director
Mình đã từng đọc ở đâu đó câu: “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”: Bệnh do miệng mà vào, họa do miệng mà ra. Có lẽ trong cuộc sống, đôi lúc những điều ta nói dù không cố tình nhưng cũng làm cho người khác buồn hay phật ý. “Người nói vô tâm, người nghe có ý".
Khi tức giận, nếu không biết kiềm chế miệng lưỡi thì nó sẽ gây ra muôn vàn điều tác hại, “sẩy chân dễ chữa, sẩy miệng khó chữa”. Mẹ mình thường nói: Người dại thường biểu lộ sự tức giận, còn người khôn thì biết che đậy chúng. Sự tức giận bao giờ cũng khởi đầu bằng những bực dọc và kết thúc là hành động xuẩn ngốc nào đó. Bản thân ta không thể kìm chế được mình, và đó chính là nhược điểm của con người.
Trong cuộc sống con người ta có đủ thời giờ để lựa lời, nhưng không có cơ hội để rút lại. Biết được những đại họa có thể gây ra do miệng lưỡi, ta phải cẩn trọng về những gì mình nói, nhất là khi gặp những điều trái ý, gây bực tức và cản trở. Lời nói là một khí cụ sắc bén có thể làm chuyển đổi mọi tình trạng, nhưng nếu không cẩn trọng ta sẽ đả thương chính mình hoặc người khác: “Lời nói bừa bãi khác nào mũi gươm đâm.”
Cũng như có câu: “Cái lưỡi đơm đặt như ma quỷ nên thượng đế đã phải nhốt nó trong hàng rào là môi và răng”. Hay “lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, lưỡi không vành nó méo mó tùm lum”, hic...
Lời nói lợi hại vô cùng bởi: có những lời nói giúp ta gieo một niềm tin, trồng 1 mầm sống, hoặc có những lời nói khiến ta vui và hạnh phúc, tin tưởng nhưng đôi khi cũng khiến ta tủi buồn, mất hy vọng, nó có thể mạnh hơn nữa là lời nói có thể khiến 1 quốc gia hưng thịnh hoặc suy vong..... Cũng một lời nói làm bế tắc đời sống, mà cũng một lời nói làm đả thông cuộc sống, tại sao ta không biết cẩn trọng và sáng suốt để chọn lựa một lối thoát để làm thay đổi tình trạng của mình. Thật ra, tình trạng nào cũng là do tâm trạng mà ra, và để thực hiện được điều trên thật là khó....
Có những lời nói của ta làm họ ghi nhớ suốt đời: lời nói tích cực làm cho họ an vui và phấn khởi xây dựng cuộc sống; lời nói tiêu cực nếu nặng nề sẽ làm cho họ bị thương tâm, mặc cảm và oán hận mãi. Có những lời nói... nó bao hàm những ý nghĩa thật lớn lao...Nhưng có những lời nói chỉ là bâng quơ và thoảng qua 1 ý nghĩa nhất đinh...!!!
Lời nói có thể khiến 1 người nghĩ rất nhiều...và bị ám ảnh bởi nói..
Có một sức mạnh sống và chết nơi miệng lưỡi chúng ta. Một lời động viên khích lệ cho một người đang bế tắc có thể vực người ấy dậy và giúp người ấy vượt qua khó khăn. Nhưng cũng lời nói có thể giết chết một người trong cơn tuyệt vọng. Do đó, hay cẩn thận với những gì chúng ta nói ra.
Nhưng trong cuộc sống cũng không tránh khỏi những lúc mình làm người khác buồn hay đau lòng vì lời nói, hiểu lầm cũng vì lời nói, và nghĩ khác đi về mình cũng vì lời nói…..Mình nói một họ đôi khi hiểu ra 10 ý khác nhau mà lại…không đúng với ý trong lời nói của mình….

Mỗi câu nói hay ấm áp ba đông. Một lời ác độc buốt lòng sáu tháng.

Các bạn có suy nghĩ gì về đề tài này?
 
Đôi khi muốn nói một điều mà chẳng thể nói ra....Lời nói của mình có lẽ nó tận trong tâm.....
 
Lời nói ư?

/(hi suy nghỉ, nó chỉ là suy nghỉ;

/(hi nói ra, fáp luật soi tới liền


/(hông tin Tác giả đến CQ Công quyền & nói thừ:

"Tôi nghỉ là cần thay chế độ này!"

Sẽ được vài bữa cơm miễn fí liền tấp lụ!
 
/(hi suy nghỉ, nó chỉ là suy nghỉ;

/(hi nói ra, fáp luật soi tới liền


/(hông tin Tác giả đến CQ Công quyền & nói thừ:

"Tôi nghỉ là cần thay chế độ này!"

Sẽ được vài bữa cơm miễn fí liền tấp lụ!
Em không biết khi nói câu trên tại nước Mỹ hay các nước Châu Âu thì sao nhỉ?
 
Theo mình biết thì ở đó người ta có máy dò suy nghĩ của bạn nữa kìa;

Có khi chưa cần nói, chỉ mới nghĩ đến thôi, đã được đủ lợi ích & fúc lợi XH rồi!

Đó là thiên đàng của rất nhiều người mà!'
 
Người Việt Nam coi trọng lễ nghĩa và lời ăn tiếng nói: "Lời chào cao hơn mâm cỗ" và "lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". nhưng đôi lúc cũng vì lời ăn tiếng nói mà mất cả bạn bè....
 
Người Việt Nam coi trọng lễ nghĩa và lời ăn tiếng nói: "Lời chào cao hơn mâm cỗ" và "lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". nhưng đôi lúc cũng vì lời ăn tiếng nói mà mất cả bạn bè....
Xài chi mà nhiều nick thế??? Tính dội bom ở đâu hả?
 
Mỗi lời chúng ta nói ra, có những lúc vô tình nhưng lại là mũi dao đâm vào tim người khác. Nhưng buồn nhất là mỗi lới nói của mình, ý tốt đẹp, mong muốn tốt đẹp cho mọi người, cho ai đó thì bị ai đó coi là: tệ, rất tệ, bị coi là không tốt.....Nghĩ cũng buồn lắm thay.
Chẳng lẽ lần sau câm như hến, không nói gì nữa mới là tốt? Với bạn bè...cũng vậy?

Im lặng, không nói, liệu có là giải pháp tốt>???????????????????????
 
Hi hi hi, anh quanghai có nói đến ai đâu mà sao tự nhiên chị giật mình thế??? Ẹc ẹc...

ỦA, giật mình là như thế nào? thì chị thấy bạn đó có tên "thành viên mới" đang hỏi thăm anh Hải xem anh ấy nhầm với ai không? hehhehe.
 
ỦA, giật mình là như thế nào? thì chị thấy bạn đó có tên "thành viên mới" đang hỏi thăm anh Hải xem anh ấy nhầm với ai không? hehhehe.
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn hỏng biết vì sao tôi buồn

Buồn buồn nên nói vu vơ thế thôi mà XN. Chắc là mình ngộ nhận ai đó với ai đó thôi mà.
 
Mỗi lời chúng ta nói ra, có những lúc vô tình nhưng lại là mũi dao đâm vào tim người khác. Nhưng buồn nhất là mỗi lới nói của mình, ý tốt đẹp, mong muốn tốt đẹp cho mọi người, cho ai đó thì bị ai đó coi là: tệ, rất tệ, bị coi là không tốt.....Nghĩ cũng buồn lắm thay.
Chẳng lẽ lần sau câm như hến, không nói gì nữa mới là tốt? Với bạn bè...cũng vậy?

Im lặng, không nói, liệu có là giải pháp tốt>???????????????????????

Vậy thì thôi lần sau mình không nói với ngưởi ta nữa em ạ! Đừng buồn làm gì.........
 
Mỗi lời chúng ta nói ra, có những lúc vô tình nhưng lại là mũi dao đâm vào tim người khác. Nhưng buồn nhất là mỗi lới nói của mình, ý tốt đẹp, mong muốn tốt đẹp cho mọi người, cho ai đó thì bị ai đó coi là: tệ, rất tệ, bị coi là không tốt.....Nghĩ cũng buồn lắm thay.
Chẳng lẽ lần sau câm như hến, không nói gì nữa mới là tốt? Với bạn bè...cũng vậy?
Im lặng, không nói, liệu có là giải pháp tốt??

XN đừng tự kỷ như vậy chớ! Có ai buồn hay hiểu khác í tốt của XN đâu(!?)
Có chăng chỉ lợi dụng topic XN lập ra để bày tỏ quan điểm cũ mèm ở xó xĩnh nào đó thôi mà.

Bạn đó là thành viên mới, anh nhầm với bạn nào thế?
Đó chảng qua là Tàu chệch mượm đường đi đánh Chiêm thành thôi mà!

Mà ngoài lề 1 chút, người nhạy cảm khó làm công tác nhân sự lắm đó.
**~**
**~**
-\\/.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Theo quan điểm của em:
- Nhạy cảm + Rụt rè yếu đuối: Không những khó làm công tác nhân sự, mà khó cho tất cả các việc cần giao tiếp.
- Nhiệt tình + Không Nhạy cảm: Đàn ông con trai có thể gọi là "chất phác", đơn giản. Đàn bà con gái gọi "ngọt" hơn 1 chút là "hòa đồng", "nhiều chuyện", ...
- Nhạy cảm + Nhiệt tình: Là người có nhiều suy nghĩ nhạy bén, nói nhiều nhưng làm nhiều.

Người ta hay nói "học cách im lặng", là "nhịn", là không muốn gây thêm chuyện. Nhưng có nhiều người chết vì im lặng, tự kỷ, trầm cảm, ... chỉ vì "không nói". Vậy thì nên nói ra phải không?
Con người không phải là thánh (mà thánh là gì nhỉ ?!), ai cũng có cái sai. Lời nói hay hành động không phải lúc nào cũng đúng. Nếu ai đó ngoài cuộc thấy cái sai của mình mà giúp mình sửa, đó là điều rất tốt.
Một lời nói ra, nội dung của nó có thể là điều tốt, nhưng âm sắc, thanh giọng hay tâm ý người nói có thể là một điều xấu. Có người nhìn vào cục đá, thấy cục đá đẹp, như vậy cục đá đã "nói" được điều hay.
Và không ai hiểu hết ý nghĩa trong một lời nói đâu XN.82 ạ. Đừng buồn vì điều đó!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nhân tiện đọc topic này, tự nhiên mình lại nhớ đến một đoạn phim trong chương trình "Quà tặng cuộc sống", mọi người xem nhé:
[video=youtube_share;zvpuaK443k0]http://youtu.be/zvpuaK443k0[/video]

Ngoài lề một chút: Đôi khi cứ điếc như chú ếch xanh có khi lại hay!
 
Theo quan điểm của em:
- Nhạy cảm + Rụt rè yếu đuối: Không những khó làm công tác nhân sự, mà khó cho tất cả các việc cần giao tiếp.
- Nhiệt tình + Không Nhạy cảm: Đàn ông con trai có thể gọi là "chất phác", đơn giản. Đàn bà con gái gọi "ngọt" hơn 1 chút là "hòa đồng", "nhiều chuyện", ...
- Nhạy cảm + Nhiệt tình: Là người có nhiều suy nghĩ nhạy bén, nói nhiều nhưng làm nhiều.

Người ta hay nói "học cách im lặng", là "nhịn", là không muốn gây thêm chuyện. Nhưng có nhiều người chết vì im lặng, tự kỷ, trầm cảm, ... chỉ vì "không nói". Vậy thì nên nói ra phải không?
Con người không phải là thánh (mà thánh là gì nhỉ ?!), ai cũng có cái sai. Lời nói hay hành động không phải lúc nào cũng đúng. Nếu ai đó ngoài cuộc thấy cái sai của mình mà giúp mình sửa, đó là điều rất tốt.
Một lời nói ra, nội dung của nó có thể là điều tốt, nhưng âm sắc, thanh giọng hay tâm ý người nói có thể là một điều xấu. Có người nhìn vào cục đá, thấy cục đá đẹp, như vậy cục đá đã "nói" được điều hay.
Và không ai hiểu hết ý nghĩa trong một lời nói đâu XN.82 ạ. Đừng buồn vì điều đó!

Anh LeoNguyen nói đúng, nhưng đôi khi em thấy trong cuộc sống lời nói giao tiếp hằng ngày cũng khó quá trừng, đôi khi thực sự trong va chạm công việc, bản thân mình thấy họ sai, định nói nhưng lại sợ làm họ mất lòng, đôi khi muốn nói hết, nói tất tần tật những suy nghĩ tâm tư, bộc bạch trong mình thì lại sợ người khác suy nghĩ mình kém cỏi, xem ra đôi khi muốn nói nhưng lại thôi...!
Người xưa có câu "LỜI NÓI CHẲNG MẤT TIỀN MUA
LỰA LỜI MÀ NÓI CHO VỪA LÒNG NHAU".
 
Với kết luận của câu chuyện anh nghiaphuc đưa lên cho thấy: Đôi khi con người dễ bị chi phối bởi quan điểm chung của cộng đồng mà thiếu tự tin vào bản thân. Chính điều này đã giết chết năng lực tiềm ẩn trong ta hay nói đúng hơn là làm cho chúng ta nhụt chí không thể vươn lên.

Vậy tại sao chúng ta cứ bị chi phối bởi những lời đàm tiếu xung quanh, mà không có chính kiến cho riêng mình.
Có những lúc tuyệt vọng hoặc buồn bã, một lời động viên, an ủi từ một người có khi ta chưa quen biết cũng có thể khiến cho ta cảm thấy được khích lệ, được cảm thông hơn. Có lẽ một câu nói sẻ chia không thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề, nhưng câu nói ấy cho ta động lực để vượt qua mọi khó khăn. Giống như mình trong cơn hoạn nạn đã có những lời nói, những lời khích lệ động viên của cộng đồng GPE đã tạo thành niềm tin cho mình chiến thắng.

Lời nói là một trong những yếu tố chi phối phần lớn cuộc sống của chúng ta. Khi tiếp xúc với ai lần đầu tiên, phong cách nói năng của người ấy có thể để lại trong ta một ấn tượng tốt hay xấu. Nhiều người cho rằng việc nói năng dịu ngọt là biểu hiện của sự không trung thực, và họ thích giao tiếp với những người có lối nói thẳng thừng, bộc trực hơn. Nhưng mình nghĩ định kiến này không có gì để đảm bảo là đúng. Bản chất trung thực hay gian trá của một người không quan hệ đến việc người ấy nói năng dịu dàng hay thô thiển, cũng không thể khẳng định người tốt hay xấu, người ta có ý xấu hay tốt cho dù câu nói của họ có thể khó nghe.
Tuy nhiên, có thể nói chắc điều này: Không ai trong chúng ta lại không thích nghe những lời êm ái hòa nhã hơn là những lời đốp chát, thô lỗ. Tục ngữ ta đã có câu “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” cũng là nói lên ý này.
Lời chúng ta nói và cách chúng ta giao tiếp sẽ có tác động mạnh mẽ tới người nghe. Chúng có thể là những cánh cửa đưa chúng ta đến với những mối quan hệ tốt đẹp mà cũng rất có thể sẽ trở thành một bức tường ngăn cách chúng ta với mọi người xung quanh…
Nếu im lặng, nếu dửng dưng trước cuộc sống lại trở thành con người vô cảm, nếu nói ra mà sợ mất lòng thì mình sẽ chẳng bao giờ có thể thoải mái, nhưng nói thẳng quá cũng gây ra những hậu quả khó lường. Do vậy chung quy lại là cách nói, cách thể hiện, cách diễn đạt, và hy vọng người nghe có thể hiểu, có thể biết được ý chúng ta muốn gì.
Có lẽ đây là tác động hai chiều, nếu người nghe cứ cố tình hoặc vô tình hiểu sai nghĩa, hiểu sai câu từ của chúng ta thì câu chuyện trở nên rất tệ. Đôi khi có những người quá nhạy cảm để hiểu quá lên những gì chúng ta nói.

Đôi lúc chúng ta bị Phản ứng tác động hai chiều như thế, và có lẽ đôi khi cần “điếc” như chú ếch xanh trong bài viết của anh nghiaphuc.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thiết nghĩ, cũng nên hiểu tâm trạng của người nghe lúc đó ra sao nữa chứ?! Kỹ năng biết lắng nghe người khác nói cũng là một kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, bạn nhỉ?
Người nghe hãy đặt tâm trạng của mình vào người nói và người nói cũng đặt mình vào tâm trạng của người nghe xem sao. Có lẽ khi đó mỗi người trong chúng ta sẽ hiểu được phần nào giá trị và ý nghĩa của lời nói đó dành cho nhau.
Tôi không cho rằng mình cũng sẽ hiểu hết được giá trị và ý nghĩa của những lời nói mà người khác dành cho mình, nhưng có lẽ cũng đủ cảm nhận về những điều mà người ta muốn nói với mình. Mọi thứ đều chỉ là tương đối! Chỉ có một cái là tuyệt đối thôi, đó là:..."Mọi thứ là tương đối!"
 
XN đừng tự kỷ như vậy chớ! Có ai buồn hay hiểu khác í tốt của XN đâu(!?)
Có chăng chỉ lợi dụng topic XN lập ra để bày tỏ quan điểm cũ mèm ở xó xĩnh nào đó thôi mà.
Đó chảng qua là Tàu chệch mượm đường đi đánh Chiêm thành thôi mà!

Mà ngoài lề 1 chút, người nhạy cảm khó làm công tác nhân sự lắm đó.
**~**
**~**i
-\\/.

Hi, vậy đấy, thế mà em cũng làm nghề Nhân sự được ...gần 10 năm. Còn phải ..rèn luyện bản thân mình nhiều trong mọi mặt, đúng không ạ?

Theo quan điểm của em:
- Nhạy cảm + Rụt rè yếu đuối: Không những khó làm công tác nhân sự, mà khó cho tất cả các việc cần giao tiếp.
- Nhiệt tình + Không Nhạy cảm: Đàn ông con trai có thể gọi là "chất phác", đơn giản. Đàn bà con gái gọi "ngọt" hơn 1 chút là "hòa đồng", "nhiều chuyện", ...
- Nhạy cảm + Nhiệt tình: Là người có nhiều suy nghĩ nhạy bén, nói nhiều nhưng làm nhiều.

Người ta hay nói "học cách im lặng", là "nhịn", là không muốn gây thêm chuyện. Nhưng có nhiều người chết vì im lặng, tự kỷ, trầm cảm, ... chỉ vì "không nói". Vậy thì nên nói ra phải không?
Con người không phải là thánh (mà thánh là gì nhỉ ?!), ai cũng có cái sai. Lời nói hay hành động không phải lúc nào cũng đúng. Nếu ai đó ngoài cuộc thấy cái sai của mình mà giúp mình sửa, đó là điều rất tốt.
Một lời nói ra, nội dung của nó có thể là điều tốt, nhưng âm sắc, thanh giọng hay tâm ý người nói có thể là một điều xấu. Có người nhìn vào cục đá, thấy cục đá đẹp, như vậy cục đá đã "nói" được điều hay.
Và không ai hiểu hết ý nghĩa trong một lời nói đâu XN.82 ạ. Đừng buồn vì điều đó!

Cảm ơn leonguyenz về những ý kiến hay và thú vị này....
Cuộc sống muôn hình vạn trạng và con người ta luôn phải xử lý mọi tình huống, có lúc cũng không nên buồn vì những điều nhỏ nhặt...

Đúng là: Lỗ kiến có thể làm vỡ đê, tý lửa đôi khi cháy cả trời, một lời nói có thể có sức mạnh và tác động đến vô cùng....
 
Ngoài lề một chút: Đôi khi cứ điếc như chú ếch xanh có khi lại hay!
Em đồng ý với anh. Hic...đôi khi nhóc còn phải làm cứ như mình không nhìn thấy gì nữa cơ. Ý nghĩa của lời nói đôi khi cũng còn tùy thuộc vào âm thanh, giọng điệu, trường hợp và hoản cảnh người nói nữa. Hì ..hì..
 
Thiết nghĩ, cũng nên hiểu tâm trạng của người nghe lúc đó ra sao nữa chứ?! Kỹ năng biết lắng nghe người khác nói cũng là một kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, bạn nhỉ?
Người nghe hãy đặt tâm trạng của mình vào người nói và người nói cũng đặt mình vào tâm trạng của người nghe xem sao. Có lẽ khi đó mỗi người trong chúng ta sẽ hiểu được phần nào giá trị và ý nghĩa của lời nói đó dành cho nhau.
Tôi không cho rằng mình cũng sẽ hiểu hết được giá trị và ý nghĩa của những lời nói mà người khác dành cho mình, nhưng có lẽ cũng đủ cảm nhận về những điều mà người ta muốn nói với mình. Mọi thứ đều chỉ là tương đối! Chỉ có một cái là tuyệt đối thôi, đó là:..."Mọi thứ là tương đối!"

Như Tôi cũng đã nói chắc là bạn chưa đọc hết: Có lẽ đây là tác động hai chiều....

Nếu như ai cũng như bạn: "đủ để cảm nhận về những điều mà người ta muốn nói với mình" thì lại không có topic này của tôi. Vì đã cảm nhận được những điều mà người ta muốn nói với mình thì sẽ không bị hiểu sai....

Đã là Mọi thứ là tương đối thì câu trên: Chỉ có một cái là tuyệt đối thôi cũng không hợp lý lắm nhỉ?}}}}}
Cái tương đối đó cũng sẽ chẳng thể Tuyệt đối được!!!!
 
Nghe lơ mơ thuyết tương đối, nên tham gia cái cho vui

Mọi cái đều là tương đố, duy chỉ 1 cái tuyệt đối: đó là thời gian;

Ai rồi cũng đã đang & sẽ qua thuyết luân hồi Sinh, Lão, Bệnh & tử./.

Bổ sung của mình: Đang sinh thì đừng nên Lão & đang lão thì đừng nên bệnh & đang bệnh thì cần thuốc thang. Cố để kéo dài thuyết này cho mình, & có thể có chút ích cho vài người khác thân thương!
 
Đừng mong người khác hiểu hết những điều mình nói, đó là điều không thế, cũng đừng buồn khi người khác hiểu sai điều mình muốn nói. Đừng đổ tội cho người nghe hiểu sai mà hãy hỏi lại mình tại sao mình nói như vậy mà người ta lại hiểu sai?

Có những người dù họ suốt ngày nói những điều khó nghe để người khác hiểu nhầm nghĩ xấu về họ nhưng lại chẳng ai nghĩ sai về họ vì những gì họ làm đã đủ dệt lên cái niềm tin của người khác về con người họ. Có những người lúc nào cũng nói ngon ngọt, dịu dàng mà vẫn bị ghét, nói cũng chẳng ai nghe, chẳng ai tin, chẳng ai đồng cảm????

Chốt lại cũng chỉ là 2 chữ "chân thành" xuất phát từ con tim mà thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
. . . . hoamattroicoi;463882

Đó có lẽ là những điều kiện cần; Điều kiện đủ sẽ là:

Thấy người tiếp chuyện chưa có máy trợ thính, thì tốt hơn là khoang bắt đầu.

 
Nói mà không suy nghĩ, không lường hậu quả, đụng đâu nói đó, thì bị phản tác dụng cũng đáng.
 
Không ai đổ lỗi cho việc người nghe không hiểu hết những gì mình nói bởi vì đâu phải ai cũng có thể hiểu mình. Nhưng việc mong muốn người khác hiểu mình thì có. Bởi vì bạn hiểu tôi nói và tôi hiểu bạn đã nghe được những gì thì chúng ta mới có thể tiếp tục trò chuyện.
Khi không có sự chân thành thì khó có thể bắt đầu một mối quan hệ bằng hữu hay tình thân tốt đẹp. Chỉ đáng buồn là đôi khi sự chân thành, rất chân thành lại bị hiểu sai, ý tốt thành ý xấu...bởi sự bắt bẻ ngôn từ. Càng hiểu biết thì hình như càng hiểu phức tạp...
Khi nghe người khác nói có lẽ cần hiểu bản chất và con người ta mà suy xét xem người ta muốn nói gì chứ không hẳn vì người ta nói có câu không hay mà bảo người ta ... Xấu tính.
Cũng không nên quá bắt bẻ lời nói của người khác mà chỉ cần hiểu người ta muốn nói gì, không quá để ý đến ngôn từ mà đánh giá mộtcon người.
Cảm ơn mọi người đã có ý kiến.'!!!! Hịihi.
 
Một lời xin lỗi không có nghĩa là bạn sai, người khác đúng.
Lời xin lỗi có nghĩa là bạn coi trọng mối quan hệ đó hơn những điều đã xảy ra!
 
Nói mà không suy nghĩ, không lường hậu quả, đụng đâu nói đó, thì bị phản tác dụng cũng đáng.

Zụ này cần có thêm kinh nghiệm thầy ạ. Quá trình học hỏi về giao tiếp là cả đời....cơ bản là ngừoi nghe cũng cần hiểu được ý của ngừoi nói thì mới tránh sự hiểu lầm và đôi khi dẫn đến hậu quả khác....đa số là trước khi nói đã suy nghĩ nhưng việc lựa chọn câu từ có thể còn chưa được ổn lắm....và đó cũng là bài học kinh nghiệm trong giao tiếp. Đó là suy nghĩ kỹ trước khi phát ngôn hay nói như các cụ là: uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.
Thế mới hiểu hết sức mạnh của lời nói nó như thế nào....:)
 
Quá trình học hỏi về giao tiếp là cả đời....cơ bản là ngừoi nghe cũng cần hiểu được ý của ngừoi nói thì mới tránh sự hiểu lầm và đôi khi dẫn đến hậu quả khác....đa số là trước khi nói đã suy nghĩ nhưng việc lựa chọn câu từ có thể còn chưa được ổn lắm....và đó cũng là bài học kinh nghiệm trong giao tiếp. Đó là suy nghĩ kỹ trước khi phát ngôn hay nói như các cụ là: uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.
Thế mới hiểu hết sức mạnh của lời nói nó như thế nào....:)

Một khi ta đã không coi trọng một mối quan hệ nào đó rồi, thì cho dù lời nói có hoa mỹ hay như thế nào đi chăng nữa thì cũng trở nên vô nghĩa! Cho nên trước khi nói một vấn đề gì đó, ta cần xem xét rằng mối quan hệ với những người ta sắp nói với họ như thế nào trước cái đã! Còn dùng từ hoa mỹ hai không thì tính sau. Vì nếu một đứa bạn thân thì có mày tao cũng chẳng câu nệ gì! Nhưng với một người có vấn đề thì có gọi bằng anh hay chú hay bác thì cũng sẽ bị chỉ trích!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Khi nghe người khác nói có lẽ cần hiểu bản chất và con người ta mà suy xét xem người ta muốn nói gì chứ không hẳn vì người ta nói có câu không hay mà bảo người ta ... Xấu tính.
Cũng không nên quá bắt bẻ lời nói của người khác mà chỉ cần hiểu người ta muốn nói gì, không quá để ý đến ngôn từ mà đánh giá mộtcon người.
Nếu ai cũng hiểu được bản chất của tất cả những người đối thoại với mình thì sẽ không có lừa đảo nữa, xã hội sẽ yên bình biết mấy.
Không phải chuyện bắt bẻ câu chữ chị ạ mà nó nhắc nhở chúng ta phải : "Học ăn, học nói, học gói, học mở" như các cụ đã dạy mà.
Nói mà không suy nghĩ hậu quả khôn lường, hic hic!
 
Học giao tiếp học ăn học nói là việc học cả đời. Ai cũng hiểu điều đó em ạ. Vấn đề ở chỗ đôi khi có những người nghe không hiểu hoặc hiểu theo một khía cạnh khác lại làm câu chuyện theo chiều hướng xấu hơn. Và như đã nói ta không thể bắt được người nghe hiểu hết những gì mình muốn nói mà chỉ là mong muốn điều đó. Do vậy đúc kết lại là người nói cũng cần suy nghĩ kỹ trước khi nói và người nghe cũng cần suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra một nhận định sau khi đã nghe câu chuyện. Người nói không nên nói ào ào nói cho xong câu chuyện và người nghe cũng chẳng nên nhìn phiến diện mà đánh giá một con người hay một vấn đề....."phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" đó là sư đa dạng phong phú về ngôn từ của người Việt.
Mối quan hệ giao tiếp sẽ thuận lợi hơn khi cả hai bên đều chân thành và cố gắng hiểu nhau.
 
1. Khi nói chuyện 2 người với nhau, cũng đã phải lựa lời, phải hiểu nhau rồi.
Người nói phải hiểu tính người nghe: dễ tính, khó tính, dễ gần, khó ưa, dễ đồng cảm, không ưa sướt mướt, ... để chọn cách nói cho phù hợp, hoặc phải tự sửa cách nói dễ dãi của mình.
Người nghe, phải hiểu tính người nói: người ủy mị, người cứng rắn, người mè nheo, người có ý tứ và người không ý tứ.

Vậy người nói, nói 1 câu không suy nghĩ, người nghe có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận, có thể góp ý hoặc không góp ý.

Nhưng chỉ là 2 người với nhau!

2. Khi phát biểu chỗ đông người (hoặc phát biểu bằng bài viết) về 1 người thứ 3 nào đó hoặc về 1 tập thể nào đó, thì phải cân nhắc gấp 10, phải đắn đo gấp 100, phải lường trước mọi trường hợp có thể xảy ra: Bị hiểu lầm chính mình, gây hiểu lầm của mọi người về người thứ 3 đó, ... Trong 1000 người đọc, hãy cầu mong rằng hiểu mình chỉ 50%, không quan tâm 40%, còn 10% sẽ có thể hiểu lầm!

3. Khi bị hiểu lầm ý tốt, bị hiểu sai câu nói, thì bị phê bình. Vậy người lên tiếng phê bình, góp ý có phải là người soi mói bắt bẻ từng từ không? Phải và không phải.

- Người soi mói: Có cả đống người soi mói. Vậy thì lại càng phải cẩn thận khi phát biểu. Hãy dự phòng rằng 20% người soi mói để cẩn thận gấp 100 lần
- Người không soi mói nhưng vẫn phê bình: Phải cám ơn người này. Chẳng qua họ lường trước hậu quả, và ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra nếu để 20% người kia soi mói.
- nếu không ai soi mói, thì cũng có đến 50% khả năng người thứ 3 kia, hoặc tập thế bị nói đến, xúm lại phê bình.

4. Tóm lại, học ăn, học nói, học gói, học mở. Đừng đổ thừa phong ba bão táp.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Kính gửi thầy ptm: Em không đổ thừa cho "phong ba bão táp" mà ý em nói rằng: ngôn ngữ Việt Nam phong phú và đa dạng. Mỗi người có 1 cách dùng từ, cách nói khác nhau hay cách lựa chọn ngôn từ khi nói cũng khác nhau, sức mạnh của lời nói trong từng hoàn cảnh cũng khác nhau. Ý kiến của thầy mang chiều sâu và cái nhìn sâu sắc về một vấn đề, nhưng không phải ai cũng nghĩ được như vậy. (Giá mà ai cũng có chiều sâu suy nghĩ như thầy...)

Cảm ơn mọi người đã cho ý kiến. Do ngày mai em có cuộc thảo luận tại công ty về vấn đề giao tiếp: Ngôn ngữ giao tiếp, giá trị của lời nói trong cuộc sống và trong công việc, một số tình huống trong giao tiếp. Vì thế em đưa topic này lên coi như 1 cách tham khảo ý kiến thực tế của các thành viên. Với những kinh nghiệm của mọi người và những gì mình đã và đang chứng kiến. Đây là những bài học bổ ích và kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống.

Một lần nữa cảm ơn các thầy và các bạn!
 
Say quá đọc không nỗi.
Chỉ là chuyện mông lung.
XN đừng tự kỷ như vậy chớ! Có ai buồn hay hiểu khác í tốt của XN đâu(!?)
Có chăng chỉ lợi dụng topic XN lập ra để bày tỏ quan điểm cũ mèm ở xó xĩnh nào đó thôi mà.


Đó chảng qua là Tàu chệch mượm đường đi đánh Chiêm thành thôi mà!

Mà ngoài lề 1 chút, người nhạy cảm khó làm công tác nhân sự lắm đó.
**~**
**~**
-\\/.
Kính gửi thầy ptm: Em không đổ thừa cho "phong ba bão táp" mà ý em nói rằng: ngôn ngữ Việt Nam phong phú và đa dạng. Mỗi người có 1 cách dùng từ, cách nói khác nhau hay cách lựa chọn ngôn từ khi nói cũng khác nhau, sức mạnh của lời nói trong từng hoàn cảnh cũng khác nhau. Ý kiến của thầy mang chiều sâu và cái nhìn sâu sắc về một vấn đề, nhưng không phải ai cũng nghĩ được như vậy. (Giá mà ai cũng có chiều sâu suy nghĩ như thầy...)

Cảm ơn mọi người đã cho ý kiến. Do ngày mai em có cuộc thảo luận tại công ty về vấn đề giao tiếp: Ngôn ngữ giao tiếp, giá trị của lời nói trong cuộc sống và trong công việc, một số tình huống trong giao tiếp. Vì thế em đưa topic này lên coi như 1 cách tham khảo ý kiến thực tế của các thành viên. Với những kinh nghiệm của mọi người và những gì mình đã và đang chứng kiến. Đây là những bài học bổ ích và kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống.

Một lần nữa cảm ơn các thầy và các bạn!


Đọc chưa hết lại say nữa. Híc!
Hay là chuyển đề tài vào "tại sao tui say mà tui không chịu ai nói tui say".
Híc!
-----------
Tui , tui, tui ... cảm thấy câu nói hay nhất trong ngày:
Một lời xin lỗi không có nghĩa là bạn sai, người khác đúng.
Lời xin lỗi có nghĩa là bạn coi trọng mối quan hệ đó hơn những điều đã xảy ra!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Say quá đọc không nỗi.
Chỉ là chuyện mông lung.
Đọc chưa hết lại say nữa. Híc!
Hay là chuyển đề tài vào "tại sao tui say mà tui không chịu ai nói tui say".
Híc!
-----------
Tui , tui, tui ... cảm thấy câu nói hay nhất trong ngày:

Hihi, thầy xỉn thật "gồi"... Mai thầy lên lớp coi thi, ghép phách coi chừng nhầm phách nha thầy!
 
Chỉ còn gần 100 giờ nữa là hết năm; Có gì các bạn nói nốt đi nha

Sang năm mới ta mần công chuyện khác vui hơn!
 
Cảm ơn mọi người đã cho ý kiến. Do ngày mai em có cuộc thảo luận tại công ty về vấn đề giao tiếp: Ngôn ngữ giao tiếp, giá trị của lời nói trong cuộc sống và trong công việc, một số tình huống trong giao tiếp. Vì thế em đưa topic này lên coi như 1 cách tham khảo ý kiến thực tế của các thành viên. Với những kinh nghiệm của mọi người và những gì mình đã và đang chứng kiến. Đây là những bài học bổ ích và kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống.


Một lần nữa cảm ơn các thầy và các bạn!

Giời ạ, vậy mà anh cứ tưởng.....

Cách tham khảo ý kiến thực tiễn này cũng hay đấy nhỉ? Mọi người nói ra quan điểm và cùng rút ra kinh nghiệm để thành bài học cho chính mình.
 
Say quá đọc không nỗi.
Chỉ là chuyện mông lung.




Đọc chưa hết lại say nữa. Híc!
Hay là chuyển đề tài vào "tại sao tui say mà tui không chịu ai nói tui say".
Híc!
"Anh" ơi lần sau đừng uống nhiều quá
Xỉn hoài thì "anh" sẽ bị mệt..
--=0--=0
Thì ra là bạn Xuan.nguyen82 có cuộc thảo luận ở công ty về vấn đề này. Mỹ Nhân chúc bạn ngày mai sẽ thành công tốt đẹp từ những ý kiến trong topic này nha.
 
"Anh" ơi lần sau đừng uống nhiều quá
Xỉn hoài thì "anh" sẽ bị mệt..
--=0--=0
Thì ra là bạn Xuan.nguyen82 có cuộc thảo luận ở công ty về vấn đề này. Mỹ Nhân chúc bạn ngày mai sẽ thành công tốt đẹp từ những ý kiến trong topic này nha.

Cảm ơn đại mỹ nhân của lão chết tiệt nhé. Có lời chúc của Đại mỹ nhân, em thấy TỰ TIN lắm. hihi....

Mỗi một ý kiến trong topic này đều là những bài học thực tiễn, sâu sắc và vô cùng quý giá.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ông bà ta có câu: Người khôn ăn nói nửa lời, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo! ^^
 
Trong một phạm vi rộng thì chúng ta đều đồng ý rằng loài người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ của loài người, (mỗi loài có sự sống thì đều có ngôn ngữ giao tiếp hết).
Tiêu đề của bài viết này là:
Bàn luận về giá trị và ý nghĩa của LỜI NÓI trong cuộc sống!

Trước khi bàn luận sâu về giá trị và ý nghĩa của lời nói, cá nhân bmcn2 nghĩ rằng chúng ta nên đưa ra định nghĩa về lời nói. bmcn2 thì định nghĩa rằng:
- Lời nói là một phương tiện giao tiếp
- Lời nói là một phương tiện để truyền tải thông tin, thông điệp qua lại giữa người với người (cũng có khi 1 ai đó lại dùng lời nói để giao tiếp với một thực thể sống khác loài, chẳng hạn như bmcn2 thích thì nói chuyện với con cún hay một chậu hoa...)
Trong một cuộc nói chuyện thì vai trò giữa chủ thể(A) và khách thể(B) luôn hoán vị, người đầu tiên mở lời là chủ thể phát ngôn, người nghe là khách thể tiếp nhận thông tin. Sau khi người nghe, ở cương vị là khách thể, nghe xong thì người nghe trở thành chủ thể phản hồi lại những gì mình vừa nghe. Dĩ nhiên, lúc bấy giờ, người đầu tiên mở lời là chủ thể phát ngôn đã trở thành khách thể tiếp nhận phản hồi. Trong trường hợp giao tiếp trực tiếp thì cả 2 cùng nhận được thông điệp thông qua ngôn ngữ âm thanh và ngôn ngữ của hình thể. Giác quan để tiếp nhận không chỉ là mắt và tai mà còn có ý thức nhận thức nữa. Tất cả được thu nhận và xử lý bởi bộ não. Như vậy thì hình thành sự tương tác, ảnh hưởng qua lại giữa A và B. Hiệu quả của sự tương tác đó là gì thì nó phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan.
Còn giá trị và ý nghĩa của lời nói thì phụ thuộc vào các yếu tố sau: nói cái gì? nói cho ai nghe? nói như thế nào? nói lúc nào? nói để làm gì?
Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Ông bà ta đã đúc kết như vậy. Còn các triết gia phương tây (nếu nhớ không nhầm) thì bảo rằng: con người ta cần bốn đến năm năm để biết nói, nhưng lại mất cả đời để học nói.
Hơ, không biết bmcn2 có sai chổ nào hem?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình thì thấy thích câu nói : "Nếu ta nói thì chỉ biết được điều đã biết; Còn nếu ta nghe, thì biết được điều chưa biết ".
Không biết quan điểm các bạn thế nào ?
 
Những câu nói thật lòng nhưng nghịch nhỉ

Nữ Hoàng đồ lót Ngọc Trinh từng nói trước sân khấu: Tại sao xã hội tôn vinh em, nếu xã hội tôn vinh em, chắc chắn ở em có 1 thế mạnh nào đó nên xã hội mới tôn vinh
 
Để trái tim hiểu nhau, một là dựa dẫm vào nhau hay là tuyệt vọng

Suy cho cùng, con người ta chịu nghe và tiếp nhận những lời đường mật hơn là tát gáu nước lạnh vào mặt họ cho dù bạn có nói đúng theo 1 cách nào đó: "Nhục nhân như giáo nhân"
 

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom